














Thúy Ngọc

Thúy Ngọc
Trước đó, đêm 23/2, anh Đ.N.L (SN 2003, ở Bắc Giang, sinh viên một trường ĐH ở Hà Nội), đến Công an phường Vĩnh Hưng trình báo về việc khoảng 20h30 cùng ngày, khi đang ngồi trên xe máy Honda Wave đợi bạn gái ở gần khu vực nghĩa trang Gò Sành (tổ 14 Vĩnh Hưng) thì có 2 đối tượng đi xe đạp đến.
Khi đến, người điều khiển xe chỉ mặt anh L., quát: “Mày nhìn đểu tao à, xuống xe”. Cùng lúc đối tượng ngồi sau rút con dao và quát: “Không nhìn thấy dao à”. Anh L. sợ quá, xuống xe đi giật lùi lại rồi chạy.
Sau đó, 2 đối tượng nhảy lên xe máy của anh L. phóng về hướng khu công nghiệp Vĩnh Tuy, bỏ lại hiện trường xe đạp nhãn hiệu Thống Nhất.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an đã xác định được 2 nghi can chính là Nguyễn Gia Huy và Nguyễn Tùng Lâm, cả 2 ở quận Hoàng Mai, nhưng chủ yếu sống lang thang.
Đến khoảng 11h15 ngày 24/2 tại khu sinh thái tổ 4 Vĩnh Hưng, công an phát hiện đối tượng có đặc điểm giống đối tượng gây án, điều khiển xe Wave màu trắng, lập tức tiến hành kiểm tra.
Khai thác nghi can Nguyễn Tùng Lâm, đối tượng thừa nhận gây ra vụ cướp tối 23/2, cùng đồng phạm là Nguyễn Gia Huy. Ít phút sau đó, đối tượng Huy bị bắt tại một quán Internet ở ngõ 255 đường Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng.
Lời khai của 2 đối tượng cho thấy, sáng 23/2, Huy và Lâm đến gặp một số đối tượng trọng nhóm bạn xã hội thường tụ tập lang thang, mục đích mượn dao đi cướp tài sản...
Khoảng 18h15 cùng ngày, Lâm và Huy đi bộ khu vực tổ 16 phường Vĩnh Hưng, lấy cắp được chiếc xe đạp Thống Nhất, và sử dụng làm phương tiện đi tăm tia, cướp tài sản.
Theo kế hoạch, chờ đến tối muộn, Lâm và Huy sẽ đi xe đạp theo lối tắt để sang khu vực Gamuda phường Trần Phú, tìm chỗ vắng người, cướp xe máy. Trên đường đi, cặp đôi bắt gặp anh L. đang ngồi trên xe máy chờ bạn gái…
Cướp được chiếc xe của anh L., trên đường bỏ chạy, 2 đối tượng đã tháo biển số và gương nhằm tránh bị nhận dạng. Sau đó, Lâm giữ chiếc xe còn Huy mang dao về nhà cất giấu.
Quá trình bắt khám xét các đối tượng, công an thu giữ chiếc xe máy Honda Wave (tang vật vụ cướp); 1 con dao dài 50 cm, 2 gương xe máy, chiếc xe đạp Thống Nhất…
" alt=""/>Hẹn bạn gái đến gần nghĩa trang tâm sự, nam sinh viên bị cướpPhát biểu tại lễ ký kết, ông Nguyễn Văn Tạo, Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở, cho biết công tác thông tin cơ sở đang được triển khai thông qua nhiều loại hình thông tin khác nhau, từ truyền thống đến hiện đại.
Trong quá trình tham mưu công tác khai thác, sử dụng thế mạnh của các phương thức truyền thông đa phương tiện, Cục Thông tin cơ sở nhận thấy Zalo là một trong những nền tảng công nghệ cung cấp các giải pháp, hỗ trợ thông tin tuyên truyền đến người dân một cách nhanh nhất.
Trên cơ sở nhiệm vụ được lãnh đạo Bộ TT&TT giao trong năm 2024, Cục Thông tin cơ sở đã thống nhất hợp tác với Zalo để triển khai các hoạt động tuyên truyền thông tin cơ sở thông qua ứng dụng này. Thời gian tới, đây sẽ là một trong những kênh truyền thông trực tiếp và tương tác với người dân.
Nói về tầm quan trọng của công tác thông tin cơ sở, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho biết cả nước hiện có gần 11.000 đơn vị hành chính cấp xã. Cách thông tin đến người dân nhanh nhất vẫn là sử dụng hệ thống, mạng lưới thông tin cơ sở.
Trong thời điểm xảy ra dịch Covid-19, công tác thông tin cơ sở đã phát huy thế mạnh khi truyền tải thông tin đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Thông qua ứng dụng Zalo, rất nhiều thông tin cập nhật tình hình chống dịch hoặc tiêm chủng được đưa đến người dân rất kịp thời.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, hiện nay, nhiều địa phương đã áp dụng phương thức tuyên truyền thông tin chính thống qua ứng dụng Zalo. Riêng tại TP.HCM, việc chuyển đổi hình thức tuyên truyền từ phát thanh công cộng sang ứng dụng này đang diễn ra mạnh mẽ.
“Nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân rất lớn, vấn đề là chúng ta phải đổi mới phương thức thông tin cơ sở. Làm sao vừa đưa thông tin đến người dân một cách thích hợp nhất vừa tiếp nhận lại phản ánh của người dân để giải quyết kịp thời. Điều này chỉ thực hiện được bằng công nghệ số”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh.
Bằng việc hợp tác với Zalo, Thứ trưởng Bộ TT&TT hy vọng Cục Thông tin cơ sở sẽ mở rộng không gian tương tác giữa các cấp chính quyền địa phương với người dân, đồng thời triển khai công tác thông tin cơ sở một cách tiện lợi, gần gũi hơn nữa đến từng người dân, từng đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước.
Với giọng văn dí dỏm, người cha tên Tuấn Linh bộc bạch tâm trạng của người mới lên chức bố ở tuổi 26 với những cảm xúc từ lo lắng đến vui mừng và thể hiện anh là người cha tâm lí, vừa mềm mỏng vừa cứng rắn trong việc nuôi dạy, chăm sóc con.
Tâm sự này nhanh chóng được mọi người đón nhận, ủng hộ cũng như lời chúc mừng gia đình nhỏ đã có thêm thành viên mới.
Dưới đây là chia sẻ của ông bố trẻ viết tặng con trai gây chú ý: "Chào thanh niên nghiêm túc! Mừng cậu ra đời. Tớ là bố cậụ, kể ra cũng hơn có 26 tuổi thôi, không nhiều lắm nên mình cứ xưng cậu tớ cho nó dễ nói chuyện. Trong lúc giải lao giữa hiệp, về nhà tắm rửa, tớ định tán phét với câụ vài việc thế này. Dù sao chúng ta cũng là 2 thằng đàn ông với nhau nên tớ cứ chém thế, khi nào cậu bật được cứ tự nhiên. Sơ qua về quá trình cậu trong bụng vợ tớ đến giờ. Đầu tiên, đây là phản ứng của tớ khi vợ thông báo mang bầu, tớ copy nguyên lại cho cậu xem: "Thùy Dương: Em bầu 5 tuần rồi. Tuấn Linh: (gasp emoticon) Wtf?". Lúc 2 tháng, cậu dọa vợ chồng tớ là cậu ra ngoài. Tốt, thanh niên là phải tự lập. Nhưng cậu chưa đủ lông đủ cánh mà tự lập cũng hơi mệt, lại còn phiền người khác. Cũng may là cậu biết nghe lời. 5 tháng, cậu đòi chui ra phát nữa, tuy nhiên lần này không căng như lần trước. Bác sĩ cho mấy thứ đồ chơi để mẹ cậu uống vào cho cậu chơi, cậu nằm im. Đủ ngày đủ tháng, con người ta non hơn cậu đã chui ra hết, còn cậu nằm im, vợ chồng tớ cũng nóng ruột. Cũng biết "troll" nhau đấy! Tớ tưởng cậu ra là có răng, mọc râu nhưng cậu có mỗi tóc rậm thôi, vẫn còn thanh niên chán. Tất cả ảnh siêu âm cậu, bọn tớ sẽ giữ. Sau này nếu cậu có con thì khoe, vênh mặt lên với nó rằng "bố mày ngày xưa đây này". Tớ sắp khoe với cậu cái ảnh tớ ngày xưa ông bà giữ đến giờ. Việc sinh cậu vất vả thế nào, nhất là mẹ cậu - tức là vợ tớ ấy, nói cậu cũng chả hiểu gì đâu nên cậu cứ lấy vợ rồi đẻ con đi thì biết. Cậu ra đời mặt lì như đít chai, cấu phát đầu thì khóc, phát thứ 2 trơ mặt ra luôn. Tiêm vào cho cậu cũng tỉnh bơ. Mày hơn bố rồi con ạ! Còn vợ tớ không thấy đâu. Tóm tắt thế, trong khi tắm tớ nghĩ được mấy sự thế này, giờ chia sẻ với cậu: - Cậu cố gắng bú ngoan, sạch sẽ, không làm mẹ tắc sữa. Cậu biết đấy, nếu tắc thì tớ phải hút cho thông thay cậu, nhưng như thế không nên tí nào. Chúng ta nên biết giữ gìn của chung, cậu thích ruột, còn tớ chỉ thích vỏ. Tớ đã cai sữa được 24 năm rồi, thế nên chúng ta nước sông không phạm nước giếng. Của bền tại người cậu ạ, sử dụng phải đi kèm với bảo trì, bảo dưỡng. Tớ nói thế cũng vì tốt cho cậu. - Cậu bú xong thì ngủ, không ai cần cậu thức thời gian này. Thức xong khóc ầm lên mệt ông bà, bố mẹ, cô dì, chú bác, thậm chí cả hàng xóm. Tớ nói rồi đấy, thanh niên lớn rồi, không nên làm ảnh hưởng đến người khác. - Cậu ăn ngoan, ngủ ngoan sẽ không ốm, mà không ốm có nhiều thời gian để chơi đồ chơi hơn. Thế nên tùy cậu chọn. Một bên ngoan ngoãn thì được đủ đường, còn lười ăn hay quấy sẽ mất thời gian, đồ chơi. Các cụ gọi là "mất cả chì lẫn chài". - Giờ còn mới, cậu đái ị thoải mái, kiểu gì cũng có người dọn. Tuy nhiên 1-2 năm nữa, buồn tè, buồn ị, cậu phải gào lên một câu, không thì hết quần áo mặc đấy. - Yên tâm là cậu sẽ được đi học mẫu giáo như tớ ngày xưa. - Tớ phải bán 2 con trăn yêu thích khi vợ bảo đang bầu cậu. Và tớ hy vọng lại mang bọn nó về vào một ngày. Về cơ bản là hơi xa tí. - Không có chuyện tớ cho cậu sờ vào điện thoại của bố mẹ khi chưa đủ 12 tuổi. Cũng không có chuyện tớ vác điện thoại, ipad ipéc làm mồi nhử cho cậu ăn. Tớ nói sai tớ chuyển xuống làm con cậu luôn! - Hết đại học chữ to sẽ lên đại học chữ bé. Cậu có bài tập về nhà cũng không lo là tớ không giải cho cậu đâu. Giải cho nhanh để cậu còn thời gian chơi. Nếu không giải được, tớ sẽ xem sách giải rồi bảo cậu. Tuổi thơ của tớ dữ dội như thế nào thì cậu cũng phải thế.
- Tớ đảm bảo sẽ không đem cậu ra làm công cụ xây dựng niềm tự hào cho bố mẹ. Trẻ con học đi liền với chơi, nứt mắt ra đã vác cái cặp nặng ngang người, hỏi cái gì cũng ú ớ mất tuổi thơ rồi cậu ạ. Cậu cứ bị ong đốt, sứt đầu mẻ trán vài lần mới vui. - Cậu đã chiến thắng trong cuộc thi quan trọng nhất có tỷ lệ chọi 1/300.000.000, thế nên, không việc gì phải buồn khi sau này cậu thi tạch hay tán gái không đổ dù cậu đã làm hết sức. Những việc ấy đều mang lại cho cậu kinh nghiệm, trừ cuộc thi đầu tiên. Nếu cậu tạch, bây giờ không ai biết cậu ở đâu. Mỗi khi thất bại, cậu hãy niệm câu thần chú "mình từng là con tinh trùng khỏe nhất, chiến thắng cuộc thi quan trọng nhất, tỷ lệ chọi cao nhất". Tớ thấy hơi AQ nhưng tác dụng phết đấy, con trai ạ! - Ông bà nội ngoại, cô dì vất vả từ lúc cậu trong bụng mẹ. Họ có mặt cả để đợi cậu ra đời nên khi nào cậu lớn, mọi người nhờ rót hộ cốc nước đừng lì mặt ra, ăn gậy đấy. Có thể tớ không phang cậu, nhưng mẹ cậu chắc chắn là có, và tớ rất thích xem đánh lộn. - Tớ nhớ được tên đến 4-5 đời ông bà cụ kỵ để đặt tên cho cậu tránh bị trùng. Vì thế thanh niên ạ, đến đời cậu, chí ít, hãy nhớ đến đời ông bà của vợ chồng tớ, tức là những người mà cậu gọi bằng cụ ấy để sau này cậu đặt tên cho con. Hơn nữa, sau này, kiểu gì cậu cũng phải biết thôi. - Sau này có bạn gái, hay thậm chí là bạn trai (tớ không mong điều này tí nào), cứ nói thẳng để bọn tớ còn biết đường mà liệu. Ngày xưa tớ cũng tìm hiểu về giáo dục giới tính nhiều lắm nên cứ yên tâm là "hươu chạy đúng đường", không sợ sai. Thế nhưng tớ nghĩ cũng khá ngại khi tự nhiên có đứa con gái chẳng quen vác thúng đến bảo "con chào bố!".
- Tớ không cấm cậu uống rượu khi lớn, ít ra cũng có anh cu con ngồi nhâm nhi lon bia và chơi game cùng, nhưng uống là để vui, say thì phí rượu lắm. Việc cà nhau uống rượu là cái trò ngu nhất trên đời tớ từng làm, thế nên, kể lại để cậu biết mà tránh.
Thôi thế đã, tớ ăn cơm rồi chuẩn bị lên chỗ mẹ con cậu. Nói nốt một điều là tớ sẽ "add friend" cậu nếu sau này cậu có Facebook. Note này là để dành đến lúc ấy tớ "tag" tên cậu vào. Cậu đừng mong "deny friend request" hoặc "block" tớ, vì cậu sẽ không thành công đâu, tớ có đủ cách để biết mật khẩu Facebook của cậu. Hà Nội, thiếu 1 tiếng nữa thì tròn 24h cậu chào đời. Tặng con trai!". |
Dựa trên phần mềm RAPID, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác vị trí mạch máu tắc, định lượng vùng não chết và vùng não cần cứu chữa – tái thông sớm. Từ đó bác sĩ chỉ định có thể can thiệp cho bệnh nhân hay không. Thay vì trước đây, nếu bệnh nhân đến sau 6 giờ sẽ không can thiệp hoặc chỉ điều trị nội khoa.
Từ năm 2019 đến nay, có 2.215 ca được chẩn đoán can thiệp bằng RAPID tại Bệnh viện Nhân dân 115. Có những trường hợp bị đột quỵ từ Lâm Đồng, Cà Mau, đến viện đã quá giờ nhưng vẫn can thiệp hiệu quả. Kết quả khảo sát ghi nhận 48% người bệnh được can thiệp thành công có thể vận động bình thường, giảm tỷ lệ di chứng hoặc tử vong.
Theo lãnh đạo bệnh viện, con số trên có ý nghĩa rất lớn vì Bệnh viện Nhân dân 115 là trung tâm điều trị đột quỵ lớn của phía Nam cũng như cả nước. Số ca đột quỵ tại bệnh viện tăng 13.906 ca vào năm 2019 (chiếm từ 8-10% số ca của cả nước).
Bệnh viện có quy mô 1.600 giường, 2.000 nhân viên, là bệnh viện đa khoa hạng 1. Mỗi ngày, khu ngoại trú khám 3.700 đến 4.000 lượt, tiếp nhận 2.000 lượt nội trú, 350-400 ca cấp cứu/ngày.
Hiện nay, Bệnh viện đã số hóa 100% hóa đơn điện tử, 16,5% bệnh nhân thanh toán điện tử bằng cách sử dụng mã QR, POS, chuyển khoản trực tuyến. Triển khai hệ thống đầu đọc để quét thẻ bảo hiểm y tế và căn cước công dân trích lục các dữ liệu thông tin cần thiết phục vụ khám chữa bệnh; phần mềm quản lý các vấn đề sai sót và báo cáo sự cố, giường bệnh, kê đơn, máy thở...
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều bệnh viện khác, việc tiến tới y tế thông minh của Bệnh viện Nhân dân 115 gặp khó. Rõ nét nhất là ở nhân lực công nghệ thông tin. Lương kỹ sư công nghệ thông tin bên ngoài rất cao, trong khi thu nhập tại bệnh viện phải theo quy định. Do đó, bệnh viện đề xuất có chính sách đãi ngộ nhân sự công nghệ thông tin để thu hút người tài.
Ngoài ra, hạ tầng phát triển riêng rẽ, thiếu đồng bộ nên khó tích hợp và liên thông. Hiện nay, rất khó tìm được đơn vị viết một phần mềm tổng thể dù đã đi học tập tham khảo nhiều nơi. Bệnh viện Nhân dân 115 đề xuất làm sao có phần mềm chung cho các đơn vị, các bệnh viện cùng sử dụng.
Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn thực hiện chi tiết hơn; áp dụng kết cấu chi phí công nghệ thông tin vào trong phí dịch vụ. Bệnh viện cũng đề xuất bổ sung trong đề án y tế thông minh, ngân sách chi cho đầu tư hạ tầng và ứng dụng các phần mềm, hướng dẫn lựa chọn nhà cung cấp giải pháp, dịch vụ triển khai.
Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho rằng, những khó khăn, đề xuất của Bệnh viện Nhân dân 115 cũng là ẩn số chung của hầu hết cơ sở y tế trong thành phố. "Hy vọng thời gian tới Hội đồng nhân dân có kiến nghị cụ thể với UBND để có lời giải”, bác sĩ Tuyết nói.