Xem video:
Đoạn clip ghi lại tình huống va chạm. Video: Nguyễn Minh Sơn
"Ngay lúc đó tôi vuợt lên định báo thì đằng sau có một xe taxi bấm còi liên tục xin vượt. Tuy nhiên, cùng đó, có vài nguời đi xe máy đã vượt lên báo cho tài xế xe cứu hộ nên lúc này, chiếc xe mới dừng lại", anh Sơn thuật lại.
Theo đoạn clip do camera hành trình ghi được, chiếc xe cứu hộ màu trắng kéo theo xe đầu kéo di chuyển ở giữa đường Phạm Hùng (con đường được đánh giá khá rộng với 3 làn xe chạy). Cú va chạm xảy ra với xe máy khi hai xe ở khá sát nhau nên và cô gái rơi vào điểm mù lớn trên chiếc xe tải.
Rất may mắn, cô gái vô tình lọt vào khoảng trống lớn giữa hai bánh xe nên thoát chết.
Đã có nhiều trường hợp tai nạn xảy ra khi người đi xe máy bị xe tải, xe container cuốn vào gầm xe trong thời gian qua. Do tải trọng và kích thước của hai phương tiện này chênh lệch nhau rất lớn nên thường xảy ra thương vong nghiêm trọng. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao ý thức của các tài xế xe tải khi di chuyển trong đô thị thì người đi xe máy cũng nên nhận biết rõ các điểm mù quanh xe tải để tránh rủi ro.
Đình Quý (Video: Nguyễn Minh Sơn)
Bạn đã từng chứng kiến những tình huống va chạm giao thông đáng cảnh báo? Hãy chia sẻ video từ camera hành trình về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tình huống giao thông vừa diễn ra mới đây được bạn đọc Nguyễn Trung Kiên ghi lại cho thấy khả năng phản ứng siêu nhanh của "Ninja" tại đê Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội).
" alt=""/>Cô gái đi xe máy sang đường ngã cuốn vào gầm xe đầu kéoTheo báo cáo của Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam Lưu Vũ Hải, nhân sự của Viện đa số có trình độ đại học trở lên, được đào tạo cơ bản, nhiệt huyết. Năng lực của các cán bộ, nhân viên của Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam, theo đánh giá của Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng là không thua kém so với người lao động các đơn vị khác trong khối công nghệ số của Bộ.
Dù vậy, qua nhiều năm Viện chưa khởi sắc, chưa có hướng đi, chưa có lãnh đạo phù hợp và cũng chưa có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Bộ, ngành.
Chức năng và nhiệm vụ, hoạt động của Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam, nếu duy trì như hiện tại cũng sẽ có mâu thuẫn, chồng chéo với một số đơn vị khác của Bộ như: Viện Chiến lược TT&TT, Cục Chuyển đổi số quốc gia, Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ rõ việc đầu tiên phải làm là phân vai cho rõ, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót.
Nghĩ ngược lại và làm khác đi để trở thành đơn vị xuất sắc
Nhấn mạnh định hướng phát triển cho Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam trong ngắn hạn, trung hạn cũng như dài hạn là việc cần đặc biệt chú trọng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất phương án Viện chuyển hẳn sang làm công việc mới.
Chỉ rõ cái mới hiện nay là chuyển đổi số, người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, nghĩ ngược lại và làm khác đi là việc Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam rất cần lúc này.
Bộ trưởng đề nghị Viện đừng sợ cái mới. Làm cái mới, khả năng để Viện trở thành xuất sắc. “Cái mới dễ ở chỗ, Viện sẽ phải dùng người ngoài nhiều hơn, và vì thế tổ chức của Viện sẽ gọn, nhẹ hơn và thực hiện nhanh hơn... Cái mới còn dễ ở chỗ vì không biết nên tính học hỏi cao hơn. Sức mạnh của tổ chức là học hỏi. Cái mới mà mình không biết thì tính học hỏi rất cao. Và cũng vì không biết, không có mà chúng ta sẽ phải đi ra ngoài để tìm, để biết ai tốt nhất cái gì rồi mang về. Người giỏi nhất bây giờ là người biết ai giỏi nhất cái gì. Cho nên, Viện sẽ có chỗ đứng tốt, thậm chí rất tốt, siêu tốt nếu làm cái mới”,Bộ trưởng nhấn mạnh.
Viện có thể chọn làm tư vấn, mang tri thức xuất sắc về chuyển đổi số đến các bộ, ngành, địa phương – những nơi cần đến các tri thức này và tạo ra giá trị.
Nhiều tri thức xuất sắc về chuyển đổi số đang ở Bộ TT&TT, song hiện chưa có ai mang đến các địa phương, đến các tổ chức để biến thành giá trị. Theo Bộ trưởng, việc của Viện sẽ là tổng hợp các tri thức xuất sắc của Bộ về chuyển đổi số, đi các địa phương, các tổ chức để tư vấn cái phù hợp và gọi tên đúng doanh nghiệp triển khai, tập trung vào giải các nỗi đau của địa phương.
Trong các tư vấn, 2 việc Viện cần làm thêm là tính toán để giá trị tạo ra lớn hơn chi phí bỏ ra của các địa phương; và biết giá dịch vụ của các doanh nghiệp để không xảy ra tình trạng đẩy giá lên cao gây tai nạn cho các địa phương, tổ chức.
“Mục tiêu là không phải là tạo ra tri thức xuất sắc mà là đưa được tri thức xuất sắc đến được với người cuối cùng cần nó và tạo ra giá trị”, Bộ trưởng lưu ý.
Trao đổi tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Thành Phúc, Viện trưởng Viện Chiến lược TT&TT cho rằng, việc chuyển hẳn sang làm cái mới sẽ tạo ra sự khác biệt, đưa Viện trở thành một đơn vị hoàn toàn mới so với trước.
Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính Nguyễn Minh Sơn, Viện cũng nên đầu tư nghiên cứu kỹ về chuyển đổi số cho các ngành, lĩnh vực. Có thể chọn một số ngành, lĩnh vực chủ chốt để nghiên cứu sâu, tổng hợp các tri thức xuất sắc để có tư vấn cho các bộ, ngành.
Từ những gợi mở, những trao đổi tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh 2 việc đặc biệt quan trọng thuộc trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị đó là: xác định đường hướng, làm gì trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và xây dựng tổ chức – bộ máy, quy trình, con người để thực thi các nhiệm vụ.
Nguồn tin của Reuterscho biết, Mỹ đang thiết lập chính sách cấm vận mới đối với Huawei bên cạnh công nghệ 5G, bao gồm cả 4G, Wifi 6 và 7, trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây và các mặt hàng hiệu năng cao khác.
Động thái này phản ánh việc chính quyền Tổng thống Biden thắt chặt chính sách với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc trong năm qua. Giấy phép cho chip 4G, không được sử dụng cho 5G, dự kiến được phê duyệt cũng đã bị từ chối. Vào giai đoạn chuyển giao từ Tổng thống Trump sang J.Biden, Mỹ vẫn cấp phép các hạng mục dành riêng cho ứng dụng 4G.
Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen thương mại từ năm 2019, hạn chế hầu hết các nhà cung cấp Mỹ vận chuyển hàng hoá và công nghệ cho công ty này trừ khi họ có giấy phép. Sau đó, các quan chức tiếp tục thắt chặt biện pháp kiểm soát nhằm chặn đứt khả năng mua lại hoặc thiết kế chip bán dẫn - trái tim trong hầu hết sản phẩm mà công ty này sản xuất.
Vào tháng 12, Huawei cho biết, tổng doanh thu đạt khoảng 91,53 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2021, thời điểm các lệnh trừng phạt cua Mỹ khiến doanh số bán hàng của họ giảm gần 1/3.
Thế Vinh(Theo Reuters)
![]() |
Cổng Trường Tiểu học Hộ Độ |
Thầy trò nhà trường luôn học tập, giảng dạy trong tình trạng lo sợ gạch vữa rơi trúng đầu, vì trần bong tróc từng mảng lớn, hệ thống cột chịu lực nứt nẻ, không đảm bảo an toàn.
Chị N.T.T.A., một phụ huynh lớp 3, lo ngại: “Mỗi sáng tôi đưa con đến lớp rồi đi làm, chiều tối mới đón về được, nhưng ngày nào tôi cũng mang tâm trạng lo con gặp nạn tại trường vì lớp học quá xuống cấp”.
![]() |
Trưởng Tiểu học Hộ Độ đạt chuẩn mức 2 nhưng nhiều phòng học đã xuống cấp trầm trọng |
![]() |
Hệ thống dây điện rườm rà treo trên đầu học sinh |
![]() |
Mỗi lớp lắp 1 hộp điện sơ sài, rất nguy hiểm |
Mặc dù các phòng học xuống cấp nhưng nhà trường vẫn phải sử dụng. Ngoài ra, trường còn phải mượn thêm phòng thư viện, phòng tin học, văn phòng… mới đủ chỗ cho học sinh.
Đặc biệt, nguy hiểm hơn là hệ thống điện ở các lớp học, dọc hành lang rất sơ sài, đe dọa đến tính mạng của học sinh trong trường.
![]() |
Cột xi măng chịu lực bong toác, nứt nẻ đáng lo ngại |
![]() |
Trần nhà bong tróc ở dãy hành lang |
![]() |
Những tấm gạch sau một năm gia cố lại, chạm nhẹ tay đã bong toác |
Ông Lê Đức Dũng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hộ Độ, cho biết trường xây dựng đã lâu. Hơn nữa, khi hỏng hóc phải gia cố, sửa sang lại thì thiếu sự giám sát chặt chẽ của cấp quản lý.
“Tôi mới về giữ nhiệm vụ tại đây. Hiện không còn phòng cho học sinh học. Các em phải học trong các lớp học xuống cấp, hệ thống điện sơ sài khiến tôi thật sự lo lắng”, ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, hiện dãy nhà 12 lớp học hỏng hóc nghiêm trọng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
![]() |
Gạch nền bong tróc lỗ chỗ |
![]() |
Gạch vỡ ở khu vực bảng viết |
![]() |
Trường học đạt chuẩn nhưng có thể đổ sập bất cứ khi nào |
Hiện trường đã gửi tờ trình lên địa phương xin hỗ trợ xây lại lớp học nhưng vẫn chưa được đáp ứng vì lý do kinh phí.
“Tôi đã gửi tờ trình xin hỗ trợ xây dựng lại lớp học. Vừa rồi có một đơn vị tư vấn về để kiểm tra, cho 1,5 tỷ đồng để sửa lại phần lớp học bị hư hỏng nhưng tôi nói thẳng rằng dãy nhà này buộc phải xây dựng lại chứ xuống cấp quá, tu sửa không ổn, sợ đổ ập xuống bất cứ lúc nào. Sửa năm này sang năm nó lại hỏng thì sửa để làm gì”, Hiệu trưởng nhà trường nói.
Thiện Lương
Những trường mầm non khiến người xem ngỡ ngàng về hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, khang trang đang mọc nhiều dần lên ở các vùng thôn quê, miền núi.
" alt=""/>Vừa học vừa lo gạch rơi trúng đầu, thầy trò trường chuẩn kêu cứu