NEWSNEWS

Các nước chuẩn bị thế nào trước kịch bản bị chính quyền Trump 2.0 áp thuế?

Các nước chuẩn bị thế nào trước kịch bản bị chính quyền Trump 2.0 áp thuế?ácnướcchuẩnbịthếnàotrướckịchbảnbịchínhquyềnTrumpápthuếtin bóng đá việt nam hôm nay

Quốc ThủyQuốc Thủy

(Dân trí) - Trung Quốc, Canada và Mexico đã chuẩn bị cho sự trở lại của chính quyền Trump trong nhiều tháng qua. Cảnh báo áp thuế mới đây của ông Trump sẽ là phép thử đầu tiên đối với các quốc gia này.

Các nước chuẩn bị thế nào trước kịch bản bị chính quyền Trump 2.0 áp thuế? - 1

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP).

Hôm 25/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế suất 25% đối với mọi hàng hóa nhập khẩu của Mexico và Canada vào Mỹ ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức. Ông cũng cho biết sẽ áp thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa Trung Quốc, cộng trực tiếp vào mức thuế suất hiện có.

Đây được coi là bước đi đầu tiên của ông Trump nhằm vào 3 quốc gia có kim ngạch thương mại lớn hàng đầu với Mỹ. Tuy nhiên, đây không phải điều bất ngờ: Trong quá trình vận động tranh cử, ông Trump thậm chí từng dọa áp thuế lên tới 60% đối với mọi sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trên thực tế, cả 3 nước đều đã chuẩn bị cho kịch bản bị ông Trump áp thuế từ nhiều tháng qua. Các chính phủ tìm cách tăng sức chống chịu của nền kinh tế và đa dạng hóa thị trường, cũng như chuẩn bị kịch bản tương tác trực tiếp với ông Trump nhằm thuyết phục nhà lãnh đạo Mỹ thay đổi ý định. Dù vậy, những nỗ lực này có mang lại hiệu quả hay không vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.

Tăng chống chịu và đa dạng hóa thị trường

Từ trước khi ông Trump đắc cử, hàng loạt nền kinh tế đã có sự chuẩn bị nhất định nhằm tăng sức chống chịu, giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ.

Tiến sĩ Yu Jie, chuyên gia tại Viện Chatham (Anh), cho biết các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã chuẩn bị cho kịch bản ông Trump thắng cử trong nhiều tháng qua. Một trong những cách thức Trung Quốc thực hiện là tăng cường thương mại với các nước đang phát triển. Hồi tháng 9, Chủ tịch Tập Cận Bình công bố kế hoạch giảm thuế nhập khẩu xuống mức 0 với hàng loạt nước thu nhập thấp, bao gồm 33 nước châu Phi.

Trong bối cảnh Mỹ và đồng minh áp đặt các biện pháp kiềm chế ngành công nghệ cao của Trung Quốc, các công ty nước này cũng tìm cách tự nâng cao năng lực của mình. Bộ Công nghệ và Công nghệ Thông tin Trung Quốc tiết lộ nước này đã chế tạo được máy quang khắc có khả năng sản xuất chip đến 65nm.

Hồi tháng 9, Trung Quốc cũng đã bơm 2.700 tỷ nhân dân tệ (khoảng 370 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn và giảm lãi suất, theo DW. Bắc Kinh cũng công bố các khoản chi phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ giới doanh nghiệp bất động sản với hy vọng kích thích nền kinh tế.

Trong khi đó, các chuyên gia nhận định Canada vẫn chưa chuẩn bị đủ tốt cho kịch bản ông Trump đắc cử khi nền kinh tế nước này vẫn quá phụ thuộc vào Mỹ. Theo số liệu của cơ quan thống kê Canada, Mỹ là điểm đến của 77% hàng hóa mà Canada xuất khẩu. Trung Quốc xếp vị trí thứ hai, nhưng chỉ chiếm tỷ lệ 4%.

Theo bà Merdith Lilly, giáo sư tại Đại học Carleton, Canada đã cố gắng đa dạng hóa thương mại khỏi thị trường Mỹ trong hàng thập kỷ - nhưng chưa đạt được nhiều thành công.

Giờ đây, khi ông Trump đắc cử, nỗ lực này thậm chí sẽ còn khó khăn hơn, bà Lilly nhận định, do Canada không muốn bị coi là "con đường vòng" để hàng hóa từ các quốc gia khác thâm nhập thị trường Mỹ.

Thuyết phục ông Trump

Các nhà lãnh đạo cũng trực tiếp tìm cách tiếp cận ông Trump với hy vọng nhà lãnh đạo Mỹ thay đổi ý định.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 29/11 đích thân tới dinh thự Mar-a-Lago của ông Trump để ăn tối, truyền thông quốc tế cho biết. Cùng đi với ông là Bộ trưởng An toàn Công cộng Dominic LeBlanc, theo CBC News. Ngoài ra, cả phu nhân ông Trudeau và phu nhân ông Trump cũng có mặt.

Ông Trudeau ca ngợi đây là cuộc gặp "tuyệt vời". Ông Trump cũng gọi cuộc gặp là "hiệu quả", nhưng dường như chưa từ bỏ ý định áp thuế lên hàng hóa Canada, Guardianđưa tin.

Các nước chuẩn bị thế nào trước kịch bản bị chính quyền Trump 2.0 áp thuế? - 2

Thủ tướng Canada Justin Trudeau rời khách sạn ở bang Florida, Mỹ để tới gặp ông Trump hôm 29/11 (Ảnh: Reuters).

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum hôm 28/11 cho biết bà và ông Trump đã có một cuộc điện đàm "rất tốt". Dù hai bên không thảo luận về vấn đề thuế quan, bà Sheinbaum tin tưởng "sẽ không có cuộc chiến thuế quan nào" nổ ra giữa hai nước.

Mexico cũng tìm cách xoa dịu ông Trump trong lĩnh vực khác: Quản lý người nhập cư - vốn là lý do được ông Trump đưa ra khi đe dọa áp thuế. Trong những tháng qua, Mexico đã tăng cường thực thi pháp luật ở khu vực biên giới, giúp giảm số lượng người nhập cư tiếp cận biên giới Mỹ, theo Reuters.

Theo bà Sheinbaum, giới chức Mexico đang tiếp cận một đoàn người nhập cư khoảng 800 người ở bang Chiapas miền Nam nước này. "Họ sẽ không tới được phía Bắc", tổng thống Mexico cam kết.

Các nước cũng chỉ ra chính nền kinh tế Mỹ sẽ hứng chịu hậu quả nhất định nếu Mỹ quyết tâm áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu. Bộ trưởng Kinh tế Mexico Marcelo Ebrard cảnh báo nếu Mỹ áp thuế lên Mexico, nước Mỹ sẽ mất tới 400.000 việc làm.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đã lên tiếng cảnh báo các biện pháp áp thuế của ông Trump có thể dẫn đến hậu quả là cả hai nước đều chịu thiệt hại.

Hậu quả khó đoán định

Một khảo sát của Reutersđối với các nhà kinh tế hồi tuần trước đánh giá mức thuế quan mới của Mỹ có thể giảm mức tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc tới một điểm phần trăm.

Tuy nhiên, cũng có những chuyên gia lạc quan hơn. Chia sẻ với DW, ông George Magnus, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc trực thuộc Đại học Oxford, nhận định các mức thuế mới sẽ không gây ra tác động quá lớn tới nền kinh tế Trung Quốc, dù có thể khiến đồng nhân dân tệ giảm giá trị.

Đây cũng sẽ là hậu quả mà Canada có thể phải gánh chịu. Theo ông Stephen Tapp, nhà kinh tế trưởng của Phòng Thương mại Canada, thuế quan từ Mỹ sẽ khiến đồng đô la Canada giảm giá, khiến người dân nước này đối mặt với giá cả đắt đỏ hơn. Ngay sau khi ông Trump dọa áp thuế, giá trị của đồng đô la Canada có lúc đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020.

Theo ông Dennis Darby, Giám đốc điều hành hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu Canada, nhận định toàn xã hội Canada cần chung tay ngăn chặn Mỹ áp đặt thuế quan lên Canada như cảnh báo để ngăn chặn tác động tiêu cực với ngành chế biến - chế tạo của Canada và cả nền kinh tế Mỹ - vốn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô từ Canada.

"Trong nhiều năm qua, chúng ta đã tụt hậu so với các đối tác thương mại của mình và phụ thuộc quá nặng nề vào Mỹ", ông Darby nói.

赞(67223)
未经允许不得转载:>NEWS » Các nước chuẩn bị thế nào trước kịch bản bị chính quyền Trump 2.0 áp thuế?