您现在的位置是:Thể thao >>正文
Nhận định, soi kèo Lazio vs Torino, 1h45 ngày 1/4: Khó cho chủ nhà
Thể thao7594人已围观
简介 Chiểu Sương - 30/03/2025 21:55 Ý ...
Tags:
相关文章
Biến hầm chứa tên lửa hạt nhân thành hầm trú ẩn thảm họa, dịch bệnh
Thể thaoKhám phá những ngôi nhà kỳ lạ mà bạn không tin rằng nó tồn tại
Trong khi đa số chúng ta thích một ngôi nhà kiểu truyền thống thì một số người lại rất sáng tạo trong việc thiết kế ngôi nhà của họ với những ý tưởng ‘điên rồ’ khiến chúng ta không thể tưởng tượng nổi là nó tồn tại trên thế giới.
">...
【Thể thao】
阅读更多Ngược dòng đại lộ
Thể thaoNgược dòng đại lộ. Minh họa: Nguyễn Minh Sau dịch, cứ mỗi lần sực nhớ một hàng cóc quen, thậm chí một người bán rong, người ăn xin, chú xe ôm truyền thống, lòng vẫn thắt lại âu lo tự hỏi họ còn đó hay không.
Dọc lối Lê Lợi mới được trả lại mặt lộ thông thoáng sau nhiều năm thi công. Nhưng không như chờ đợi, ngày tái sinh đã không bùng nổ thịnh vượng cho khu trung tâm mà trái lại, những mặt tiền sập cửa, dán chằng chịt bảng rao cho thuê mặt bằng.
Đã có rất nhiều thứ đã không như người ta nghĩ, rằng một khi hết dịch.
Một khi hết dịch, ta sẽ trọng quý tình thân, hơi thở, sức khỏe.
Một khi hết dịch, ta hứa sẽ không phàn nàn, sẽ trân trọng từ bữa nhậu mặt đối mặt cụng ly “vật lý” nghe lanh canh, trân trọng cho tới từng cuộc họp hành “vật lý” như những ngày trước dịch.
Một khi hết dịch, ta sẽ cùng ùa ra đường reo hò cho đã buồng phổi.
…
Đã chẳng có gì như vậy, khi ta nhận ra ngoài hai lá phổi tạm thời lành lặn nhưng tài khoản ngân hàng thì không.
Cũng như đã chẳng có cuộc hồi sinh đại phát đại thịnh nào của các chủ mặt tiền đại lộ trung tâm cả mà là một hoang mạc đìu hiu trông khá giống một lá phổi bị tổn thương, chằng chịt băng keo vá víu ngặt nghèo.
Ngọn nến trang hoàng sầm uất duy nhất, níu kéo tinh thần sang cả từng có của đại lộ Lê Lợi, chính là khu trung tâm thương mại ngay ngã tư Nam Kỳ. Viền bên ngoài, trên vỉa hè là những lượt thị dân xúng xính chụp những bức hình chắc chắn sẽ bị ngược sáng với khung cảnh hàng hóa lộng lẫy nhưng mặt người đen thui. Mặc tình, người ta trong khốn khó, lại càng khao khát hơn những dấu chỉ của thịnh vượng, dù chỉ để giữ làm kỷ niệm, hay để đăng lên tài khoản mạng xã hội cho một chút trang trí hình thức quen thuộc của mùa lễ hội lên cái chân dung nhân hiệu ỉu xìu của một năm chật vật.
Nép vào mái hiên không xa tiệm kem Bạch Đằng, một xe đẩy loại dùng trong siêu thị, bên trên lỉnh kỉnh treo máng bịch xốp giỏ đệm, bên dưới nhìn nhằng một nùi dây cột loanh quanh cỡ bốn năm con chó cỏ đang giỡn. Con lớn nhất vêu vao nhìn ra mặt lộ, nơi một đám chụp cưới còn vớt vát chút nắng cuối ngày. Bên cạnh, một dáng người cong vòng như dấu chấm hỏi, đầu đội nón tơi, nhìn như một tấm bích chương sống của bộ phim Quỷ cẩumới ra rạp. Gần cuối năm, các nhà sản xuất cine nội địa rũ sổ cho hết mùa phim kinh dị, mà những câu chuyện lùm xùm lan truyền trên báo chí lại thường chẳng nói cho người ta biết được chút gì về phim. Vài chuyện lẻ tẻ về diễn viên đào kép cà nanh tị nạnh lẫn nhau.
Từng li chuyển động của các minh tinh như những miếng vụn nhẹ tênh rải xuống mặt hồ tịnh không của thời sự văn nghệ cả năm qua, được khai thác tỉ mỉ không khoan nhượng.
Dòng sông hoa đăng tiễn đưa hơn 23.000 người mất do dịch Covid-19. Ảnh: Lê Nam Thân người đang gục mặt ngủ dưới chiếc nón tơi hình như cảm nhận có khách lạ đang đứng dòm nên ngập ngừng ngước lên. Bên dưới vành nón, nụ cười chông chênh ngờ nghệch nở ra, đón tờ giấy bạc từ người khách qua đường hào phóng.
Rất có thể, tôi vừa hào phóng một cách xa xỉ và ngu dại trong cái năm ai cũng phải ngó chừng túi tiền của mình cho cẩn thận.
Rất có thể, dịch bệnh và khủng hoảng đã không chỉ đơn giản làm hao mòn túi tiền, mà theo đó, người ta hao mòn ít nhiều hồn nhiên.
Đó không phải là thứ mất đi.
Rất có thể, đó là thứ ta đã tự nguyện cho luôn con virus và trận đại dịch, cho đi một cách hào phóng và dại dột lòng hồn nhiên thơm thảo cổ lỗ và lỗi thời.
Quãng bách bộ còn lại, ngược chiều Đồng Khởi, nắng đã tắt hẳn và thành phố gian nan của tôi lại tới giờ lên đèn. Như cái kiểu trong nắng nhiệt đới sẽ có chút se lạnh vào mùa Đông nhiệt đới, bất chấp những bài toán của các nhà kinh tế.
Hồi trước Noel, nhà thờ Đức Bà cho giăng 80.000 đèn led bao trùm đôi tháp chuông lẫn dàn giáo công trình tu bổ, đẹp như ngọn nến sáng thắp giữa trái tim thành phố, dù bên dưới kia, một cuộc đại tu bổ vẫn đang chậm chạp diễn ra. Thánh đường như một cơ thể đang buộc phải lìa xa những viên gạch đã ở đó hàng trăm năm, nhưng cơ thể nào mỗi ngày không có vài tế bào nhỏ chết đi.
Giữa cuộc nhọc nhằn, tiếng chuông nhà thờ vẫn cứ đúng giờ vang lên, và sự hào phóng của con người vẫn còn đủ để đàn bồ câu vẫn tụ tập quanh quảng trường chờ những nắm thóc vàng tung lên trong không trung, không toan tính.
“Ờ thì nếu có kẹt, thì ở đâu cũng đã kẹt hết rồi.
Và khi đó, có ai đi nhanh hơn ai được chút nào đâu?”
Thoáng một vệt sáng hắt trên khuôn mặt sầu bi của tượng Đức Bà.
Chắc là phản quang từ dãy đèn mùa lễ.
Một khách qua đường bất chợt dừng lại dưới chân Đức Mẹ, mở điện thoại tìm số điện thoại bác tài xế vô ý hồi chiều, gửi đi một lời xin lỗi và một lượt vote 5 sao.
Từ bên trong giáo đường, vẳng ra tiếng ca đoàn “… và bình an dưới thế cho người thiện tâm”.
Vài ngày nữa thôi, đã là năm mới.
Trác Thúy Miêu
Trác Thúy Miêu, Như Quỳnh, Thành Lộc gây xao xuyến với 'Bụi phấn'Như Quỳnh, Thành Lộc và Trác Thúy Miêu có màn kết hợp ngẫu hứng trong bài hát Bụi phấn gây xao xuyến trái tim người hâm mộ.">...
【Thể thao】
阅读更多Nên mua xe máy điện cũ hay xe máy 50cc để tiết kiệm xăng?
Thể thaoTrên thị trường xe máy điện qua sử dụng, hiện dòng Vinfast Klara A1, A2 đang có giá bán từ 16 đến 22 triệu đồng tùy chất lượng. Ảnh minh họa.
Với xe máy điện, tầm tiền chưa đến 20 triệu tôi có thể mua xe điện đã qua sử dụng của Vinfast như Klara. Tôi không thích xe của Trung Quốc vì trông khá ọp ẹp nên chiếc Klara thấy vừa mắt nhất. Nhưng vì là phụ nữ nên không rõ mua xe cũ pin còn tốt hay không bởi giá pin của xe này nghe nói khá đắt.
Theo các bạn, để sử dụng đi lại hàng ngày tiết kiệm tôi nên mua xe máy xăng 50cc hay mua lại xe máy điện?
Độc giả Phạm Tuyết Mai(Cầu Giấy, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Giá xăng tăng cao, xe điện được săn đón
Giá xăng sắp chạm mốc 30.000 đồng/ lít, chi phí đi lại tăng cao khiến nhiều người tính đến chuyện chuyển sang sử dụng xe máy điện. Thị trường xe điện, nhất là xe máy điện, đang nóng dần
">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
最新文章
-
Nhân viên y tế TP.HCM đang lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho người dân TP. Ảnh: Thanh Tùng.
Về tình hình điều trị, hiện TP.HCM đang điều trị cho 14.142 bệnh nhân, trong đó có 12.653 người đã được Bộ Y tế công bố.
Đại tá Lê Xuân Thế, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh TP.HCM cho biết, thời gian qua, tại các khu cách ly tập trung đã có một số nhân viên y tế, lực lượng dân quân tự về, bộ đội… dương tính với nCoV do phơi nhiễm nghề nghiệp.
Theo ông Thế, trong đợt dịch Covid-10 lần thứ tư, Bộ Tư lệnh TP.HCM đã đưa đến phục vụ tại các khu cách ly tập trung của TP hơn 10.000 chiến sĩ. Tuy nhiên, số lượng F1 được chuyển đến khu cách ly tập trung ngày càng tăng. Vì vậy, công việc của các nhân viên y tế, lực lượng làm công tác phục vụ: dân quân tự vệ, bộ đội… đang quá tải.
Trung bình cứ 1 người phục vụ cho 20 người cách ly. Công việc của họ là đảm bảo an ninh trật tự tại khu cách ly, phục vụ cơm nước, nhu yếu phẩm, nhận đồ tiếp tế, tuyên truyền, nhắc nhở người thực hiện cách ly đảm bảo giữ an ninh trật tự, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch…
“Cường độ làm việc của những người ở khu cách ly tập trung rất cao. Trong khi đó, chủng virus đợt dịch lần thứ tư này là Delta, có tốc độ lây lan nhanh. Ở các khu cách ly tập trung nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao, một người trong phòng trở thành F0, thì những người khác có thể bị nhiễm bệnh. Vì vậy, trong thời gian qua, đã có một số nhân viên y tế, lực lượng dân quân tự về, bộ đội… phục vụ tại khu cách ly tập trung bị nhiễm bệnh”, Đại tá Thế chia sẻ.
Đại tá Thế cho biết, hiện nay, tại một phòng ở khu cách ly tập trung sẽ có 2 người và có một nhà vệ sinh chung. Đối với lực lượng phục vụ, một tổ sẽ có 5 người, ở một phòng, làm nhiệm vụ ở một khu nhất định.
Việc đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm chéo được thực hiện nghiêm ngặt. Các nhân viên tế, lực lượng làm nhiệm vụ khi đưa cơm, đồ dùng, lấy mẫu xét nghiệm cho người cách ly phải mang đồ bảo hộ, khẩu trang, sát khuẩn… đảm bảo đúng quy trình, an toàn.
“Trong quá trình làm việc, chúng tôi luôn xây dựng quy chế, làm sao đảm bảo cho bà con ở khu cách ly được phục vụ tốt, luôn đặt sức khỏe của người cách ly lên hàng đầu. Trong quá trình phục vụ tất nhiên sẽ không tránh khỏi những vấn đề khiếm khuyến có thể xảy ra. Tôi mong rằng, người dân TP hết sức chia sẻ với lực lượng phòng chống dịch”, đại tá Thế bày tỏ.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Tú Anh
TP.HCM thông báo khẩn tìm người đến chợ đầu mối Bình Điền
Tối 12/7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM phát thông báo khẩn tìm người đến chợ đầu mối Bình Điền từ ngày 23/6 đến nay.
" alt="18 nhân viên Y tế TP.HCM dương tính Covid">18 nhân viên Y tế TP.HCM dương tính Covid
-
Đám cưới của cặp đôi chênh nhau 25 tuổi diễn ra tại làng Bekut, Sambas, tây Kalimantan (Indonesia) Trong đám cưới, cô dâu Mariana 41 tuổi và chú rể Kevin 16 tuổi mặc trang phục cưới hiện đại với váy trắng và áo vest đen.
Cô dâu và mẹ chú rể là bạn bè thân thiết. Cô dâu Mariana biết chú rể cách đây 4 năm, theo Worldofbuzz. "Lần đầu tiên tôi gặp Kevin khi anh ấy mới 12 tuổi và gọi tôi là dì. Anh hay đến cửa hàng của tôi mua đồ", cô nhớ lại.
Khi chồng sắp cưới của Mariana đột ngột huỷ đám cưới khiến cô rất đau lòng và có lúc muốn tự tử. Lúc này, mẹ Kevin luôn bên cạnh bạn thân, lắng nghe và động viên.
Cho đến một ngày, cô hỏi mẹ của Kevin liệu cô có thể theo đuổi mối quan hệ yêu đương với Kevin được hay không. Mẹ của Kevin ban đầu rất bất ngờ, hỏi ý kiến con trai thì anh cũng đồng ý.
Chỉ vài tháng sau đó, đám cưới của cặp đôi diễn ra. Mariana thừa nhận chưa bao giờ nghĩ sẽ lấy chồng kém 25 tuổi.
"Tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng Kevin sẽ trở thành chồng mình. Anh gọi tôi là dì trong lần đầu tiên gặp mặt khi anh mới 12 tuổi. Anh rất ngại ngùng, đến nỗi che mặt đi lúc nhìn thấy tôi", cô nói.
Theo quy định của luật pháp Indonesia, độ tuổi hợp pháp để kết hôn đối với nam là 19 tuổi trở lên. Trên mạng xã hội, nhiều người chỉ trích đám cưới này.
Đáp lại những lời phản đối, cô Mariana khẳng định mình và Kevin kết hôn trên cơ sở tình yêu và sự tự nguyện chứ không hề có sự ép buộc nào. "Tôi biết rằng nhiều người sẽ cười nhạo, chỉ trích chúng tôi, nhưng tôi và Kevin tin rằng tình yêu đích thực sẽ đưa chúng tôi đến một tương lai tươi sáng", cô nói.
Đám cưới ngày mưa bão, cô dâu chú rể lội nước vào lễ đường
PHILIPPINES - Vào đúng ngày cưới của cặp đôi trẻ thì trời mưa bão. Bất chấp thời tiết khắc nghiệt, phải lội nước vào lễ đường, cô dâu chú rể vẫn quyết định trao lời hẹn thề." alt="Đám cưới gây tranh cãi cô dâu là bạn thân của mẹ chú rể">Đám cưới gây tranh cãi cô dâu là bạn thân của mẹ chú rể
-
Doanh thu từ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe mô tô đạt hơn 545,4 tỉ đồng, nhưng chi bồi thường chỉ 11,8 tỉ đồng. Ảnh: DN Thu 500 tỉ đồng, bồi thường 11 tỉ đồng
Theo quy định hiện nay, bảo hiểm xe cơ giới là loại hình bảo hiểm dành cho xe ôtô, xe máy, xe tải và các phương tiện giao thông đường bộ khác. Mục đích của bảo hiểm là bảo vệ kinh tế tránh thiệt hại về tài sản hoặc thương tật do tai nạn giao thông gây ra, không phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu xe xảy ra tai nạn.
Như vậy, số tiền chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới sẽ bao gồm cả bồi thường cho cả ôtô và xe máy. Tuy nhiên, qua thống kê có thể thấy, nếu tính một cách cơ học, đa số các doanh nghiệp bảo hiểm sau khi trừ đi chi phí bồi thường đều thu về lợi nhuận rất lớn, ít nhất phải trên 50% từ bảo hiểm xe cơ giới. Đương nhiên đây là phép tính cơ học và con số này chưa chính thức khi chưa giảm trừ theo các chi phí khác như hoa hồng... đi kèm.
Trong khi đó, theo số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến 30.6.2022, doanh thu từ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe môtô đạt hơn 545,4 tỉ đồng.
Đáng chú ý, số tiền bồi thường của bảo hiểm bắt buộc xe máy chỉ hơn 11,8 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 2,2%. Đây là số thu lớn nhưng chi rất ít. Năm 2019, tổng doanh thu phí bảo hiểm xe máy bắt buộc lên tới 765 tỉ đồng, trong khi số tiền bồi thường chỉ có 45 tỉ đồng, tức là chỉ bằng 6% doanh thu, thể hiện sự không tương xứng quyền lợi và trách nhiệm giữa người mua bảo hiểm và các doanh nghiệp bán bảo hiểm.
Mới đây, Bộ Tài chính cho biết, không thể bãi bỏ quy định bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với môtô, xe máy (bảo hiểm bắt buộc xe máy) theo ý kiến của cử tri được Quốc hội chuyển đến. Lý do được bộ đưa ra là “việc mua bảo hiểm này cần thiết và đúng quy định pháp luật”.
Thế nhưng, trong khi người dân nghiêm túc chấp hành việc mua bảo hiểm theo quy định thì các doanh nghiệp lại dựng ra một mê hồn trận thủ tục rối rắm để căn cứ vào đó có thể thoái thác trách nhiệm bồi thường theo luật định.
Theo Lao Động
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bộ Tài chính bác đề nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máyBộ Tài chính cho rằng bảo hiểm bắt buộc TNDS mô tô xe máy nhằm bảo vệ lợi ích và an toàn xã hội chung, phù hợp với xu thế chung của thế giới." alt="Lợi nhuận kếch xù từ bảo hiểm xe cơ giới">
Lợi nhuận kếch xù từ bảo hiểm xe cơ giới
-
Có tới 76.508 chiếc Mitsubishi Outlander Sport đời 2019-2022 buộc phải triệu hồi. (Ảnh: Carscoops) Trước những sự cố này, tập đoàn đến từ xứ sở mặt trời mọc đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra làm rõ và mới đây, các kỹ sư của Mitsubishi Motors R&D tại Mỹ đã chỉ ra rằng phần mềm của bộ điều khiển CVT mới chính là thủ phạm. Bộ điều khiển này khiến động cơ tăng tốc vượt quá khả năng chịu đựng, làm piston và van xả tiếp xúc với nhau gây ra động cơ ngừng hoạt động.
Phân tích của Mitsubishi Motors R&D trong 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy, phần mềm của bộ điều khiển CVT (CTV-ECU) bị lỗi trên các xe Outlander Sport đời 2019 - 2022. Tuy nhiên, không phải tất cả mà chỉ những chiếc được trang bị hộp số CVT và chìa khóa cơ.
Ngay lập tức, Mitsubishi đã "khoanh vùng" và ra lệnh triệu hồi tổng cộng 76.508 xe tại Mỹ, các xe này được sản xuất từ ngày 31/7/2018 đến 11/5/2022. Số xe Outlander bị ảnh hưởng trên sẽ được các đại lý lập trình và cập nhật lại bộ điều khiển CVT.
Mitsubishi Việt Nam cũng từng triệu hồi gần 1.000 chiếc Outlander Sport vào năm 2020. (Ảnh: Carscoops) Tại Việt Nam, Mitsubishi Outlander Sport được mang về phân phối trong nước khoảng năm 2015 nhưng sớm phải "khai tử" bởi giá bán cao cùng quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Hiện, chưa có thông tin gì về việc triệu hồi những chiếc Outlander Sport này tại thị trường Việt Nam.
Vào tháng 2/2020, Mitsubishi Việt Nam từng thực hiện một cuộc triệu hồi với dòng xe Mitsubishi Outlander Sport để thay thế cơ cấu điều khiển cần gạt nước phía trước cho các xe bị ảnh hưởng. Theo đó, có tổng số 903 chiếc Mitsubishi Outlander Sport sản xuất năm 2015 bị ảnh hưởng.
Theo Carscoops" alt="Hơn 76 nghìn xe Mitsubishi Outlander Sport phải triệu hồi vì lỗi động cơ">Hơn 76 nghìn xe Mitsubishi Outlander Sport phải triệu hồi vì lỗi động cơ
-
Bị can La Văn Hương bị khởi tố về tội "Làm nhục người khác". (Ảnh: CACC) Phân tích về mặt pháp lý, luật sư Đặng Xuân Cường, Công ty luật TAT Law firm chia sẻ, danh dự, nhân phẩm là những giá trị thiêng liêng của bản thân mỗi con người. Danh dự nhân phẩm của con người là khách thể được pháp luật hình sự hết sức bảo vệ.
Hành vi in ấn và phát tán những hình ảnh nhạy cảm của bị hại đã xâm phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Do vậy, cơ quan chức năng cần có biệt pháp cách ly xã hội đối với đối tượng một thời gian nhất định mới có tác dụng răn đe những hành vi tương tự.
“Nếu bị can La Văn Hương thực hiện hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm chị B. từ 2 lần trở lên mà mỗi lần đã đủ để xử lý hình sự, hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của chị B. từ 11% đến 45% thì bị can Hương sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất tới 2 năm tù.
Nếu hành vi của bị can Hương thực hiện gây rối loạn tâm thần, hành vi của nạn nhân từ 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì bị can sẽ đối diện với mức hình phạt cao nhất lên tới 5 năm tù”, luật sư Đặng Xuân Cường phân tích.
Tuy nhiên, theo luật sư Đặng Xuân Cường, trường hợp không gây ra những hậu quả nghiêm trọng như trên thì bị can chỉ đối diện với các mức hình phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự.
Trước đó, cơ quan điều tra tiếp nhận giải quyết đơn trình báo của chị D.T.B. (SN 1990, ở xã Tân Lập, huyện Lục Ngạn) về việc tại nơi ở của chị B. xuất hiện nhiều tờ giấy A4 có in hình ảnh nhạy cảm của chị B. Những hình ảnh này đã trực tiếp ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm của chị B.
Xác định vụ việc trên có dấu hiệu của tội phạm hình sự, Công an huyện Lục Ngạn đã tiến hành xác minh.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định đối tượng La Văn Hương là người trực tiếp in hình ảnh khỏa thân và nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị B.
Tại cơ quan công an, đối tượng Hương khai nhận, bản thân mình và chị B. có quan hệ tình cảm, nhưng do mâu thuẫn nên đã thực hiện hành vi nêu trên.
Bắt đối tượng doạ tung 'ảnh nóng' để cưỡng đoạt tài sản
Tuấn nhiều lần yêu cầu chị U. chụp “ảnh nóng” gửi cho mình. Sau khi chia tay, Tuấn đòi lại 900 triệu đồng đã cho trước đó, nếu không trả sẽ tung “hình nóng” lên mạng xã hội." alt="Khởi tố bị can rải ảnh 'nóng' của người yêu cho mọi người xem">Khởi tố bị can rải ảnh 'nóng' của người yêu cho mọi người xem
-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------Số: 876/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH, GIẢM PHÁT THẢI KHÍ CÁC-BON VÀ KHÍ MÊ-TAN CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh) như sau:
I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Quan điểm
- Chuyển đổi năng lượng xanh là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh cũng như thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26); đồng thời cũng là cơ hội để ngành giao thông vận tải có sự phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và bền vững, bắt kịp với xu thế và trình độ phát triển tiên tiến của thế giới.
- Chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải có nền tảng là sự chuyển đổi công nghệ mạnh mẽ, cần dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Việc thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải cần xây dựng lộ trình hợp lý, phù hợp với khả năng huy động nguồn lực, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và bền vững trong thực hiện thông qua các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.
- Huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải. Khẩn trương bổ sung, sửa đổi thể chế, chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho tiếp nhận các dòng vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến; tạo động lực để huy động sự tham gia của toàn xã hội cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào quá trình thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để triển khai thực hiện mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải dựa trên cách tiếp cận toàn cầu với sự phối hợp của tất cả các quốc gia, tranh thủ tối đa sự ủng hộ và hỗ trợ quốc tế.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải đã sẵn sàng về mặt công nghệ, thể chế, nguồn lực nhằm thực hiện mức cam kết trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan của Việt Nam.
- Giai đoạn đến năm 2050: Phát triển hợp lý các phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
3. Lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh
a) Đường bộ
- Giai đoạn 2022 - 2030
+ Thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
+ Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
+ Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.
- Giai đoạn 2031 - 2050
+ Đến năm 2040: Từng bước hạn chế tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trong nước.
+ Đến năm 2050: 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn quốc đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
b) Đường sắt
- Giai đoạn 2022 - 2030
+ Nghiên cứu thí điểm sử dụng phương tiện đường sắt sử dụng điện, năng lượng xanh trên các tuyến đường sắt hiện tại. Đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt mới theo định hướng điện khí hóa.
+ Xây dựng kế hoạch và đầu tư theo lộ trình thay thế phương tiện đường sắt cũ hết niên hạn bằng loại phương tiện có thể chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Khuyến khích chuyển đổi trang thiết bị bốc, xếp tại các nhà ga sang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Giai đoạn 2031 - 2050
+ Đến năm 2040, dừng từng phần sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Từng bước đầu tư mới và chuyển đổi phương tiện đường sắt sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Đến năm 2050: Chuyển đổi 100% đầu máy, toa xe đường sắt sử dụng điện, năng lượng xanh; chuyển đổi 100% trang thiết bị sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh tại các nhà ga.
+ Cải tạo, nâng cấp hạ tầng các tuyến đường sắt hiện hữu đáp ứng hoàn toàn việc chuyển đổi sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh. Tiếp tục đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt mới theo định hướng điện khí hóa, sử dụng năng lượng xanh.
c) Đường thủy nội địa
- Giai đoạn 2022 - 2030
+ Khuyến khích đầu tư đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng dụng điện, năng lượng xanh.
+ Nghiên cứu, xây dựng tiêu chí cảng xanh, tuyến vận tải xanh làm cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư mới cảng thủy nội địa xanh. Áp dụng thí điểm tại một số cảng thủy nội địa; nghiên cứu, đưa một số tuyến vận tải thủy trở thành tuyến vận tải xanh.
- Giai đoạn 2031 -2050
+ Tiếp tục khuyến khích đầu tư đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Khuyến khích hoạt động đầu tư mới cảng thủy nội địa theo hướng phát triển xanh.
+ Từ năm 2040: 100% phương tiện thủy nội địa đóng mới sử dụng điện, năng lượng xanh. 100% cảng thủy nội địa xây dựng mới áp dụng tiêu chí cảng xanh; khuyến khích cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động chuyển dịch áp dụng tiêu chí cảng xanh.
+ Đến năm 2050: 100% phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh. 100% trang thiết bị tại các cảng, bến thủy nội địa chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
d) Hàng hải
- Giai đoạn 2022 - 2030
+ Khuyến khích tàu biển Việt Nam hoạt động nội địa tuân thủ đầy đủ các quy định của Phụ lục VI Công ước MARPOL về sử dụng hiệu quả năng lượng và Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính từ tàu biển của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) từ năm 2025.
+ Khuyến khích chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương tại các cảng đầu tư mới, đầu tư bổ sung và cảng hiện hữu.
- Giai đoạn 2031 - 2050
+ Tàu biển Việt Nam hoạt động nội địa tuân thủ đầy đủ các quy định của Phụ lục VI Công ước MARPOL về sử dụng hiệu quả năng lượng và Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính từ tàu biển của IMO.
+ Tàu biển đóng mới, hoán cải, nhập khẩu sau năm 2035 sử dụng điện, năng lượng xanh; từ năm 2050, 100% tàu biển hoạt động tuyến nội địa chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Từ năm 2031: Đầu tư phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương tại các cảng đầu tư mới, đầu tư bổ sung.
+ Từ năm 2040: Thực hiện chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị tại các cảng hiện hữu, các thiết bị báo hiệu hàng hải sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương.
+ Từ năm 2050: Tất cả các phương tiện, trang thiết bị tại cảng, các thiết bị báo hiệu hàng hải sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương.
đ) Hàng không
- Giai đoạn 2022 - 2030
+ Thực hiện đồng thời toàn bộ các biện pháp tiềm năng của ngành hàng không để giảm phát thải CO2. Từ 2027 nghiên cứu sử dụng nhiên liệu thay thế để bổ sung một phần trong nhiên liệu hàng không.
+ Đến năm 2030, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về sử dụng năng tượng và tiêu thụ nhiên liệu của các doanh nghiệp hàng không.
- Giai đoạn 2031 - 2050
+ Từ năm 2035: Sử dụng tối thiểu 10% nhiên liệu bền vững cho một số chuyến bay ngắn; 100% phương tiện chở khách và phương tiện khác trong sân bay đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Từ năm 2040: Tất cả các phương tiện hoạt động trong khu bay sử dụng điện, năng lượng xanh (trừ các phương tiện đặc thù chưa sử dụng năng lượng điện).
+ Từ năm 2050: Chuyển đổi sử dụng 100% năng lượng xanh, nhiên liệu hàng không bền vững cho tàu bay để giảm tối đa lượng phát thải khí nhà kính. Tùy thuộc điều kiện công nghệ, lượng phát thải còn lại được thực hiện bằng cách bù đắp cac-bon để đạt phát thải ròng bằng “0”.
e) Giao thông đô thị
- Giai đoạn 2022 - 2030
+ Từ năm 2025: 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội đạt 45% - 50%; Thành phố Hồ Chí Minh đạt 25%; Đà Nẵng đạt 25% - 35%; Cần Thơ đạt 20%; Hải Phòng đạt 10% - 15%; đô thị loại I đạt ít nhất 5%.
- Giai đoạn 2031 - 2050
+ Từ năm 2030: Tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Đến năm 2050: 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 40% và 10%.
4. Nhiệm vụ và giải pháp
a) Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, quy hoạch
- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trước hết là các luật chuyên ngành, trong đó tích hợp các nội dung, quy định và cam kết quốc tế liên quan đến chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính; bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định về điều kiện tham gia giao thông, điều kiện kinh doanh, niên hạn sử dụng, đăng ký, đăng kiểm để giảm dần số lượng và tiến tới loại bỏ hoàn toàn phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
- Nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật, định mức... liên quan đến sản xuất, đóng mới, chuyển đổi, hoán cải, nhập khẩu, quản lý, vận hành, khai thác phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải có hiệu suất năng lượng cao, sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để đầu tư hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được sự đổi mới theo hướng chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính và tham gia trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon.
- Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung các chiến lược, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải và các quy hoạch, kế hoạch liên quan khác đảm bảo việc định hướng đầu tư, xây dựng, nâng cấp, vận hành khai thác kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp và đồng bộ với đầu tư, khai thác phương tiện, trang thiết bị giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính.
b) Chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
+ Xây dựng chương trình chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện cơ giới đường bộ.
+ Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Phương tiện giao thông đường sắt: Thực hiện chương trình chuyển đổi đầu máy, toa xe có động cơ sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Phương tiện thủy nội địa
+ Xây dựng chương trình chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện thủy nội địa.
+ Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện giao thông thủy nội địa sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Tàu biển hoạt động tuyến nội địa
+ Xây dựng chương trình chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc các biện pháp tương đương đối với tàu biển.
+ Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi tàu biển sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Tàu bay
+ Xây dựng chương trình chuyển đổi sử dụng năng lượng xanh, nhiên liệu bền vững đối với tàu bay.
+ Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi tàu bay sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng năng lượng xanh, nhiên liệu bền vững.
c) Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh
- Đường bộ
+ Ưu tiên hoàn thành 5.000 km đường bộ cao tốc; cơ bản hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối liên vùng, kết nối các cảng biển cửa ngõ quốc tế, cảng hàng không quốc tế; kết nối thuận lợi các quyết quốc lộ đến các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cảng thủy nội địa lớn, các ga đường sắt đầu mối.
+ Quy hoạch và xây dựng: hệ thống trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng xanh trên mạng quốc lộ chính yếu, mở rộng ra mạng lưới đường bộ toàn quốc; hạ tầng trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại các cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, bến xe và nhà ga.
+ Xây dựng quy định, tiêu chí bến xe khách xanh, trạm dừng nghỉ xanh; xây dựng chính sách khuyến khích chuyển đổi bến xe khách, trạm dừng nghỉ theo tiêu chí xanh.
+ Xây dựng, thực hiện chương trình chuyển đổi toàn bộ bến xe khách, trạm dừng nghỉ theo tiêu chí xanh.
- Đường sắt
+ Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; nâng cấp 7 tuyến đường sắt hiện hữu; ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch được duyệt.
+ Cải tạo, nâng cấp hạ tầng tuyến, ga đường sắt hiện có, cơ bản đáp ứng việc chuyển đổi phương tiện đường sắt sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Thí điểm xây dựng một số đoạn tuyến đường sắt mới đáp ứng việc chuyển đổi phương tiện đường sắt sử dụng điện, năng lượng xanh tiến tới đầu tư xây dựng, phát triển toàn bộ các tuyến đường sắt mới theo định hướng điện khí hóa đáp ứng cho phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Xây dựng quy định, tiêu chí nhà ga xanh và triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi toàn bộ nhà ga theo tiêu chí xanh.
- Đường thủy nội địa
+ Cải tạo, nâng cấp các tuyến chính đáp ứng chạy tàu 24/24 giờ; phấn đấu tổng chiều dài các tuyến khai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật đạt khoảng 5.000 km; phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa, từng bước hiện đại hóa các cảng chính, cảng chuyên dùng.
+ Xây dựng, ban hành quy định, tiêu chí cảng thủy nội địa xanh; triển khai, áp dụng mô hình cảng xanh.
+ Quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng cung cấp điện, năng lượng xanh cho phương tiện và trang thiết bị tại các cảng thủy nội địa.
+ Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp cảng thủy nội địa chuyển đổi năng lượng xanh.
- Hàng hải
+ Phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, ưu tiên phát triển các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Cái Mép; triển khai đề án phát triển cảng xanh.
+ Xây dựng, ban hành quy định, tiêu chí cảng xanh; triển khai áp dụng tiêu chí cảng xanh tại các cảng biển Việt Nam.
+ Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển, chuyển đổi cảng xanh.
- Hàng không
+ Phát triển hệ thống cảng hàng không hợp lý, theo hướng đồng bộ, hiện đại, ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn như cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Long Thành; từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu, đầu tư 06 cảng hàng không mới.
+ Quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng cung cấp điện, năng lượng xanh cho tàu bay, phương tiện mặt đất và các trang thiết bị tại cảng hàng không.
+ Xây dựng quy định, tiêu chí cảng hàng không, sân bay xanh; xây dựng và thực hiện chương trình chuyển đổi cảng hàng không, sân bay xanh.
- Giao thông đô thị
+ Quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng cung cấp điện, năng lượng xanh cho phương tiện giao thông tại các đô thị.
+ Đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt; mở rộng, phát triển hạ tầng phục vụ phương tiện giao thông công cộng.
+ Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phi cơ giới, điểm trông giữ phương tiện kết nối hợp lý với các phương thức vận tải hành khách công cộng khác.
d) Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính
- Áp dụng giới hạn mức tiêu thụ nhiên liệu đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo lộ trình, hướng tới giảm tối đa mức tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính; quy định về hiệu quả sử dụng năng lượng đối với đầu máy, toa xe, phương tiện thủy nội địa và tàu biển, tàu bay hoạt động tuyến nội địa.
- Tổ chức vận tải khoa học trên cơ sở phát triển hợp lý các phương thức vận tải; thúc đẩy chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường sắt, đường thủy, vận tải ven biển; tăng cường kết nối các phương thức vận tải kết hợp dịch vụ logistics chất lượng cao, giảm hệ số chạy rỗng của phương tiện, giảm ùn tắc hàng hóa trong hoạt động vận tải và chuỗi cung ứng dịch vụ logistics; tổ chức quản lý, điều hành, khai thác hiệu quả phương tiện, trang thiết bị hạ tầng giao thông vận tải.
- Từng bước nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng tại các đô thị; thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
đ) Tăng cường hợp tác quốc tế, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và truyền thông
- Hợp tác quốc tế
+ Tăng cường hợp tác với các chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp quốc tế để chủ động tham gia xây dựng các quy định, tiêu chuẩn quốc tế chung, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến và học hỏi kinh nghiệm về xây dựng cơ chế, chính sách, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải; nghiên cứu, áp dụng các cơ chế bù đắp các-bon.
+ Huy động đa dạng nguồn hỗ trợ tài chính từ các quỹ về môi trường trên thế giới, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, ngân hàng thương mại quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài... theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia.
- Khoa học công nghệ
+ Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phương tiện, thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh, kết cấu hạ tầng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, cung ứng năng lượng xanh; đặc biệt chú trọng công nghệ, công nghiệp hỗ trợ phát triển phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều hành các lĩnh vực trong ngành giao thông vận tải.
- Phát triển nguồn nhân lực
+ Đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao nguồn nhân lực hiện có của ngành giao thông vận tải sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao, quản lý, khai thác, vận hành phương tiện, hạ tầng giao thông công nghệ mới không phát thải khí nhà kính.
+ Xây dựng chương trình đào tạo, mở mới các ngành đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề về công nghệ phương tiện, năng lượng, kết cấu hạ tầng xanh.
- Xây dựng kế hoạch truyền thông và tổ chức truyền thông đến người dân và doanh nghiệp về lộ trình, chính sách, lợi ích của chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh.
5 . Nguồn lực thực hiện
Huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước và quốc tế, nhà nước và tư nhân để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải để triển khai:
- Các nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thể chế, chính sách... kinh phí thực hiện được bố trí chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Các chương trình, nhiệm vụ, dự án về chuyển giao công nghệ xanh, giảm phát thải khí nhà kính, huy động tối đa sự hỗ trợ quốc tế, các quỹ tài chính khí hậu.
- Các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước, hỗ trợ quốc tế, huy động từ đầu tư tư nhân và đối tác công tư...
- Đầu tư mới, đầu tư chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh huy động sự hỗ trợ quốc tế, các quỹ tài chính khí hậu, từ nguồn xã hội hóa, doanh nghiệp, người dân.
6. Danh mục các nhiệm vụ của Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh tại Phụ lục kèm theo.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giao thông vận tải: Chủ trì xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện, thiết bị, hạ tầng giao thông xanh trong giao thông vận tải; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch; phát triển nguồn nhân lực sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao, quản lý, khai thác, vận hành công nghệ mới về phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng xanh; huy động nguồn lực trong nước và quốc tế, xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông và các nhiệm vụ khác nhằm thực hiện Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện trong ngành giao thông vận tải, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ liên quan đến chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính đối với phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; hoàn thiện chính sách đầu tư, thu hút đầu tư phát triển hệ thống sạc điện, hạ tầng cung cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh.
3. Bộ Công thương: Chủ trì phát triển ngành công nghiệp sản xuất phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh; sản xuất, cung ứng điện, năng lượng xanh thay thế nhiên liệu hóa thạch đáp ứng nhu cầu trong nước; mở rộng phối trộn, cung ứng nhiên liệu sinh học; phát triển hệ thống sạc điện, năng lượng xanh cho phương tiện giao thông.
4. Bộ Tài chính: Chủ trì xây dựng, rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi hỗ trợ sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh; chính sách ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh vận tải đầu tư, chuyển đổi đoàn phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, hạ tầng giao thông xanh.
5. Bộ Xây dựng: Chủ trì hoàn thiện chính sách ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đô thị cho phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh, giao thông phi cơ giới; rà soát, ban hành các quy định, tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị có đường dành riêng cho xe đạp và xe đạp điện.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chủ trì phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng sử dụng điện, năng lượng xanh, phát triển giao thông phi cơ giới tại địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT; các Vụ: TH, KTTH, QHQT, TKBT;
- Lưu: VT, CN (2b) pvcKT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNGLê Văn Thành (đã ký)
Quyết định trên còn phần Phụ lục đính kèm, xem đầy đủ văn bản gốc tại đây
" alt="Quyết định 876 của Thủ tướng phê duyệt lộ trình khai tử xe động cơ đốt trong">Sau thông tin Chính phủ chính thức đặt lộ trình 'khai tử' xe động cơ đốt trong ở Việt Nam vào năm 2050 (theo Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) được đăng tải, rất nhiều độc giả quan tâm về vấn đề này.
Để có cái nhìn đa chiều, toàn diện, VietNamNet mở diễn đàn: "Khai tử xe động cơ đốt trong: Thách thức và cơ hội". Trân trọng mời quý độc giả, người dùng xe, các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu tham gia gửi bài viết tới email: otoxemay@vietnamnet.vn.Các bài viết sẽ được đăng tải và bình chọn bởi độc giả. Bài viết tốt nhất sẽ nhận được phần quà hấp dẫn từ ban Ô tô - xe máy.
Quyết định 876 của Thủ tướng phê duyệt lộ trình khai tử xe động cơ đốt trong