您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Kèo xiên thơm nhất hôm nay 30/10: Livingston vs Celtic
Ngoại Hạng Anh7415人已围观
简介èoxiênthơmnhấthôâm lich hôm nay ngày bao nhiêu Pha lê - 30/10/2022 04:35 ...
Tags:
相关文章
Dấu ấn của tập đoàn CEO ở những ‘thiên đường du lịch’ mới
Ngoại Hạng AnhTừ đánh thức tiềm năng “đảo Ngọc” Phú Quốc… 10 năm trước, Phú Quốc còn là huyện đảo hoang sơ, dân thưa đường vắng, đi lại không mấy thuận tiện, mỗi ngày chỉ có đôi ba chuyến bay nội địa. Các cơ sở lưu trú tại đây cũng thưa thớt với chất lượng phục vụ không cao, do đó lượng khách du lịch cũng bị hạn chế. Thời điểm ấy, quần đảo nằm ở phía Nam của tỉnh Kiên Giang chỉ đón chưa đến 300 nghìn lượt khách du lịch/năm, phần lớn là khách nội địa.
Sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hiếm có, cơ hội khai thác du lịch biển quanh năm nhờ bốn mùa nắng ấm, nhưng Phú Quốc lúc ấy vẫn chỉ là “viên ngọc thô” chưa được mài dũa.
Vì thế, nếu nhìn vào con số thống kê của năm 2019 với hơn 4 triệu lượt khách, trong đó có hơn 600 nghìn lượt khách quốc tế, hay quan sát sân bay quốc tế lúc nào cũng nườm nượp người đi - đến, cảng quốc tế có thể đón tàu lớn 5.000 - 6.000 du khách…, khó ai có thể hình dung Phú Quốc đã từng “ẩn mình” như thế nào.
Phú Quốc hiện là điểm đến yêu thích của đông đảo du khách trong và ngoài nước Góp phần không nhỏ tạo nên cú “lội ngược dòng” cho “đảo Ngọc” là tâm huyết, công sức của những nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng uy tín, trong đó không thể không nhắc tới Tập đoàn CEO.
Tiên phong khai phá những tiềm năng, cơ hội phát triển bất động sản và du lịch tại Phú Quốc, từ năm 2010 Tập đoàn CEO đã bắt tay kiến tạo Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Villas & Resort đầy ấn tượng tại Bãi Trường - một trong những khu vực biển đẹp nhất “đảo Ngọc”.
Để rồi ba tổ hợp khách sạn và resort trong quần thể dần thành hình, gồm: Novotel Phu Quoc Resort, Novotel Villas và Best Western Premier Sonasea Phu Quoc. Bộ ba này hiện cung cấp gần 1.500 phòng 5 sao cho thị trường Phú Quốc và đã trở thành những địa chỉ lưu trú được yêu thích hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế khi đến với “đảo Ngọc”.
Không những thế, tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng này cũng “ẵm trọn” hàng hoạt giải thưởng danh giá như: Novotel Phu Quoc Resort giành giải “Khách sạn tốt nhất năm” tại lễ trao giải The Guide Awards 2016 - 2017; “Khách sạn có thiết kế kiến trúc đẹp nhất” tại Vietnam Property Awards 2016; “Dự án bất động sản nghỉ dưỡng tốt nhất” - Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam 2018; “Khu nghỉ dưỡng tốt nhất dành cho gia đình” tại Best Hotels - Resort Award 2019; Best Western Premier Sonasea Phu Quoc cũng vừa được bình chọn “Khu nghỉ dưỡng được yêu thích nhất năm 2020” tại lễ trao giải “Dự án đáng sống 2020”.
Sau 10 năm, nhờ sự hiện hữu của những tổ hợp lưu trú đẳng cấp với thiết kế hoàn mỹ như Sonasea Villas & Resort và sự nâng cấp của hạ tầng giao thông, đô thị, diện mạo Phú Quốc hiện tại đã hoàn toàn đổi khác, xứng tầm với danh xưng “Hòn ngọc châu Á” mà truyền thông quốc tế từng ca tụng và cũng tạo thành nền tảng vững chắc để Phú Quốc mạnh mẽ tiến lên thành phố thời gian tới.
…đến khai mở “tâm điểm” Vân Đồn
Tiếp nối những thành công tại Phú Quốc, nhìn thấy rõ tiềm năng của “miền đất hứa” Vân Đồn giàu giá trị văn hóa lịch sử khi là thương cảng cổ gần 800 năm tuổi, cùng với tâm nguyện đưa mảnh đất gắn liền vùng Vịnh Bái Tử Long trở thành điểm đến nổi bật tại Việt Nam và khu vực, Tập đoàn CEO tiếp tục tiên phong ghi dấu ấn tại Vân Đồn (Quảng Ninh) với Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng 5 sao Sonasea Vân Đồn Harbor City. Đây là một trong tổ hợp nghỉ dưỡng đẳng cấp tại Vân Đồn, kỳ vọng sẽ góp phần đưa huyện đảo còn khá hoang sơ trở thành điểm đến “trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí” hàng đầu khu vực trong tương lai.
Với quy mô 358,3 ha trải dài trên 2,2km đường bờ biển Bãi Dài Vân Đồn, tầm nhìn trực diện ra Vịnh Bái Tử Long kỳ vĩ, Sonasea Vân Đồn Harbor City được phát triển theo mô hình “all - in - one” với đa dạng dịch vụ, tiện ích đẳng cấp 5 sao.
Sự xuất hiện của những tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí lớn sẽ tạo động lực bứt phá cho Vân Đồn Trong đó, khu tổ hợp khách sạn 1.000 phòng Sonasea Vân Đồn Complex sẽ do Tập đoàn danh tiếng thế giới Accor quản lý với 3 thương hiệu: Novotel, Pullman và Ibis Style.
Cùng với đó là hàng loạt các dịch vụ, tiện ích, “bồi đắp” nên một hệ sinh thái trọn vẹn cho du khách. Trong đó, khu nhà phố thương mại Singapore Shoptel được định hướng trở thành “thành phố không ngủ” suốt bốn mùa trong năm, là không gian mua sắm, vui chơi, giải trí mới lạ cho du khách.
Khu công viên chủ đề mang đến vô số trò chơi mạo hiểm, thử thách cho du khách thỏa sức khám phá. Đảo nghỉ dưỡng riêng tư Sonasea Island Retreat, bến du thuyền… là những tiện ích vượt trội đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng xa xỉ của tầng lớp du khách thượng lưu có mức chi tiêu cao.
Đến nay, phân khu Singapore Shoptel đã hoàn thiện cơ bản giai đoạn 1. Chỉ một thời gian nữa, khi tổ hợp khách sạn 5 sao Sonasea Vân Đồn Complex, khu bãi tắm 2km và các tiện ích khác chính thức đi vào hoạt động, du lịch nghỉ dưỡng Vân Đồn được dự đoán sẽ cất cánh.
CEO Group và sứ mệnh đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn của “vùng đất Rồng” Vân Đồn Những công trình tổ hợp đẳng cấp, làm thay đổi bộ mặt du lịch của Phú Quốc hay Vân Đồn, mang lại giá trị tốt đẹp cho địa phương đã thay lời cam kết của Tập đoàn CEO về sự đầu tư lâu dài, bài bản và tâm huyết biến những vùng đất này thành những trung tâm nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực và thế giới.
Không chỉ thay đổi diện mạo những vùng đất nơi đặt chân đến, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương; đồng hành cùng địa phương trong các hoạt động an sinh xã hội, CEO Group còn góp phần đưa Việt Nam vào danh sách các điểm nghỉ dưỡng sang trọng trong khu vực và thế giới.
Tham gia kiến tạo những điều kỳ diệu cho ngành công nghiệp không khói tăng trưởng hai con số, CEO Group sẽ còn viết tiếp giấc mơ đưa du lịch Việt Nam tiến xa hơn, trở thành cường quốc du lịch của thế giới.
Doãn Phong
">...
阅读更多TP.HCM sẽ tạo điều kiện cho dạy thêm đúng quy định
Ngoại Hạng Anh- Văn phòng UBND TP.HCM vừa có công văn gửi Sở GD-ĐT TP.HCM và UBND các quận, huyện về việc tăng cường công tác tổ chức, quản lý, xử lý vi phạm trong hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.
Công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Thị Thu đến các đơn vị.
Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở GD-ĐT tạo chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, tiêu cực gây bức xúc trên địa bàn thành phố trong thời gian qua.
Thành phố cũng đề nghị Chủ tịch UBND quận - huyện tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, không để xảy ra các vụ việc, vấn đề đối với hoạt động dạy thêm, học thêm thuộc địa bàn quản lý.
Trước đó, trong báo cáo về tình hình quản lý hoạt động dạy thêm học thêm, ủy ban cũng đưa ra các giải pháp chữa dạy thêm trước mắt và lâu dài.
Về giải pháp trước mắt, UBND thành phố yêu cầu các trường phải xây dựng website hỗ trợ học tập hoặc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm giúp đỡ học sinh giải đáp ngay các thắc mắc liên quan đến bài học, hướng dẫn học sinh tự ôn tập, củng cố, mở rộng kiến thức tại nhà, tăng cường khả năng tự học cho học sinh. Sở GD-ĐT cần tập hợp bài giảng ở tất cả các môn học, các bài ôn tập để cung cấp cho học sinh.
Về giải pháp lâu dài thành phố cho biết đang triển khai đề án phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2030. Đề án tập trung các giải pháp như cho phép các trường chủ động trong việc điều chỉnh thời lượng giảng dạy của các bộ môn trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, chủ động xây dựng chương trình giảng dạy tích hợp, liên môn và đa dạng hóa việc kiểm tra đánh giá cho phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế. Bên cạnh đó, thành phố thực hiện giao quyền tự chủ cho các trường có điều kiện được phép tự tuyển dụng giáo viên, tự xây dựng kế hoạch giảng dạy, quyết định mức học phí trên cơ sở thu đủ bù chi. Thành phố cũng sẽ đề xuất với Bộ GD-ĐT cho phép xây dựng khung chương trình giáo dục và bộ sách giáo khoa phù hợp thực tiễn dựa trên khung chương trình chung của Bộ.
Lê Huyền
">...
阅读更多Trường đại học có 'đánh lừa' xã hội?
Ngoại Hạng Anh- Thiếu cơ chế giám sát và kiểm tra chính là vấn đề quan trọng khiến việc thực hiện quy chế công khai, minh bạch ở nhiều trường còn mang tính hình thức. Lời tòa soạn: Phát biểu tại hội nghị cuối tuần qua trước gần 300 hiệu trưởng các trường đại học trong toàn quốc, ông Đặng Kim Vui - Giám đốc Đại học Thái Nguyên nhìn nhận cần phải thực hiện sát sao hơn việc tự chủ đại học, đặc biệt là những chính sách giải trình, minh bạch thông tin với xã hội. Đề cập tới quy định "3 công khai", ông Vui nói có hiện tượng "3 công khai trên website có thể rất đẹp nhưng đi vào thực tế thì không phải như vậy, có thể phần nào coi là đánh lừa xã hội, cần phải quan tâm".
Liên quan tới vấn đề này, Ngân hàng Thế giới đã có một nghiên cứu về "Minh bạch và công khai thông tin trong giáo dục đại học của Việt Nam", thực hiện với 123 trường ĐH trong cả nước. Nghiên cứu này nhìn nhận: "Việc thực hiện Quy chế Ba công khai của các cơ sở giáo dục đại học tập trung vào nộp báo cáo cho Bộ thay vì công bố thông tin này trên trang thông tin điện tử của mình, như quy định bắt buộc". Sắp tới đây, việc thúc đẩy trách nhiệm giải trình khi đẩy mạnh "tự chủ đại học" - một giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học - sẽ có những bước tiến gì?
Bài 1: Các trường chủ yếu "3 công khai" với Bộ
Nhận định về việc giám sát và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Quy chế "3 công khai" (Quy định về tính minh bạch của các cơ sở giáo dục công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT năm 2009 - PV),nghiên cứu cho rằng, việc thiếu cơ chế giám sát và kiểm tra chính là vấn đề quan trọng khiến việc thực hiện quy chế này ở nhiều trường còn mang tính hình thức.
Theo các tác giả nghiên cứu, cán bộ của Bộ GD-ĐT thừa nhận điểm yếu cơ bản này của hệ thống hiện nay trong việc giám sát thực hiện công bố thông tin của các trường ĐH theo yêu cầu của Quy chế Ba công khai.
Việc thực hiện Quy chế Ba Công khai của các trường ĐH được cho là còn mang tính hình thức và chủ yếu tập trung vào việc báo cáo cho Bộ GD-ĐT. Trong khi đó, các trường cho rằng, Bộ GD-ĐT không áp dụng bất kỳ hình phạt nào đối với những trường không tuân thủ quy định, kể cả trường hợp nộp chậm lẫn "không nộp gì cả".
Theo đó, việc nộp chậm các báo cáo đầy đủ theo mẫu bắt buộc trong Quy chế Ba công khai rất phổ biến nhưng việc xử lý của Bộ chỉ được thực hiện thông qua hình thức nhắc nhở.
Các cơ sở GDĐH nói rằng "khi nộp chậm các báo theo Quy chế Ba công khai, Bộ sẽ nhắc nhở cán bộ quản lý của trường trong các cuộc họp được tổ chức tại văn phòng Bộ, và thường không có công văn (nhắc nhở) được gửi đến trường".
"Thông thường sau khi được nhắc nhở một hoặc hai lần, cán bộ quản lý của trường sẽ cảm thấy xấu hổ và nộp các báo cáo này. Ngoài ra, không có hình phạt hoặc chế tài xử phạt do Bộ đặt ra".
Nghiên cứu cũng cho rằng, việc thiếu đánh giá mức độ tuân thủ của các trường đối với Quy chế Ba công khai có vẻ là lý do chính giải thích kết quả thực hiện kém của các cơ sở GDĐH về công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của mình.
Nghiên cứu cho biết, có thông tin cho rằng Bộ không đưa ra bất kỳ phản hồi/đánh giá nào về các báo cáo "ba công khai" mà các trường nộp cho Bộ.
Về kết quả công bố thông tin trực tuyến còn kém, một người tại trường đại học khác cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ được nhắc nhở về báo cáo Ba công khai vì chúng tôi vẫn nộp những báo cáo này cho Bộ mặc dù chúng tôi không công bố những báo cáo đó trực tuyến".
Vì vậy, nghiên cứu nhận định, việc thực hiện Quy chế Ba công khai của các cơ sở GD ĐH tập trung vào nộp báo cáo cho Bộ là chính thay vì công bố thông tin này trên trang thông tin điện tử của mình, như quy định bắt buộc.
Chia sẻ của các trường cho thấy, họ tin rằng Bộ không thực sự "nghiêm túc" về quy định này và chỉ mang tính "hình thức". Một người được phỏng vấn cho rằng, "chính sách là tốt, nhưng nếu không có cơ chế đánh giá, giám sát và xử phạt phù hợp, một số người sẽ coi chính sách như một trò đùa, vì vậy chính sách không mang lại hiệu quả tốt"
“Quy chế Ba công khai có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa các trường đại học. Tuy nhiên, để duy trì một quy định tốt như vậy, Bộ cần phải để cho các trường biết Bộ đánh giá thế nào. Ví dụ, đơn vị thực hiện tốt sẽ được gì? Họ có được số lượng tuyển sinh cao hơn không? Tại thời điểm này, không có những điều như vậy" - đại diện một trường ĐH khẳng định.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra một số bất cập của Quy chế 3 công khai như sự cứng nhắc trong quy định về thông tin phải gửi theo biểu mẫu của Bộ, yêu cầu báo cáo tỉ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp được cho là rất khó khăn với một số trường…
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho rằng, việc thực thi các cơ chế giám sát Quy chế Ba công khai là rất khó khăn trong bối cảnh hệ thống giáo dục ĐH phân tán như hiện nay.
Bộ GD-ĐT chỉ có thể xử phạt do không tuân thủy Quy chế Ba công khai với những trường ĐH do Bộ trực tiếp quản lý. Những trường do các bộ ngành khác hoặc chính quyền địa phương quản lý, nơi Bộ không thể bãi nhiệm hiệu trưởng của trường thì việc thực thi này rất mất thời gian và khó khăn.
Các trường tư thục kém minh bạch thông tin
Những khảo sát định lượng của nghiên cứu cũng cho thấy, nhóm các trường ngoài công lập (tư thục) có chỉ số thấp nhất trong 4 nhóm trường được khảo sát trong việc minh bạch thông tin.
Khảo sát mức độ công khai theo 4 nhóm thông tin gồm: Thông tin chung về cơ sở giáo dục, Thông tin về đào tạo, Thông tin về nghiên cứu khoa học, Thông tin về các dịch vụ dành cho sinh viên cho thấy, việc thực hiện công khai thông tin trực tuyến của các trường ĐH, nhóm trường của ĐHQG thực hiện tốt nhất, còn các trường đại học tư thục thực hiện kém nhất.
Điểm trung bình của nhóm trường thuộc ĐHQGHN là 63,5 điểm trong khi điểm trung bình của các trường ĐH ngoài công lập chỉ 34. Khoảng cách khá lớn.
Mức độ công khai, minh bạch thông tin trên cổng thông tin điện tử các trường ĐH nhóm tư thục kém hơn các nhóm khác. Trong nhóm các cơ sở GDĐH thuộc Chính phủ, Trường Đại học Kinh tế thuộc ĐHQG Hà Nội có điểm số cao nhất, với 79,7/100 điểm (Trường Đại học Kinh tế và Kinh doanh của ĐHQGHN), tiếp theo là Đại học Ngoại ngữ và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (cả hai trường đều thuộc ĐHQGHN).
Trong số các cơ sở GD ĐH thuộc Bộ GD&ĐT, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Nông lâm Huế có điểm số cao nhất, với 69,2/100 điểm, với Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên với 66,5 điểm và Đại học Mỏ - Địa chất với 65,8 điểm.
Trong số các trường đại học ngoài công lập, trường Đại học Lạc Hồng có số điểm cao nhất với 65,0 điểm. Tuy nhiên, trường xếp điểm thấp nhất của nhóm trường này chỉ đạt 14 điểm.
Điểm về công bố thông tin của các cơ sở GD ĐH ngoài công lập thấp hơn so với các loại hình cơ sở GD ĐH khác, trong đó các cơ sở GDĐH ngoài công lập ở phía bắc có điểm số kém hơn so với cơ sở ở miền trung hoặc phía nam.
Khảo sát cũng cho thấy, nhu cầu tìm kiếm thông tin trên website các trường của sinh viên rất lớn. 43,1% sinh viên được hỏi thường xuyên truy cập website của trường và chỉ 3,4% sinh viên chưa từng truy cập vào trang web của trường để tìm kiếm thông tin.
Nghiên cứu khẳng định, tính minh bạch và công bố thông tin vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong nỗ lực tăng cường quản trị ngành GD ĐH.
Điều này đặc biệt đúng khi ngành đang phát triển và Chính phủ đang thử nghiệm với một số cải cách quan trọng, đặc biệt là tăng quyền tự chủ về chức năng của các cơ sở GD ĐH mà trước đây do trung ương kiểm soát.
"Phải công nhận là quyền tự chủ lớn hơn cần đi đôi với tăng cường trách nhiệm giải trình, cho thấy tầm quan trọng của minh bạch và công bố thông tin theo yêu cầu không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước mà còn của sinh viên, phụ huynh và công chúng nói chung" - nghiên cứu viết.
Lê Văn
">...
阅读更多
热门文章
- Những chiếc xe ý tưởng kỳ cục nhất từng được đưa vào sản xuất
- CEO Tim Cook Steve Jobs sẽ yêu thích Apple của hiện tại
- Ngỡ ngàng 22 trường mầm non bị thu lại tiền tỷ phụ cấp
- Khám phá khách sạn khỏa thân đầu tiên
- Chưa cần giảm thuế trước bạ, VAMA đã tăng tốc bán xe trở lại
- Học sinh Việt đạt nhiều giải cao ở cuộc thi toán học của Úc
最新文章
-
Sáng nay (24/6), Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nghệ An cho biết, TP Vinh đêm qua mới phát hiện thêm 2 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 1 ca ở chợ đầu mối Vinh và một người là F1 trong khu cách ly. Cụ thể, chị L.T.P.N. (SN 1989), hành nghề buôn bán rau tại chợ đầu mối thành phố Vinh, trú tại khối Tân Phượng, phường Vinh Tân (TP Vinh). Ca dương tính này là F1 của bệnh nhân T.T.Q. đã được công bố trước đó.
Đến nay, chợ đầu mối Vinh chuyên bán rau củ quả lớn nhất tỉnh Nghệ An đã có 3 người dương tính SARS-CoV-2.
Tất cả những tiểu thương dương tính này đều có lịch trình di chuyển hết sức phức tạp, tiếp xúc với rất nhiều người khi đến khu vực chợ đầu mối Vinh.
Chợ đầu mối Vinh nhìn từ trên cao chuyên bán sĩ các loại rau củ quả lớn nhất tỉnh Nghệ An - Ảnh: Quốc Huy Ca thứ hai là chị Ng.T.H. (SN 1964), trú tại phường Đội Cung, TP Vinh là F1 của bệnh nhân H.T.X. đã được công bố. Bệnh nhân đã được cách ly và xét nghiệm lần 1 có kết quả âm tính, lần 2 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Sau khi xác định được các ca bệnh, ngành y tế cùng các lực lượng chức năng đã tiến hành điều tra, truy vết để xác định các trường hợp có liên quan để cách ly, lấy mẫu xét nghiệm kịp thời.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại tỉnh Nghệ An đã phát hiện 43 ca Covid-19, trong đó TP Vinh 30 ca; huyện Diễn Châu 9 ca và các huyện Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Nam Đàn, Đô Lương là mỗi huyện 1 ca.
Nghệ An có 2 ca dương tính nCoV buôn bán ở chợ đầu mối Vinh
Nghệ An công bố thêm 2 ca dương tính SARS-CoV-2, cả hai người đều hành nghề buôn bán ở chợ đầu mối Vinh.
" alt="Nghệ An công bố thêm 2 ca dương tính Covid">Nghệ An công bố thêm 2 ca dương tính Covid
-
Hành trình IE đưa Thế giới đến với Việt Nam 1. Mối quan hệ nhân quả giữa Kinh tế IE và Kinh tế số.
Tiếp cận Internet từ giác độ động lực phát triển quốc gia, chúng ta có thể điểm lược các lợi ích chính của Internet đối với quốc gia các giác độ sau:
Triết lý của người mở đường cho sự đổi mới quốc gia Tiềm năng kinh tế của cuộc cách mạng Internet
Internet có tiềm năng tăng tốc độ tăng trưởng năng suất theo nhiều cách khác nhau, nhưng củng cố lẫn nhau, bao gồm:
- Giảm đáng kể chi phí của nhiều giao dịch cần thiết để sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ;
- Tăng cường hiệu quả quản lý, đặc biệt bằng cách cho phép các công ty quản lý chuỗi cung ứng của họ hiệu quả hơn, giao tiếp dễ dàng hơn cả trong công ty và với khách hàng cùng đối tác;
- Tăng cường cạnh tranh, minh bạch hơn về giá cả và mở rộng thị trường cho người mua và người bán;
- Tăng hiệu quả của hoạt động tiếp thị và định giá;
- Ngày càng có nhiều sự lựa chọn, sự tiện lợi và sự hài lòng của người tiêu dùng theo nhiều cách khác nhau.
Giao dịch rẻ hơn
Thuộc tính quan trọng nhất của Internet cũng có thể là thuộc tính rõ ràng nhất: nó có thể truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện và không tốn kém. Các giao dịch thông thường, bao gồm thanh toán, xử lý và truyền thông tin tài chính cũng như duy trì hồ sơ, có thể được xử lý ít tốn kém hơn với công nghệ dựa trên web. Sử dụng công nghệ Internet, nhiều công ty, đặc biệt là những công ty trong các ngành sử dụng nhiều dữ liệu như dịch vụ tài chính và chăm sóc y tế, có thể giảm chi phí sản xuất của họ.
Internet và quản lý hiệu quả
Việc sử dụng Internet như một công cụ quản lý có thể có tiềm năng đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và có thể gây ra sự chuyển dịch cơ cấu đáng kể của những lĩnh vực đó trong quá trình này.
Nhiều lợi ích về hiệu quả tiềm năng đến từ việc sử dụng công nghệ dựa trên Web để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn và giảm lượng hàng tồn kho. Những khoản tiết kiệm này có thể thể hiện trong nội bộ công ty, từ việc lập lịch trình tốt hơn đến chia sẻ thông tin trong toàn công ty, hoặc tương tác hiệu quả hơn với các công ty khác trong chuỗi cung ứng.
Làm cho thị trường trở nên cạnh tranh hơn
Một trong những đặc điểm chính của cuộc cách mạng Internet là khả năng làm cho toàn bộ hệ thống kinh tế, trong nước và quốc tế trở nên cạnh tranh hơn. Nếu giá của hàng hóa và dịch vụ được chỉ định rõ ràng có sẵn trên mạng, người mua có thể mua được ưu đãi tốt nhất trên một khu vực địa lý rộng và người bán có thể tiếp cận một nhóm người mua lớn hơn. Internet có thể đưa nhiều thị trường đến gần hơn với mô hình sách giáo khoa về cạnh tranh hoàn hảo của các nhà kinh tế học, đặc trưng bởi số lượng lớn người mua và người bán đặt giá thầu trong một thị trường có thông tin hoàn hảo. Kết quả sẽ là tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, sản xuất hiệu quả hơn và sự hài lòng của người tiêu dùng cao hơn.
Tăng sự lựa chọn và sự tiện lợi
Với sự nổi bật của một số nhà bán lẻ Internet, chẳng hạn như Amazon.com, buy.com, và sự tăng trưởng theo cấp số nhân của doanh số bán lẻ trên Internet từ một cơ sở nhỏ, người ta có thể mong đợi các nhà phân tích dự báo sự gia tăng đáng kể trong cạnh tranh bán lẻ và năng suất.
Điện toán đám mây và IoT là hai thành phần lõi trong phát triển Kinh tế số Nhận ra tiềm năng của Internet
Điều gì sẽ quyết định mức độ mà những lợi ích tiềm năng của Internet - cả những cải tiến có thể định lượng được đối với năng suất và những lợi ích ít định lượng hơn của sự tiện lợi và cải tiến chất lượng - trên thực tế, sẽ thành hiện thực? Một phần, câu trả lời phụ thuộc vào mức độ lan truyền nhanh chóng của việc sử dụng Internet trong phần còn lại của dân số (“chiều rộng” của cuộc cách mạng Internet). Các doanh nghiệp vừa và lớn có thể đã sử dụng Internet ở một mức độ nào đó, mặc dù không nhất thiết phải rộng rãi hoặc hiệu quả. Việc sử dụng Internet phổ biến đến các cơ sở nhỏ có thể sẽ nhanh chóng, đặc biệt nếu các chính phủ khuyến khích việc sử dụng Internet, ví dụ như ưu đãi hoặc yêu cầu khai thuế trực tuyến.
Kinh tế học Internet
Tác động kinh tế của Internet có thể sẽ không quá đáng kể như những người bi quan tuyên bố, và không quá lớn như nhiều người đam mê mạng đề xuất. Tuy nhiên, vẫn có những lý do để tin rằng tác động của nó đối với nền kinh tế là rất quan trọng. Internet sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, dẫn đến tăng trưởng năng suất nhanh hơn. Nó cũng sẽ tạo ra giá thấp hơn cho người tiêu dùng, dẫn đến mức sống tăng nhanh hơn.
Kinh tế số
Nền kinh tế số là từ ghép của nền kinh tế và điện toán số, đồng thời là một thuật ngữ bao trùm mô tả cách các hoạt động kinh tế truyền thống (sản xuất, phân phối, thương mại) đang được biến đổi bởi Internet , World Wide Web và các công nghệ blockchain. Nền kinh tế số được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau là Kinh tế Internet, Kinh tế Web, Kinh tế Tiền điện tử và Nền kinh tế Mới. Do nền kinh tế số liên tục thay thế và mở rộng nền kinh tế truyền thống, nên không có sự phân định rõ ràng giữa hai loại hình kinh tế tích hợp. Nền kinh tế số là kết quả của hàng tỷ giao dịch trực tuyến hàng ngày giữa mọi người, tổ chức (doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, tổ chức phi lợi nhuận) và các thiết bị máy tính phân tán (máy chủ, máy tính xách tay, điện thoại thông minh, v.v...) được kích hoạt bởi Internet, World Wide Web và các công nghệ blockchain. Nền Kinh tế số đang phát triển nhanh chóng thành Internet of Things (IoT), và không thể tồn tại ở dạng hiện tại nếu không có Internet.
Nền kinh tế số được hỗ trợ bởi sự phổ biến của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh để nâng cao năng suất của nó. Sự chuyển đổi số của nền kinh tế đang thay đổi các quan niệm thông thường về cách cấu trúc doanh nghiệp, cách người tiêu dùng tiếp nhận hàng hóa và dịch vụ và cách các quốc gia cần thích ứng với những thách thức quy định mới.
2. Lộ trình số hóa mạng viễn thông và hội nhập thành công của ngành viễn thông.
Cũng giống như các ngành Điện lực, ngành Giao thông, ngành Viễn thông thuộc hạ tầng cần đi trước một bước để đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế cần đi trước một bước để dẫn dắt nền kinh tế phát triển. Đến nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy ngành Viễn thông đã đi trước và đem lại lợi ích cho nền kinh tế và đem lại lợi ích xã hội bằng cách giúp người tiêu dùng được tiếp cận dịch vụ rẻ hơn và thuận tiện, Nhà nước không phải mang gánh nặng nợ vay và đầu tư công như các ngành hạ tầng khác và thế hệ Z không phải chịu gánh nặng nợ nần của thế hệ trước chuyển lại trong sử dụng dịch vụ IE và viễn thông.
Trở lại thời điểm những năm 1986, trước yêu cầu đổi mới và hội nhập của nền kinh tế đã đặt ra thách thức đổi mới và hiện đại hạ tầng viễn thông. Câu hỏi khó nhất chính là “Tiền ở đâu” (Vốn) để hiện đại hóa ngành Viễn thông. Bối cảnh cấm vận cũng gây khó khăn cho Việt Nam trong tiếp cận công nghệ hiện đại của Thế giới.
Trước bối cảnh đó sự dũng cảm của Tổng cục trưởng Đặng Văn Thân đã giúp ngành Viễn thông có tiền để tái cấu trúc mạng hạ tầng viễn thông. Ông Thân đã dũng cảm đánh cược sự nghiệp chính trị của ngành để số hóa mạng viễn thông Việt Nam bằng việc xin với Trung ương cho phép được vay vốn của Amrobank để có tiền hiện đại hóa ngành Viễn thông. Sau hành động chiến lược đó chính là việc ký kết hợp tác kinh doanh (BCC) với OTC (Nay là Tesla) hình thành nên Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) để mở cánh cổng kết nối và vượt qua các cấm vận về công nghệ. Đặt vấn đề tại thời điểm đó, nếu chúng ta số hóa mạng lưới viễn thông, nhưng không giải quyết được bài toán công nghệ và kết nối Quốc tế thì chiến lược số hóa ngành Viễn thông coi như thất bại.
Dấu ấn đi thẳng vào công nghệ số viễn thông ghi nhận hành trình đổi mới hội nhập ngành Viễn thông Việc hình thành VTI đã kết nối Việt Nam với Thế giới và mở ra tiền đề cho IE có cơ hội hình thành. Bên cạnh đó các hoạt động của VTI đã đem lại dòng tiền lớn hàng tỷ USD cho Việt Nam quay lại để hiện đại hóa mạng viễn thông nội địa (VTN). Ngày 31/3/1990, Công ty Viễn thông Quốc tế, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Telecom International (VTI) được thành lập, là đơn vị trực thuộc Tổng cục Bưu điện. Ở thời kỳ đó, ngành Bưu điện vô cùng khó khăn về vốn đầu tư do ngân sách là rất nhỏ, nếu cứ trông chờ vào nguồn vốn của Nhà nước thì chắc chắn sẽ không có bước đột phát để đi lên từ một mạng lưới viễn thông nghèo nàn, lạc hậu. Làm gì để có vốn đầu tư trở thành nỗi trăn trở của Lãnh đạo Ngành Bưu điện lúc bấy giờ. Sau rất nhiều cân nhắc, quyết định lựa chọn viễn thông quốc tế làm khâu đột phá trong chiến lược phát triển ngành Bưu điện cho thời kỳ đổi mới đã được Lãnh đạo ngành đưa ra. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài cũng được lựa chọn như một giải pháp đột phá giúp Ngành có được những nguồn ngoại tệ lớn để đầu tư cho hạ tầng, công nghệ cũng như giúp chúng ta tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm của quốc tế. Việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với đối tác của Australia là một bước ngoặt lịch sử. Kể từ ngày Hợp đồng kinh tế gốc ký giữa Tổng cục Bưu điện và OTC vào năm 1988, phía Việt Nam đóng góp 4 triệu USD, phía Australia đóng góp 9 triệu USD để xây dựng và khai thác 02 trạm mặt đất thông tin vệ tinh tiêu chuẩn A tại Hà Nội và TP. HCM. Hợp đồng hợp tác kinh doanh đã cung cấp vốn để VNPT thực hiện khoảng 500 dự án lớn nhỏ, vốn đầu tư của BCC không chỉ cung cấp cho các dự án viễn thông trong nước mà còn đầu tư tham gia xây dựng các tuyến cáp quang biển và trên đất liền. Đồng thời sự hợp tác đã đầu tư để mua dung lượng trên các tuyến cáp quang biển quốc tế bên ngoài lãnh thổ Việt Nam để kết nối chuyển tiếp lưu lượng điện thoại đi khắp các nước châu Á, châu Úc, châu Âu và châu Mỹ. Kết quả 15 năm BCC (1998 - 2002), nhờ việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, VNPT có được một mạng lưới viễn thông tương đối hoàn hảo, rộng khắp, dung lượng lớn, cấu hình hiện đại, đồng bộ, đa phương tiện như: thông tin vệ tinh, cáp quang, hệ thống chuyển mạch hiện đại dùng báo hiệu số 7, làm cơ sở cho sự phát triển nhiều dịch vụ viễn thông quốc tế và trong nước. Đặc biệt ở giai đoạn đầu, chúng ta đã giải quyết được vấn đề thông tin liên lạc đi quốc tế và từ quốc tế về Việt Nam, điều đó đã hỗ trợ tốt cho môi trường đầu tư ở Việt Nam vào những năm 90 của thế kỷ XX, góp phần tích cực vào việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Như vậy, tư duy chiến lược là chủ động hội nhập Quốc tế trong ngành Viễn thông an toàn và bền vững đã là nguồn động viên để Lãnh đạo Việt Nam tiếp tục đổi mới ngành Viễn thông.
3. Tiến trình IP hóa mạng lưới viễn thông và đưa Thế giới đến gần với Việt Nam
Lộ trình phát triển đã hội tự giữa ngành Viễn thông và ngành Công nghệ thông tin với bằng chứng sự IP hóa mạng viễn thông. Thông qua việc chuyển tiếp sang mạng thế hệ mới trong Viễn thông (NGN). Sự IP hóa mạng viễn thông giúp IE cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Chuyển đổi mạng IP là quá trình hiện đại hóa mạng lõi của nhà khai thác mạng viễn thông, để chuyển mạng từ cuộc gọi thoại qua báo hiệu TDM trên cơ sở hạ tầng chuyển mạch kênh sang cuộc gọi VoIP qua báo hiệu SIP trên cơ sở hạ tầng chuyển mạch gói. Ghép kênh phân chia theo thời gian (Time-division multiplexing - TDM) là một phương pháp truyền và nhận nhiều tín hiệu đồng thời qua một kết nối chung, trong đó mỗi tín hiệu chỉ chiếm một phần thời gian trong một mẫu lặp lại và mạch đồng bộ chuyển mạch ở mỗi đầu của kết nối sẽ tái tạo lại từng tín hiệu rời rạc. Đây là phương pháp phổ biến cho phép thực hiện nhiều cuộc gọi thoại đồng thời trên một đường dây duy nhất trong cơ sở hạ tầng viễn thông vào nửa sau của thế kỷ XX.
Các nhà khai thác mạng và khách hàng của họ có thể nhận ra nhiều lợi ích từ việc thay thế các thiết bị chuyển mạch Class 5 cũ của họ và thay đổi từ cơ sở hạ tầng TDM và chuyển mạch kênh trong mạng lõi sang VoIP, SIP và cơ sở hạ tầng chuyển mạch gói:
- Cơ sở hạ tầng chuyển mạch gói và các kết nối đi kèm có thể rẻ hơn, nhỏ gọn hơn và sử dụng ít năng lượng hơn so với cơ sở hạ tầng chuyển mạch kênh. Một số thành phần và chức năng toàn IP cũng có thể được ảo hóa và chạy thậm chí còn rẻ và hiệu quả hơn trong môi trường đám mây.
- Các nhà khai thác mạng có thể cung cấp các ứng dụng và dịch vụ tiên tiến hơn qua các kết nối băng thông rộng.
- Người đăng ký thường trả ít hơn cho các dịch vụ VoIP so với các dịch vụ điện thoại truyền thống.
Giao thức Internet (IP) là một giao thức cung cấp một gói các bit (một gói hoặc sơ đồ dữ liệu) từ nguồn đến đích trên một mạng được gọi là mạng chuyển mạch gói, chẳng hạn như Internet. Gói tin được cung cấp đầy đủ thông tin để được vận chuyển đến đích. Không có kết nối cố định giữa nguồn và đích. Mạng không cần kết nối. Gói tin được vận chuyển từ một nút của mạng này sang nút kia đến đích. Việc phân phối gói không được đảm bảo. IP chỉ chuyển dẫn các gói riêng lẻ qua mạng. Để chuyển dẫn một thông điệp hoặc một khối dữ liệu lớn, phải sử dụng một giao thức khác để chia dữ liệu thành các phân đoạn nhỏ hơn. Hầu hết thời gian, giao thức TCP được sử dụng cho việc đó. Giao thức TCP đánh số các gói và cung cấp cho chúng một tổng kiểm tra, do đó đảm bảo rằng tổng lượng dữ liệu được gửi được nhận một cách chính xác. Sự kết hợp TCP / IP thường được nhắc đến khi nói về việc phân phối dữ liệu trên Internet. Mạng thế hệ tiếp theo (NGN) là một kiến trúc toàn IP dành cho mạng thoại sao chép các dịch vụ và tính năng gọi Loại 5 truyền thống. Việc triển khai NGN thường yêu cầu một bộ chuyển mạch hoặc tác nhân cuộc gọi cho các tính năng gọi và báo hiệu SIP, một cổng đa phương tiện cho kết nối TDM, một máy chủ ứng dụng điện thoại và một bộ điều khiển biên phiên để bảo mật và liên kết.
Trong giai đoạn này một người kế nhiệm mới chính là Tổng cục trưởng Mai Liêm Trực, là người kế nhiệm các sự định hướng chiến lược của ông Đặng Văn Thân. Các bước đi cụ thể của ông Trực gắn liền với các đột phá của ngành Viễn thông Việt Nam.
4. Trở lại ba câu hỏi chiến lược chúng ta đang ở đâu – chúng ta định đi đâu – bằng bước đi chiến lược nào.
Tư duy chiến lược của vị tư lệnh mới
Sự phát triển bùng nổ của Internet thực sự đưa nhân loại bước vào một thời kỳ mới. Vậy Internet là cái gì? “Du nhập” vào Việt Nam bằng “con đường” nào? Ở đâu? Thời gian nào? Ai là người có công tạo nền móng và cơ sở hạ tầng? Nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên là ai? Theo VietnamNet “Năm 1991, Giáo sư Rob Hurle, Đại học Quốc gia Australia cùng với ông Trần Bá Thái, Viện Công nghệ thông tin tại Hà Nội đã tiến hành thí nghiệm kết nối các máy tính ở Australia và Việt Nam thông qua đường dây điện thoại. Năm 1994, Viện Công nghệ thông tin tại Hà Nội (thông qua công ty NetNam) đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam, với dịch vụ thư điện tử dưới tên miền quốc gia .vn. Ngày 19/11/1997, Internet chính thức được cung cấp cho người dân cả nước. VNPT, Netnam là những doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ Internet. Dịch vụ được cung cấp trên hạ tầng mạng điện thoại cố định, tốc độ truy cập hạn chế”. Dần dần tìm hiểu, tôi cũng lần ra được manh mối “nhân vật chính của bộ phim lịch sử này” là Tiến sĩ Mai Liêm Trực – Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông. Ông chia sẻ “Năm 1991, ông có cơ hội được tham dự Hội nghị Thông tin vệ tinh mang tầm quốc tế tại Mỹ và đã được giới thiệu về Internet. Cũng ở thời điểm đó, World Wide Web ra đời đã thôi thúc vị Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện nảy sinh ý tưởng phải mang Internet về Việt Nam. Cả một ê-kíp bao gồm các nhà khoa học công nghệ và viễn thông đã mừng rơi nước mắt khi lần đầu tiên Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi được email sang Thụy Điển. Đó cũng là động lực lớn lao để ông tin tưởng vào thành công của cuộc cách mạng do mình khởi xướng”. Không nhiều trong số gần 70 triệu người dùng Internet Việt Nam biết tới câu chuyện làm sao Internet “bùng nổ” và phổ biến đến mức trẻ lên ba cũng có thể dùng iPad tìm clip chúng thích trên Youtube như hiện nay.
Trần Bá Thái - Danh hiệu hiệp sĩ đưa IE vào Việt Nam Với tầm nhìn của mình, ông Trực xác định, đất nước sẽ không thể hội nhập và phát triển nếu không có Internet, thậm chí còn bị cô lập và trở nên tụt hậu. Vì lợi ích quốc gia, ông đã thuyết phục được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ông chia sẻ: “Tác động mạnh nhất tới quyết định của lãnh đạo Đảng và Nhà nước chính là niềm tin vào những con người trực tiếp thực hiện. Cái gì cũng có mặt lợi, mặt hại, anh phải hiểu bản chất vấn đề, hiểu một cách rõ ràng, cụ thể; anh phải dũng cảm giải trình, phải biết cách thuyết phục, giải tỏa những lo ngại để làm sao giúp các lãnh đạo thấy được việc mở cửa Internet sẽ tốt hơn là đóng kín”. Dù đã bị thuyết phục bởi nhiệt huyết của vị Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện và chấp nhận mở cửa Internet, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước chỉ chấp nhận quản lý Internet được đến đâu thì mở cửa đến đó. Kết quả này được xem là thành công lớn đối với con người đã dành toàn bộ tâm huyết của mình cho Internet Việt Nam.
Khoảng thời gian sau ngày 19/11/1997 thực sự là một quá trình mất ăn mất ngủ của người “tư lệnh” cho Internet Việt Nam bởi “các cơn bão ngầm”, đó là thay đổi tư duy quản lý của các cơ quan nhà nước và người thực thi từ “năng lực quản lý phải theo kịp với yêu cầu phát triển” thay cho tư duy “quản lý được đến đâu, mở ra đến đó”; đó là việc chống độc quyền trong việc cung cấp dịch vụ Internet; đó là việc tạo các hành lang pháp lý cho Internet phát triển; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường viễn thông, công nghệ thông tin, nội dung số, sản xuất thiết bị… Với những chiến lược phát triển rõ ràng, cùng với những lộ trình được xây dựng kỹ càng, không ngại mất lòng - mất phiếu - mất ghế, không vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân và đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết, ông đã chiến thắng và vượt qua hết các cơn bão ngầm. Sau này ông có chia sẻ với VietTimes “Do Internet là lĩnh vực rất nhạy cảm và có thể có tác động mạnh về xã hội cũng như chủ quyền an ninh quốc gia nên nhiều người nhất là Lãnh đạo Đảng và Chính phủ lo ngại. Vì vậy, chúng tôi đã phải có nhiều cuộc thuyết phục với Lãnh đạo Đảng và Chính phủ về Internet. Sau đó, cơ quan quản lý nhà nước lúc này là Tổng cục Bưu điện phải ban hành được một loạt chính sách có liên quan như tự do hoá thị trường viễn thông và tháng 3/1997, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 21/CP để ban hành chính sách tạm thời về quản lý và cung cấp dịch vụ Internet. Tiếp theo là các thông tư liên bộ với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Công an để quản lý Internet. Và tới tháng 11/1997, Việt Nam đã chính thức kết nối Internet với 4 nhà cung cấp là VDC, FPT, Saigon Postel và Netnam. Vì Internet còn mới quá nên chúng ta còn phải xem Internet vào Việt Nam như thế nào rồi sẽ tiếp tục điều chỉnh. Chúng tôi nhận được ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Bộ Chính trị là “quản lý đến đâu, mở ra đến đó”. Vì thế, thời kỳ đầu thì Internet rất là chậm và thậm chí những dịch vụ Internet công cộng mà chúng ta quen gọi là Internet Cà phê còn không được cho làm. Có một lần, Bưu điện Phú Yên có gọi điện thoại cho tôi và thông báo việc một cửa hàng cà phê Internet bị công an đến tịch thu thiết bị. Bản thân tôi khi đó rất bức xúc nhưng không thể làm gì vì Nghị định số 21/CP không cho phép. Nhưng dù sao, tôi vẫn đánh giá việc Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ban hành Nghị định này là một quyết định dũng cảm và ngành Bưu điện đã tạo ra được nhiều “phước” cho xã hội và người dân.
Chỉ sau đó 2 năm, Tổng cục Bưu điện đã bắt tay xây dựng và trình Chính phủ Nghị định mới để quản lý Internet và năm 2001, Nghị định số 55/2001/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành để chính thức quản lý Internet. Một trong những điểm lợi của Internet chính là báo chí vì với báo in, việc gửi ra nước ngoài mất cước phí tới 10 USD/kg và chưa kể đến khâu phát hành, rồi tới tay bạn đọc thì cũng đã chậm ít nhất 1 tuần. Nhưng với báo điện tử thì mọi thông tin là ngay lập tức trên toàn cầu. Đó là một trong những thực tiễn mà chúng tôi đã thuyết phục được lãnh đạo Đảng và Chính phủ để phải có chính sách mới trong quản lý Internet với phương châm mới là “quản lý phải theo kịp tốc độ phát triển”.
Bài học rút ra ở đây của vị Tổng cục trưởng là dám dẫn đầu và một lần nữa đưa Thế giới đến với Việt Nam bằng cách phát triển Internet ở Việt Nam. Cách làm của ông Trực lúc đó giống với Quy trình ADDI (Phân tích - Thiết kế - Phát triển - Thực hiện) được nhiều Lãnh đạo trên thế giới áp dụng. Cụ thể thay vì không quản được thì không mở, ông đã chấp nhận mở ra rồi quản theo thực tế giống như vị Tư lệnh ngành trước đã làm. Cú hích đó đã mở cửa Việt Nam ra thế giới và tạo động lực cho các nhà đầu tư các ngành khác tin cậy và ghi nhận các khát vọng thực sự hội nhập của Việt Nam.
Chân dung vị tư lệnh mới
Ông Mai Liêm Trực sinh năm 1944 tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh trong một gia đình có 8 người con, sau này có 3 người là “bộ trưởng” (ông Mai Kỷ là Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân số; ông Mai Liêm Trực là Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện; ông Mai Ái Trực là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường). Cụ Mai Cù - Cha của ông - từng là Chánh văn phòng Ủy ban Kháng chiến Bình Định, Trưởng Ty Tài chính Bình Định và năm 1954 tập kết ra Bắc, sau đó làm trưởng một phòng nghiệp vụ của Bộ Tài chính. Mai Liêm Trực là người con theo cha tập kết ra Bắc. Năm 1963, Mai Liêm Trực được cử sang Đức học ngành Vô tuyến điện. Học xuất sắc, về nước chàng trai này ghi nguyện vọng công tác: "Đã ăn cơm của Đảng, của dân mòn răng nên về nước nguyện làm bất cứ điều gì". Nhưng câu đó bị nhiều người phê bình vì bị cho là mỉa mai chế độ phải ăn cơm độn ngô. Khi nhớ lại chi tiết này, ông cười bảo: "Đó thực tế của tôi, vì xa nhà khi mới 10 tuổi, ăn cơm dân nuôi cho đến lúc trưởng thành, cho nên giao việc gì tôi nguyện làm hết lòng, không nề hà, kén chọn. Suy nghĩ này gắn với cả đời tôi". Năm 1976 - 1979, ông bảo vệ luận án Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Thông tin liên lạc, Đại học Kỹ thuật Dresden (Đức). Năm 1995 - 1997, ông làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Năm 1997 - 2002, ông làm Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Năm 2002 - 2005, ông làm Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông; Năm 2003 - 2005 là Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Điểm bùng phát cho mở cửa thị trường viễn thông Một thập kỷ trước, ông Mai Liêm Trực từng được bầu là nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự phát triển Internet tại Việt Nam. Ông đóng vai trò đầu tàu trong việc thuyết phục và dám “thế chấp” chiếc ghế Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện của mình để tạo niềm tin cho Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đưa Internet vào Việt Nam năm 1997. Ông có công lớn trong việc định hướng hiện đại hóa mạng lưới viễn thông Việt Nam, đưa ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam đuổi kịp bước phát triển của các nước trong khu vực. Tại Lễ trao giải thưởng Sao Khuê năm 2007 dành cho các đơn vị, cá nhân có đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của ngành công nghệ phần mềm, công nghệ thông tin Việt Nam, ông Trực là cá nhân duy nhất được tôn vinh và trao giải thưởng Sao Khuê về lĩnh vực hoạch định và thi hành chính sách.
Từ năm 2007 đến nay, ông Trực đóng vai trò như một chuyên gia có uy tín phản biện chính sách, chia sẻ kinh nghiệm cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý tại nhiều hội thảo, hội nghị về lĩnh vực CNTT và Internet, hay thúc đẩy 3G, 4G và 5G sớm được cung cấp tại Việt Nam.
5. Sự kế thừa từ IPV4 đến IPV6 đến IoT và Kinh tế số.
Truyền cảm hứng của ông Trực
Nối tiếp của Internet, ông Trực muốn nói đến cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Theo ông, đây là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng của số hoá và kết nối mà Internet vạn vật là một thành tố. CMCN 4.0 đã và đang tác động tới mọi lĩnh vực mà chúng ta khó có thể tưởng tượng hết được về những thành tựu của nó. Ông khẳng định, trong sản xuất công nghiệp, CMCN 4.0 sẽ làm được tính cá thể hoá sản xuất. Cụ thể là có thể may đo cho từng cá nhân với tốc độ như sản xuất hàng loạt hơn cả dây chuyền sản xuất hiện nay. Công nghệ in 3D là tạo ra sản phẩm đơn chiếc có chất lượng như sản phẩm sản xuất hàng loạt. Cá thể hoá còn là từng cá nhân có thể sản xuất và cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.
Bức tranh về lộ trình cách mạng công nghiệp 4.0 Tiếp đó là sự xuất hiện của robot sẽ làm thay đổi cơ cấu lao động. Những công việc sử dụng lao động giản đơn sẽ dần được máy móc thay thế. Thậm chí, robot còn tham gia vào những công việc của lao động bậc trung, thậm chí bậc cao chứ không chỉ là những lao động giản đơn. Thí dụ như luật sư sau này có thể khó có công ăn việc làm hơn vì toàn bộ các thông tin tư vấn đã được số hoá và máy tính với trí tuệ nhân tạo cũng hoàn toàn có thể tư vấn cho khách hàng. Thế rồi các ngành dệt may và kể cả nông nghiệp cũng sẽ có nhiều thay đổi khi robot được ứng dụng. Và rồi sẽ xuất hiện xe hơi không người lái, máy bay không người lái, tàu ngầm không người lái… Rồi có thể nói đến y học thì thay vì phải đi khám bệnh ở bệnh viện, phòng khám… người ta có thể mặc lên người một chiếc áo đặc biệt là mọi số liệu về nhịp tim, huyết áp… có thể được theo dõi 24/24 giờ hàng ngày. Và tất cả các số liệu đó đều được truyền qua Internet đến bác sĩ.
Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội với 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước và với CMCN 4.0 thì đây là cơ hội cuối cùng. Ông chia sẻ với VietTimes: “Với các cuộc cách mạng công nghiệp trước, Việt Nam đã chậm hơn thế giới nhưng với cách mạng công nghiệp thứ 3 tuy có chậm hơn nhưng khoảng cách cũng không lớn. Riêng với Internet, chúng ta không chậm hơn và đó là điều kiện để chúng ta rút ngắn khoảng cách so với các nước. Với CMCN 4.0, tôi không muốn nói đó là cơ hội cuối cùng mà chỉ muốn nói rằng đó là thời cơ rất tốt để Việt Nam cùng đi với các nước trên một chuyến tàu, cùng làm công nghiệp 4.0 với các nước ở một lĩnh vực nào đó mà Việt Nam có thế mạnh về sản xuất, dịch vụ cũng như là ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghệ số và kết nối vạn vật.
Việt Nam phải tranh thủ thành tựu của CMCN 4.0 để phục vụ sản xuất và đời sống của người dân. Đây là một cơ hội mà nếu bỏ lỡ thì chúng ta sẽ lại tiếp tục đi sau các nước. Đó chính là khát vọng của thế hệ trẻ, của các nhà khoa học hiện nay. Và đó cũng là khát vọng của đất nước từ Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội đều đã có những tác động để cổ vũ cho CMCN 4.0. Nếu chúng ta làm được như vậy thì đó là may mắn cho đất nước để rút ngắn khoảng cách tụt hậu và có thể đàng hoàng tham gia chuyến tàu của thế giới với CMCN 4.0”.
Từ buổi sơ khai vào ngày đầu tiên Việt Nam chính thức hòa mạng Internet toàn cầu (19/11/1997) với chỉ vài nghìn người dùng, thì đến nay đã là gần 70 triệu. Việt Nam vẫn là một trung tâm đổi mới hấp dẫn khi nguồn vốn toàn cầu vẫn tiếp tục đổ vào. Trong báo cáo e-Conomy SEA 2021 vừa được Google, Temasek và Bain & Company công bố vào tháng 11/2021, đưa ra nhận định nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ lớn thứ hai Đông Nam Á, đạt 220 tỷ USD về tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030.
“Đứt gẫy” là điều kiện để chuyển đổi số và xây dựng Kinh tế số ở Việt Nam Sự kế thừa
Sự hội tụ giữa Viễn thông và Công nghệ thông tin ở mức độ cao đã đòi hỏi việc phát triển IE một lần nữa. Với cách tiếp cận đem tinh thần kinh doanh và sự quyết liệt của người lính, tân Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã kế thừa tư duy dám dẫn đầu và lấy thực tế kiểm nghiệm chân lý để chuyển đổi hệ thống IE từ IPv4 sang hệ thống IPv6.
Khung chuyển đổi từ IPv4 lên IPv6 Quyết định chiến lược này một lần nữa thúc đẩy sự phát triển của Internet Việt Nam nói riêng, lớn hơn chính là sự phát triển của Kinh tế Internet và Kinh tế số. Động lực đó đã lan tỏa và chuyển thành cảm hứng và niềm tự hào hùng cường Việt Nam trong việc chuyển đổi số và phát triển Kinh tế số trong đó vẫn có bóng dáng của Internet Việt Nam thông qua thành phần IoT trong chuyển đổi số và Kinh tế số.
IPv4 là phiên bản IP được người dùng Internet công nhận và sử dụng rộng rãi nhất. Đây là phiên bản IP đầu tiên được sử dụng để sản xuất trong ARPANET vào năm 1983. Nó sử dụng lược đồ địa chỉ 32 bit và có hơn 4 tỷ địa chỉ IP. IPv4 được coi là giao thức Internet chính và mang gần 94% tổng lưu lượng truy cập Internet. IPv6 là phiên bản IP mới nhất, còn được gọi là IPng (Giao thức Internet thế hệ tiếp theo). Do sự phân bổ không mang tính xây dựng của địa chỉ IPv4, nên chẳng mấy chốc đã dấy lên nỗi lo về sự thiếu hụt địa chỉ IPv4. IPv6 được triển khai để đáp ứng nhu cầu về nhiều địa chỉ Internet hơn. Ngoài ra, nó còn nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến địa chỉ IPv4. IPv6 sử dụng lược đồ 128-bit và có hơn 340 không gian địa chỉ không triệu tỷ duy nhất. IPv6 (Internet Protocol version 6 - Giao thức liên mạng thế hệ 6) là thế hệ địa chỉ Internet phiên bản mới, được thiết kế để thay thế cho phiên bản địa chỉ IPv4 hiện đang cạn kiệt, hết địa chỉ. Với 128 bit chiều dài, không gian địa chỉ IPv6 gồm 2.128 địa chỉ, cung cấp một lượng địa chỉ khổng lồ cho hoạt động Internet của thế giới.
Kết luận
Trong bài viết ngắn như lời tâm sự giữa các thế hệ, tôi mong muốn truyền đến con tôi động lực phát triển Kinh tế số và các giá trị cốt lõi thay vì cách tiếp cận triết học về lịch sử Internet Việt Nam. Bài viết cũng ghi nhận công lao của các thế hệ đi trước đã tạo nền móng rất vững chắc cho ngành Bưu điện – Thông tin và Truyền thông Việt Nam phát triển bền vững và đúng trật tự của Vũ trụ./.
Ngô Tấn Đạt
" alt="Hành trình từ IE đến kinh tế IE và kinh tế số">Hành trình từ IE đến kinh tế IE và kinh tế số
-
Đầu tiên, Samsung đã thu gọn lại phần viền màn hình cả bên ngoài lẫn bên trong của Z Fold4 một chút để 2 màn hình này rộng rãi hơn. Độ mỏng của sản phẩm cũng là rất ấn tượng, phần nào nâng cấp giá trị sang trọng của sản phẩm. Đồng thời, Z Fold4 cũng nhẹ hơn, giúp nó thành chiếc Z Fold nhẹ nhất của Samsung hiện nay.
Khi sử dụng bằng một tay, không mở màn hình ra thì thấy Z Fold4 cầm dễ chịu hơn, đỡ mỏi hơn hẳn, thao tác vuốt chạm cũng chính xác hơn so với thế hệ trước. Năm nay máy có thêm các phiên bản màu xanh và kem bên cạnh màu đen truyền thống.
Bản lề của máy được bao phủ bởi một lớp nhôm cứng, tất cả các cơ chế vận hành đều được giấu bên dưới mang đến trải nghiệm gập mượt mà. Đặc biệt, khi mở hết cỡ, toàn bộ phần bản lề của điện thoại sẽ biến mất.
Do năm nay Samsung sử dụng cơ chế gập mới nên cá nhân người viết cảm nhận việc đóng mở màn hình trở nên nặng tay hơn đáng kể so với các thế hệ trước.
Màn hình
Samsung là nhà sản xuất màn hình hàng đầu thế giới nên dĩ nhiên các thiết bị di động cao cấp của hãng luôn có chất lượng màn hình nằm trong top đầu thị trường.
Cụ thể, Galaxy Z Fold4 có hai màn hình với thông số lần lượt là 6,2 inch - độ phân giải HD+ và 7,6 inch – độ phân giải 2K. Cả hai đều trang bị tấm nền Dynamic AMOLED 2X, độ sáng tối đa 1000 nit. Màn hình ngoài và mặt lưng được bảo vệ bởi kính cường lực Corning Gorilla Glass Victus+.
Nhìn chung, Z Fold4 được trang bị những chỉ số cao cấp nhất có thể có ở một chiếc màn hình di động ở thời điểm này. Nhưng nếu chỉ có vậy thì chiếc điện thoại này thật sự không quá nổi bật so với các flagship khác. Phải trải nghiệm thử mới thấy chiếc màn hình này giá trị như thế nào.
Đầu tiên, tỉ lệ màn hình rộng hơn nên trải nghiệm sử dụng màn hình ngoài trên Z Fold4 cũng thoải mái hơn, nhất là khi cần gõ bàn phím, hay lướt web, check mail, duyệt Facebook dễ chịu hơn, hiển thị được nhiều nội dung hơn.
Tỉ lệ màn hình của Z Fold4 giờ thành 21,6:18 so với 22,5:18 của Z Fold3 khiến nó vuông vắn hơn, phù hợp khi hiển thị các nội dung nhiều văn bản như web, email, hay các bảng tính, file văn bản. Khi chạy đa nhiệm, mở nhiều cửa sổ ứng dụng trên Z Fold4 cũng sẽ thoải mái, dễ nhìn hơn.
Máy vẫn cho phép chia 3 màn hình để dùng được song song cùng lúc 3 app, và có một số mẹo để có thể chia 4 màn hình vẫn được. Mình chủ yếu dùng màn hình ngoài cho các tác vụ hàng ngày như một chiếc điện thoại và mở màn hình trong để đọc báo, xem video hoặc sử dụng với bút S Pen để viết ghi chú như một cuốn sổ.
Có thể nói Samsung đã biến Z Fold4 thành một chiếc điện thoại lai máy tính bảng tối ưu cực tốt cho trải nghiệm người dùng, chỉ bằng cách đơn giản là vát mỏng viền và thay đổi tỉ lệ màn hình.
Tất nhiên màn hình của Galaxy Z Fold4 không phải là không có điểm trừ, đầu tiên là vết rãnh ở bản lề màn hình trong vẫn còn khá rõ ràng. Một điểm nữa là màn hình trong vuông nên hầu như không tối ưu cho trải nghiệm chơi game, xem video, thậm chí một số ứng dụng còn không tương thích với màn hình này.
Hiệu năng và trải nghiệm sử dụng
Về cấu hình, chiếc Z Fold4 được Samsung sử dụng con chip Snapdragon 8 Plus Gen 1 mới và mạnh nhất hiện nay của Qualcomm, tốc độ xung nhịp CPU lên đến 3,2GHz. Đi kèm với đó là 12GB RAM LPDDR5, bộ nhớ với 3 lựa chọn từ 256GB/512GB đến cả bản 1TB chuẩn UFS 3.1, không có khe cắm thẻ nhớ. Máy hỗ mạng 5G với cả băng tần sub-6 và mmWave. Cấu hình đỉnh nhất hiện nay thừa sức giúp Z Fold4 gánh tốt mọi tác vụ, kể cả game nặng, chỉnh sửa video hay chạy đa nhiệm song song 4 app.
Cấu hình đỉnh nhưng điểm ăn tiền lớn nhất chính là trải nghiệm người dùng trên Z Fold4. Đầu tiên, giống như Fold3 thì Fold4 vẫn hỗ trợ bút S Pen. Nhưng năm nay, S Pen trên Z Fold4 có thêm tính năng nâng cao như trích xuất văn bản, Air Action, đèn LED. Bút S Pen trên Fold 4 vẫn được thiết kế đặc biệt để có thể sử dụng với màn hình gập mà không gây xước, hay ảnh hưởng đến độ bền của tấm nền. Tuy nhiên bút S Pen trên dòng Note hay S22 Ultra lại không hoạt động với Z Fold4 vì có thể làm hỏng màn hình. Điều này tương đối bất tiện và gây nên sự không đồng bộ trong hệ sinh thái Samsung.
Nói đến đa nhiệm thì tính năng này Android đã có từ lâu, nhưng lại không mấy người dùng, thậm chí đến máy tính bảng cũng chưa thật sự hiệu quả. Năm nay Samsung làm khác đi một chút, hãng chuyển thanh dock (tương tự như thanh Taskbar trên máy tính) để truy cập nhanh các app hay sử dụng hay ứng dụng mở gần đây xuống cạnh dưới màn hình thay vì ở cạnh phải.
Điều này biến giao diện của Fold 4 rất gần gũi với giao diện máy tính hay giao diện Samsung Dex, giúp thao tác vuốt, khởi tạo và tương tác giữa các ứng dụng trở nên dễ dàng và mượt mà, tận dụng được tối đa ưu thế màn hình lớn.
Với nhu cầu công việc hàng ngày, mình có thể vừa đọc báo hoặc xem bóng đá trên trình duyệt, nhưng khi khách hàng liên hệ mình cũng có thể dễ dàng gửi file từ Google Drive cho khách qua email hay Zalo. Hiệu quả mang lại đôi khi còn hơn cả sử dụng laptop hay máy tính bảng và dĩ nhiên là sang trọng và nhanh chóng hơn nhiều.
Sở hữu Z Fold4 giống như việc sở hữu một chiếc Galaxy S22 và Galaxy Tab S8 cùng lúc. Cảm quan cũng sang trọng hơn rất nhiều khi sử dụng một chiếc điện thoại gập.
Chiếc Z Fold4 rất ổn nhưng những người thích chơi game sẽ phải phân vân khi lựa chọn chiếc máy này. Tỉ lệ màn hình vuông ở trong và dài ở ngoài rất khó tương thích với các game hiện nay. Nói như vậy không phải là Fold 4 không chơi game được, nhưng chỉ phù hợp với một số game nhẹ nhàng.
Camera
Dòng Fold dù sở hữu thiết kế gập độc đáo nhưng từ trước đến nay vẫn bị phàn nàn về camera chưa tương xứng. Với Z Fold4, Samsung có lẽ cũng hiểu điều này nên đã nâng cấp camera chính lên hẳn độ phân giải 50MP (Fold3 chỉ là 12MP), có OIS, khẩu độ F1.8, điểm ảnh 2μm, lấy nét Dual Pixel AF.
Bên cạnh đó, Z Fold4 còn có camera tele 10MP zoom quang 3X, zoom lai 30X, có OIS và camera góc siêu rộng 12MP. Thực tế, các thông số này rất giống với cụm camera của Galaxy S22/S22+. Dù không phải là cụm camera hoàn toàn mới, nhưng ít nhất thì Samsung cũng đã chịu lắng nghe người dùng, trang bị cho Z Fold4 một cụm camera chất lượng hơn.
Trải nghiệm thực tế cho ra chất lượng ảnh khá tốt ở nhiều điều kiện và chế độ chụp khác nhau. Ưu điểm lớn nhất trên camera của Galaxy Z Fold4 là không bị gắt màu như các máy dòng S và đặc biệt không bị đẩy sáng mạnh như S22 Ultra.
Pin
Viên pin của Z Fold4 vẫn chỉ có dung lượng 4.400 mAh tương tự Fold3, nhưng Samsung cho biết nhờ vi xử lý mới tiết kiệm pin hơn nên thời lượng pin của Z Fold4 sẽ tăng 15-20%. Máy vẫn có sạc nhanh 25W, sạc không dây 15W và sạc ngược không dây 10W. Không biết do máy mới hay tối ưu phần mềm tới từ Samsung mà thời lượng sử dụng của Z Fold4 còn tốt hơn cả chiếc S22 Ultra pin 5.000mAh mà mình đang sử dụng làm máy chính.
Kết luận
Những nâng cấp trên Galaxy Z Fold4 dù không nhiều nhưng vô cùng giá trị, nhất là ở trải nghiệm người dùng, cho thấy Samsung đã tìm hiểu rất kỹ khách hàng để thay đổi sao cho phù hợp và dễ tiếp cận hơn. Bên cạnh đó, hãng cũng hứa hẹn về một sự thay đổi mạnh mẽ ở thế hệ tiếp theo khi Z Fold4 vẫn còn một số hạn chế nhỏ có thể nâng cấp như rãnh nối màn hình, camera ẩn v.v. Đây là một sản phẩm cho những người hâm mộ Samsung, và nhóm doanh nhân muốn tìm một thiết bị phục vụ tối đa nhu cầu mà một thiết bị di động có thể mang lại.
Nguyên Phú
Hình ảnh và video chi tiết Samsung Z Fold 4 và Z Flip 4 tại Việt Nam
Samsung vừa tung ra hai chiếc smartphone nắp gập Z Fold 4 và Z Flip 4 với một số cải tiến so với thế hệ trước.
" alt="Trải nghiệm Z Fold4: Một thiết bị di động mạnh mẽ">Trải nghiệm Z Fold4: Một thiết bị di động mạnh mẽ
-
Hoa hậu Nông Thuý Hằng. Thế còn công việc là nhân viên văn phòng trước khi đăng quang có ảnh hưởng tới nhiệm kỳ hoa hậu của chị?
Để dành toàn tâm toàn ý cho cuộc thi này, tôi đã xin nghỉ làm tại công ty cũ. Gắn bó với công việc văn phòng tầm 6 tháng, tôi nhận ra mình không phù hợp. Khi tôi xin nghỉ, nhiều người thấy tiếc cho tôi vì làm ở tập đoàn lớn là niềm mơ ước, mức thù lao đối với sinh viên năm tư ĐH Kinh tế quốc dân như thế rất ổn, lại được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.
Nếu không tham gia cuộc thi này, chắc có lẽ tôi đã đăng ký đi học diễn xuất để theo đuổi ước mơ làm diễn viên. Dù tôi có chiến thắng hay không, tôi cũng sẽ tham gia vào nghệ thuật hoặc kinh doanh.
Dân chuyên Văn, lại học ở Đại học Kinh tế quốc dân, cơ duyên gì đưa đẩy chị tới bước ngoặc như thế?
Thực ra lúc đầu ai cũng nghĩ rằng tôi sẽ chọn Sư phạm để làm giáo viên dạy Văn, hoặc học báo chí. Khi tôi gọi điện về, các thầy cô giáo dạy cấp 3 sốc lắm, không tin tôi nhập học Kinh tế quốc dân. Lúc lựa chọn trường ĐH để vào thẳng, tôi cũng băn khoăn nhiều, nhưng bạn bè gia đình khuyên vào học ngành kinh tế vì biết tính cách tôi sôi nổi, thích đi đây đó và làm ăn kinh doanh.
Mẹ tôi ngày trước cũng khao khát được học tại ĐH Kinh tế quốc dân nên mẹ hay kể cho tôi nghe về những tấm gương thành đạt bước ra từ mái trường này. Có thể nói tôi một phần thay tôi thực hiện ước mơ trở thành tân sinh viên của trường Kinh tế top đầu.
Ngoài ra, bản thân tôi lúc đó cũng hay có những suy nghĩ rất táo bạo. Tôi nghĩ mình đã bay bổng và mơ mộng thì nên khám phá thêm những khía cạnh khác của bản thân. Thử sức với điều mình còn yếu, chiến đấu với những môn mình kém, làm những điều bản thân không thích… đôi khi lại là điều kiện cần thiết để thành công. Mạnh miệng vậy thôi chứ khi đối mặt với những môn như Kinh tế lượng, Toán cao cấp hay Xác suất thống kê tôi cũng hơi bị choáng.
Đó là lý do có thông tin chị nợ môn và chưa ra trường?
Đúng là tôi chưa ra trường vì tình yêu dành cho ĐH Kinh tế Quốc dân. Tôi tự nhận mình là Hoa Hậu quốc dân vì tôi đến từ NEU. Hơn nữa, tôi còn rất lưu luyến Câu Lạc Bộ mình thành lập cũng như cơ hội liên lạc với các thầy cô trong Viện, trong trường.
Nói thật tôi đang có một số môn từng học như Kinh tế lượng hay Nguyên lý kế toán kết quả trước đây chưa ưng ý nên nếu có cơ hội làm lại được tôi rất mong muốn đăng ký đi học thêm lần nữa để phấn đấu đạt điểm tốt hơn.
Thêm một lý do nữa là hiện tại tôi chưa hoàn thiện chứng chỉ tin học quốc tế để đáp ứng điều kiện tốt nghiệp. Đợt đó tính thi nốt nhưng chưa kịp đăng ký thì may mắn được một tập đoàn lớn mời đi làm. Tuy chưa ra trường đã có một công việc quá tốt nên tôi trở nên ‘thủng thẳng’ hơn chút để kéo dài thời gian được làm sinh viên đi làm.
Việc tham gia cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam, chị có tính toán đường đi nước bước rõ ràng để giành được vương miện?
Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã là một cô bé thích “lên lịch”. Tôi luôn viết ra cho bản thân mục tiêu và những việc cần làm mỗi ngày để tận dụng tối đa nguồn lực mình có. Tôi thậm chí còn từng có những cuốn sổ hồi bé ghi lại chi tiết lịch trình của mình, từ việc ăn sáng, tắm rửa cho đến việc sang nhà bạn chơi búp bê. Việc lên kế hoạch cho việc thi hoa hậu lần này sau khi đã có kha khá kinh nghiệm, tôi cũng tính toán tỉ mỉ.
Đến với cuộc thi, tôi xác định tiết kiệm tối đa, cái gì mượn được thì mượn, cái gì có sẵn thì mình dùng. Lấy một ví dụ, đầu tiên tôi sẽ không bung hết khả năng của mình. Bởi kinh nghiệm cho thấy, khi bung hết khả năng ở vòng đầu vô tình các thí sinh khác sẽ coi mình là đối thủ mạnh cần chú ý. Thế nên tôi thường thể hiện mình không quá toàn diện về mọi mặt nhưng sẽ bung ra những điều bất ngờ khi cần.
Tôi cũng xác định trước rằng nếu không đạt được danh hiệu thì cuộc thi cũng là cơ hội để ban tổ chức chú ý và biết đâu đó lựa chọn mình là nhân tố tiềm năng để được đào tạo chuyên sâu về diễn xuất. Giống như các thí sinh khác, dù không đăng quang cuộc thi này nhưng nhiều người trong số họ đã được trao cơ hội lớn vì họ có tài năng khác.
Những thông tin tiêu cực về mình sau khi đăng quang, chị có bị áp lực?
Ngày còn đi học, tôi từng là Founder và Chủ Nhiệm của 1 CLB Sinh viên. Vốn dĩ từ nhỏ tới lớn, tôi hay có duyên được ở vị trí đứng mũi chịu sào cho cả tập thể, tôi không còn xa lạ với những sự chê bai, bịa đặt, nói xấu, hãm hại,…n ên điều tôi quan tâm chỉ là không ngừng học hỏi và làm được những điều có ý nghĩa.
Nhiều người đẹp khi đăng quang gần như sẽ giấu việc có người yêu bởi đôi khi họ sợ mất fan, còn chị công khai?
Tiêu chí của cuộc thi tôi đăng quang là tìm ra một cô gái hội tụ đủ yếu tố: Bản sắc, chân thực và nghị lực. Tôi nghĩ thành thật là điều cần thiết vì làm sao mà có thể qua mắt Ban giám khảo. Hơn nữa, tôi may mắn có được sự đồng ý của bạn trai về việc công khai. Người ấy lại rất ủng hộ những đam mê của tôi. Chẳng làm gì sai tại sao tôi lại cần phải giấu khi có ai đó hỏi tới.
Ngay cả việc nếu có yêu đại gia thật chắc tôi cũng không giấu. Tại sao người đẹp không được yêu đại gia? Mây tầng nào đáp mây tầng đó nên họ xứng đáng với nhau mà.
Tôi và bạn trai có một tình yêu gà bông khi 2 đứa là sinh viên bình thường. Giờ tôi đã là Hoa Hậu thì người yêu tôi cũng nên được gọi là đại gia chứ nhỉ? Cậu ấy luôn là đại gia của tôi vì gia đình cậu ấy cực giàu - giàu tình thương và lòng bao dung.
" alt="Nông Thuý Hằng chia sẻ về gia đình bạn trai">Nông Thuý Hằng chia sẻ về gia đình bạn trai
-
Một người tại TP.HCM đang được tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Thanh Tùng.
Theo đó, sẽ có 650 điểm tiêm trong cộng đồng mỗi ngày, được tổ chức tại trung tâm y tế, trạm y tế, trường học và khu công nghiệp… Để đảm bảo giãn cách, mỗi ngày một điểm sẽ tiêm cho 200 người. Ông Hưng nhấn mạnh: “Mặc dù triển khai thần tốc, quyết liệt nhưng mục tiêu hàng đầu vẫn là đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng, chống Covid-19, thành phố sẽ thực hiện theo phương châm tiêm tới đâu đảm bảo an toàn tới đó".
Tuy nhiên, theo bản tin 6h sáng 24/6 của Bộ Y tế, tính đến 16h ngày 23/6, Việt Nam đã tiêm tổng cộng 2.626.337 liều vắc xin Covid-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 137.682 người.
Trong đó, TP.HCM có số lượng được tiêm cao nhất là 40.667 người. Trong ngày 22/6, thành phố tiêm hơn 64.800 người. Như vậy, tổng cộng đến hết ngày 23/6, chỉ mới hơn 100.000 người thuộc diện ưu tiên của thành phố được tiêm vắc xin, đạt 20% yêu cầu đặt ra. Số vắc xin được cấp còn lại hiện tại là hơn 700.000 liều, nếu theo đúng kế hoạch, TP.HCM sẽ phải tiêm hết trong 3 ngày tới.
Trước tình hình đó, ngày 23/6, Bộ Y tế gửi công văn đề nghị lãnh đạo TP.HCM khẩn trương triển khai tiêm chủng ngay số vắc xin được cấp.
Để đảm bảo đúng tiến độ đặt ra, ngày 24/6, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh gửi công văn khẩn cấp, yêu cầu 17 bệnh viện cử 240 đội, hỗ trợ tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân từ chiều nay.
Sở Y tế cũng giao Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM chịu trách nhiệm điều phối toàn bộ hoạt động cấp cứu cho chiến dịch, đảm bảo có các kíp cấp cứu tại chỗ xử trí ban đầu nếu xảy ra sự cố, huy động báo động đỏ xe cấp cứu tại các bệnh viện được phân công, hỗ trợ chuyển bệnh an toàn nếu có chỉ định. Quy trình báo động đỏ của các bệnh viện đảm bảo sẵn sàng khi nhận được tín hiệu.
Theo đó, mỗi đội tiêm tối thiểu 5 người, gồm một bác sĩ khám sàng lọc, hai nhân sự tiêm vắc xin, một bác sĩ và một điều dưỡng phụ trách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm. Các bệnh viện cử thêm lực lượng hỗ trợ công tác hành chính như tiếp nhận, cấp giấy xác nhận, hướng dẫn người dân trước và sau tiêm...
Ngày 23/6, Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM phát thông báo kêu gọi tình nguyện viên hỗ trợ tham gia vận chuyển phòng, chống dịch Covid-19. Một phần nội dung thông báo nêu rõ, TP.HCM đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 với quy mô lớn, tổ chức rất nhiều điểm tiêm cộng đồng không thuộc các cơ sở y tế.
Công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng, kịp thời xử lý các tình huống phản vệ sau tiêm và đưa về bệnh viện an toàn cực kỳ quan trọng nên rất cần nguồn lực đảm bảo vận chuyển.
Tú Anh
Một người làm việc ở sân bay Tân Sơn Nhất tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19 trong 30 phút
Chỉ trong vòng 30 phút, ông Minh được tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19. Hiện sức khỏe của người này bình thường.
" alt="TP.HCM còn hơn 700.000 liều vắc xin Covid">TP.HCM còn hơn 700.000 liều vắc xin Covid
-
VTVcab vừa ra mắt chuỗi series Hài hại não - xây dựng trên ý tưởng phản ánh những vấn đề của đời sống hiện đại dưới góc nhìn hài hước qua lăng kính dân gian, giàu bản sắc dân tộc Việt. Hài hại não quy tụ dàn diễn viên gạo cội của làng hài miền Bắc như NSND Quốc Anh, NSND Minh Hằng, NSƯT Tiến Quang, nghệ sĩ Giang Còi, Trà My, Mạnh Quân, Anh Đức, Mai Long, Thanh Hương,...
Đạo diễn Nguyễn Love chia sẻ, cái tên Hài hại não xuất phát từ mong muốn làm ra một bộ phim hài sâu sắc có trí tuệ cũng như để khán giả có thể cùng suy nghĩ tương tác với phim, chứ không phải kiểu hài nhảm xem rồi quên ngay.
NSND Minh Hằng, NSƯT Tiến Quang hào hứng tại buổi ra mắt phim hài. Khác với phim hài thông thường, Hài hại não lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam xưa, đưa khán giả trở về với những câu chuyện dân gian, gặp lại những nhân vật như Phú Ông, Thằng Bờm, Thị Hến, Thầy Xã, Thầy Huyện, Thằng Nô…
Bức tranh xã hội sinh động ấy trở nên độc đáo bởi sự xuất hiện của các chi tiết hiện đại như Phú ông công nghệ, Thằng Bờm sử dụng smartphone, shipper thời phi ngựa… tạo nên món ăn vừa lạ vừa quen, với mong muốn tạo cho khán giả cảm giác thích thú, chờ đợi.
Quay series hài trong lúc dịch bệnh Covid-19 vẫn đang căng thẳng, đạo diễn Nguyễn Love cho biết đã phải chuẩn bị đầy đủ khẩu trang, nước diệt khuẩn và kể cả mặt nạ che giọt bắn cho quay phim. Mỗi lần quay, đoàn phim không quá 10 người với 3 diễn viên chính để đảm bảo không tụ tập quá đông người theo quy định.
Chia sẻ tại buổi ra mắt, NSƯT Tiến Quang (Quang Tèo) nói quay phim thời dịch thực sự là thách thức của đoàn làm phim. "Được cái anh em yêu nghề, cứ kéo khẩu trang ra thoại xong lại đeo vào, bất tiện kinh khủng nhưng vì dịch nên chúng tôi chấp nhận. Bản thân tôi là nghệ sĩ cũng được nhiều người yêu mến, trước kia tới nhà ai xin quay thì được niềm nở đón tiếp nhưng giờ tới nhà là họ từ chối ngay. Thực sự đi quay thời dịch bệnh như này rất hại não".
Dàn nghệ sĩ nổi tiếng trong 'Hài hại não'. Mỗi tập phim là một câu chuyện, một tình huống hài hước xoanh quanh các mối quan hệ trong xã hội: cha mẹ con cái, vợ chồng, thầy trò, láng giềng… Thời lượng 10 phút cho một tập phim đủ để khán giả có quãng thời gian thư giãn thú vị với các tình tiết cô đọng, kết cấu chặt chẽ và kết thúc bất ngờ.
Từ tháng 9/2020, series Hài hại não sẽ chính thức ra mắt khán giả trên VTVcab On sau đó phim sẽ được phát sóng trên các kênh truyền hình của VTVcab.
Tình Lê
Quang Tèo: Từ nghệ sĩ nghèo 13 năm hiếm muộn đến tài sản kếch xù
Quang Tèo từng trải qua quãng thời gian nghèo khó trong căn nhà chật hẹp và tiền kiếm được bao nhiêu chạy chữa để có được mụn con.
" alt="Quang Tèo: 'Đi quay thời dịch bệnh thật hãi não'">Quang Tèo: 'Đi quay thời dịch bệnh thật hãi não'