Nhận định, soi kèo GAIS với IFK Goteborg, 0h10 ngày 7/5: Tân binh gặp khó
本文地址:http://pay.tour-time.com/html/567b698947.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Quảng Nam chuyển 3 bệnh nhân mắc Covid-19 ra Huế điều trị
Ngày 1/8, Chủ tịch UBND TP Hội An, Nguyễn Văn Sơn, đã viết thư kêu gọi các y, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng đang công tác hoặc đã nghỉ hưu, sinh viên y khoa tham gia chiến dịch phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Trong thư, UBND TP Hội An nhận định, dịch Covid-19 tại địa phương đã bước vào giai đoạn mới với diễn biến đặc biệt phức tạp, khó lường. Số ca dương tính với virus SARS-CoV-2, các trường hợp F1, F2 không ngừng gia tăng, nguy cơ lây lan, bùng phát dịch trong cộng đồng là rất cao.
Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có khó khăn về lực lượng nhân viên y tế.
Với tình hình trên, UBND TP Hội An kêu gọi các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, điều dưỡng đang công tác tại các cơ sở y tế hoặc đã nghỉ hưu còn đảm bảo sức khỏe, các bạn trẻ là sinh viên y khoa tích cực tham gia, hỗ trợ thành phố trong công tác phòng, chống dịch.
UBND, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP Hội An cảm ơn và mong muốn nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các y, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, sinh viên y khoa.
Trên địa bàn TP Hội An ghi nhận tổng cộng 10 ca mắc Covid-19. Riêng sáng 1/8, trong số 12 ca mới mắc Covid-19 mà Bộ Y tế công bố, Hội An có 5 trường hợp.
Ngày 30/7, tỉnh ra quyết định cách ly xã hội theo chỉ thị 16 toàn thành phố Hội An, từ 0h ngày 31/7 đến 14/8.
Lê Bằng
Xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể dương tính chỉ thể hiện rằng người đó đã từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 trong quá khứ, chứ không thể khẳng định người đó có đang bị bệnh, có khả năng lây bệnh hay không.
">Quảng Nam chuyển 3 ca nhiễm Covid
Với hàng hóa có giá trị, về mặt quản lý, Viettel Post đã đưa ra quy trình rất rõ ràng. Giả sử với sản phẩm, hàng hóa là điện thoại thì yêu cầu bắt buộc phải mở kiểm và khách hàng phải tạo đơn trên app ViettelPost, có chụp ảnh sản phẩm trước khi gửi đi. Và nếu sản phẩm có series, IMEI thì phải chụp cả số series và IMEI. Sau đó nhân viên Viettel đến tiếp nhận sẽ kiểm tra thông tin rồi mới nhận hàng và đóng gói lại.
“Chính vì quy trình dài như thế nên nhiều khách hàng gửi đôi lúc rất khó chịu vì phải ngồi chờ lâu, ở nhà đã đóng gói đẹp, ra bưu cục lại phải mở tung ra để kiểm hàng dưới camera. Nhưng quy trình phải như vậy mới đảm bảo an toàn bưu gửi cho chính người gửi”, ông Sơn nói.
Sau khi đóng gói, nhân viên Viettel Post sẽ dán tem niêm phong (tem vỡ) rồi dán băng dính, túi seal dán dùng 1 lần (túi trong suốt, có thể nhìn được hàng bên trong) để dễ phát hiện nếu có tráo đổi.
Đó là quy trình ở đầu nhận hàng. Khi nhân viên Viettel Post đến đầu trung chuyển hoặc đầu phát hàng thì tất cả hàng giá trị cao đều bàn giao riêng cho lái xe, đóng tải riêng, chia chọn ở khu vực riêng được giám sát bằng camera.
Đến đầu phát, nhân viên được cảnh báo trước trên hệ thống app, sau khi phân công sẽ nhìn thấy hàng giá trị cao. Khi phát sẽ yêu cầu người nhận phải mở ra để đồng kiểm. Nếu có vấn đề thì xử lý ngay lúc phát hàng, tránh tình trạng về rồi mới quay lại tranh cãi với khách hàng khi có sự cố.
Để tránh tình trạng shipper biết nội dung hàng, nảy sinh lòng tham rồi tráo đổi hàng, trên phiếu gửi hàng dán trên hàng hóa sẽ cơ bản không hiển thị nội dung, chỉ trên hệ thống mới biết hàng đó là gì, giá trị bao nhiêu.
![]() |
Tại quầy giao dịch của Bưu điện Việt Nam, nhân viên kiểm tra kỹ hàng trước khi gói bọc và tính cước. |
Cũng giống như Viettel Post, để giảm thiểu rủi ro trong quá trình chuyển phát hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại vào các quy trình nghiệp vụ của mình.
“Bưu điện Việt Nam đã ứng dụng dây chuyền chia chọn tự động. Việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa cũng từng bước tự động hóa để vừa giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trực tiếp của người lao động với bưu gửi, vừa đảm bảo chất lượng bưu gửi, rút ngắn thời gian giao hàng. Công tác kiểm tra, giám sát trong tất cả các khâu chấp nhận, vận chuyển, chuyển phát cũng luôn được thực hiện chặt chẽ bằng các biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu và hệ thống camera giám sát, các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại”, bà Bùi Thị Thu Hằng, Phó Trưởng Ban Dịch vụ Bưu chính Vietnam Post khẳng định với phóng viên VietNamNet.
“Trong trường hợp hàng hóa bị thất lạc hoặc suy suyển, Bưu điện Việt Nam sẽ nhanh chóng kiểm tra, làm rõ nguyên nhân để đưa ra các giải pháp xử lý tối ưu nhất, ưu tiên quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Khách hàng sẽ được đền bù theo đúng quy định, đúng giá trị khách hàng đã khai báo trên vận đơn”, bà Hằng nhấn mạnh.
Quy trình chặt chẽ để đảm bảo an toàn bưu gửi
Điểm chung của các doanh nghiệp bưu chính - chuyển phát lớn, có uy tín, thương hiệu lâu năm, đó là đều triển khai quy trình chặt chẽ để đảm bảo an toàn bưu gửi.
Khi ban hành các quy định nghiệp vụ chuyển phát, Bưu điện Việt Nam đã hướng dẫn rất kỹ đối với các đơn vị, đặc biệt là các giao dịch viên, về việc khi chấp nhận bưu gửi phải kiểm tra kỹ nội dung hàng hóa, hướng dẫn khách hàng khai báo đầy đủ các thông tin về loại hàng hóa, giá trị hàng, cùng các thông tin liên quan khác. Sau đó mới thực hiện gói bọc và tính cước.
Riêng đối với hàng hóa có giá trị cao như điện thoại, máy ảnh, máy tính…, bên cạnh các yêu cầu về gói bọc đảm bảo an toàn, các giao dịch viên sẽ hướng dẫn khách hàng khai đầy đủ giá trị của hàng hóa.
![]() |
Cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát các khâu, các quy trình nghiệp vụ chuyển phát để tránh rủi ro về an toàn bưu gửi. |
Để giảm thiểu tối đa mọi rủi ro, bên cạnh việc thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ, cập nhật các thông tin mới nhất về các quy định, hướng dẫn cách nhận biết các loại hàng hóa, nhất là hàng giá trị cao, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…, Bưu điện Việt Nam cũng tăng cường công tác kiểm tra giám sát đột xuất và định kỳ, kiểm soát chặt chẽ tại tất cả các công đoạn, đồng thời thường xuyên cải tiến quy trình tổ chức sản xuất, tối ưu hóa các công đoạn sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng bưu gửi cao nhất.
“Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình, Bưu điện Việt Nam rất mong khách hàng khi gửi hàng hóa, khai đúng, khai đủ, chính xác các thông tin trong vận đơn, đặc biệt là giá trị thực của hàng hóa khi gửi. Đây sẽ là sở cứ quan trọng để đảm bảo việc đền bù đúng quy định khi có sự cố đáng tiếc xảy ra”, bà Hằng bày tỏ.
Quy trình chặt chẽ như thế, nhưng trên thực tế, nhiều khi nhân viên bưu chính - chuyển phát lại bị khách hàng lừa.
Đề cập tới về vấn đề này, ông Đinh Thanh Sơn kể: “Hàng giá trị cao nhưng khách hàng lại không khai báo là hàng giá trị cao hoặc khai báo sai (ví dụ gửi iPhone nhưng lại khai báo là ốp điện thoại). Vì mình không biết hàng giá trị cao nên có thể dẫn tới tình huống bị mất hàng. Trước kia Viettel Post cũng đã xảy ra một vài trường hợp như vậy. Chúng tôi đã tìm hiểu nguyên nhân xem sai sót ở khâu nào. Tất cả các khâu đều có camera giám sát nên có thể lần vết từ đầu một cách dễ dàng”.
Phó Tổng Giám đốc Viettel Post khẳng định: Tất cả các trường hợp rủi ro đã xảy ra thì Viettel Post đều đã kiểm tra lại theo quy trình nội bộ, khâu nào sai thì khâu đó chịu trách nhiệm. Viettel Post có Trung tâm dịch vụ khách hàng, sẽ chịu trách nhiệm xử lý. Nếu xác định đúng là do lỗi của Viettel Post thì sẽ đền cho khách hàng trước, xử lý nội bộ sau. Còn nếu xác định nguyên nhân có thể do khách hàng lừa mình thì sẽ trao đổi rõ hơn với khách hàng.
“Vừa rồi Viettel Post đã phát hiện nhiều khách hàng cố tình lừa đảo, vào gửi hàng hóa, lợi dụng lúc đông khách, giục nhân viên gửi nhanh không cần kiểm. Nhân viên cả nể nên nhận hàng, sau lại bị khiếu nại. Chúng tôi bắt buộc phải dựa trên camera để kiểm soát và báo cơ quan công an để xử lý”, ông Sơn kể lại tình huống đã từng xảy ra với Viettel Post.
Bình Minh
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt hành chính hoặc cải tạo không giam giữ, thậm chí phạt tù.
">'Tuyệt chiêu' chống tráo đổi hàng của các doanh nghiệp bưu chính lớn
Truyện Cung Nữ Cấp Thấp
Viêm tuyến tiền liệt, người đàn ông tự thông tiểu bằng tai nghe tại nhà
MU chuẩn bị cho sự trở lại của Premier League bằng trận giao hữu thua West Brom 1-2, đặt ra không ít nỗi lo với HLV Ole Gunnar Solskjaer.
Pogba và MU thi đấu không tốt ở trận thua West Brom |
Trong cuộc thử nghiệm của Solskjaer, lần đầu tiên Bruno Fernandes và Paul Pogba đá cạnh nhau nơi hàng tiền vệ.
Bruno Fernandes đến Old Trafford từ tháng Giêng năm nay. Nhưng Pogba chấn thương dài ngày, bên cạnh đại dịch Covid-19, nên giờ đây họ mới xuất hiện cùng nhau, trong một trận đấu tập.
Trước West Brom, Bruno Fernandes thực hiện thành công một pha phạt đền. Nhưng cũng chính anh sút hỏng tình huống 11 mét khác, khiến MU thua ngược đối thủ hạng dưới.
Nhìn chung, trong thời gian cùng hiện diện trên sân, Bruno Fernandes và Pogba không thể hiện được nhiều về khả năng phối hợp, cũng như kiểm soát thế trận.
Về mặt cá nhân, Pogba và Bruno là những gương mặt hàng đầu thế giới ở vị trí mà họ thi đấu. Tuy vậy, sự kết hợp giữa hai người vẫn đang là một câu đố hóc búa đối với HLV Solskjaer.
Tất nhiên, diễn biến vừa qua chỉ là đá tập. Hơn nữa, các cầu thủ MU trải qua 3 tháng không thi đấu. Đặc biệt, gần suốt một năm nay Pogba mất quá nhiều thời gian cho các cuộc điều trị về mặt y tế.
![]() |
Kết hợp Pogba và Bruno Fernandes là bài toàn khó với Solskjaer |
Điểm rơi mà Solskjaer muốn là cuộc chiến với Tottenham của Jose Mourinho, vào đêm thứ Sáu tới. Ông có thể lấy điều này để giải thích cho trận thua West Brom, cũng như sự kết hợp chưa tốt của bộ đôi Bruno Fernandes - Pogba.
Chờ phán quyết tương lai Pogba
Tương lai của Pogba là câu chuyện được nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua, khi mà MU chưa quyết định thực hiện điều khoản gia hạn hợp đồng tự động thêm một năm với anh.
Với việc Premier League trở lại, các quan chức MU và HLV Solskjaer có được cái nhìn về Pogba, trước khi đưa ra quyết định dứt khoát trong kỳ chuyển nhượng mùa hè.
Trong thời gian qua, khi không có bóng đá vì Covid-19, Pogba không hề gây ồn ào. Anh thể hiện sự chuyên nghiệp, tập luyện chăm chỉ nhằm kiểm soát thể lực và phong độ.
![]() |
Premier League trở lại là thời điểm Pogba quyết định tương lai chính mình |
Pogba cũng nói về sự thích thú khi đá chung với Bruno Fernandes - người mang đến cho MU nét đột biến trong khả năng tấn công ở thời điểm trước khi bóng ngưng vì Covid-19 bùng phát.
Những trận đấu còn lại chính là sự kiểm chứng đối với Pogba. Nếu cầu thủ người Pháp thi đấu tốt, và ăn ý cùng Bruno, sẽ có bản hợp đồng mới cùng mức lương hấp dẫn dành cho anh.
Ngược lại, trong trường hợp vẫn duy trì thói quen đặt lợi ích cá nhân lên trên tập thể, thiếu tinh thần đồng đội và tranh vai trò tấn công với Bruno Fernandes, Pogba sẽ phải rời sân Old Trafford.
Chỉ có 2 trong 9 vòng còn lại mà MU phải đối mặt là những đối thủ mạnh thực sự (Tottenham, Leicester). Vì thế, Solskjaer rất kỳ vọng Pogba - cầu thủ mà ông có sự ưu ái nhất định từ khi lên thay Mourinho.
Nói cách khác, bắt đầu từ thứ Sáu tới đây, trên sân Tottenham Hotspur Stadium, chính Pogba tự quyết định về tương lai của chính mình.
Đại Phong
">MU tái xuất, Solskjaer tìm lời giải cho bài toán Paul Pogba
Cháu đang mổ gà, bà nội vô tình ngã vào bị dao đâm xuyên cổ
VnReview chuyển ngữ bài viết của hai nhà báo Raymond Zhong và Cao Li, đăng trên tờ The New York Time.
Con chip máy tính được ví như trái tim, bộ não, bất cứ thứ gì quan trọng nhất đối với một thiết bị điện tử. Tuy nhiên, dù Trung Quốc là một nơi cho ra lò cả tấn thiết bị điện tử mỗi năm, thành phần đó lại được làm ra ở nước ngoài. Không muốn để việc thiết kế và sản xuất chip phải lệ thuộc như vậy nữa, Bắc Kinh đang vung cả núi tiền mỗi năm cho bất kỳ ai có thể giúp họ thay đổi.
"Cơn sốt tìm vàng" ở Trung Quốc
Bốn mươi tuổi và từng làm việc cho Foxconn, một trong 6 hãng điện tử lớn nhất thế giới, ông Liu bỏ việc để tìm đến thị trường ngách sản xuất chất kết dính và tấm film cao cấp, cần thiết cho chế tạo chip. Rất nhanh chóng, start-up của ông gọi vốn được 5 triệu USD, phát triển tới 36 nhân viên và đặt đại bản doanh ở Thâm Quyến. Năm sau, họ sẽ bắt đầu sản xuất trên quy mô lớn.
"Ngày trước, bạn có thể phải cầu xin người này người kia để có tiền mà khởi nghiệp. Bây giờ khác rồi, bạn chỉ cần vài cuộc hội thoại là người ta xếp hàng để đầu tư, chỉ mong sao dự án được triển khai càng sớm càng tốt" - ông Liu nói. Một cách nói ví von cho thấy nếu "gãi đúng chỗ ngứa", tham gia ngành bán dẫn ở Trung Quốc đang hấp dẫn ra sao. Tất cả đều khao khát những dự án như vậy.
Nhà sáng lập của start-up Tsinghon, ông Liu Fengfeng, nói rằng ai cũng đang khao khát những dự án làm về chip. (Ảnh: The New York Times)
Trung Quốc đang đặt trọng tâm vào việc tự chủ con chip, thông qua kêu gọi mọi người cùng bắt tay vào việc. Một tham vọng có thể xem là quá khó, thậm chí bất khả thi. Nó giống như nhiệm vụ đưa được người lên mặt trăng hay giành huy chương vàng Olympics vậy. Tuy nhiên, người ta vẫn lao vào theo đuổi nó theo lời kêu gọi của nhà nước. Như một cơn sốt tìm vàng!
Vấn đề cấp thiết mang tính sống còn
Khắp mọi miền, các nhà đầu tư, doanh nhân, quan chức địa phương, đều nỗ lực hết mình vì tham vọng của Bắc Kinh. Họ muốn tự chủ công nghệ chế tạo chip để không còn phụ thuộc vào thế giới bên ngoài nữa. Hiện tại, Trung Quốc vẫn còn cách rất xa cho tới khi có thể làm đối thủ cạnh tranh với Intel hay Nvidia, những công ty bán dẫn lớn của Mỹ. Các hãng chip nội địa thì đi sau Đài Loan ít nhất phải 4 năm.
Nhưng những nỗ lực đó đã được đền đáp. Các công ty bán dẫn trong nước vẫn đang thúc đẩy năng lực của mình từng ngày, hòng bắt kịp yêu cầu của đất nước. Đặc biệt là với các sản phẩm như đồ gia dụng thông minh, xe điện, ngày càng trở nên hiện đại hơn và đòi hỏi không quá tinh vi như siêu máy tính hay điện thoại thông minh.
Công ty của ông Liu đang sản xuất chất kết dính và tấm film cần cho sản xuất chip, một phần trong nỗ lực tự chủ bán dẫn của Trung Quốc. (Ảnh: The New York Times)
Một phần cũng nhờ tổng thống Trump. Chính sách đàn áp các doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei, ZTE theo kiểu "mèo vờn chuột" đã làm thức tỉnh các quan chức Trung Quốc. Họ quyết tâm không bao giờ để bị "bắt thóp" như thế một lần nào nữa. Không thể để các công ty Trung Quốc phát triển lên tới tầm quốc tế, rồi sau đó bị Mỹ tấn công mà không thể làm gì.
Nhưng khi hiện thực hóa tham vọng đó, Trung Quốc cũng dần nhận ra họ có thể phải trả những cái giá rất đắt. Rất nhiều tiền có thể mất trắng trong quá trình đạt được giấc mơ tự chủ bán dẫn. Một số dự án chip gần đây đã cạn tiền do sai lầm trong quản lý, hoặc nguồn cấp vốn rơi vào trạng thái đóng băng. Ví dụ, tập đoàn nhà nước Tsinghua Unigroup, vừa đưa ra cảnh báo có thể vỡ nợ 2,5 tỷ USD trái phiếu quốc tế.
Một nhà tư vấn trong ngành công nghệ và là cựu giám đốc điều hành Qualcomm, Jay Goldberg, cho biết công nghệ bán dẫn rất khó phát triển. Những tay chơi lớn ở lĩnh vực này đã có tích lũy bí quyết từ hàng thập kỷ trước. Đã từng có nhiều công ty chip châu Âu phát triển một cách đáng kinh ngạc. Hay Nhật Bản cũng từng là người dẫn đầu ở vài loại chip chuyên biệt về chức năng.
Trung Quốc không muốn lặp lại sự cố nào như Huawei nữa, họ muốn ngành bán dẫn nội địa phải tự cung tự cấp. (Ảnh: The New York Times)
Tuy nhiên, rất ít người trong số họ có thể xem là kẻ cách tân trong ngành. "Có một cái thang mà Trung Quốc đang leo dần lên trên. Nhưng, vẫn không rõ họ sẽ đi đến đâu" - ông Goldberg cho hay. Lòng nhiệt huyết hiện tại của Trung Quốc bắt đầu bằng việc lập một quỹ đầu tư khổng lồ dành chip cho bán dẫn vào 2014. Họ đưa ra một mục tiêu: Trung Quốc phải đáp ứng được 40% nhu cầu tiêu thụ chip trong nước cho tới 2020.
Điều đó cuối cùng đã không đạt được. Các nhà phân tích từ Morgan Stanley ước tính, các doanh nghiệp nước này đã chi tới 103 tỷ USD để mua sắm mặt hàng bán dẫn vào năm ngoái. Trong đó, chỉ có 17% là đến từ các nhà cung cấp trong nước. Với tốc độ này, có lẽ phải tới 2025 mới đạt được mốc 40% mà Trung Quốc kỳ vọng ở năm 2020. Mục tiêu tự cung tự cấp 70% nhu cầu chip vào năm 2025, vì thế trở nên càng xa vời.
Áp lực của Trung Quốc đặc biệt càng tăng lên khi Huawei bị Mỹ cấm vận công nghệ. Sự cấp thiết mang tính sống còn của việc tự chủ bán dẫn đã không thể chối cãi được nữa. Huawei bị cấm mua chip do Mỹ làm ra, hoặc bất kỳ con chip nào được chế tạo dựa trên công nghệ Mỹ như phần mềm, máy móc. Mới đây, lại thêm nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất Trung Quốc, SMIC, bị đưa vào diện cấm vận.
Số lượng các công ty làm việc với công nghệ chip tại Trung Quốc đang tăng lên mau chóng (Ảnh: Nikkei)
Nỗ lực tự chủ hoàn toàn có thể "nuốt chửng" Trung Quốc
Theo một phân tích của tạp chí China Economic Weekly, số lượng doanh nghiệp làm việc liên quan tới chip đã tăng thêm 58.000 chỉ trong 10 tháng đầu năm nay. Tương đương với tốc độ 200 công ty mới thành lập mỗi ngày. Thậm chí có những hãng nằm tại vùng Tây Tạng, vốn không nổi tiếng khi nhắc tới lĩnh vực công nghệ cao.
Tuy nhiên, thực tế mà nói, việc tái tạo lại quy trình sản xuất chip mà không phụ thuộc vào Mỹ, dù là bất kỳ thành phần nào của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, là quá sức điên rồ. Đây là một trong các chuỗi cung ứng công nghệ tinh vi nhất trên hành tinh. Rõ ràng sứ mệnh tự cung tự cấp hoàn toàn này sẽ dẫn tới sự lãng phí không có điểm dừng.
Jimmy Goodrich, Phó chủ tịch chính sách toàn cầu tại Hiệp hội Ngành công nghiệp Bán dẫn, cảnh báo Trung Quốc không nên để bản thân bị tham vọng "nuốt chửng" chỉ vì cố làm chủ mọi thứ. "Mọi thứ đã rất rõ ràng khi mà ngài Tập kêu gọi xây dựng một chuỗi cung ứng trong nước tự lực, cơ bản là dư thừa" - Goodrich nói. Theo các quy tắc kinh tế, lợi thế cạnh tranh cũng như tính hiệu quả của chuỗi cung ứng đã không còn.
Truyền thông nhà nước bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự lãng phí cho những dự án bán dẫn yếu kém. (Ảnh: SCMP)
Gần đây, các tờ báo địa phương bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh. Với những ai mới bắt đầu, thông điệp truyền tải là "đừng làm mọi chuyện rối tung lên". Gần đây, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã ghé thăm một dự án bị tạm ngưng tại Hoài An. Họ nhận thấy có rất nhiều cỗ máy khổng lồ đang nằm "phơi xác" trên sàn, nhiều chiếc thậm chí vẫn còn bọc vỏ nhựa ở ngoài.
Bên cạnh những báo động đó, Trung Quốc vẫn có một số bước tiến mới. Hai công ty Yangtze Memory Technologies và ChangXin Memory Technologies đang chuẩn bị đưa quốc gia này lên bản đồ chip nhớ thế giới. Một số hãng đúc chip trong nước cũng đang mở rộng sản xuất, chủ yếu phục vụ khách hàng nội địa. Tuy nhiên, có thể cũng vì họ không còn lựa chọn nào khác.
Nhà phân tích công nghệ Randy Abrams cho biết, một số hãng chip đa quốc gia đang xem xét kỹ lại việc cộng tác với công ty đúc chip Trung Quốc, do lo ngại về xâm phạm sở hữu trí tuệ. "Các công ty quốc tế đang trở nên cảnh giác hơn về vấn nạn rò rỉ tài sản trí tuệ ở Trung Quốc" - người này nói.
Bong bóng đang lẩn khuất
Quay trở lại với ông Liu, ông không phủ nhận một trong những động lực lớn nhất giục giã ông lập start-up về bán dẫn là lòng yêu nước. Nổi bật trên trang chủ công ty là hàng loạt các thành tựu đạt được từ thời đại trước, bao gồm quả bom nguyên tử, vệ tinh và tên lửa đạn đạo đầu tiên do Trung Quốc sản xuất. Như một phép tham chiếu đầy tự hào giục giã công ty tiến lên.
Ông Liu cho rằng có một bong bóng bán dẫn đang lẩn khuất tại Trung Quốc. (Ảnh: The new York Times)
Tuy nhiên, ông Liu cũng nhận thức rõ, nghĩa vụ với đất nước sẽ không ảnh hưởng tới công việc phục vụ khách hàng, cũng như đưa ra sản phẩm cạnh tranh. Ông cũng thừa nhận khi nhìn vào mức định giá trên trời của một vài công ty chip khởi nghiệp, có một sự thổi phồng bất hợp lý đã len lỏi vào thị trường. "Chắc chắn có bong bóng bán dẫn ở đây. Nhưng bạn không thể nhìn nhận khái quát toàn bộ nó được" - ông nói.
Chính phủ Trung Quốc bắt đầu có hành động khi siết chặt các quan chức địa phương, phải chịu trách nhiệm cho các khoản đầu tư thất bại minh bạch hơn. Dòng tiền được kỳ vọng sẽ lôi kéo thêm các kỹ sư lành nghề tại Trung Quốc tới và làm việc với con chip, thay vì rong ruổi trên các xe giao đồ ăn hay đắm mình vào thế giới ảo của trò chơi điện tử. Theo ông Liu, chính phủ đang cố tích lũy bất cứ khía cạnh nào có thể, máy móc, tài năng, hoặc nhà xưởng,... bất cứ thứ gì.
"Nếu không phải bạn hay người kia, rồi cũng sẽ có ai đó tới và tận dụng những thứ đó. Tôi nghĩ đây có thể cách mà chính phủ đang tư duy" - ông Liu cho biết.
(Theo VnReview)
Việc thiếu hụt nguồn chipset do đại dịch Covid-19 đã tác động đến ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc, khiến quá trình vận hành của một số nhà sản xuất có thể bị gián đoạn.
">Trung Quốc đổ tiền tấn thực hiện tham vọng tự chủ chip bán dẫn
Trong một hội thảo bảo mật tại Brussels tháng 10/2018, CEO Tim Cook đã “vỗ mặt” các đối thủ lớn trong làng công nghệ bằng bài phát biểu của mình. “Mỗi ngày, hàng tỷ USD được giao dịch, vô số quyết định được đưa ra, dựa trên các nút “like”, “dislike”, bạn bè, gia đình, mối quan hệ và hội thoại của chúng ta. Mong ước của chúng ta, nỗi sợ của chúng ta, hi vọng của chúng ta, giấc mơ của chúng ta. Những dữ liệu vụn vặt này, dù bản thân vô hại, lại được lắp ghép, thu thập, giao dịch và mua bán một cách cẩn trọng”.
Dù không chỉ đích danh Facebook, rõ ràng công ty của Mark Zuckerberg là một trong số này. Facebook xây nên một đế chế từ dữ liệu của người dùng để phục vụ cho hệ thống quảng cáo mục tiêu. Doanh thu của Facebook trong quý trước đạt 20 tỷ USD, gần 99% đến từ quảng cáo.
Bài phát biểu chỉ là một trong số hàng loạt các đòn mà Cook và Zuckerberg tung ra trong hơn một thập kỷ qua. Căng thẳng giữa Facebook và Apple bắt đầu từ thời kỳ sơ khai của iPhone và ham muốn kiểm soát làn sóng điện toán tiếp theo.
Chẳng hạn, trong câu chuyện trang bìa trên tạp chí Time 2014, Zuckerberg chỉ trích Apple và lập trường của Cook về quyền riêng tư. Ông chủ Facebook cho rằng Apple bán sản phẩm quá đắt.
Khẩu chiến trong 10 năm cho thấy khác biệt căn bản về ý kiến giữa hai gã khổng lồ công nghệ về cách kinh doanh trên Internet. Theo quan điểm của Facebook, Internet là "rừng hoang" với nhiều nền tảng cạnh tranh nhau, cung cấp dịch vụ sáng tạo miễn phí. Bạn có thể không trả tiền để sử dụng mà bằng dữ liệu để nhà quảng cáo hiển thị thứ bạn muốn mua ngay trước mắt bạn khi chuyển đổi từ thiết bị và dịch vụ này sang thiết bị và dịch vụ khác. Theo quan điểm của Apple, Internet chỉ là phần mở rộng của cuộc cách mạng điện toán máy tính mà công ty hỗ trợ khởi động trong những năm 1980 và điện thoại là thiết bị mang tính riêng tư nhất. Bạn nên biết các công ty đang làm gì với thông tin thu thập được qua chiếc điện thoại đó trước khi chia sẻ dữ liệu.
Trận chiến dài hơi
Tuần trước, Facebook thực hiện chiến dịch chống Apple kéo dài 2 ngày. Mạng xã hội mua quảng cáo trên nhiều tờ báo in để nhấn vào thay đổi sắp tới trong hệ điều hành iPhone. Thay đổi sẽ thông báo cho người dùng khi có ứng dụng muốn theo dõi dữ liệu cá nhân của họ như địa điểm, lịch sử duyệt web. Đây là hành vi mà những hãng như Facebook dùng để phục vụ quảng cáo. Nó cũng cho phép người dùng tùy chọn chặn theo dõi trước khi dùng ứng dụng.
![]() |
Thông báo quyền riêng tư mới trên iOS 14 |
Facebook cho rằng quyết định của Apple là nhằm nghiền nát các doanh nghiệp nhỏ đang phụ thuộc vào quảng cáo mục tiêu để tiếp cận khách hàng qua mạng. Facebook cũng cảnh báo – dù không có bằng chứng – rằng quyết định của Apple sẽ buộc các nhà sản xuất ứng dụng ngừng cung cấp phần mềm miễn phí, hỗ trợ quảng cáo cho khách hàng. Thay vào đó, họ phải thu tiền qua hình thức thuê bao hoặc một số khoản phí khác. Còn Apple sẽ hưởng lợi từ phần trăm giao dịch qua nền tảng.
Facebook vẽ ra bức tranh “quỷ quyệt” về Apple: Một công ty toàn quyền kiểm soát nền tảng, thực hiện thay đổi nhằm bóp nghẹt doanh nghiệp nhỏ, buộc họ đi theo mô hình tính phí để công ty thu hoa hồng. Facebook truyền tải thông điệp đó trong quảng cáo báo giấy, blog, bài viết Instagram và các website khác.
Apple phủ nhận cáo buộc của Facebook. Công ty khẳng định thông báo mà người dùng nhìn thấy trên ứng dụng chỉ được thiết kế nhằm cho họ biết khi nào và bằng cách nào mà ứng dụng theo dõi bạn, chứ không cấm hoàn toàn. Những nhà phát triển ứng dụng như Facebook vẫn có quyền sử dụng thông báo và không gian khác để giải thích vì sao bạn nên cho họ theo dõi. Các ứng dụng vẫn thoải mái thu thập tất cả dữ liệu về người dùng như trước đó nhưng phải được cho phép. Theo Apple, nó chỉ là một trong số hàng loạt tính năng tập trung vào quyền riêng tư mà hãng bổ sung cho các sản phẩm trong các năm qua.
Gốc rễ của cuộc chiến Facebook – Apple đã có từ lâu.
Vào thời sơ khai của iPhone, người ta đã tranh luận về hình dáng của Internet di động. Liệu nó giống như trên desktop, nơi mọi người chủ yếu dùng trình duyệt di động để ghé thăm website và mọi thứ được xây dựng trên tiêu chuẩn công khai? Hay người dùng sẽ chuyển sang những “ứng dụng”, mang đến quyền kiểm soát lớn hơn cho các công ty sở hữu nền tảng di động?
Facebook ủng hộ quan điểm thứ hai và thúc đẩy các ứng dụng. Tuy nhiên, phần lớn hãng thua cuộc vì Apple, người ủng hộ mô hình ứng dụng là cách thực hiện tác vụ trên iPhone và App Store là cách hợp pháp và dễ dàng duy nhất để tìm, cài đặt ứng dụng. Trong khi đó, Google “chơi” cả hai tay khi vừa đầu tư vào Android và Google Play, vừa phát triển trình duyệt Chrome và gây ảnh hưởng lên các tiêu chuẩn web.
Khi tương lai trở nên rõ ràng, Facebook nỗ lực sản xuất smartphone để không phải nhường quyền kiểm soát vào tay Apple, Google. Nhưng thiết bị chưa bao giờ được nhìn thấy ánh sáng. Tiếp đó, Facebook lại phát triển một giao diện dành cho thiết bị Android, tích hợp dịch vụ riêng, song cũng thất bại ê chề. Ngày nay, công ty đang đặt ra nền móng cho nền tảng điện toán lớn tiếp theo để không còn phải chơi theo luật của bất kỳ người nào khác nữa. Đó là lý do vì sao mạng xã hội đang nghiên cứu những thứ như kính thông minh, dự kiến ra mắt năm 2021. Trong lúc này, họ vẫn phải đối phó với Apple.
Kết thúc nào cho Facebook?
Mỉa mai thay, Facebook tố Apple lợi dụng sức mạnh thị trường chỉ vài ngày sau khi Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FTC) và một nhóm luật sư liên bang kiện Facebook vi phạm luật chống độc quyền, đề nghị phá vỡ công ty. Trên hết, tranh luận của Facebook còn vạch trần vị trí của hãng trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp nhỏ không phải phụ thuộc vào họ nhiều như thế nếu họ có một đối thủ xứng tầm để các công ty mua quảng cáo.
Apple cũng đối mặt với mức độ theo dõi tương tự nhưng chưa có vụ kiện nào chính thức xảy ra. Vào tháng 10, Tiểu ban chống độc quyền Hạ viện công bố báo cáo lớn về “sức mạnh độc quyền” của bốn đại gia công nghệ, cáo buộc Apple sử dụng quyền kiểm soát App Store để phá đối thủ tiềm năng.
Cả hai công ty đều bác bỏ những khiếu nại vi phạm luật chống độc quyền. Rất khó để biết cuộc chiến kết thúc như thế nào. Apple không có ý định khoan nhượng, còn Facebook không muốn mất hàng triệu người dùng khi gỡ ứng dụng khỏi App Store.
Giám đốc Chính sách công và quyền riêng tư Facebook Steve Satterfield tuần này cho biết công ty vẫn tuân thủ quy định mới của Apple. Facebook sẽ không vi phạm, châm ngòi cuộc chiến tương tự Apple và Epic Games hiện tại. Theo ông Satterfield, mục tiêu của Facebook rất đơn giản, đó là họ muốn Apple lắng nghe. “Họ công bố chính sách vào tháng 6 mà không có sự cố vấn ý nghĩa… Xét tới ảnh hưởng sâu rộng của nó, các doanh nghiệp cần có kế hoạch chuẩn bị”.
Cũng rất khó để thông cảm cho những tranh luận của Facebook chống lại Apple. Trong nhiều năm, hãng nói rằng người dùng ưa thích quảng cáo cá nhân, mục tiêu thay vì quảng cáo ngẫu nhiên. Nếu đây là sự thật, không có lý do gì để người dùng tắt theo dõi khi Apple hiển thị thông báo.
Dù vậy, vào tháng 8, Facebook đi ngược lại những gì mình tuyên bố khi công bố nghiên cứu cho thấy việc vô hiệu hóa theo dõi sẽ dẫn tới doanh thu giảm 50% trên mạng lưới quảng cáo. Công ty cũng cảnh báo nhà đầu tư rằng doanh thu năm nay sẽ giảm khi Apple bắt đầu kích hoạt tính năng mới.
Theo Facebook, họ muốn sử dụng công cụ kiểm tra quyền riêng tư riêng, giúp người dùng hạn chế dữ liệu chia sẻ thay vì thông báo của Apple. Song Apple lại kiên quyết về việc người dùng muốn tích hợp nhiều tính năng kiểm soát quyền riêng tư hơn trong iPhone. Sau nhiều năm chỉ trích hành vi kinh doanh của Facebook, Apple dần dần đưa thêm nhiều tính năng bảo mật hơn.
Không chỉ Apple phản bác Facebook. Các nhóm doanh nghiệp nhỏ, đối tượng mà Facebook nói đang cố gắng bảo vệ, đã nhấn chìm hashtag #SpeakUpForSmall trên Twitter bằng hàng loạt khiếu nại vì không được Facebook chú ý như khách hàng lớn vào đúng ngày Facebook mua quảng cáo nói xấu Apple.
Du Lam (Theo CNBC)
Dấu tick xanh chính chủ trên fanpage Apple đã biến mất. Nhiều người cho rằng đây là hành động trả đũa của Facebook trong cuộc chiến chưa có hồi kết với Apple về quyền riêng tư.
">Cuộc chiến thập kỷ giữa Apple và Facebook
友情链接