Gen sống xanh trong mỗi ngườiChọn tên nhóm là Gen Xanh, theo Đặng Thị Thơm, Gen ở đây nghĩa là gen di truyền, Xanh là lối sống xanh, tối giản.
“Trong mỗi người chúng ta đều có rất nhiều loại Gen và tôi tin rằng trong đó có tồn tại một loại Gen mang tên “Gen Sống Xanh”. Không chỉ vậy, Gen Xanh này sẽ còn di truyền qua nhiều thế hệ khác nữa”, cô thủ lĩnh trẻ nói với VietNamNet.
Chia sẻ về ý tưởng thành lập nhóm của mình, Đặng Thị Thơm cho biết, bắt đầu từ việc xót xa với cảnh tượng túi nilông, quần áo cũ, giấy báo và rác điện tử... bị vứt bỏ khắp nơi. “Tôi muốn làm gì đó”…
Và cô bé vừa đỗ Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM đã làm thật nhiều việc. Trong đó phải kể đến chiến dịch "Rác đi quà về" tại TP.HCM. Nhiều ngày hội đã diễn ra từ chiến dịch này, thu gom được hơn 10 tấn quần áo cũ, vài tấn pin, rác thải điện tử cùng với số lượng lớn vỏ hộp sữa và thuỷ tinh. Trung bình cứ 1-2 tháng Gen Xanh sẽ tổ chức ngày hội đổi rác và phiên chợ xanh cho người dân.
 |
Đặng Thị Thơm trong một chương trình gây quỹ cho hoạt động của Gen Xanh. |
Đáng tiếc là dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến TP.HCM nên các hoạt trong chiến dịch trên phải tạm dừng. Tuy vậy, tính đến nay, như Thơm thống kê, Gen Xanh đã tổ chức được khoảng 6-7 ngày hội, 2 buổi workshop cho trẻ em và phụ huynh, 2 buổi talkshow cho công ty.
Có dịp đi tham dự các buổi chia sẻ mà Thơm là diễn giả mới thấy tâm huyết, cũng như tấm lòng của bạn với một dự án thiện lành cho môi trường. Các hoạt động vì môi trường của Thơm không ngoài việc kích hoạt suy nghĩ của mọi người, rằng nếu mỗi người chung góp một tay sẽ làm cho môi trường dễ thở hơn, cũng chính là làm cho mình sống khỏe hơn, bình an hơn trong tinh thần ta và môi trường sống tác động qua lại lẫn nhau…
Những ngày này, Đặng Thị Thơm đang tham gia tình nguyện chống dịch ở địa phương, nhưng vẫn trăn trở với hoạt động mới. Đó là tìm nguồn máy vi tính rẻ, cũ để kết nối trao tặng học trò khó khăn bắt buộc học online để chống dịch.
Hối hả với công việc thiện nguyện, cô sinh viên năm nhất ngành quan hệ công chúng chia sẻ: “Gen Xanh không đặt ra mục tiêu lớn lao là phải tác động được đến 1.000 - 2.000 người mà chỉ nghĩ là, dù chỉ 1-2 người đến với nhóm, nhưng họ nhận thức được việc bảo vệ môi trường và ý thức hơn về thói quen tiêu dùng của bản thân - đó đã là một điều rất đáng mừng.
 |
Đổi pin, hộp sữa, chai nhựa lấy cây xanh do Gen Xanh tổ chức |
Hiện tại, trong team Gen Xanh có những người trước đây chỉ vì tò mò mà tới tham gia chương trình nhưng sau đó đã bắt đầu nhận thức được và cùng đồng hành với dự án, giúp thêm nhiều người thay đổi thói quen cũ, hình thành lối sống xanh.
Vượt qua khó khăn
Có khó khăn nào trong việc làm dự án? Câu hỏi này đã được Thơm thật thà bày tỏ, rằng bản thân bắt đầu các hoạt động tình nguyện từ khi 16 tuổi, và bắt đầu hoạt động độc lập lúc 17 tuổi nên đương nhiên gặp khá nhiều khó khăn.
Có thể với nhiều người lớn tuổi hơn thì đó chỉ là chuyện nhỏ. Trong những khó khăn mà cô nói là thử thách đó chính là cân bằng việc học tập, sự phản đối của gia đình, thầy cô. “Học không lo mà lo làm chuyện… bao đồng”, đấy là điều thi thoảng Thơm vẫn nghe, hay có lúc kinh phí cho hoạt động “kẹt cứng”, tưởng phải dừng.
“Tuy nhiên, bản thân tôi khá lạc quan, nên thường sẽ gạt những điều đó qua để cố gắng làm”, Thơm nói về cách vượt qua chướng ngại.
Nhờ vậy, đến thời điểm này, khi Gen Xanh được biết đến trên cộng đồng thiện nguyện thì gia đình và thầy cô cũng đã hiểu, ủng hộ tinh thần cho Thơm tiếp tục dự án.
 |
Đặng Thị Thơm trong workshop “Trẻ em hòa nhập với thiên nhiên” |
Trăn trở về ý tưởng lan tỏa lối sống xanh, ý thức bảo vệ môi trường, Thơm nói đây là trách nhiệm của mỗi người. Tuy nhiên, có thể do thói quen sống “thoải mái” lâu nay, vứt rác bừa bãi, đi chợ bằng bao nilông, phung phí điện, nước nên mọi người chưa quan tâm tới bảo vệ môi trường.
“Việc làm của tôi và các bạn tuy bé nhỏ nhưng sẽ góp một ngọn lửa thắp sáng câu chuyện bảo vệ môi trường; cùng với những tổ chức hoặc nhà nước chuyên chở thông điệp sống xanh, sống tích cực từ việc làm xanh đất mẹ…”, Thơm hoan hỉ nhìn lại quá trình đã đi qua.
Với Thơm, việc lớn lao - bảo vệ môi trường - ngoài hoạt động thiện nguyện, tự phát nhỏ lẻ, quan trọng hơn phải là chính sách quốc gia. Đặng Thị Thơm góp ý, cần có những biện pháp chế tài mạnh tay hơn nữa, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để thúc đẩy mỗi người cùng góp tay cho việc này. Theo thủ lĩnh Gen Xanh, khi hiểu rõ bảo vệ môi trường cũng quan trọng không kém thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội thì nhà nước và nhân dân, các tổ chức sẽ cùng làm.
“Mỗi chúng ta nếu đều có ý thức từ từng hành động nhỏ nhất thì sẽ góp phần rất lớn cho công cuộc xây dựng môi trường xanh này”, Đặng Thị Thơm nói.
Lưu Đình Long

Ông chủ phòng gym và 4 tháng vui buồn cùng những chuyến cứu trợ
Có những tình huống dở khóc dở cười, có những hình ảnh xót xa mà anh gặp phải trong suốt 4 tháng tham gia hỗ trợ lương thực cho người nghèo nghèo.
" alt="Nữ sinh 18 tuổi khơi dậy 'gen' sống xanh trong mỗi người"/>
Nữ sinh 18 tuổi khơi dậy 'gen' sống xanh trong mỗi người
Trong gần 33 năm, Mauro Morandi (82 tuổi) sống ẩn dật trên hòn đảo Budelli, ngoài khơi Italy. Truyền thông và công chúng gọi ông dưới cái tên “Robinson Crusoe phiên bản đời thực”, theo CNN.Năm 1989, Morandi đặt chân đến Buelli. Mê làn nước trong vắt, rặng san hô và cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, người đàn ông quyết định ở lại và trở thành người chăm sóc cho hòn đảo. Ngoài thỉnh thoảng gặp những vị khách đến thăm đảo, Morandi sống một mình.
Sau nhiều lần bị đe dọa trục xuất, ông Morandi phải rời khỏi "mái nhà" gắn bó hơn 3 thập kỷ của mình hồi tháng 4.
 |
Ông Mauro Morandi đã chuyển đến nơi ở mới được hơn 4 tháng. |
"Tôi đã từ bỏ cuộc chiến. Sau 32 năm ở đây, tôi cảm thấy rất buồn khi phải ra đi. Tôi sẽ sống cách xa loài người, chỉ ra ngoài khi cần mua đồ và vẫn dành phần lớn thời gian ở một mình. Cuộc sống của tôi sẽ không thay đổi quá nhiều, tôi vẫn sẽ nhìn thấy biển", ông nói với CNNvào thời điểm sắp phải rời đi.
Sau gần nửa năm thiết lập cuộc sống mới, "Robinson đời thực" thực tế không xa lánh cộng đồng như ông từng nói. Thậm chí, Morandi còn khá hài lòng và tận hưởng nơi ở hiện tại.
Không còn muốn cô độc
Ở tuổi 82, Morandi gọi mình là "bằng chứng sống cho thấy luôn có thể bắt đầu trải nghiệm hoàn toàn khác bất cứ lúc nào trong đời". Morandi đã chuyển đến một căn nhà nhỏ tại La Maddalena, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo, không xa hòn đảo cũ.
"Tôi hạnh phúc và đã khám phá lại niềm vui được sống có các tiện nghi hàng ngày", ông nói.
Sử dụng tiền lương hưu, Morandi mua một căn nhà nhỏ trên hòn đảo, sắm sửa thêm những vật dụng, đồ đạc mà trong suốt 33 năm trước ông từ chối dùng.
  |
Căn nhà mới của ông Morandi. |
Ngôi nhà quét vôi trắng, hướng ra biển, nằm ở vị trí yên tĩnh trong thị trấn nhộn nhịp của La Maddalena. Nhà bếp hoàn toàn mới, đầy đủ tiện nghi. Phòng ngủ với giường cỡ lớn và vòi hoa sen trong buồng tắm.
Không còn đề cao sự cô độc như trước, người đàn ông 82 tuổi đang cố cải thiện lại kỹ năng giao tiếp. Morandi giờ mong muốn trò chuyện với mọi người, thường xuyên đăng ảnh về cuộc sống mới lên mạng xã hội và chăm tương tác với người theo dõi.
Ông cũng đang viết hồi ký, kể lại trải nghiệm 33 năm sống ngoài hoang đảo. Kế hoạch xây dựng bộ phim lấy cảm hứng từ câu chuyện của ông cũng đang rục rịch.
"Suốt bao lâu, tôi đã sống một mình và không còn cảm thấy muốn nói chuyện với ai. Giờ, cuộc sống đã rẽ sang hướng khác, tôi cố gắng làm bạn với những người dân trên hòn đảo".
 |
Ở tuổi 82, "Robinson ngoài đời thực" muốn gặp gỡ, trò chuyện với người dân địa phương. |
Có điều, Morandi vẫn còn nhớ vẻ hoang vắng ở hòn đảo Budelli vì không quen với tiếng ồn ào do xe cộ gây ra.
Việc trở lại cuộc sống văn minh còn giúp đời sống tình cảm của "Robinson đời thực" đi lên. Morandi hiện chia sẻ nơi ở mới với người yêu cũ từ thời trẻ.
Không chỉ vậy, người đàn ông lớn tuổi còn có cơ hội thưởng thức lại nhiều món ăn và uống rượu vang - những thức đồ mà lần cuối thưởng thức đã cách hơn 3 thập kỷ.
"Cuối cùng, sau bao nhiêu năm kiêng khem, tôi có thể thưởng thức lại món cá. Khi còn ở trên đảo, tôi không có thuyền nên không thể đánh cá. Lương thực cũng khan hiếm và không còn cách nào khác ngoài chờ người khác mang hàng từ đất liền ra. Còn ở nơi mới, tôi chỉ cần đi bộ vào thị trấn là mua được đồ", Morandi bày tỏ.
"Tôi không chăm sóc miễn phí cho hòn đảo nữa"
"Robinson ngoài đời thực" thừa nhận điều kiện ở hòn đảo Budelli đã khắc nghiệt thêm, đặc biệt vào mùa đông.
Năm ngoái, nhiệt độ xuống thấp và bầu trời u ám khiến tủ lạnh chạy bằng năng lượng mặt trời của ông không còn bảo quản được thực phẩm. Kết quả, ông phải ăn đồ hộp trong nhiều tháng.
Đã có sự thay đổi lớn trong quan điểm của người đàn ông 82 tuổi. Năm ngoái, Morandi vẫn khẳng định sẵn sàng làm tất cả để ở lại Budelli, gọi hòn đảo là nơi duy nhất mình có thể sống.
 |
Ông Mauro Morandi khi còn sống trên đảo Budelli. |
Giờ đây, người đàn ông thích thú với các công việc hàng ngày của mình ở La Maddalena.
Buổi sáng, sau khi ăn sáng ngoài sân hiên với cà phê lúa mạch và hút xong xì gà, Morandi đi bộ vào trung tâm thị trấn, gặp gỡ mọi người và mua hàng tạp hóa. Ông đã tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19 nên muốn hòa nhập với người dân địa phương.
"Tôi rất ngạc nhiên khi nhiều người thân thiện với mình. Họ thường mời tôi uống cà phê, dùng bữa tối. Một số đến và chúc mừng tôi, mong muốn chụp ảnh cùng", Morandi kể lại.
Trước đó, ông lo ngại cư dân hòn đảo sẽ không chào đón mình.
Nhiều người coi Morandi là người có công lớn chăm sóc cho hòn đảo Budelli. Một số khác coi ông đã lãng mạn hóa câu chuyện bản thân để che giấu sự thật rằng mình là người cư trú bất hợp pháp.
"Tôi không còn mong mỏi điều đó. Tuy nhiên, tôi có thể quay lại với tư cách người chăm sóc cho hòn đảo nếu được trả công. Tôi sẽ không làm việc đó miễn phí nữa", ông nói về mong muốn trở lại nơi ở cũ. T
Thỉnh thoảng, Morandi vẫn trở lại nơi ở cũ trong ngày, mang đi một số đồ đạc cá nhân bỏ lại.
Theo Zing

Cô gái bỏ phố vào rừng sống, trút nỗi lo tiền bạc, tự đốn củi, trồng rau
Ariel chuyển tới sống trong căn nhà "tí hon" vào năm 2014. Cô muốn gác lại những gánh nặng kinh tế, sống thuận tự nhiên và có thể ghi lại khoảnh khắc của thiên nhiên hoang dã.
" alt="Cuộc sống mới của 'Robinson đời thực' sau khi rời đảo hoang"/>
Cuộc sống mới của 'Robinson đời thực' sau khi rời đảo hoang

Vẫn biết mọi người hỏi han mình là có ý quan tâm nhưng tôi vẫn thấy khó chịu. Vì thế, để tránh chuốc bực vào người, tôi nhốt mình trong phòng cả ngày, chẳng muốn gặp ai, chẳng muốn làm gì và càng chẳng muốn đi đâu. Chẳng may có bị hỏi chuyện chồng con thì cứ cố cười cho qua, rồi nói như kiểu "khất nợ" là năm sau phấn đấu. Đấy các bạn cứ nghĩ xem, Tết mà cứ thế thì tôi có vui được không. Hai năm rồi tôi nghỉ Tết như thế đấy, nên Tết năm nay, tình trạng của tôi cũng chẳng mấy khá khẩm hơn vì hiện giờ tôi vẫn chưa có người yêu để dẫn về ra mắt bố mẹ.
 |
Vẫn biết mọi người hỏi han mình là có ý quan tâm nhưng tôi vẫn thấy khó chịu. (ảnh minh họa) |
Nhiều lúc tôi tự xem xét lại bản thân, không xấu, tính tình không đến nỗi nào, công việc tốt, vậy mà chẳng hề có người đàn ông nào vây quanh tán tỉnh tôi. Nếu có cũng chỉ được vài hôm thì các anh cũng tự nhiên "biến mất" mà không biết lý do tại sao. Nhiều lúc tôi tự hỏi: Mình vô duyên đến thế sao? Tôi thấy mình số mình thật thê thảm, chưa có mối tinh đầu mà giờ đã phải cuống cuồng đi tìm tình cuối.
Nhà tôi có 3 anh chị em, tôi là chị cả, 2 em tôi đã lập gia đình, chỉ còn mỗi tôi. Vì hoàn cảnh gia đình không được khá giả nên suốt thời gian đi học, tôi rất ngoan ngoãn, chỉ biết đi học và phụ giúp bố mẹ việc nhà. Đến cả khi đi học đại học cũng vậy, môi trường học ít con trai nên tôi cũng không quen thêm được bạn trai nào. Thấy tôi chăm chỉ học hành, không yêu đương lăng nhăng nên bố mẹ tôi rất yêu tâm và động viên tôi cố gắng học hành, sau này đi làm rồi mới tính chuyện yêu đương chồng con cũng chưa muộn.
Khi ra trường, tôi may mắn xin được công việc tốt với thu nhập khá. Ở nơi làm việc cũng có nhiều con trai nhưng không hiểu sao chẳng có anh nào ngó ngàng tới tôi. Có lẽ do tính tôi sống quá khép kín, ít chia sẻ nên chẳng ai dám đến gần, chứ nói gì tới chuyện tìm hiểu. Cuộc sống sau khi đi làm của tôi chẳng khác với khi còn đi học là mấy: Sáng đi làm rồi tối về nhà, cứ thế ngày này qua ngày khác, bao năm nay vẫn không có gì thay đổi. Quanh năm suốt tháng, cứ đi làm về là tôi chỉ quanh quẩn ở nhà làm bạn với ti vi và máy tính, chán thì lại lăn ra ngủ, tuyệt nhiên không có điện thoại hay tin nhắn của bạn trai…
Cũng giống như nhiều bạn gái khác, tôi cũng muốn nhận được sự quan tâm, chăm sóc, chiều chuộng từ bạn trai. Vậy mà bước sang tuổi 32 mà tôi vẫn chưa được một lần yêu, thậm chí một cái nắm tay với đàn ông tôi cũng con chưa biết có cảm giác thế nào. Có lẽ vì thiếu vắng tình yêu nên tôi đâm ra già nua, khó tính, hay cáu gắt. Nhiều lúc ngồi nghĩ, con gái 32 tuổi chưa kết hôn thì còn có nhiều, chứ đến tuổi này mà chưa có mảnh tình vắt vai, chưa một lần yêu thì cả thế gian chắc chỉ có tôi.
 |
Chẳng lẽ, tôi phải dùng cách thuê người giả làm bạn trai dẫn về nhà cho bố mẹ yên tâm và tôi cũng được yên thân? (ảnh minh họa) |
Tất cả đều cho rằng tôi ế vì quá kén chọn, anh nào đến cũng chê bai này kia, rồi "cao không tới, thấp không thông"… Không ai tin tôi là đứa con gái chưa một lần được tỏ tình, không có ai tán, chưa một lần được nắm tay con trai hay chưa một lần được yêu. Vài lần đầu tôi còn giải thích, biện hộ, nhưng giờ tôi chẳng dại gì mà giải thích, càng cố giải thích thì càng bị cho là kén chọn. Nhiều lúc nghĩ đời có nhiều chuyện đến lạ, khi mình nói thật thì lại chẳng ai tin.
Chỉ còn chưa tới 2 tháng nữa là Tết, nghĩ đến cảnh về nhà bị tra hỏi, giục giã là tôi đã phát hoảng rồi. Dạo gần đây, mẹ cũng thường xuyên gọi và dặn tôi lên xuống: "32 tuổi rồi đấy, còn trẻ trung gì nữa mà cứ lần nữa mãi. Năm nay mà không có thằng nào dẫn về nhà là không xong với tôi đâu đấy".
Chẳng lẽ, tôi phải dùng cách thuê người giả làm bạn trai dẫn về nhà cho bố mẹ yên tâm và tôi cũng được yên thân?
(Theo Khampha.vn)" alt="32 tuổi, chưa một mảnh tình vắt vai"/>
32 tuổi, chưa một mảnh tình vắt vai