Không thể tự xưng chủ đầu tư, đổi tên dự ánSở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh vừa có buổi làm việc với khách hàng dự án Đầu tư xây dựng khu thể thao trường học, công trình công cộng, khu đô thị phường Đồng Kỵ thị xã Từ Sơn liên quan tới những nội dung phản ánh, tố cáo tại dự án này.
Tại dự án này, theo cán bộ ban truyền thông CenGroup, Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land, mã CRE) thuộc CenGroup đã mua lại một phần dự án có số ô số thửa đặt tên là Vườn Sen.
Từ việc mua lại một số ô thửa và đặt tên Vườn Sen, nhân viên cuả CenLand đã giới thiệu với khách hàng CenLand là chủ đầu tư dự án.
 |
Việc ký hợp đồng hợp tác với chủ đầu tư là điều hoàn toàn bình thường, tuy nhiên nếu đổi tên dự án hoặc muốn làm chủ đầu tư của dự án Vườn Sen lại phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý |
Nêu tại biên bản làm việc với khách hàng, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh cho biết, Sở này chưa nhận được hồ sơ đề nghị chuyển nhượng dự án của Công ty Nam Hồng đối với dự án.
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa CenLand và Công ty Nam Hồng tại dự án, theo thông tin công bố tại báo cáo tài chính riêng giữa niên độ quý III/2019 của CenLand, ngày 31/5/2018, CenLand và Công ty Nam Hồng đã ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh Dự án đầu tư xây dựng khu thể thao, trường học, công trình công cộng, khu đô thị phường Đồng Kỵ.
Theo điều khoản hợp đồng hợp tác kinh doanh, CenLand sẽ hợp tác góp vốn cùng Công ty Nam Hồng để triển khai các thủ tục pháp lý, đầu tư, xây dựng và kinh doanh đối với sản phẩm bất động sản của dự án.
Công ty Nam Hồng chịu trách nhiệm thực hiện và chịu mọi chi phí đối với toàn bộ công tác triển khai, xây dựng dự án. CenLand sẽ chịu trách nhiệm góp vốn bằng tiền để đảm bảo tài chính cho Công ty Nam Hồng thực hiện các công việc triển khai dự án. Đồng thời Cen Land được quyền chỉ định đơn vị bán hàng. Doanh thu thu được từ phần dự án hợp tác sau khi trừ 5% chi phí bán hàng sẽ được phân chia cho các bên theo tỷ lệ 70-30.
Trao đổi với PV VietNamNetvề vấn đề này, luật sư Nguyễn Hữu Toại, Công ty Luật TNHH Hừng Đông cho biết, việc ký hợp đồng hợp tác với chủ đầu tư là điều hoàn toàn bình thường, tuy nhiên nếu đổi tên dự án hoặc muốn làm chủ đầu tư của dự án Vườn Sen lại phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý.
“Thủ tục đổi tên dự án hoặc Chủ đầu tư mới phải thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án theo quy định tại Điều 50, Điều 51, Điều 52, Điều 53 Luật Kinh doanh bất động sản. Không thể tự xưng mình là chủ đầu tư khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước đồng ý” – luật sư Toại phân tích.
Chưa được ‘bán nhà trên giấy’, CenLand đã thu hàng chục tỷ đồng
Tại buổi làm việc giữa Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh và khách hàng tại dự án, vấn đề về việc huy động vốn cũng được làm rõ. Theo Sở Xây dựng, ngày 27/6/2019, Sở này đã có văn bản số 1257 gửi Công ty Nam Hồng về việc kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai tại các ô đất ký hiệu LO25, LO26, LO27, LO29 (trong đó có ô đất được đặt tên là dự án Vườn Sen – PV) thuộc dự án Đầu tư xây dựng khu thể thao trường học, công trình công cộng, khu đô thị phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn.
 |
Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh khẳng định mọi giao dịch liên quan đến kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai tại ô đất LO27 trước 27/6/2019 là không phù hợp, trong khi đó từ tháng 5/2019, Cen Land đã tiền của khách hàng |
Sở Xây dựng cũng khẳng định, mọi giao dịch liên quan đến kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai đối với các ô đất LO27 theo đồ án quy hoạch chi tiết được phê duyệt tại quyết định số 287 (ngày 22/11/2017) của Sở Xây dựng trước ngày 27/6/2019 là không phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản.
Điều này khiến khách hàng “ngã ngửa” bởi trước ngày 27/6/2019, dù chưa được “bán nhà trên giấy” CenLand đã thu tiền của khách hàng tại các ô đất LO27.
Chị Nguyễn Hồng H. – khách hàng tại dự án cho biết, chị đã đọc và tìm hiểu trên website chính thức của công ty CenLand và được sale tư vấn giới thiệu khẳng định chủ đầu tư dự án Vườn Sen là CenLand. Do tin tưởng vào uy tín của CenLand nên từ 22-29/5/2019 chị đã đặt cọc đợt đầu gần 5 tỷ cho 8 ô shophouse tại khu đất LO27. Sau đó chị H. đã nộp tiếp hàng chục tỷ đồng cho CenLand.
“CenLand thu tiền đặt mua của tôi từ ngày 22/5/2019 trong khi đó văn bản chấp thuận về việc được phép bán nhà ở hình thành trong tương lai vào ngày 27/6/2019 tức là sau hơn một tháng. Như vậy CenLand được uỷ quyền từ Công ty Nam Hồng đã huy động vốn trái phép thông qua các hợp đồng đặt mua trong đó ghi rõ số ô, số thửa, số tiền” – chị H. nói.
Từ thực tế trên chị H. đã gửi đơn tố cáo tới UBND tỉnh Bắc Ninh về hành vi huy động vốn trái phép của Công ty Nam Hồng và CenLand.
Khách hàng cho rằng trong trường hợp này CenLand phải trả lại tất cả các khoản tiền đã thu. Các thỏa thuận với khách hàng trước ngày 27/6 là vi phạm pháp luật, 2 bên phải hủy hợp đồng đặt mua và CenLand phải trả lại toàn bộ các khoản tiền đã thu của khách hàng.
Tại đơn tố cáo khách hàng cũng đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh xác minh vụ việc xử lý các cá nhân, đơn vị đã làm sai pháp luật buộc CenLand phải trả lại tiền và bồi thường thiệt hại.
Thái Linh

CenLand 'bán nhà trên giấy' thu hàng chục tỷ đồng ở dự án Vườn Sen
Từ 22-29/5/2019 khách hàng đã đặt cọc 5 tỷ mua shophouse dự án Vườn Sen trong khi Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh khẳng định mọi giao dịch liên quan đến kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai tại ô đất trước ngày 27/6/2019 là trái quy định.
" alt="CenLand bán nhà trên giấy thu hàng chục tỷ đồng ở dự án Vườn Sen"/>
CenLand bán nhà trên giấy thu hàng chục tỷ đồng ở dự án Vườn Sen
Sau phản ánh của VietNamNetvề khu nghỉ dưỡng xây dựng không phép, tự ý chuyển đổi đất chưa được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại thôn Bắc Ái, xã Ngọc Thanh, tỉnh Vĩnh Phúc mới đây tiếp tục có văn bản chỉ đạo UBND TP Phúc Yên vào cuộc xác minh.Cụ thể, tại văn bản số 7168 ngày 18/9, trên cơ sở đề nghị của Sở TN&MT, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao UBND TP Phúc Yên kiểm tra hồ sơ về nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho các hộ dân liên quan đối chiếu với quy định Luật Đất đai để xử lý vi phạm (nếu có).
 |
Sở Xây dựng xác định Khu nghỉ dưỡng được xây dựng khi chưa được cấp phép |
Bên cạnh đó, chỉ đạo UBND TP lập hồ sơ xử lý các vi phạm về xây dựng, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định. Trường hợp vi phạm phải chuyển cơ quan cảnh sát điều tra, lập hồ sơ chuyển cơ quan điều tra để xử lý.
Đồng thời, giao Chánh thanh tra, Công an tỉnh chủ động nắm tình hình vi phạm đất đai, xây dựng trên địa bàn xã Ngọc Thanh. Cơ quan thanh tra tổ chức làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và báo cáo UBND tỉnh trong tháng 11/2020.
Được biết, đây không phải lần đầu tiên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo TP Phúc Yên vào cuộc kiểm tra vi phạm tại khu nghỉ dưỡng Hidden Hill Resort do Công ty TNHH Dailai Ecohome đề xuất thực hiện dự án.
Trước đó ngày 23/7, Văn phòng UBND tỉnh truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trì "yêu cầu Chủ tịch UBND TP Phúc Yên tổ chức kiểm tra, xử lý theo các vi phạm về trật tự xây dựng tại vị trí đề xuất thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng. Đồng thời rà soát toàn bộ các trường hợp tương tự tại khu vực. Báo cáo kết quả với UBND tỉnh trong tháng 8/2020".
 |
Toàn cảnh khu nghỉ dưỡng Hidden Hill Resort tại xã Ngọc Thanh |
Như đã đưa tin, tháng 5/2020, PV VietNamNetliên hệ với UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND TP Phúc Yên phản ánh tình trạng xây dựng không phép tại khu nghỉ dưỡng Hidden Hill Resort. Đến tháng 7/2020, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Vĩnh Phúc do Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở NN&PTNN, TN&MT, VHTT&DL cùng UBND TP Phúc Yên, xã Ngọc Thanh đã kiểm tra thực địa tại dự án ở thôn Bắc Ái.
Tại văn bản số 4278 ngày 10/7/2020 của Sở Xây dựng do Giám đốc Nguyễn Đức Tài kí thể hiện, sau khi nghe báo cáo và kiểm tra thực địa, liên ngành đã đưa ra nhiều kết luận, từ đó chỉ ra hàng loạt sai phạm xoay quanh dự án này.
Cụ thể, khu nghỉ dưỡng nêu trên được đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình và đưa vào hoạt động từ năm 2018 nhưng chưa được cấp giấy phép xây dựng.
Sở TN&MT khẳng định: Vị trí khu đất theo đề xuất của công ty không phù hợp với tính chất kinh doanh dịch vụ. Có khoảng 300m2 đất không được phép xây dựng nhưng doanh nghiệp đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Theo sở Xây dựng, tại khu nghỉ dưỡng đã được công ty và các cá nhân liên quan tổ chức đầu tư xây dựng các hạng mục công trình khi chưa có giấy phép xây dựng, chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cần được kiểm tra xử lý vi phạm.
Kiểm tra thực tế xác định, chủ đầu tư đã cho thi công xây dựng 6 căn villa với diện tích từ 30-128m2; 6 căn bungalow (trong đó có 4 căn đã đầu tư xây dựng, 2 căn đã xây móng, lát sàn, chưa xây tường) diện tích từ 16-21m2. Mười căn riverside các công trình phụ trợ vườn nướng BBQ, nhà ăn cộng đồng, bể bơi…
Ngoài ra, tại hiện trường kiểm tra đơn vị đã đầu tư xây các hạng mục như nhà đa năng (100m2), nhà sinh hoạt chung (96m2), các hạng mục này đang dừng ở việc xây móng, chưa xây tường.
Buộc khôi phục nguyên trạng Luật sư Nguyễn Thanh Hải, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, với các sai phạm được đoàn kiểm tra chỉ rõ, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho các hành vi vi phạm của mình. Cụ thể: Thứ nhất, về hành vi tổ chức đầu tư xây dựng các hạng mục công trình khi chưa có giấy phép xây dựng. Khu nghỉ dưỡng Hidden Hill Resort do Công ty TNHH Dailai Ecohome đề xuất dự án buộc phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 59 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Cùng với đó, điểm c khoản 5 điều 15 Nghị định số 139 năm 2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, cụ thể phạt từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng. Ngoài ra, theo luật sư Hải, điểm c, khoản 12 của Nghị định 139 quy định về trình tự xử lý vi phạm và khắc phục hậu quả như sau: "Hết thời hạn quy định, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. Đề cập đến việc chủ đầu tư chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi xây dựng công trình, theo luật sư Hải thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3, điều 9 Nghị định 91 năm 2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. Cụ thể, phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 ha đến dưới 0,5ha. Cùng với đó là biện pháp khắc phục hậu quả "buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm” (khoản 5 của Nghị định 91). |
Phúc Vĩnh

Khu nghỉ dưỡng xây không phép sừng sững gần hồ Đại Lải
Khu nghỉ dưỡng Hidden Hill Resort tại xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên, Vĩnh Phúc được xác định xây trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm dự án.
" alt="Vĩnh Phúc thúc TP Phúc Yên xử lý khu nghỉ dưỡng xây không phép"/>
Vĩnh Phúc thúc TP Phúc Yên xử lý khu nghỉ dưỡng xây không phép