Trên thực tế, Gojek Việt Nam đã có giấy phép đăng ký dịch vụ Gocar từ tháng 3 và tuyển tài xế từ tháng 4 năm ngoái. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh tại nhiều địa phương khiến ứng dụng này chưa thể triển khai như kế hoạch.
Vào tháng 8/2021, dịch vụ GoCar đã được chạy thí điểm phục vụ cho đội ngũ y tế tuyến đầu tại TP.HCM và chính thức ra mắt thị trường khi các hoạt động dần bình thường trở lại.
“Đây là thời điểm tốt để chúng tôi ra mắt dịch vụ mới”, ông Phùng Tuấn Đức, CEO Gojek Việt Nam nói với báo giới khi giới thiệu dịch vụ.
Vị lãnh đạo trẻ chia sẻ: "GoCar chính thức ra mắt người dùng, chúng tôi rất vui khi có thể mang đến cho người dân Việt Nam thêm một lựa chọn tốt để đi lại hàng ngày. Và đáng mừng hơn nữa, việc các dịch vụ vận tải hoạt động trở lại là dấu hiệu quan trọng cho thấy thành phố dần dần hồi phục".
GoCar ra mắt, hệ sinh thái Gojek tại Việt Nam gần như hoàn thiện. Mới đây, hãng đã tích hợp các tính năng thanh toán thẻ trên ứng dụng, theo đúng lộ trình phát triển siêu ứng dụng.
CEO Gojek Việt Nam Phùng Tuấn Đức |
Nhiều chuyên gia nhận định, sự ra mắt của Gojek sẽ đe dọa thị phần của các đối thủ trực tiếp là Grabcar và be ở thị trường Việt Nam, bởi sự hậu thuẫn và tiềm lực của Gojek không hề thua kém Grab, nhất là sau khi hợp nhất với Tokopedia.
Dẫu vậy, mở dịch vụ taxi công nghệ muộn hơn Grab 5 năm và be hơn 2 năm, GoCar phải đương đầu với nhiều khó khăn và cần thời gian để có thể chiếm thị phần từ đối thủ.
Lãnh đạo Gojek Việt Nam khẳng định quan điểm không "bỏ tiền để mua thị phần", đồng thời tỏ ra tự tin cho biết hàng chục ngàn tài xế GoCar đã sẵn sàng hoạt động.
Ông Đức cho hay, sự ra mắt của GoCar cũng giống như cách Gojek ra đời ở Indonesia và vươn lên khi có nhiều đối thủ mạnh đó là tập trung vào giải quyết bài toán liên quan đến người tiêu dùng và mang lại lợi ích cho cộng đồng
“Cách chọn thời điểm ra GoCar là khi chúng tôi nhìn thấy nhu cầu di chuyển của người dân thành phố rất cao, muốn bảo vệ mình và gia đình khỏi dịch bệnh. Ngoài ra, Gojek cũng hỗ trợ cho gần chục ngàn tài xế 4 bánh được chạy xe”, ông Đức nói.
Giám đốc Gojek Việt Nam cho rằng sau 3 năm phát triển và xây dựng được một hệ sinh thái theo chiều sâu với hơn 200.000 đối tác tài xế 2 bánh, hàng chục nghìn đối tác nhà hàng, đây được xem là thời điểm thích hợp để ứng dụng phát triển dịch vụ mới.
Duy Vũ
Các hãng đều thông báo mở lại dịch vụ xe ôm công nghệ tại TP.HCM, ngay sau khi Sở GTVT có văn bản hướng dẫn và cho phép dịch vụ này hoạt động trong điều kiện dịch ở cấp độ 2, không quá 50% số xe.
" alt=""/>Gojek chính thức tung dịch vụ Gocar, giảm giá 'sập sàn' kéo khách hàngNgười nhà bệnh nhân S. cho biết, bệnh nhân bắt đầu liệu trình uống nước ion kiềm từ ngày 28/8 đến 17/9 tại nhà của một thầy lang.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chỉ còn da bọc xương (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Thầy lang khuyên uống 10 lít nước ion kiềm pha muối mỗi ngày và không ăn uống gì thêm để "thanh lọc cơ thể". Trong quá trình điều trị tại nhà thầy lang, ông ở cùng 40-50 người khác và tất cả đều áp dụng cùng một phương pháp.
Mỗi ngày một bệnh nhân uống nước chia thành các ca lớn với tổng lượng lên đến 10 lít, không ăn bất cứ loại thực phẩm nào. Tuy nhiên, sau 18 ngày, người nhà lên thăm phát hiện bệnh nhân suy kiệt nghiêm trọng, sụt gần 10kg và quyết định đưa về nhà chăm sóc.
Vào ngày 20/9, bệnh nhân bắt đầu sốt cao 39,8 độ, kèm ho, đờm nhiều và mệt mỏi. Mặc dù đã được điều trị tại 2 cơ sở y tế nhưng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không cải thiện sau 5 ngày điều trị.
Ngày 25/9, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy kiệt nghiêm trọng, viêm phổi trên nền bệnh viêm phế quản mãn tính.
Tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được tiếp nhận trong trạng thái suy kiệt với chỉ số dinh dưỡng rất thấp. Xét nghiệm cho thấy mức protein trong máu xuống thấp. Bệnh nhân bị teo cơ và mất lớp mỡ dưới da, sức cơ yếu đi đáng kể.
Ngoài ra, chỉ số men gan của bệnh nhân đã tăng gần 5 lần so với bình thường. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue, viêm phổi và suy kiệt trên nền viêm phế quản mãn tính.
Hiện tại, bệnh nhân được chỉ định đặt sonde nuôi dưỡng vì khả năng nhai nuốt kém và nguy cơ cao mắc hội chứng hít sặc khi ăn uống.
ThS.BS Hoàng Thị Thơm, khoa Dinh dưỡng chia sẻ: "Bệnh nhân hiện đối mặt với nhiều nguy cơ nghiêm trọng, trong đó có khả năng mắc hội chứng nuôi ăn lại. Đây là tình trạng mà cơ thể có phản ứng bất thường khi nhận lại dinh dưỡng sau một thời gian dài nhịn ăn, dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.
Vì vậy, bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ và có một kế hoạch can thiệp dinh dưỡng tỉ mỉ nhằm phục hồi thể trạng".
Bác sĩ Võ Đức Linh, khoa Hồi sức tích cực cho biết: "Việc uống nước ion kiềm chưa có cơ sở khoa học và không giúp thay thế thuốc chữa bệnh. Việc uống nước kiềm số lượng lớn trong một thời gian dài có thể gây thay đổi mức pH bình thường của cơ thể, gây nên kiềm chuyển hóa có thể dẫn tới các biểu hiện buồn nôn, nôn, co giật cơ, run tay chân…
Khi kết hợp uống nước kiềm với nhịn ăn đã khiến cơ thể bệnh nhân rơi vào tình trạng suy kiệt trầm trọng".
Theo bác sĩ Linh, chính vấn đề suy kiệt kết hợp với nhiễm trùng làm cho tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng nề hơn gây khó khăn trong quá trình điều trị và phục hồi cho bệnh nhân.
"Bệnh nhân may mắn khi được đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu tiếp tục uống nước ion kiềm mà không ăn thêm trong liệu trình kéo dài 26 ngày như đã được chỉ dẫn, không ai có thể đảm bảo bệnh nhân sẽ sống sót", bác sĩ Linh nói.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi có bệnh, người dân không nên nghe theo các phương pháp điều trị thiếu cơ sở khoa học mà phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
" alt=""/>18 ngày nhịn ăn chỉ uống nước kiềm, người đàn ông suýt tử vong