Bảo vật hơn trăm năm tuổiDưới chế độ quân chủ, ấn kiếm là những vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của bậc vua chúa. Ấn có nhiều loại, đúc bằng vàng, bằng ngọc… và gọi chung là bảo tỷ.
Dưới thời Nguyễn (1802 - 1945), bảo tỷ có hơn 20 chiếc; mỗi chiếc đều có công năng và ý nghĩa riêng.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/05/10/16/su-luu-lac-ky-la-cua-bo-an-kiem-gan-voi-vi-vua-cuoi-cung-trieu-nguyen.jpeg) |
Cận cảnh bộ ấn Hoàng đế chi bảo được đúc bằng vàng, nặng gần 11kg. (Ảnh tư liệu). |
Theo sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ, triều Nguyễn có những bảo tỷ như Ấn Ngự tiền chi bảo dùng để đóng vào các chỉ dụ bình thường; Ấn Văn lí mật sát dùng để đóng vào các chỉ dụ, sớ chương đã có tẩy xóa hoặc thêm vào những chỗ giáp nhau của 2 tờ văn bản quan trọng.
Ấn Sắc mệnh chi bảo dùng trong việc ban cấp sắc mệnh, sắc cáo cho các quan văn võ và chiếu văn phong tặng các thần, người; Ấn Chế cáo chi bảo dùng đóng các chiếu văn bảo và ban cấp chiếu lệnh sai phái quan viên...
TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế (nguyên GĐ Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế), cho biết, trong số 20 chiếc bảo tỷ đúc giai đoạn đầu thời Nguyễn, có 6 chiếc đúc thời Gia Long và 14 chiếc đúc dưới thời Minh Mạng.
“Chiếc ấn quan trọng nhất, biểu tượng cho Hoàng đế là ấn Hoàng đế chi bảo. Đây chính là chiếc ấn mà vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã trao cho đại diện chính quyền cách mạng tại quảng trường Ngọ Môn vào ngày 30/8/1945”, TS Phan Thanh Hải cho biết.
Ấn Hoàng đế chi bảo được đúc bằng vàng ròng vào ngày 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15/3/1823). Đây là chiếc bảo ấn lớn và đẹp nhất của triều Nguyễn.
Ấn đúc hình vuông, quai ấn là một con rồng uốn khúc, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng về phía trước. Đỉnh đầu rồng khắc hình chữ Vương, kỳ (vây lưng) dựng đứng, đuôi cũng dựng đứng, vây đuôi uốn cong về phía trước; 4 chân rồng đúc rõ 5 móng, tư thế chống chân xuống mặt ấn rất vững vàng.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/05/10/16/su-luu-lac-ky-la-cua-bo-an-kiem-gan-voi-vi-vua-cuoi-cung-trieu-nguyen-1.jpeg) |
Năm 1952 tại Đà Lạt, thực dân Pháp trao trả ấn kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại. |
Mặt dưới của ấn khắc 4 chữ triện Hoàng đế chi bảo. Mặt trên của ấn, phía 2 bên quai khắc nổi 2 dòng chữ: Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo (đúc vào giờ tốt ngày mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4).Dòng chữ thứ 2 là Thập thành hoàng kim, trọng nhị bách thập lạng cửu tiền nhị phân (đúc bằng vàng, trọng lượng 280 lạng 9 chỉ 2 phân. Nếu tính 27 lượng tương đương 1kg, thì chiếc ấn này nặng khoảng 10,7kg.
Theo quy định của triều Nguyễn, ấn Hoàng đế chi bảo được dùng khi “gặp khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ cũng là các cáo dụ thân huân, đi tuần thú các nơi để xem xét các địa phương, mọi điển lễ long trọng ấy và ban sắc, thư cho ngoại quốc…".
Như vậy, kể từ khi đúc ra đến khi trao cho chính quyền cách mạng, ấn Hoàng đế chi bảo đã có 122 tuổi. Khác với chiếc ấn trên, thanh kiếm đi kèm với nó lại có niên đại khá muộn khi được làm từ thời vua Khải Định.
Theo ảnh tư liệu, thanh bảo kiếm trên được làm theo kiểu trường kiếm. Toàn bộ chiều dài, kể cả vỏ kiếm khoảng hơn một thước tây. Chuôi kiếm nạm ngọc; lưỡi kiếm có lẽ bằng thép tốt; vỏ kiếm bằng vàng.
Sự lưu lạc của báu vật cung đình
Trên nền đài lầu Ngũ Phụng cửa Ngọ Môn (Kinh thành Huế) vào chiều ngày 30/8/1945, trước mặt hơn 5 vạn người dân xứ Huế, Hoàng đế Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, đã trao bộ ấn Hoàng đế chi bảo và kiếm cho chính quyền cách mạng.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/05/10/16/su-luu-lac-ky-la-cua-bo-an-kiem-gan-voi-vi-vua-cuoi-cung-trieu-nguyen-2.jpeg) |
Hình ảnh tái hiện lễ thoái vị, trao ấn kiếm cho chính quyền cách mạng của vua Bảo Đại. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế |
Thay mặt chính phủ cách mạng, ông Trần Huy Liệu đã tiếp nhận ấn kiếm và gắn huy hiệu công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho cựu hoàng Bảo Đại.
Ngay ngày hôm sau, bộ ấn kiếm được đem ra Hà Nội để kịp dự lễ độc lập vào ngày 2/9/1945.
Trong cuốn “Hỏi đáp về triều Nguyễn và Huế xưa”, ông Nguyễn Đắc Xuân - Nhà nghiên cứu văn hóa Huế, cho rằng, khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam (tháng 9/1945) và đưa quân ra thủ đô vào cuối năm 1946, đơn vị làm nhiệm vụ cất giữ bộ ấn kiếm trên đã đem giấu chúng vào vách một ngôi chùa cổ ở ngoại thành Hà Nội, trước khi rút lên Việt Bắc.
Nhưng trớ trêu thay, sau đó, khi lính Pháp đập phá chùa để lấy gạch xây đồn bốt, chúng lại phát hiện ra bộ ấn kiếm trên.
Ngày 3/3/1952, tại Đà Lạt, thực dân Pháp đã tổ chức một buổi lễ khá long trọng để trao lại ấn kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại - lúc này là “Quốc trưởng” của một chính phủ bù nhìn do Pháp dựng lên.
Năm 1953, để bảo vệ cho bộ ấn kiếm trên được an toàn, cựu hoàng Bảo Đại đã ủy quyền cho bà Mộng Điệp mang sang Pháp, trao cho hoàng hậu Nam Phương (vợ vua Bảo Đại) và hoàng tử Bảo Long.
“Sau khi bà Nam Phương mất (năm 1963), bộ ấn kiếm này do Bảo Long quản lý và ông đã gửi chúng tại két sắt của Ngân Hàng Châu Âu (Union des Banques Européennes).
Cũng vì bộ ấn kiếm này mà hai cha con Bảo Đại - Bảo Long đã kiện cáo nhau rất phức tạp để giành quyền sở hữu. Kết quả là tòa án đã xử cho Bảo Đại được giữ chiếc ấn còn con trai ông được giữ chiếc kiếm.
Nghe nói rằng, gần đây, vì túng tiền nên vị hoàng tử Bảo Long đã bán mất cây kiếm trên. Còn chiếc ấn, sau khi Bảo Đại qua đời, nó đã lọt vào tay bà đầm Monique Baudot - bà vợ Tây mà ông (cựu hoàng Bảo Đại - PV) cưới năm 1982”, tài liệu nghiên cứu của TS Phan Thanh Hải cho biết.
Bộ ấn kiếm cuối cùng và cũng có thể xem là bộ ấn kiếm quý giá nhất của triều Nguyễn lẽ đúng ra phải thuộc về quyền sở hữu của nhân dân Việt Nam. Thế nhưng, trên thực tế, nó cùng với vô số các bảo vật khác vẫn đang lưu lạc xứ người, chờ cơ hội để quay về cố hương.
Quang Thành - Phan Thanh Hải
![Chiếc xe vua Thành Thái tặng mẹ hồi hương sau phiên đấu giá căng thẳng](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/05/04/17/phien-dau-gia-dac-biet-dua-bau-vat-luu-lac-100-nam-hoi-huong-1.jpeg?w=145&h=101)
Chiếc xe vua Thành Thái tặng mẹ hồi hương sau phiên đấu giá căng thẳng
Hơn 1 thế kỷ lưu lạc xứ người xa xôi, năm 2015, chiếc xe kéo tay của vua Thành Thái tặng cho người mẹ của mình đã hồi hương, trở về mảnh đất Cố đô Huế.
" alt=""/>Sự lưu lạc kỳ lạ của bộ ấn kiếm gắn với vị vua cuối cùng triều Nguyễn
Tối 26/5, tập 7 của chương trình "Giọng hát Việt 2019 - The Voice Vietnam 2019" được phát sóng. Ở đêm thi thứ 3 của vòng Đối đầu, HLV Thanh Hà chọn cho cặp thí sinh Bảo Yến - Bích Tuyết hai bản hit của Mỹ Tâm và Bảo Anh: Ai khóc nỗi đau này và Muộn màng là từ lúc.Trong lúc tập luyện cố vấn Noo Phước Thịnh hơi thất vọng vì hai thí sinh hát không tập trung khiến anh cảm thấy mình đang bị "xem thường". HLV Thanh Hà cũng chấn chỉnh thái độ của Bảo Yến vì đến tập trễ và buổi tập trước đó, nữ thí sinh cũng không đến.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/05/27/09/thi-sinh-giong-hat-viet-bi-chi-trich-du-doi-vi-mac-benh-ngoi-sao-4.jpg) |
Thí sinh Bích Tuyết và Bảo Yến trong vòng Đối đầu. |
Trở lại sân khấu, khi được MC Phí Linh giới thiệu với cái tên "Đinh Bảo Yến", nữ thí sinh này không chịu ra sân khấu và đứng ở phía trong nói ra: "Nhầm tên ạ". Lúc này, MC Phí Linh tỏ ra bất ngờ và nhanh chóng nhìn lại kịch bản cầm trên tay. Dường như đã chắc chắn mình đọc đúng tên thí sinh nên MC Phí Linh không hiểu chuyện gì xảy ra và quay xuống "cầu cứu" ê kíp chương trình.
Lúc này, HLV Hồ Hoài Anh đã giúp nữ MC gọi thí sinh Đinh Bảo Yến ra sân khấu nhưng cô nhất quyết không chịu ra, khiến cho mọi người hoang mang. Dường như đã hiểu ra vấn đề, HLV Hồ Hoài Anh liền tỏ ra không hài lòng và nói: "Thôi nốt lần này nhé, lần sau sẽ thành Rosie". HLV Thanh Hà cũng thất vọng trước hành động của học trò. Cho đến khi, MC Phí Linh phải đọc nghệ danh của thí sinh là "Rosie Đinh Bảo Yến" thì cô mới chịu ra sân khấu.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/05/27/09/thi-sinh-giong-hat-viet-bi-chi-trich-du-doi-vi-mac-benh-ngoi-sao-2.jpg) |
HLV Thanh Hà tỏ rõ sự thất vọng trước thái độ của học trò. |
Sau phần trình diễn, thí sinh Bích Tuyết có phần thể hiện tốt hơn Bảo Yến. Tạo dấu ấn mạnh mẽ từ vòng Giấu mặt và được ưu ái với tên gọi "Cô gái triệu view" nhưng phong độ của Bảo Yến tại vòng Đối đầu lại có phần suy giảm. Vì vậy, HLV Thanh Hà đã chọn Bích Tuyết và thí sinh Bảo Yến phải ra về.
Khi Bích Tuyết xuống ôm cảm ơn, HLV Thanh Hà đã gửi đôi lời đến học trò của mình nhưng phần lớn khán giả đều cho rằng, nữ ca sĩ đang muốn thông qua việc này để nhắc nhở Bảo Yến. "Ngay từ bắt đầu làm chương trình này, chị cũng luôn nói rằng chị muốn tìm giọng hát, đam mê hát, yêu hát, cần sự nâng đỡ từ chị và chị sẵn sàng làm điều đó vì các em", HLV Thanh Hà nói.
Trước khi chia tay chương trình, thí sinh Bảo Yến đã bật khóc gửi lời cảm ơn đến và cho biết mình rất yêu quý HLV Thanh Hà. Nữ thí sinh mong rằng sau này, bản tahan sẽ có tính cách giống vị HLV của mình. Về phía Thanh Hà, cô tỏ rõ thái độ thất vọng và liên tục lắc đầu ngao ngán trước lời chia tay của Bảo Yến. Tuy nhiên sau đó, Thanh Hà vẫn dành cái ôm để động viên thí sinh này.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/05/27/09/thi-sinh-giong-hat-viet-bi-chi-trich-du-doi-vi-mac-benh-ngoi-sao-3.jpg) |
Tuy không hài lòng với cách ứng xử của học trò nhưng nữ ca sĩ vẫn dành cái ôm động viên Bảo Yến. |
Sau khi phần thi của cặp thí sinh này được chương trình đăng tải lên mạng xã hội, rất đông khán giả lên tiếng chỉ trích thái độ mắc bệnh ngôi sao của Bảo Yến. Phần lớn cư dân mạng đều đồng tình với quyết định loại khi thí sinh này của HLV Thanh Hà và để lại lời động viên MC Phí Linh.
Cư dân mạng cho rằng Bảo Yến đang tham dự chương trình với tư cách là thí sinh thì cô cần có sự khiêm tốn và hành xử đúng mực. Và cái tên "Đinh Bảo Yến" hay "Bảo Yến Rosie" không phải là điều quan trọng giúp cô ghi dấu trong lòng khán giả, mà cách hành xử và giọng hát mới là điều mọi người quan tâm từ Bảo Yến.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/05/27/09/thi-sinh-giong-hat-viet-bi-chi-trich-du-doi-vi-mac-benh-ngoi-sao.jpg) |
Rất đông khán giả lên tiếng chỉ trích thái độ mắc bệnh ngôi sao của Bảo Yến. |
Sau chương trình, MC Phí Linh cũng lên tiếng về sự việc: "Ở tập này, một thí sinh phải ra về một phần vì lý do kỷ luật. Khi MC đọc đúng họ tên trong văn bản chương trình, thí sinh không chịu ra sân khấu và yêu cầu phải kêu nghệ danh mới chịu ra thi.... Tất cả những hình ảnh này không bị cắt đi mà được để lại hết trên sóng. Đến khi ở trên sân khấu, thí sinh vẫn tiếp tục tỏ thái độ với người dẫn chương trình vì không đọc tên nghệ danh của mình, ngay cả khi biết mình đã bị loại".
Cô cho biết dù ê kíp chương trình có đề nghị MC giữ nguyên tên thí sinh trong kịch bản nhưng vì muốn tạo tâm lý tốt cho thí sinh, Phí Linh đã đọc cả họ tên và nghệ danh ở đúp dẫn sau.
Thông qua công việc của bản thân, MC Phí Linh muốn nhắn nhủ đến mọi người: "Người dẫn chương trình cũng luôn phải tự dặn bản thân tuân thủ chặt chẽ kỷ luật chung của chương trình, tôn trọng chỉ đạo của ekip cùng các quy tắc làm việc nhóm, giữ đúng thông tin kịch bản, và giữ thái độ cầu thị trong mọi tình huống. Thực tế đã cho thấy, vị trí nào cũng có thể thay thế. Bạn chỉ có thể cố gắng, và cố gắng hơn nữa".
Lưu Hằng
![Hát hit Mỹ Tâm, cặp song ca được ví như 'bản sao' của Thanh Hà](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/05/27/07/giong-hat-viet-2019-hat-hit-my-tam-cap-song-ca-duoc-vi-nhu-ban-sao-cua-thanh-ha.jpg?w=145&h=101)
Hát hit Mỹ Tâm, cặp song ca được ví như 'bản sao' của Thanh Hà
- Đêm thi thứ 3 của vòng Đối đầu Giọng hát Việt 2019 tiếp tục là một đêm đáng nhớ, nổi bật với màn song ca của hai cô gái được ví như "bản sao" của Thanh Hà khi thể hiện bài hit của Mỹ Tâm và Bảo Anh.
" alt=""/>Thí sinh Giọng hát Việt bị chỉ trích dữ dội vì mắc bệnh 'ngôi sao'