Trong liên tục 6 năm,ắchộichứnglạngườiđànôngtựsayrượumặcdùkhônguốngđồcócồlịch thi đấu v league 2024 lịch thi đấu v league 2024lịch thi đấu v league 2024、、
Trong liên tục 6 năm,ắchộichứnglạngườiđànôngtựsayrượumặcdùkhônguốngđồcócồlịch thi đấu v league 2024 một người đàn ông 46 tuổi đến từ Mỹ đã trải qua những cơn say bí ẩn mà không bao giờ uống một giọt rượu nào. Tình trạng say xuất hiện khi anh ta uống nước giải khát, ăn thức ăn nhiều đường hoặc carbohydrate (đường, tinh bột, chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau quả, các sản phẩm từ sữa).
Không uống rượu nhưng người đàn ông 46 tuổi liên tục rơi vào trạng thái say mèm.
Mỗi khi say, người đàn ông này có lối hành xử hung hăng, thậm chí đã bị cảnh sát bắt vì tội lái xe trong tình trạng say rượu. Có lần cảnh sát ghi nhận nồng độ cồn trong máu của anh ta cao gấp đôi mức cho phép dù anh khẳng định mình không uống rượu bia, tuy nhiên, không một ai tin.
Sau khi bị bắt, dì của người đàn ông vô tình đọc được một báo cáo về một bệnh nhân ở bang Ohio được điều trị với các triệu chứng tương tự. Họ đã tới phòng khám ở Ohio để tìm hiểu về chứng bệnh kỳ lạ.
Khi bác sĩ hỏi triệu chứng của người đàn ông 46 tuổi xuất hiện từ khi nào, anh trả lời mình bắt đầu bị say vô cớ sau khi dùng thuốc kháng sinh để điều trị chấn thương ngón tay cái vào năm 2011. Qua kiểm tra và phân tích kỹ càng, bác sĩ kết luận thuốc kháng sinh mà người đàn ông uống 6 năm trước dường như đã làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột, khiến anh mắc hội chứng tự sinh rượu (ABS) - các vi khuẩn trong ruột sẽ tự chuyển hóa carbohydrate thành rượu.
Hệ vi sinh đường ruột của người đàn ông đã bị thay đổi - Ảnh minh họa
Dù được điều trị chống nấm và có chế độ ăn không carbohydrate, các triệu chứng "say rượu" của anh vẫn không giảm. Người đàn ông thậm chí còn đến gặp tất cả các bác sĩ từ nội khoa, tâm lý, thần kinh, tiêu hóa,... để tìm cách chữa trị dứt điểm hội chứng này.
Thậm chí có lần, hội chứng ABS cò khiến nồng cộ cồn trong máu anh tăng lên tới 0,4% - mức độ có thể gây tử vong. Sau đó, người đàn ông đến New York điều trị, tại đây các bác sĩ đã cho anh dùng thuốc kháng sinh và theo dõi trong 2 tháng.
Quá trình trị liệu thành công, người đàn ông tuy không khỏi hoàn toàn nhưng đã có thể ăn những thực phẩm chứa carbohydrate ở mức độ vừa phải.
An An (Dịch theo Live Sience)
Người phụ nữ suýt mất mạng vì ăn quả hồng giòn
Sau khi ăn quả hồng giòn, bà P. bất ngờ bị xuất huyết dạ dày, đi cầu phân đen và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu.
70% người dùng Facebook đang trong các mối quan hệ công khai việc "đang hẹn hò", "đã đính hôn", "đã kết hôn" trong phần tiểu sử. Ảnh: Nathan Dumlao/unsplash.
Thứ hai, một số người công khai hình ảnh người yêu/bạn đời trên mạng vì muốn bảo vệ mối quan hệ của mình khỏi rủi ro từ người thứ ba.
Cuối cùng, làm nổi bật chuyện tình yêu, hôn nhân hạnh phúc trên mạng xã hội giúp một số người cảm thấy được "nâng cao lòng tự trọng".
Theo một cuộc khảo sát từ tổ chức Relate, hơn một nửa Millennials (thế hệ Y, sinh năm 1981-1996) cảm thấy mối quan hệ được miêu tả trên mạng xã hội hạnh phúc hơn so với thực tế. 42% sử dụng mạng xã hội để tạo ấn tượng về một "mối quan hệ hoàn hảo", trong khi ngoài đời không giống như vậy.
"Nhưng có vẻ như chúng ta đều đang cảm thấy mệt mỏi với kiểu tô hồng tình yêu này. Đại đa số người Anh (92%) cảm thấy tốt hơn nếu mọi người cởi mở với nhau về các vấn đề trong mối quan hệ của họ", Relate cho biết.
51% Millennials cảm thấy mối quan hệ được miêu tả trên mạng xã hội hạnh phúc hơn so với thực tế. Ảnh: Scott Broome/unsplash.
Các vấn đề trong hôn nhân có thể nảy sinh nếu các cặp vợ chồng đang tìm kiếm sự thừa nhận từ người khác. Thay vì tập trung chú ý vào nhau, họ có thể chỉ cảm thấy hạnh phúc nếu những người khác nhìn thấy bức ảnh cuộc sống gia đình hoàn hảo của mình trên mạng xã hội.
Không chỉ vậy, điều này có thể trở thành một vòng lặp. Mọi người muốn người khác ghen tị với cuộc sống của họ, trong khi liên tục nhìn vào bài viết của người khác và cố gắng cạnh tranh.
Trong một bài báo trên Business Insider, nhà trị liệu tâm lý Allison Abrams cho biết chỉ có con người mới so sánh mình với người khác và mạng xã hội là phương tiện hoàn hảo để làm điều này ở mức độ khốc liệt hơn.
"Cuộc sống của những người khác ở ngay trên màn hình điện thoại mà chúng tôi xem mỗi ngày. Hầu như không ai đăng những bức ảnh kém hấp dẫn hoặc những khoảnh khắc kém vui mà tất cả chúng ta đều phải trải qua trong cuộc sống thường ngày", Abrams nói.
Cách công khai chuyện ly hôn
Khi cố gắng tô hồng tình yêu trên mạng xã hội, mọi người thường có xu hướng tránh đề cập đến chuyện chia tay, ly hôn, những điều bị coi là cái kết buồn, bi kịch.
Thế nhưng, trong trường hợp là người nổi tiếng, công chúng luôn tò mò và đòi hỏi biết về mọi thứ. Nếu các ngôi sao từng chia sẻ ảnh hẹn hò, cầu hôn, đính ước, đám cưới, chào đón con đầu lòng, cuộc sống gia đình hạnh phúc, họ có thể bị chỉ trích nếu cố tình che giấu chuyện ly dị.
Trước đây, việc chia tay của người nổi tiếng thường gắn liền với những ồn ào, lùm xùm đời tư, tranh cãi xem ai đúng, ai sai, đâu là kẻ phá hoại hạnh phúc.
Tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng ly hôn đã hoàn toàn thay đổi. Nhiều người cho rằng chia tay không phải là thất bại cũng không phải là điều gì đó khó tha thứ, mà đó là thực tế cuộc sống. Các ngôi sao bắt đầu thông báo chấm dứt cuộc sống hôn nhân mà không còn ngần ngại hay xấu hổ, theo The Washington Post.
Năm 2014, khái niệm "ly hôn thân thiện" được biết đến rộng rãi sau tuyên bố chia tay của nữ diễn viên Gwyneth Paltrow và Chris Martin, trưởng nhóm Coldplay.
Gwyneth Paltrow và Chris Martin tham dự một buổi dạ tiệc chưa đầy 3 tháng trước khi chia tay vào năm 2014. Ảnh: Colin Young-Wolff/Invision/AP.
Ly hôn thân thiện là cách chia tay ít ồn ào, không cần phân định người đúng, người sai. Sau khi đường ai nấy đi, mọi người vẫn dành sự tôn trọng, lời tốt đẹp để nói về vợ/chồng cũ.
Đầu năm nay, diễn viên Jason Momoa và Lisa Bonet cũng đã chọn cách chia tay như vậy sau 5 năm chung sống và 16 năm bên nhau.
"Chúng tôi đang chia rẽ trong hôn nhân. Tôi chia sẻ thông tin này không phải vì nó cần được lan truyền mà muốn sống một cách đường hoàng và trung thực. Tình yêu của chúng tôi vẫn vẹn nguyên. Chúng tôi trả tự do cho nhau để mỗi người được trở thành phiên bản mà mình đang muốn hướng tới", cả hai cùng chia sẻ trên trang cá nhân.
Sharon Marcus, tác giả cuốn sách The Drama of Celebrity, cho rằng ly hôn luôn là một điểm sáng để suy nghĩ về ý nghĩa của hôn nhân và nó đang trở nên ngày càng ít ồn ào hơn, trừ những trường hợp đặc biệt. Cô gọi đây là "sự tiến hóa" của chia tay.
"Chúng ta đã bắt đầu làm cho việc ly hôn trở nên bớt kiêng kỵ và xấu xí hơn. Mọi người ít nhìn nhận 'đây là một sự thất bại' hơn. Tuyên bố chung trên mạng xã hội theo cách thân thiện là một phần của xu hướng văn hóa đó", Marcus nói.
(Theo Zing)
Bạn dùng mạng xã hội ‘ô nhiễm’ đến đâu?
Bạn có thể tính toán lượng phát thải carbon khi sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok mỗi ngày.
" width="175" height="115" alt="Áp lực phải công khai tỏ tình, ly hôn trên mạng xã hội" />
Áp lực phải công khai tỏ tình, ly hôn trên mạng xã hội
Cuộc đua giành dữ liệu đã diễn ra, đứng đầu là các tập đoàn dữ liệu khổng lồ như Google, Facebook, Baidu và Tencent. Cho đến nay, phần lớn những người khổng lồ này đã áp dụng mô hình kinh doanh “kẻ buôn sự chú ý”. Họ nắm lấy sự chú ý của chúng ta bằng cách cung cấp cho chúng ta các thông tin, dịch vụ và giải trí miễn phí, rồi họ bán lại sự chú ý của chúng ta cho những nhà quảng cáo.
Thế nhưng những người khổng lồ thông tin này có lẽ đang nhắm tới mục tiêu cao hơn bất kỳ kẻ buôn sự chú ý nào trước đó. Cuộc kinh doanh thật sự của họ không phải là để bán quảng cáo đâu. Sự thật là bằng cách nắm lấy sự chú ý của chúng ta, họ đã thu thập được một lượng thông tin khổng lồ về chúng ta, thứ giá trị hơn bất kỳ doanh thu quảng cáo nào. Chúng ta không phải là khách hàng của họ, chúng ta là sản phẩm của họ.
Về trung hạn, việc tích lũy dữ liệu này mở ra một con đường dẫn đến một mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt mà các nạn nhân đầu tiên chính là ngành công nghiệp quảng cáo. Mô hình mới dựa vào việc chuyển quyền hạn từ con người sang các thuật toán, bao gồm quyền lựa chọn và mua sắm. Một khi các thuật toán lựa chọn và mua sắm cho chúng ta, ngành quảng cáo truyền thống sẽ sụp đổ.
Thử lấy Google làm ví dụ. Google muốn đạt đến điểm là chúng ta có thể hỏi nó bất cứ thứ gì và có được câu trả lời tốt nhất trên thế giới. Điều gì sẽ xảy ra khi ta có thể nói với Google: “Chào Google. Dựa trên tất cả những gì bạn biết về xe hơi, và dựa trên tất cả những gì bạn biết về tôi (bao gồm nhu cầu, thói quen, quan điểm của tôi về sự nóng lên toàn cầu, cả ý kiến của tôi về chính trị Trung Đông nữa), đâu là chiếc xe tốt nhất dành cho tôi?”. Nếu Google có thể đưa cho ta một câu trả lời tốt cho câu hỏi đó, và nếu chúng ta học được bằng kinh nghiệm là nên tin vào trí khôn của Google hơn là các cảm giác dễ bị thao túng của chính mình, thì những quảng cáo xe hơi còn dùng làm gì nữa?
Về dài hạn hơn, bằng cách gom đủ dữ liệu và đủ khả năng tính toán, các tập đoàn dữ liệu khổng lồ có thể bẻ khóa những bí mật sâu kín của sự sống rồi sử dụng kiến thức này không chỉ để lựa chọn cho chúng ta hay điều khiển chúng ta, mà còn để tái thiết kế sự sống hữu cơ và tạo ra các dạng sống vô cơ nữa. Bán quảng cáo có thể là cần thiết để duy trì những người khổng lồ trong ngắn hạn, nhưng các công ty công nghệ thường định giá các ứng dụng, sản phẩm và các công ty khác theo lượng dữ liệu mà chúng “thu hoạch” được chứ không phải số tiền mà chúng làm ra. Một ứng dụng được ưa thích có thể thiếu mô hình kinh doanh và thậm chí lỗ trong ngắn hạn, nhưng miễn là nó hút được dữ liệu nó có thể đáng giá hàng tỷ đô.
Ngay cả khi bạn không biết làm thế nào để dữ liệu làm ra tiền ngày hôm nay, vẫn đáng để sở hữu dữ liệu bởi nó có thể nắm chìa khóa dẫn đến kiểm soát và định hình cuộc sống trong tương lai. Tôi không biết chắc những gã khổng lồ thông tin có thực sự nghĩ về dữ liệu theo cách đó, nhưng hành động của họ cho thấy họ xem việc tích lũy dữ liệu có giá trị vượt xa những đồng đô la thuần túy.
Những người bình thường sẽ thấy rất khó cưỡng lại quá trình này. Hiện tại, con người đang vui vẻ cho đi tài sản giá trị nhất của họ, dữ liệu cá nhân, để đổi lấy dịch vụ thư điện tử miễn phí và các video hài hước về mèo. Điều này hơi giống những bộ lạc châu Phi và thổ dân châu Mỹ khờ khạo bán cả đất nước cho những đế quốc châu Âu để đổi lấy những hạt cườm lòe loẹt và mớ trang sức rẻ tiền. Nếu sau này người bình thường quyết định thử ngăn dòng chảy dữ liệu, họ sẽ thấy việc đó càng lúc càng khó khăn, đặc biệt là khi họ đã lệ thuộc vào mạng lưới để ra tất cả quyết định của mình, thậm chí cho chăm sóc sức khỏe và sự sinh tồn vật lý của họ nữa.
Con người và máy móc có thể hợp nhất với nhau trọn vẹn đến mức con người sẽ không thể sống sót nếu bị ngắt mạng. Hai bên sẽ kết nối với nhau từ trong bào thai và nếu sau đó bạn chọn ngắt kết nối, các hãng bảo hiểm có thể từ chối bảo hiểm cho bạn, các nhà tuyển dụng từ chối tuyển bạn và các dịch vụ y tế sẽ từ chối chăm sóc bạn. Trong cuộc chiến lớn giữa sức khỏe và quyền riêng tư, sức khỏe chắc chắn sẽ thắng tuyệt đối.
Khi ngày càng nhiều dữ liệu chảy từ cơ thể và não bộ của bạn qua các cảm biến sinh trắc sang các cỗ máy thông minh, các tập đoàn và tổ chức chính phủ sẽ ngày càng dễ dàng hiểu bạn, điều khiển bạn và ra quyết định thay cho bạn. Quan trọng hơn, họ có thể giải mã những cơ chế sâu bên trong mọi cơ thể và bộ não, từ đó đạt được quyền năng tái thiết kế sự sống.
Nếu ta muốn ngăn chặn một nhóm tinh hoa nhỏ khỏi độc chiếm những quyền năng như Thượng đế như vậy, và nếu ta muốn ngăn loài người phân tách thành các giai tầng sinh học khác nhau, câu hỏi mấu chốt là: ai sở hữu dữ liệu? Liệu các dữ liệu về ADN, bộ não và cuộc sống của tôi thuộc về tôi, về chính phủ, về một tập đoàn hay thuộc về toàn thể nhân loại?
Yêu cầu các chính phủ quốc hữu hóa dữ liệu có lẽ sẽ giảm bớt quyền lực của các tập đoàn lớn, nhưng nó có thể dẫn đến các nền độc tài số đáng sợ. Các chính trị gia hơi giống các nhạc công và nhạc cụ mà họ chơi là hệ thống cảm xúc và sinh hóa của con người. Họ đọc một bài diễn văn và một làn sóng sợ hãi dâng lên trong nước. Họ đăng một dòng tweet và một cuộc hận thù bùng nổ. Tôi không nghĩ chúng ta nên đưa cho những nhạc công này chơi một nhạc cụ phức tạp hơn.
Một khi các chính trị gia có thể trực tiếp kích thích các cảm xúc mạnh mẽ của chúng ta, tạo ra tùy ý nỗi lo lắng, thù hằn, niềm vui và sự nhàm chán, chính trị sẽ trở thành một rạp xiếc cảm xúc đơn thuần. Chúng ta lo sợ quyền lực của các tập đoàn lớn bao nhiêu thì lịch sử cũng gợi ý là chúng không chắc sẽ khá khẩm hơn dưới tay các chính phủ quá quyền lực. Sau vụ tháng Ba năm 2018, tôi vẫn thà đưa dữ liệu của mình cho Mark Zuckerberg còn hơn cho Vladimir Putin (mặc dù vụ bê bối Cambridge Analytica tiết lộ rằng có lẽ chẳng có sự lựa chọn gì ở đây vì bất cứ dữ liệu nào được giao phó cho Zuckerberg vẫn có thể dễ dàng tìm đường tới Putin).
Việc sở hữu cá nhân các dữ liệu của bản thân nghe có vẻ hấp dẫn hơn các lựa chọn kia, nhưng điều đó thật sự có nghĩa là gì thì lại không rõ ràng. Chúng ta có đã hàng ngàn năm kinh nghiệm về kiểm soát sở hữu đất đai. Chúng ta biết cách xây hàng rào xung quanh một cánh đồng, đặt lính gác ở cửa và kiểm soát ai đi vào.
Trong hai thế kỷ vừa qua, chúng ta đã trở nên cực kỳ thành thạo trong việc kiểm soát sở hữu công nghiệp; do đó, ngày nay tôi có thể sở hữu một phần General Motors và một ít Toyota bằng cách mua cổ phiếu của họ. Nhưng chúng ta không có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát sở hữu dữ liệu; nó vốn là một nhiệm vụ khó hơn rất nhiều vì không như đất đai và máy móc, dữ liệu có ở khắp nơi và cùng lúc chẳng có ở đâu cả, nó có thể di chuyển với tốc độ ánh sáng và bạn có thể tạo bao nhiêu bản sao cũng được.
Thế nên ta nên kêu gọi luật sư, chính trị gia, triết gia và ngay cả các nhà thơ hướng sự chú ý của họ về câu hỏi hóc búa này: làm thế nào kiểm soát được sở hữu dữ liệu? Đây có thể là câu hỏi chính trị quan trọng nhất trong kỷ nguyên chúng ta. Nếu ta không thể sớm trả lời câu hỏi này, hệ thống chính trị xã hội của chúng ta có thể sụp đổ. Con người đang cảm nhận được cơn địa chấn đang đến. Có lẽ đây là lý do vì sao công dân ở khắp nơi trên thế giới đang dần mất niềm tin vào câu chuyện tự do mà mới một thập kỷ trước còn tỏ ra không thể cưỡng lại.
Thế thì từ đây, ta có thể đi tiếp như thế nào và làm sao chúng ta đối mặt được với những thử thách kinh khủng của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sinh học? Có lẽ chính những nhà khoa học và doanh nhân đã làm thế giới chia cắt từ đầu có thể nghĩ ra một giải pháp kỹ thuật nào đó. Chẳng hạn, liệu các thuật toán được kết nối có thể bắc giàn cho một cộng đồng người toàn cầu sẽ sở hữu tập thể toàn bộ dữ liệu và giám sát sự phát triển tương lai của sự sống không? Khi bất bình đẳng toàn cầu dâng cao và các căng thẳng xã hội gia tăng khắp thế giới, có lẽ Mark Zuckerberg sẽ kêu gọi hai tỷ bạn bè của mình sát cánh và cùng nhau làm gì đó.
Trích sách 21 bài học cho thế kỷ 21
" width="175" height="115" alt="'21 bài học cho thế kỷ 21': Ai sở hữu dữ liệu?" />
BĐS cao nguyên đang góp phần dẫn dắt phân khúc nghỉ dưỡng second-home
Theo đó, nhà đầu tư cũng ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm đầu tư. Khi dòng tiền tài chính không còn mở rộng như trước, một dự án nghỉ dưỡng “hợp thời” cần phải thoả mãn 3 tiêu chí: vị trí, giá cả và pháp lý an toàn để thu hút nhà đầu tư. Đây là 3 yếu tố then chốt định hình nên “chất lượng” của một dự án BĐS
Giữa thời buổi “thời gian là vàng”, khách hàng có xu hướng sở hữu BĐS có vị trí tốt, không quá xa TP.HCM, kết nối giao thông hoàn chỉnh để thuận tiện trong việc di chuyển. Đồng thời, mức giá không quá cao để đảm bảo khả năng xoay vòng tài chính và cơ hội gia tăng lợi nhuận. Hơn thế nữa, dự án nếu có được pháp lý an toàn sẽ trở thành “kim bài” mang đến thành công trong tương lai.
Có thể nói, giữa thị trường BĐS nghỉ dưỡng khu vực phía Nam, không nhiều khu vực thoả mãn những tiêu chí trên. Và Bảo Lộc được đánh giá là thị trường cao nguyên hiếm hoi hội tụ được mọi yếu tố nổi bật của một công thức đầu tư BĐS nghỉ dưỡng hiện nay.
“Chọn mặt gửi vàng” BĐS Bảo Lộc
Cùng với Đà Lạt, Bảo Lộc nổi danh là thành phố du lịch với khí hậu mát mẻ quanh năm cùng nhiều thắng cảnh nổi tiếng thu hút du khách như đồi trà Tâm Châu, Thác Dambri, Chùa Linh Quy Pháp Ấn... Vài năm trở lại đây, thành phố trẻ nổi lên là một điểm đến mới của BĐS nghỉ dưỡng với sự góp mặt của nhiều “đại gia” như Vingroup, Novaland, Sungroup, Him Lam, Hưng Thịnh, T&T Group...
Bảo Lộc chỉ cách TP.HCM gần 193km với hơn 3 tiếng xe chạy. Lợi thế khoảng cách còn được nâng tầm với hàng loạt dự án giao thông trọng điểm như cao tốc TP.HCM - Dầu Giây - Liên Khương - “trục con thoi” giữa TP.HCM và Tây Nguyên; cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc; cao tốc Liên Khương - Prenn (Đà Lạt), đi qua các huyện Tân Phú (Đồng Nai), Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm, sân bay Lộc Phát với quy mô 50-100ha đang được khẩn trương hoàn thiện thiết kế. Những dự án này không chỉ rút ngắn khoảng cách từ TP.HCM đến Bảo Lộc mà còn có vị trí chiến lược góp phần thúc đẩy thông thương giữa khu vực Tây Nguyên.
Bảo Lộc với sự phát triển kinh tế - hạ tầng - dân trí trở thành điểm đến tiềm năng của BĐS nghỉ dưỡng
Sức hút của Bảo Lộc không chỉ đến ở vị trí thuận lợi mà còn xuất phát từ mức giá “hấp dẫn” bậc nhất trên thị trường hiện nay. Nếu như giá đất Đà Lạt đã bắt đầu bước vào giai đoạn bão hoà với mức giá “chạm đỉnh” thì Bảo Lộc chỉ đang trong thời kỳ “khai phá”.
Theo đồ án quy hoạch chung TP Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040, không gian đô thị sẽ mở rộng rộng lên hơn 597 km2, bao gồm các xã Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Tân Lạc và Lộc Nam (huyện Bảo Lâm). Cùng với đó là mức giá đất khá mềm, chỉ dao động từ 13-20 triệu/m2 tại khu vực trung tâm. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể dễ dàng sở hữu một sản phẩm nghĩ dưỡng với mức giá tốt và cơ hội gia tăng lợi nhuận cao.
Các chuyên gia nhận định, Bảo Lộc đang đứng trước thời cơ phát triển vượt bậc và mở ra cơ hội cho những nhà đầu tư thông minh đang tìm kiếm thị trường BĐS nghỉ dưỡng lý tưởng để gia tăng giá trị đầu tư.
Lệ Thanh
" alt="Những yếu tố giúp đảm bảo thành công khi đầu tư BĐS nghỉ dưỡng" width="90" height="59"/>
Năm 2017, siêu xe Ferrari 488 GTB đã được anh H. trực tiếp đặt mua chính hãng khi đang sống ở Mỹ. Xe được bảo hành 3 năm và bảo dưỡng miễn phí 7 năm trên toàn cầu. Chi phí mua xe là 23 tỷ đồng do cá nhân hoá. Năm 2019, khi Ferrari vào Việt Nam, xe của anh H. đã nằm trong danh sách các khách hàng chính hãng được chăm sóc bằng dịch vụ bảo hành bảo dưỡng.
Ngày 9/7/2022, siêu xe Ferrari 488 GTB của anh H. gặp sự cố đứt dây cu-roa và được giám đốc bán hàng của Ferrari Việt Nam hướng dẫn đưa xe về xưởng Volvo Hà Nội để anh Đoàn Xuân Trường, Giám đốc xưởng dịch vụ tại đây sửa chữa.
Ngày 21/7, kỹ thuật viên Phạm Văn Doanh (Volvo Hà Nội) lái thử theo đề nghị của kỹ sư Trường. Xe mất lái đâm vào gốc cây khiến xe hư hỏng nặng.
Đến nay, vụ việc đang có sự tranh cãi căng thẳng giữa chủ xe và 2 công ty Volvo Hà Nội và Ferrari Việt Nam. Cả hai công ty đều đưa ra thông tin "không nhận giao dịch sửa xe của anh H". Phía Ferrari Việt Nam cho biết, công ty chỉ bán phụ tùng dây cu-roa. Phía Volvo Hà Nội khẳng định, việc sửa xe là giao kết cá nhân giữa kỹ sư Đoàn Xuân Trường với Ferrari Việt Nam và chủ xe.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!