"Thù hận trên mạng xã hội đôi khi nhiều hơn cả điều tốt. Facebook lẽ ra phải làm nhiều hơn để ngăn chặn một số những thù hận như vậy", ông chia sẻ.
Theo CNN, trong vòng ít nhất 17 phút hôm thứ Sáu tuần qua, một kẻ bị tình nghi là khủng bố đã đăng tải trực tiếp video vụ thảm sát bằng súng ở một nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand. Cảnh sát nước này đã cảnh báo Facebook về livestream này, và Facebook cho biết họ đã nhanh chóng xoá tài khoản của tay súng và video. Facebook cũng xoá các ý kiến ủng hộ và ca ngợi hành động của tay súng ngay khi phát hiện ra.
Nhưng điều đó là chưa đủ đối với ông Fernandes, CEO hãng hàng không của Malaysian. Mặc dù ông Fernandes nói mình là một "fan của mạng xã hội", nhưng vụ livestream hôm thứ Sáu đã khiến ông từ bỏ Facebook.
"Đó là một nền tảng để giao tiếp tuyệt vời", ông chia sẻ trên Twitter sau khi huỷ tài khoản Facebook cá nhân. "Tham gia tích cực trên Facebook cũng rất có ích nhưng vụ New Zealand và các vấn đề khác trên mạng xã hội này là quá nhiều đối với tôi".
Ông cho biết ông đã là "nạn nhân của nhiều tin giả, trong đó có tin về bitcoin" và quyết định đóng tài khoản.
Faceboọ cần phải "làm sạch và không chỉ nghĩ về tài chính", ông nói.
Hôm thứ Bảy, Facebook cho biét đã xoá 1,5 triệu video về vụ tấn công New Zealand.
Fernandes cũng nói ông đã tự tranh cãi xem có bỏ Twitter, nhưng cuối cùng cho biết trên Twitter thì cuộc đấu tranh tự thân này vẫn tiếp tục. Ông Fernandes có gần 1,3 triệu người theo dõi trên Twitter và đã đăng hơn 20 ngàn bài đăng trên mạng xã hội này.
Theo GenK
" alt=""/>CEO AirAsia xóa tài khoản Facebook sau vụ xả súng ở New ZealandBất cứ thiết bị nào, đặc biệt là một thiết bị đã đến tay 13 triệu người sử dụng trong tuần đầu tiên mở bán, chắc chắn sẽ nhận được nhiều lời phản hồi, cả tích cực và cả tiêu cực. Trong quá khứ, Apple từng phải đối mặt với nhiều sự cố liên quan đến các vấn đề như ăng-ten, bẻ cong. Và có vẻ như iPhone 6S cũng không thoát khỏi những scandal kiểu như vậy
Cách đây vài ngày, một số người bắt đầu phàn nàn về chuyện iPhone 6S bị nóng máy đến mức sập ứng dụng flash trên camera. Nhưng đó vẫn chưa phải là vấn đề lớn nhất của sản phẩm này. Hiện nay, diễn đàn hỗ trợ của Apple, một số người sở hữu iPhone 6S cho biết nút Home/nút quét vân tay trên iPhone 6S và 6S Plus nóng tới mức “bỏng tay” và không thể bật nguồn. Ngoài ra, một số người sử dụng khác lại phàn nàn iPhone của họ tự tắt nguồn dù pin vẫn còn và rất khó để khởi động lại máy. Không rõ hai vấn đề này có liên quan gì đến nhau hay không.
" alt=""/>iPhone 6S liên tục bị phàn nàn về Touch ID, 3D Touch và loaVới đề tài "Người ta làm từ thiện vì ai?", khách mời của số này là nhóm tình nguyện Xây trường vùng cao, ca sĩ Thái Thùy Linh - Phó giám đốc Trung tâm tình nguyện Quốc gia, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES).
Chương trình bắt đầu bằng câu chuyện nhóm tình nguyện Xây trường Vùng cao trong dịp giáp Tết Nguyên đán 2016 tổ chức hoạt động từ thiện ở Mường Lạn, Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Hơn 50 tình nguyện viên đã đi quãng đường đèo núi gần nghìn cây số, mang theo 3.600 chiếc bánh chưng, 3.600 cây giò, 25 tấn quần áo để tặng cho các trẻ em nghèo tại đây.
Thế nhưng ngay khi tới nơi, chính quyền địa phương từ chối tiếp nhận những món quà này. Dù đã tìm đủ mọi cách thuyết phục, cuối cùng, nhóm vẫn phải chuyển số quà kia đến làm từ thiện ở một địa điểm khác.
Nhà báo Tạ Bích Loan đặt ra câu hỏi cho Xây trường Vùng cao, cũng như những người làm từ thiện khác, rằng họ đi làm từ thiện là vì ai, vì người sẽ được nhận sự hảo tâm đó hay là vì chính bản thân họ?
Tại sao đi làm từ thiện là hoạt động nhân văn lại bị chính quyền địa phương khước từ? Liệu có phải những món quà đó làm cho nhóm từ thiện, chứ không phải cho người nhận? Nhóm từ thiện và chính quyền, họ hành động như vậy vì ai?
Nhà báo Tạ Bích Loan. Ảnh cắt từ clip. |
Nhà báo Tạ Bích Loan cũng đặt thẳng câu hỏi cho nhóm Xây trường Vùng caorằng: “Các bạn làm chương chính đó, đi lên đó và mang theo lượng thức ăn như thế vì các bạn hay vì các em nhỏ?”.
Đại diện nhóm trả lời, họ làm từ thiện một phần trong đó để thỏa mãn cái tôi, muốn mang được phần quà đến cho những người đang cần chúng.
Điều khiến người xem cảm thấy khó chịu là ý kiến từ tiến sĩ Đặng Hoàng Giang. Ông cho rằng, việc làm từ thiện với 3.600 chiếc bánh chưng của nhómXây trường Vùng caogiống như mấy nghìn cái đùi gà, bánh chưng mấy tấn dâng vua Hùng, tô hủ tiếu mấy lít…
“Một bữa đại tiệc chứng minh chúng ta là người làm to nhất, chưa bao giờ có ai làm to được hơn chúng ta!”, ông nhìn nhận, nhóm Xây trường vùng caomuốn chứng tỏ bản thân hơn là làm với mục đích từ thiện.
Sau đó, vị tiến sĩ kết luận, làm từ thiện có thể sẽ tạo ra những mối nguy cho người được nhận. Ví dụ như việc đem quần áo từ dưới xuôi lên vùng cao cho người dân mặc, về lâu dài người ta sẽ không còn mặc loại quần áo thổ cẩm nữa, dần dần làm mất đi thứ bản sắc văn hoá lâu đời của họ.
Chính khách mời - ca sĩ Thái Thùy Linh - đã phải lên tiếng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa là của các cấp chính quyền địa phương và quốc gia. Còn các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa chỉ quan tâm việc có quần áo mặc giữa mùa đông rét buốt, đủ ăn để không chết đói và phải nghỉ học vì nhà nghèo.
Sự cao trào của chương trình được đẩy lên khi nhà báo Tạ Bích Loan liên tục hỏi “Để làm gì ạ?”, đại diện nhóm từ thiện trả lời: "Để thể hiện được lòng yêu thương đối với mọi người".
Nhà báo Tạ Bích Loan tiếp “Nhưng mà để làm gì ạ?”, đại diện nhóm đáp lại "Để trong cuộc sống mình cảm thấy thanh thản". Lại tiếp tục câu hỏi được đưa ra “Nhưng mà để làm gì ạ?”, thì anh khẳng định, thanh thản để trong cuộc sống mình sẽ làm được nhiều điều khác tốt hơn.
Ngay khi chương trình vừa phát sóng, cộng đồng mạng bày tỏ quan điểm khác nhau trước những câu hỏi của nhà báo Tạ Bích Loan và cả cách nhìn nhận vấn đề từ tiến sĩ Đặng Hoàng Giang.
Thành viên Nguyễn Thị Thúy ủng hộ quan điểm của nhà báo Tạ Bích Loan: "Làm từ thiện không phải cho họ cái mà ta nghĩ rằng họ thiếu! Làm từ thiện mà cái 'Tôi' lớn thế chỉ vì cá nhân mà thôi. Xã hội thật kỳ lạ, luôn cho rằng mình đúng vì dám bỏ tiền và công sức, người khác sai vì họ dám nói thật!".
Cùng quan điểm, Hoa Linh Lannêu, nhiều tổ chức, người nổi tiếng dùng từ thiện để quảng cáo, đánh bóng tên tuổi và hình ảnh. "Từ thiện có nhiều kiểu, không phải ai làm từ thiện cũng vô tư. Thậm chí, nhiều bạn trẻ từ thiện để có ảnh chụp đẹp tung lên Facebook, từ thiện cho giống bạn bè, từ thiện vì chẳng hiểu từ thiện là gì".
Đỗ Thu Trà (28 tuổi, nhân viên văn phòng) cho rằng, "60 phút Mởlà chương trình hay, tìm ra những vấn đề mà ít ai đề cập tới. Không phải ai cũng từ thiện vô tư và vì người khác hoàn toàn. Khách mời đưa ra những cách nhìn và suy nghĩ mới cũng là một nét hay".
Tuy nhiên, không đồng tình những ý kiến trên, Trần Mai Trang (thành viên nhóm Từ thiện thật, Hà Nội) nêu quan điểm: "Chương trình và ý kiến được đưa ra gây ức chế cho người xem. Trong khi nhóm từ thiện đã giải thích 3.600 suất quà vì ở đó có 3.600 em nhỏ, nhưng vị tiến sĩ luôn cho rằng, các anh muốn thể hiện, muốn chứng tỏ...".
Nguyễn Quỳnh Thư (cộng tác viên Trạm cứu trợ động vật, Hải Phòng) cho rằng, chương trình 60 phút Mở cố tình nhấn mạnh việc làm từ thiện để tạo kịch tính.
Thành viên Lan Xiang nhận định, những người ngồi phòng lạnh, đi ôtô không thể cảm nhận được sự đói khổ.
Nhiều quan điểm trái chiều được thể hiện qua các dòng bình luận trên Facebook. Chủ yếu người xem cho rằng, chương trình cố tình làm xấu hình ảnh của việc từ thiện, hướng người xem suy nghĩ làm từ thiện bây giờ để thể hiện, chứ không vì mục đích giúp đỡ.
Bức hình em bé giữa mùa đông ở Đồng Văn, Hà Giang của nhiếp ảnh gia Na Sơn. Ảnh: FBNV. |
Trên trang cá nhân, nhiếp ảnh gia Na Sơn đăng tải bức hình do anh chụp đầu năm 2012, vào một ngày rét căm 1 độ C đến -1 độ C ở Mo Phải Phìn, Sủng Là, Đồng Văn, trong chuyến từ thiện của anh và bạn bè.
"Là người chụp ảnh, tôi thích chụp người dân tộc mặc đồ truyền thống của họ, ở trong những ngôi nhà lụp xụp cũ kỹ kia. Nhưng là người đi miền núi nhiều, sống với bà con và hiểu sự nghèo khó của họ, chúng tôi biết rằng:
Có một cái áo khoác ấm, cái ủng, bọn trẻ con không phải trốn ở nhà mỗi khi trời rét. Những cái áo, váy 'bản sắc dân tộc kia' không đủ giữ cho chúng khỏi tím tái mà vẫn đến trường được, vẫn đi nương cắt cỏ được như con bé trong cái ảnh này.
Có thêm một vài tấn gạo cho trường nội trú, mùa giáp hạt bọn trẻ con từ 5 tuổi trở lên không phải bỏ học đi nương phụ cha mẹ để kiếm ít lương thực.
Có thêm cân thịt ăn vài bữa để bọn trẻ những nơi như thế này khỏi quên mùi vị thịt như thế nào, bởi vì 'một năm cháu chỉ được ăn thịt vài lần vào ngày Tết hay khi có người chết".
60 phút Mở là chương trình trên kênh VTV6, phát sóng 9h sáng chủ nhật cách tuần. Nội dung chương trình bàn luận về các vấn đề xã hội trên nhiều góc độ, khía cạnh, kết cấu gồm 3 phần: Chủ đề mở, Trường quay mở và Khách mời mở.
Các chủ đề từng bàn luận trong chương trình như "Người ta làm từ thiện vì ai?", "Xiết chặt quyền phá thai, nên hay không?", "Quyền chê sếp công khai", "Chuyện tướng và duyên"...
Tuần trước, chủ đề của chương trình là "Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?" xoay quanh việc MC Phan Anh chia sẻ clip cá chết ở Vũng Áng gây tranh cãi trên mạng xã hội.
" alt=""/>'60 phút Mở': Dân mạng tranh cãi về 'Làm từ thiện vì ai?'