Các lô đất đấu giá là đất ở đô thị, có thời gian sử dụng lâu dài. Diện tích các thửa đất đấu giá từ 100 – 217,9 m2. Giá khởi điểm từ trên 81 triệu đồng đến 118,3 triệu đồng/m2.
Người đăng ký tham gia đấu giá phải nộp một khoản tiền đặt trước bằng 20% giá trị thửa đất đấu giá theo giá khởi điểm đã phê duyệt. Tương đương từ hơn 2,1 tỷ đồng đến trên 4,8 tỷ đồng, tùy diện tích từng thửa.
Thời gian nộp tiền đặt trước từ ngày 19/9 đến 17 giờ ngày 20/9. Người đăng ký tham gia đấu giá chưa xác định được khu đất đấu giá, sẽ được sắp xếp đi xem thực địa trong hai ngày 14/9 và 15/9.
Buổi đấu giá đất sẽ được tổ chức tại hội trường Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Bắc Từ Liêm. Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu kín trực tiếp 1 vòng tại cuộc đấu giá; phương thức trả giá lên.
Trước đó, từ ngày 15 – 18/9, 4 huyện của Hà Nội là: Mỹ Đức, Đông Anh, Sóc Sơn và Phúc Thọ cũng tổ chức đấu giá quyền sử dụng 117 thửa đất. Giá khởi điểm thấp nhất 500 triệu đồng/thửa.
Bà Nguyễn Thị Bích - Giám đốc Điều hành ILA cho biết: “Chúng tôi nỗ lực mang đến chương trình, phương pháp và đội ngũ giáo viên giảng dạy tốt nhất cho học sinh. Không dừng lại ở đó, ILA tổ chức rất nhiều hoạt động đa dạng để học sinh được thực hành và kiểm tra tiếng Anh. Đó chính là lí do ra đời của Speak Up”.
![]() |
Hơn cả việc học Anh ngữ, ILA tạo ra môi trường đa dạng hoạt động để học sinh thực hành và phát triển |
Thu hút 3000 thí sinh trên toàn quốc
ILA lựa chọn chủ đề “Your Future Starts Now” (Kiến tạo tương lai hôm nay) cùng với những đề tài vừa gần gũi vừa tạo nhiều cảm hứng. Với lứa tuổi 6 - 10, các em thuyết trình về những chủ đề liên quan đến “Môi trường”. Với thí sinh từ độ tuổi 11 - 16, các em thoả sức thể hiện khả năng Anh ngữ, kiến thức và kĩ năng với chủ đề “Future jobs” (Công việc tương lai).
Anh Lê Việt Anh, phụ huynh học sinh ILA chia sẻ: “Tôi đánh giá cao cuộc thi. Đề bài thiết thực vì nó gắn chặt với cuộc sống của học sinh. Đây cũng là những vấn đề toàn cầu và người trẻ cần nhận thức và chung tay giải quyết”.
![]() |
ILA Speak Up 2020 ghi dấu ấn về chất lượng và hình thức dự thi |
Đại diện ILA cho biết, ILA Speak Up 2020 triển khai hình thức dự thi mới lạ khi 2 vòng đầu diễn ra trên nền tảng trực tuyến. Với đề tài và luật thi hấp dẫn, cuộc thi đã thu hút 3000 thí sinh toàn quốc tham dự, 105 tác phẩm tại vòng 2, đạt 1 triệu lượt tương tác trên các kênh mạng xã hội.
Từ 3000 thí sinh trên khắp toàn quốc, 36 bạn trẻ đã xuất sắc có mặt tại trận chung kết diễn ra cuối tuần qua tại TP.HCM. Với 3 vòng thi ”Kiến thức”, “Tranh luận”, “Thuyết trình”, các bạn trẻ đã chứng tỏ tài năng và bản lĩnh với những đề thi được nhiều người đánh giá: đầy thử thách, chất lượng và mang tính thời đại.
![]() |
Trận chung kết ILA Speak Up có đề thi sâu rộng, hấp dẫn |
Cơ hội phát hiện những tài năng mới
Ở vòng chung kết, các thí sinh đã có phần tranh tài gay cấn khi biện luận bằng tiếng Anh về những chủ đề “nóng” như: “Có nên cấm sử dụng chai nhựa?”, “Công nghệ khiến con người thông minh hơn?”. Với hiểu biết sâu rộng cùng sự chuẩn bị kĩ càng, các thí sinh đã đưa ra những lập luận sắc sảo, thuyết phục.
Một phụ huynh chia sẻ, “Đây là lần đầu tiên con tôi dự thi trên sân khấu lớn và tôi thực sự xúc động khi thấy con rất bản lĩnh, nói tiếng Anh rất hay. Tôi thấy quyết định cho con mình học tại ILA là hoàn toàn chính xác”.
![]() |
Học sinh ILA đã chứng tỏ khả năng tiếng Anh lưu loát, kĩ năng tốt, hiểu biết sâu rộng và bản lĩnh sân khấu vững vàng |
Qua 2 vòng thi, 6 thí sinh xuất sắc nhất thuộc 2 nhóm tuổi (6-10, 11-16) bước vào vòng “Thuyết trình”. Top 6 đã chứng minh bản lĩnh và tầm vóc của những nhà lãnh đạo trẻ tương lai khi đưa ra những ý tưởng, sáng kiến đột phá với 2 chủ đề: “Nếu nhận được khoản tài trợ trị giá 1 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới, bạn sẽ đầu tư vào đâu?” và “Hãy kể về Thế giới của bạn vào năm 2040”.
Thí sinh Nguyễn Hoài Nam gây ấn tượng khi trở thành một người nông dân thông minh trong tương lai, xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp tích hợp công nghệ tân tiến. Trong khi đó, “nhà đầu tư” Nomura Yoshio đã trình bày 1 kế hoạch chi tiết, tập trung đầu tư vào giúp đỡ người nghèo, phát triển công nghệ bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình hỗ trợ lương thực và phát triển giáo dục. Đây cũng chính là 2 quán quân của cuộc thi.
Nhà báo Bạch Dương - thành viên Hội đồng giám khảo nhận định: “Các bạn thí sinh xứng đáng trở thành những nhà lãnh đạo toàn cầu. Tôi nể phục kiến thức và tư duy của các bạn. Những ý tưởng đột phá của học sinh chỉ mới 10 tuổi thực sự làm tôi xúc động”.
![]() |
Những nhà lãnh đạo tương lai toả sáng tại “đấu trường” Speak Up 2020 |
Cuộc thi khép lại trong dư âm của niềm tin và hi vọng tích cực, niềm tin vào một thế hệ trẻ tài năng, đam mê, dám dấn thân với những giấc mơ lớn.
Vĩnh Phú
" alt=""/>ILA Speak UpVề nội dung khiếu nại thứ nhất:Xem xét lại thành phần Hội đồng kỷ luật do có thành viên liên quan đến các vi phạm của viên chức bị xem xét, xử lý kỷ luật.
TLĐ cho hay, căn cứ kết luận của UBKT Thành ủy TP. Hồ Chí Minh và Công văn của Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đề nghị Đảng đoàn TLĐ chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm với ông Danh, ngày 24/8/2020, Đoàn Chủ tịch TLĐ đã thành lập hội đồng kỷ luật đối với ông Lê Vinh Danh. Trong các thành viên, có ông Trần Trọng Đạo - người được TLĐ giao điều hành hoạt động của trường và ông Võ Hoàng Duy - Phó Bí thư Đảng ủy phụ trách Đảng bộ.
![]() |
Ông Lê Vinh Danh |
Sau đó, ngày 17/9/2020, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các trường ĐH-CĐ TP. Hồ Chí Minh quyết định kỷ luật đối với ông Võ Hoàng Duy và ông Trần Trọng Đạo.
Vì vậy, ngày 6/10/2020, TLĐ đã ban hành quyết định thay đổi thành viên Hội đồng kỷ luật. Bà Đinh Thị Thảo Trang - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối ĐH-CĐ TP. Hồ Chí Minh thay thế ông Võ Hoàng Duy; ông Đồng Sỹ Thiện Châu - Trưởng khoa Điện - Điện tử thay thế ông Trần Trọng Đạo.
Như vậy, TLĐ cho rằng, nội dung khiếu nại này của ông Lê Vinh Danh là sai.
Về nội dung khiếu nại thứ hai:Người khiếu nại không vi phạm các quy định tại Điều 12 Nghị định số 27/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
TLĐLĐVN xác định, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Lê Vinh Danh đã có những vi phạm:
Có trường hợp tuyển dụng, bố trí cán bộ không thông qua tập thể lãnh đạo quản lý, Ban Giám hiệu, Đảng ủy Trường hoặc có thông qua nhưng không đúng quy định của Đảng; ký hợp đồng với bà Trịnh Minh Huyền sau khi nghỉ hưu với chức vụ Trợ lý Hiệu trưởng có thời hạn 5 năm là vi phạm Luật Lao động 2012. Mặt khác, chức danh này không có trong Đề án vị trí việc làm của Trường.
Đề xuất bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng và 44 trường hợp khác không có trong quy hoạch (vi phạm Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương).
Ông Lê Vinh Danh đã trực tiếp ký các văn bản đề nghị Bộ GD-ĐT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bỏ cơ chế cơ quan chủ quản nhưng không thông qua Hội đồng trường, Đảng ủy trường, không xin ý kiến TLĐ là vượt thẩm quyền, thực hiện không đúng Quyết định số 747/QĐ-TTg ngày 11/6/2008 của Thủ tướng, vi phạm Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
Trường đã có văn bản số 1970/2017/TĐT-VB ngày 18/10/2017, trong đó khẳng định TLĐ không thể trực tiếp kiểm tra tài chính nội bộ của Trường. Phản hồi này, theo TLĐ thể hiện Trường và cá nhân ông Danh không chấp hành Luật quản lý tài sản nhà nước.
Ngày 26/3/2020, ông Lê Vinh Danh ký ban hành Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐT của Hội đồng trường. Tuy nhiên, nội dung không phản ánh đúng diễn biến cuộc họp; tự ý biên tập lại nội dung biên bản cuộc họp của tập thể lãnh đạo, tự bổ sung thêm những phát biểu phản đối nhằm làm giảm sút uy tín của TLĐ; tự ý kết thúc nhiệm kỳ của Hội đồng trường và các Phó Hiệu trưởng từ ngày 31/3/2020 để một mình điều hành các hoạt động của Trường.
![]() |
Trường ĐH Tôn Đức Thắng |
Bên cạnh đó, TLĐLĐVN cũng nêu một loạt sai phạm khác của ông Danh như: Xây dựng, ban hành và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ chưa đảm bảo công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật; Ban hành Quy chế dân chủ cơ sở của Trường chưa bám sát Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ...
Ngoài ra, theo TLĐ, căn cứ hồ sơ xử lý kỷ luật và văn bản giải trình của những người có liên quan thì ông Danh đã vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Cụ thể:
Ban hành Hướng dẫn cho phép hiệu trưởng được quyết hình thức lựa chọn nhà thầu với các gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc này vi phạm Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu.
Không thực hiện các nội dung đề nghị của Tổng Kiểm toán Nhà nước về “Thực hiện lập kế hoạch trung hạn, dài hạn các dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hiện hành. Thực hiện việc báo cáo dự án hoàn thành và phê duyệt dự án hoàn thành theo quy định”.
Ngoài ra, ông Danh duyệt chi công tác đối ngoại không đúng quy định hơn 7,3 tỷ đồng; duyệt chi 4,6 tỷ đồng hỗ trợ cho LĐLĐ các tỉnh và hơn 2,8 tỷ đồng tài trợ cho các cơ quan, đơn vị ngoài trường là vi phạm Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008, vi phạm Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và chỉ đạo của Thủ tướng về việc xây dựng Quy chế hoạt động của Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Sử dụng tiền lãi cho vay của TLĐ và trích lập các quỹ chưa đúng mục đích vay. Cụ thể, trường đã ký hợp đồng vay của TLĐ 100 tỷ để đầu tư xây dựng Dự án trung tâm đào tạo thực hành du lịch, nhà hàng khách sạn và thể thao biển tại Bà Rịa-Vũng Tàu, thời hạn vay 5 năm và không tính lãi. Trong thời gian nhận nợ vay, trường đã gửi tiết kiệm và thu được hơn 10,5 tỷ đồng tiền lãi, kết chuyển vào chênh lệch thu chi và trích vào các quỹ của trường, vi phạm mục đích sử dụng tiền vay theo hợp đồng với TLĐ.
Việc mua sắm xe ô tô vi phạm quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước... Hiện, Trường có 4 ô tô (vượt 3 xe so với quy định), trong đó 2 xe mua cao hơn nhiều so với định mức.
Bên cạnh đó là các vi phạm về pháp luật xây dựng như đầu tư xây dựng công trình Khoa Sư phạm và hệ thống thực hành, Khối Khoa học Kỹ thuật công trình và Khoa Điện và Điện tử không phù hợp với chức năng theo quy hoạch và giấy phép xây dựng được cấp.
Ông Danh giao Trung tâm tư vấn và kiểm định xây dựng (là đơn vị thuộc Trường) để giám sát thi công công trình Ký túc xá và Trung tâm giáo dục quốc phòng, công trình Khoa sư phạm và hệ thống thực hành nhưng đơn vị này không có chứng chỉ hoạt động.
Vi phạm các quy định của pháp luật về đấu thầu, như: chỉ định thầu và ký hợp đồng với Công ty tư vấn thiết kế xây dựng không có năng lực, nguy cơ gây tổng thiệt hại khoảng hơn 29,9 tỷ đồng; Ra quyết định hủy gói thầu “Cung cấp và lắp đặt hệ thống máy tính” thuộc Dự án Thư viện và Trung tâm giáo dục quốc tế nhưng không thực hiện các bước đấu thầu lại theo quy định.
Cũng tại dự án này, Công ty TNHH Công nghệ Đồng Danh là đơn vị liên danh với Công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật TĐT (là đơn vị thuộc trường) tham gia đấu thầu và trúng gói “Cung cấp và lắp đặt hệ thống máy tính” là hành vi bị cấm trong đấu thầu.
Ông Danh cho chỉ định thầu mua sắm trang thiết bị Trường quốc tế Việt Nam – Phần Lan trị giá hơn 22,3 tỷ đồng. Gói thầu này không nằm trong kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, không đáp ứng đủ các điều kiện để chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu.
TLĐLĐVN kết luận, nội dung khiếu nại thứ hai của ông Lê Vinh Danh là khiếu nại sai.
Vì vậy, TLĐ giữ nguyên quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức với ông Lê Vinh Danh.
Minh Anh
Ông Lê Vinh Danh, gửi đơn khiếu nại tới Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về Quyết định tạm đình chỉ công tác Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
" alt=""/>Tổng Liên đoàn trả lời khiếu nại của ông Lê Vinh DanhVới việc AFF Cup 2020 lùi lại thời gian tổ chức đến cuối năm 2021, giúp HLV Park Hang Seo cùng tuyển Việt Nam tập trung toàn lực cho mục tiêu vượt qua vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á.
Hiện tại, thầy trò HLV Park Hang Seo đang xếp nhất bảng G sau 5 trận bất bại. Đối thủ chính cạnh tranh vé đi tiếp của tuyển Việt Nam có Malaysia, Thái Lan và UAE, trong đó Malaysia bám ngay phía sau với 2 điểm ít hơn.
![]() |
Tuyển Việt Nam có trận đấu then chốt với tuyển Malaysia |
HLV Park Hang Seo xác định trận làm khách tại Malaysia ngày 30/3/2021 mang tính then chốt. Nếu tuyển Việt Nam có một kết quả tốt, cánh cửa đi tiếp sẽ ở rất gần.
Lợi thế rất lớn của tuyển Việt Nam là các cầu thủ vẫn được thi đấu tại giải VĐQG, Cúp Quốc gia, hạng Nhất... trong điều kiện dịch Covid-19 được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, chiến lược gia người Hàn Quốc cũng có nhiều nỗi lo, từ con người đến vận hành lối chơi qua 2 trận đấu với đàn em U22 Việt Nam vừa qua.
Bốn tháng căng sức của thầy Park
Sau chiến dịch vòng loại World Cup 2022, HLV Park Hang Seo có khoảng 3-4 tháng để tuyển quân ở V-League, trước khi bước vào giai đoạn căng thẳng với liên tiếp 3 nhiệm vụ rất quan trọng.
HLV Park Hang Seo có nhiều nhiệm vụ trọng trọng trong năm 2021 |
Theo kế hoạch, ông Park cùng U22 Việt Nam dự vòng loại U23 châu Á 2022 từ ngày 23/10 tới 31/10. Vòng loại sẽ có 3 trận, chưa xác định địa điểm tổ chức. Đây là giải đấu mà U23 Việt Nam đã làm nên kỳ tích ở Thường Châu 2018, nhưng không thành công tại VCK châu Á 2020 diễn ra tại Thái Lan đầu năm 2020.
Sau giải đấu trên, HLV Park Hang Seo sẽ không có thời gian nghỉ ngơi vì phải chuẩn bị cho SEA Games trên sân nhà, kéo dài từ giữa tháng 11 tới ngày 2/12. Nếu vào chung kết, U22 Việt Nam sẽ có 7 trận đấu. Bảo vệ HCV là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong hợp đồng hiện tại của HLV Park Hang Seo với bóng đá Việt Nam.
Sau SEA Games đúng 3 ngày, thầy Park lại dẫn dắt tuyển Việt Nam bước vào chiến dịch AFF Cup từ ngày 5/12 tới ngày 1/1/2022, cũng với nhiệm vụ bảo vệ ngôi vương.
Như vậy, trong năm 2021, HLV Park Hang Seo cùng 2 đội tuyển Việt Nam và U22 dự 4 giải đấu lớn, thi đấu hơn 20 trận chưa tính các hoạt động giao hữu. Đây là lịch thi đấu dày đặc, căng thẳng nhất với chiến lược gia người Hàn Quốc kể từ ngày sang Việt Nam làm việc.