Soi kèo phạt góc Napoli vs Barca, 03h00 ngày 22/2
相关文章
- 、
-
Xe Hyundai bán chạy, người Việt ngày càng chuộng xe HànHyundai Accent đang là mẫu xe thành công nhất của Hyundai ở thời điểm hiện tại
Sở hữu những mẫu xe ăn khách trong phân khúc phổ thông, Hyundai nhanh chóng vươn lên tại thị trường tại thị trường Việt Nam với doanh số bán hàng vượt qua Toyota và Thaco, hai đối thủ lớn từng thống trị thị trường Việt Nam trong một thời gian dài.
Theo báo cáo doanh số của Hyundai Thành Công, tổng doanh số bán ra trong tháng 2 của doanh nghiệp này đạt 3.924 xe. Trong đó, lượng xe du lịch bán ra đạt 3.560 xe. Doanh số này giảm mạnh so với tháng trước đó do trùng với tháng nghỉ Tết Nguyên đán. Dù vậy, với lượng xe bán ra này, Hyundai Thành Công vẫn là hãng bán ra nhiều xe nhất tại thị trường Việt Nam. Con số tương ứng của Toyota là 2.300 xe và Thaco đạt 3.450 xe.
Cộng dồn 2 tháng đầu năm 2019, Hyundai Thành Công đã bán ra tổng số 10.731 xe, một khởi đầu năm 2019 thành công của Hyundai tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, Toyota bán ra tổng cộng 7.599 xe còn Thaco bán ra tổng 12.725 xe và là doanh nghiệp nắm giữ thị phần lớn nhất trong VAMA.
"> -
Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận 50 chiếc TV mới, màn hình 43 inch trị giá hơn nửa tỷ đồng từ Samsung Vina, nhằm phục vụ hàng nghìn bệnh nhân và người nhà phục vụ nhu cầu giải trí Tết Kỷ Hợi 2019. Tổng cộng sẽ có 200 chiếc TV 43 inch thuộc chương trình "Thấy Tết lớn, Mừng Tết lớn", được hãng trao tặng cho 4 bệnh viện lớn trước thềm năm mới. Lắp đặt 200 smart tivi phục vụ bệnh nhân đón TếtNhững chiếc TV Samsung được lắp đặt ngay ngắn trong phòng bệnh phục vụ nhu cầu giải trí của bệnh nhân trong dịp Tết Theo các y bác sĩ, những bệnh nhân không may phải ăn Tết trong bệnh viện vốn đã rất buồn và tủi thân. Vì vậy mọi người luôn cố gắng xem cùng nhau những chương trình Tết. Mọi năm từ bệnh nhân đến người nhà đều tụ tập ra sảnh để xem Táo Quân, pháo hoa, vui nhưng đêm lạnh, nhiều người ngồi lâu không thoải mái. Năm nay, các phòng bệnh đã có sẵn tivi trong phòng, bệnh nhân và người nhà có thể đắp chăn ấm đón giao thừa.
Các bệnh nhân cũng đã nhiệt tình theo dõi giải bóng đá Châu Á những ngày qua Nơi tiếp nhận nhiều ca nặng, điều trị dài ngày nhất bệnh viện phải kể đến Khoa Nội tiết - Đái tháo đường. Song khác với không khí u ám thường ngày, ai cũng nở nụ cười vui. Các bệnh nhân và người nhà hết mình cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam thi đấu Asian Cup 2019, bình luận lối chơi của từng cầu thủ, ca ngợi HLV Park Hang Seo, quên đi nỗi đau bên trong cơ thể và những đêm dài khó ngủ.
Tivi và điều khiển được đặt sẵn trong phòng, người bệnh và gia đình có nhiều lựa chọn nội dung giải trí trong thời gian điều trị bệnh Ngay khi có tivi, nhiều bệnh nhân tranh thủ xem phim hài Tết chọn lọc được tích hợp sẵn trong kho nội dung. Nhân viên kỹ thuật của Samsung cũng hướng dẫn họ sử dụng TV thông minh, kết nối wifi, xem Youtube miễn phí… Từ nay, bệnh nhân nội trú sẽ không còn cảm thấy buồn chán khi phải ở trong phòng bệnh nữa.
“Chúng tôi rất phấn khởi khi nhận được 50 chiếc TV, hơn nữa còn là TV thông minh với nhiều tính năng hiện đại. Toàn bộ số TV sẽ được phẩn bổ hợp lý cho các khoa bệnh, khoa nhiều nhất nhận được 4 chiếc”, đại diện bệnh viện cho biết.
Những niềm vui, nụ cười,… đến từ những bộ phim hài hay chương trình giải trí nói chung cũng là liều thuốc tinh thần hiệu quả giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.
Đại diện Samsung trao tặng 50 Smart TV đến Bệnh viện Bạch Mai Ông Nguyễn Minh Tâm - Giám đốc điều hành ngành hàng điện tử Nghe Nhìn của Samsung Vina trao bảng tượng trưng 50 TV trị giá 570 triệu đồng cho lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai. Ông cho biết thêm, Bệnh viện Ung Bướu (TP HCM) và Bệnh viện 108 (Hà Nội) sẽ là 2 điểm đến tiếp theo của chương trình "Thấy Tết lớn, Mừng Tết lớn" do hãng phát động nhằm lan tỏa niềm vui năm mới đến với các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Thu Hằng
"> -
Từ giữa tháng Chạp, Mai bắt đầu suốt ngày nài nỉ chồng: “Hay mình đi du lịch vào dịp tết, coi như đi nghỉ bù tuần trăng mật đi anh”. Lần đầu đón tết quê của nàng dâu phốNói ngược nói xuôi, từ nài nỉ đến dỗi hờn chồng Mai đều không đồng ý: “Đây là năm đầu tiên em ăn tết nhà chồng, phải về quê chứ em?”.
Mai sinh ra và lớn lên ở thành phố còn chồng Mai xuất thân từ một miền quê nghèo tỉnh lẻ. Hai người vừa cưới nhau hồi tháng Mười, đúng vào dịp gần cuối năm, công việc nhiều nên chưa thu xếp được thời gian để đi nghỉ tuần trăng mật. Chồng Mai nói, anh sẽ đưa cô đi nghỉ bù, nhưng vào dịp tết thì nhất định là phải về nhà.Thực ra Mai không thiết tha chuyện đi du lịch, chỉ là cô có chút e ngại khi phải về quê chồng vào dịp tết, dù là tết đầu tiên.
Mai là con một, từ nhỏ đã được bố mẹ nuông chiều, chỉ biết ăn, biết học và chơi. Cô chưa từng phải lo lắng chuyện bạc tiền, cũng không giỏi việc tề gia nội trợ. Mẹ Mai thường bảo “làm thân con gái chỉ sướng khi ở với mẹ cha”, vậy nên bà không cho Mai đụng tay làm việc gì.
Hôm cưới ở quê, Mai đã rất khó khăn khi phải nhớ tên nhớ mặt từng người. Trời ạ, họ hàng anh em gì mà đông, gặp ai cũng giới thiệu anh em, gặp ai cũng họ hàng thân thích. Mà người ở quê thì hay trách móc, họ câu nệ lễ nghĩa chứ không phóng khoáng như người thành phố. Quên một câu chào, nói một câu sai cũng bị bắt bẻ, đặc biệt là dâu mới.
Thứ nữa, Mai sợ mẹ chồng. Mẹ chồng cô qua lời kể của chồng là người phụ nữ yêu chồng thương con, đảm đang nhưng cũng nghiêm khắc vô cùng. Nhìn chồng cô cũng đủ biết anh đã được bà nuôi dạy vô cùng tử tế. Chính vì thế nên Mai càng sợ khi thấy mình quá khờ dại và vụng về.
Từ nhỏ đến lớn, mỗi khi tết đến xuân về là Mai lại chuẩn bị váy áo đi chơi, đi du xuân. Giờ đây phải đón tết ở một gia đình mới với vai trò nàng dâu khiến Mai có chút lo lắng và sợ hãi dù chồng cô hết lời động viên và giải tỏa tâm lý cho cô suốt những ngày qua.
Cuối cùng thì tết cũng về. Ngày hai vợ chồng lên đường về quê, mẹ cô dặn dò nhiều thứ. Mai có cảm giác như mẹ còn lo lắng hơn cả mình. Có lẽ mẹ Mai cũng xót cô con gái bà cưng như hoa như trứng năm đầu tiên làm dâu chắc sẽ nhiều khó khăn vất vả. Mẹ khóc và Mai cũng khóc.
Vừa về tới nhà, Mai đã được bố mẹ chồng đón bằng những lời hỏi han và một mâm cơm nóng hổi. Em gái chồng chạy ra kéo hộ va ly, còn mẹ chồng thì giục “hai đứa rửa mặt mũi chân tay mà vào ăn cơm kẻo đói”. Đây là lần thứ ba Mai về đây. Lần đầu tiên là lần về ra mắt, lần hai là ngày cưới, và lần này là về đón cái tết đầu tiên. Cảm giác xa lạ không còn nhưng cũng không quá thân thuộc.
Tết ở quê đúng là bận rộn chứ không nhẹ nhàng như ở phố. Ở phố, tết đến chỉ cần một ngày ra chợ, ra siêu thị là khuân cả cái tết về nhà, đủ hoa, đủ lễ, đủ giò chả, bánh chưng, kẹo mứt. Còn ở quê, cận tết vẫn là đi chợ từ sáng sớm để chọn những nguyên liệu ngon, là thịt, là đậu xanh để gói bánh gói giò.
Lần đầu tiên Mai biết bánh chưng gói bằng lá dong còn giò thì gói bằng lá chuối. Lần đầu tiên Mai trực tiếp được nhìn thấy quá trình một cái bánh chưng ra đời. Chồng Mai dạy vợ ngồi cắt lá dong để anh gói bánh.
Thi thoảng anh liếc nhìn vợ và bật cười vì vẻ cẩn thận đến chậm chạp của cô. Thỉnh thoảng nhà lại có khách, là các ông bà hàng xóm sang chơi hoặc hỏi mượn cái này cái nọ. Luôn tiện họ buông lời trêu chọc nàng dâu mới, lời lẽ suồng sã như đã quen biết từ lâu. Mai không biết nói gì, chỉ cười.
Bánh gói xong, mẹ chồng bỏ vào chiếc nồi nước lã thật to ngâm đến tối rồi bắt đầu đặt lên bếp củi. Đó là một buổi tối đầy ấm áp vui vầy khi mọi người ngồi bên nhau, bố chồng Mai kể về những ngày xa xưa thiếu thốn, mẹ chồng nhắc lại chuyện có tết chồng Mai cháy hết tóc vì vừa canh bếp lửa vừa lúi húi nướng hành. Cô em chồng ngồi cạnh chị dâu, thi thoảng lại vuốt vuốt mái tóc xoăn của chị rồi cười hóm hỉnh.
Mai từng nghĩ, lần đầu tiên ăn tết xa nhà chắc sẽ buồn và nhớ mẹ cha lắm. Nhưng sự bận rộn ấm áp ở gia đình chồng đem lại cho cô cảm xúc thật khó tả. Tối ba mươi, mẹ chồng bắt đầu nhào bột để làm bánh trôi. Bà bảo con dâu băm thịt băm hành để cuốn nem, không quên sai chồng cô làm thịt gà để cúng giao thừa.
Trong lúc ngồi cuốn nem, Mai nhớ đến những đêm giao thừa trước đây, năm nào Mai cũng cùng nhóm bạn thân đi xem bắn pháo hoa ở trung tâm thành phố, rồi đến chùa hái lộc, chơi đến tận sáng hôm sau mới về nhà. Về nhà rồi bạn gọi điện í ới lại đi, mấy ngày tết cứ vèo vèo trôi qua không giữ nổi.
Vậy mà năm này Mai đang ngồi ở một nơi xa, một gia đình mới, cẩn thận cuốn từng chiếc nem, tập làm vợ hiền dâu đảm. Mẹ chồng Mai sợ con dâu nhớ nhà, bà ngồi cùng rồi kể chuyện hồi bà đi làm dâu với một câu an ủi:
“Ngày xưa mẹ đi làm dâu khổ lắm, vậy nên mẹ hiểu tâm lý của các con bây giờ. Con cứ coi nhà chồng là nhà mình, bố mẹ chồng như bố mẹ mình. Cái gì không biết thì hỏi, không làm được thì thôi, không phải cố. Nhà mình cũng neo người, nhà bên thông gia cũng neo người. Các con ăn tết ở đây, qua mồng hai thì lên ăn tết với bố mẹ con. Nhà có mỗi cô con gái, chắc ông bà cũng nhớ lắm”.
Đó là lần đầu tiên Mai ngồi gần mẹ chồng đến thế, gần đến nỗi có thể nhìn thấy rõ những sợi tóc trắng lấp ló trong búi tóc đen ở trên đầu, nghe rõ nhịp thở của bà và cảm nhận rõ cả những yêu thương từ trong đó.
Đồng hồ đánh chuông báo giao thừa đã điểm, chồng Mai bê mâm cỗ đặt lên ban thờ. Bố chồng Mai đã đứng sẵn ở đó, với nén nhang trên tay thì thầm khấn vái. Tiếng nhạc chào mừng năm mới với ca khúc “Happy new year” quen thuộc từ nhà bên vọng sang.
Mùi hương trầm thơm dịu lan tỏa cả không gian gợi cảm giác vô cùng ấm cúng. Ngay sau đó là màn cụng bia chúc mừng năm mới của cả nhà. Bố chồng cô thường ngày kiệm lời nhưng nay niềm vui như hiện rõ trên khuôn mặt gầy của ông: “Nào, cả nhà mình cùng nhau chúc mừng năm mới, chúc mừng nhà mình có thêm thành viên mới”. Lúc đó, Mai cảm giác bia có vị ngọt chứ không đắng như nó vốn có.
Nơi góc sân, những chiếc đèn màu nhấp nháy trên cành đào khiến không gian thêm chộn rộn. Mai và chồng ngồi ở hiên nhà, cảm nhận không khí lạnh lúc trời đất giao hòa. Rồi anh hỏi “Em có nhớ nhà không?”. Mai tựa đầu lên vai anh, tay siết chặt tay:“Đây cũng là nhà của em mà”.
Chính Mai cũng không nghĩ tết đầu tiên ở nhà chồng lại nhẹ nhàng đến thế. Rõ ràng đón tết ở quê rất vui, rất ấm áp, đúng nghĩa là tết sum vầy, tết đoàn viên.
Chắc anh nghĩ Mai cố giấu nỗi buồn liền vội vẽ kế hoạch cho tết năm sau: “Năm sau vợ chồng mình sẽ đón giao thừa ở nhà ngoại rồi sau đó về nội ăn tết nhé”. Mai lắc đầu: “Không được, mình quanh năm ở thành phố rồi, em cũng được ở gần bố mẹ mình nhiều rồi. Cả năm được làm con gái, tết đến phải làm con dâu chứ. Vả lại về quê ấm áp vui vẻ như này, không về tiếc lắm”. Mai cảm nhận rõ nhịp tim của chồng mình đang hân hoan nhảy múa khi anh vòng tay kéo sát Mai vào gần mình. Lời anh thì thầm, rất nhỏ: “Em biết không, em chính là mùa xuân của anh”.
Theo Dân trí
"> -
Cụ ông 75 tuổi và cô gái trẻ thân mật đưa nhau vào nhà nghỉ. Khi cô gái rời đi vẫn chưa thấy vị khách lớn tuổi xuống. Nam nhân viên lên kiểm tra, phát hoảng chứng kiến người đàn ông mặt tái mét, nằm trên giường. Khoác tay người đẹp vào nhà nghỉ, cụ ông 75 tuổi khiến lễ tân tái mặtNữ giám đốc 'biến hình' khiến thám tử ngả mũ bái phục
Thuê thám tử theo dõi con, đại gia đất Cảng phát hiện vợ ngoại tình
Thầy giáo toát mồ hôi nghe cuộc gọi cầu cứu của quý bà lái xe
Lâu nay, chuyện ngoại tình tưởng rằng chỉ diễn ra phần lớn ở đối tượng còn trẻ, sức khỏe sung mãn… Ít ai nghĩ, ở lứa tuổi lên chức ông, bà vẫn có người mải mê chạy theo những mối tình chớp nhoáng.
“Người ta cho rằng đây là những việc khuất mắt trông coi, thế nhưng do tính chất công việc nên chúng tôi thường xuyên bị “ép” phải chứng kiến”, anh Lê Ngọc Văn (SN 1970, quê Nghệ An) hiện làm lễ tân tại một nhà nghỉ thuộc khu vực quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết.
Địa điểm được mệnh danh là phố nhà nghỉ ở Hà Nội. Ảnh: VietNamNet. Theo người đàn ông này, mỗi ngày nhà nghỉ có khoảng 20 - 25 lượt khách ra vào. Chủ yếu họ thuê theo giờ. Lượng khách thuê qua đêm thường ít hơn.
Vào dịp lễ, giao thừa, giáng sinh hoặc cuối tuần, nhà nghỉ luôn trong tình trạng “cháy” phòng. Tính đến nay anh Văn có thâm niên gần 8 năm làm ở các nhà nghỉ lớn, nhỏ ở Hà Nội. Nhiệm vụ của anh ngoài dọn dẹp phòng, thay chăn, ga mới còn kiêm luôn việc lễ tân, bố trí phòng cho khách.
Ban đầu mới vào nghề, nam nhân viên khá sốc khi hàng ngày chứng kiến biết bao mối tình ngoài chồng, ngoài vợ.
“Có chị đứng quầy lễ tân, tay ôm ấp người khác nhưng vẫn gọi điện về cho chồng, oang oang nói mình đi họp. Người này còn dặn chồng, con ăn uống đầy đủ. Lời lẽ của chị ta vô cùng ngọt ngào, tình cảm”, anh Văn kể.
Câu chuyện đang dang dở, một cụ ông chân đi khó nhọc, khoác tay cô gái trẻ, khoảng 20 tuổi, mặc váy ngắn bước vào. Ông ta cất giọng: “Cho anh phòng tầng 2”.
Nghe nhân viên thông báo tầng 2 hết phòng, chỉ còn tầng 3, cụ ông làu bàu rồi nói: “Tầng 3 cũng được, đưa chìa khóa đây”.
Nhận khóa phòng, cụ ông lập cập bước lên cầu thang. Cô gái lả lướt theo sau. Lên đến phòng, họ đóng sập cửa, mạnh đến mức vọng cả xuống dưới. Theo lời nhân viên nhà nghỉ, cụ ông đó năm nay đã bước sang tuổi 75 nhưng có lịch sử tình trường khá sôi động.
5 năm làm khách VIP ở đây, không biết bao nhiêu phụ nữ đã vào đây cùng ông ấy. Người nào cặp kè lâu nhất cũng được vài tháng, còn đâu chỉ chớp nhoáng qua đường.
Một lần tôi thấy cô gái đi cùng lên taxi về trước khá lâu nhưng vị khách này vẫn chưa ra. Tôi lên gọi không có ai thưa, đành dùng khóa dự phòng mở cửa thì phát hiện cụ ông nằm thở dốc, mặt tái mét trong tình trạng không mảnh vải che thân.
Hỏi ra mới biết ông ấy "vui vẻ" với nhân tình xong, mệt quá, không ngồi dậy được. Sợ xảy ra chuyện đáng tiếc, tôi phải gợi ý gọi người nhà đến đón về. Ban đầu cụ ông không đồng ý nhưng sau tôi dọa báo công an phường, vị khách đó mới cho số con trai lớn để tôi liên lạc”, anh Văn nhớ lại.
Dường như cậu con trai lớn cũng chán ngán cảnh tượng trên nên lúc đến đón, anh tỏ ra bực bội. Giọng buồn rầu, anh ta nói: “Bố lớn tuổi rồi, không bỏ mấy chuyện này đi, chỉ rước bệnh vào người".
Người này tâm sự với anh Văn: “Con cái khuyên nhủ suốt, bố em vẫn bỏ ngoài tai. Bao nhiêu lương hưu đổ hết vào các cô gái. Mấy chục năm mẹ em nằm liệt giường, chỉ khóc thầm từng đêm”.
Sau lần đó, nam nhân viên nhà nghỉ nghĩ cụ ông sẽ không đến nữa nhưng được 2 tuần, sức khỏe ổn định, vị khách lớn tuổi lại xuất hiện cùng người phụ nữ khác...
Quanh khu vực Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội) có khá nhiều nhà nghỉ. Chúng tôi tiếp tục đưa mắt quan sát không gian bên trong nhà nghỉ. Bộ sofa cũ kỹ, bạc phếch kê ở góc nhà, sơn tường bắt đầu tróc lở. Mặc dù giữa trưa nhưng phía bên trong nhà tối tù mù, chỉ có chút ánh sáng hắt ra từ quầy lễ tân.
Mỗi lượt khách ra, vào anh Văn lại tất bật lên, xuống, dọn dẹp. Ôm đống ga giường và khăn tắm ngả màu, nam lễ tân cho biết: “Bình thường chăn, ga, mùa hè 3 ngày tôi mới thay, mùa đông thì 1 tuần. Nếu khách dùng bẩn quá thì đổi luôn.
Khăn tắm để 2 cái, khách họ mới lau qua thì mang ra phơi nắng, khô ráo chúng tôi mang vào dùng tiếp. Một ngày bao nhiêu lượt khách thế này, chúng tôi không thể thay liên tục”.
Lúc này, một người phụ nữ khá to béo, mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang kín mít, chân đi đôi dép lê phi thẳng chiếc xe máy đời mới vào nhà nghỉ.
Mấy phút sau, một người đàn ông da đen bóng, khuôn mặt có râu quai nón, đeo kính đen, dáng vẻ lén lút, nhìn ngó xung quanh vào theo. Họ lấy chìa khóa, xin "dụng cụ" phòng the và nắm tay nhau lên “chốn” riêng tư.
Anh Văn cho biết: “Sếp với nhân viên đó. Nghe đâu cặp kè 3 năm rồi. Tuần trước họ mua cả bánh ga tô lên đây kỷ niệm. Những lần trước bà này chở cậu ta bằng ô tô đến, còn dặn dò tôi lấy khăn bịt biển số xe cẩn thận.
Họ xưng hô thân mật lắm nhưng hình như cậu này kém sếp 10 tuổi. Chắc cũng vợ con rồi, vì tay đeo nhẫn cưới”.
Nửa đêm, cô dâu gào khóc bỏ chạy khỏi phòng tân hôn
Vợ của Q đã bỏ chạy khỏi giường tân hôn cùng những tiếng la hét. Q phải lao ra giữ vợ. Lúc ôm được vợ vào lòng, anh mới phát hiện...
">