您现在的位置是:Thể thao >>正文
Ngọc Trinh độ Mercedes Maybach S500 11 tỷ đẹp giật mình
Thể thao97658人已围观
简介Người đẹp Ngọc Trinh vừa đăng tải một loạt ảnh về chiếc xe sang Mercedes-Maybach S-Class vừa được dọ...
Người đẹp Ngọc Trinh vừa đăng tải một loạt ảnh về chiếc xe sang Mercedes-Maybach S-Class vừa được dọn lại của mình kèm dòng chia sẻ: "qua nhìn thấy xe giật mình mém xíu không nhận ra vì đẹp quá !!"
Dòng trạng thái kèm hình ảnh về chiếc xe sang được Ngọc Trinh chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình. |
TheọcTrinhđộMercedesMaybachStỷđẹpgiậtmìgiá đô la hôm nayo chia sẻ, chiếc Maybach S-Class của Ngọc Trinh vừa được dán decal màu bạc sang chảnh khá khác biệt so với màu ngoại thất màu đen bóng trước đó của chiếc xe.
![]() |
Maybach S-Class của Ngọc Trinh vừa được dán decal tạo hình ảnh mới |
Chiếc xe hoàn toàn lột xác với ngoại hình mới sáng bóng hơn. Một phần bên trên chiếc xe được dán decal màu bạc hợp tông với màu bạc lấp lánh vốn có ở viền cửa sổ và cột B của xe. Ngoài ra, "xế cung" của Ngọc Trinh còn được đánh bóng nổi bật hơn rất nhiều.
![]() |
Ngọc Trinh không nhận ra của mình sau khi được dọn lại phần ngoại thất. |
Được biết chiếc Maybach được Ngọc Trinh mua cách nay gần 2 năm, và cô thường xuyên xuất hiện trước công chúng bằng chiếc xe này.
![]() |
Nguyên gốc xế sang của Ngọc trinh sở hữu màu ngoại thất đen bóng đơn thuần. |
Y Nhụy

Bí kíp chọn gara sửa chữa, bảo dưỡng tốt nhất cho "xế cưng"
Trong vô số gara bảo dưỡng ô tô nhan nhản khắp nơi, làm sao để bạn có thể chọn lựa được một gara tốt, giá cả phải chăng nhất?
Tags:
相关文章
Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”
Thể thaoTọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” nhằm tìm giải pháp thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ Việt Nam.
Với chủ đề “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”, tọa đàm có sự tham dự của ông Trần An, đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN; PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội; ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam và đại diện một số doanh nghiệp.
Chia sẻ về lý do tổ chức tọa đàm, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập báo VietNamNet cho biết: KHCN có vai trò rất quan trọng tạo sự bứt phá cho xã hội. Vì thế, các nước tiên tiến đều tập trung đầu tư cho KHCN để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững. Ở Việt Nam, KHCN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo những bước nhảy vọt cho sự phát triển. Vai trò này cũng được Đảng và Nhà nước khẳng định từ nhiều năm trước bằng nhiều nghị quyết, văn bản. Bên cạnh đó, việc đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập Báo VietNamNet Trong những năm qua có một thực tế rằng mỗi liên hệ giữa hoạt động nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ. Thực tế này khiến cả nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước và người dân đều thiệt thòi, tiềm năng sẵn có không được phát huy. Nhiều sáng chế, giải pháp được nghiên cứu, nhưng gặp khó khăn về thương mại hóa.
Trước vấn đề này, Chính phủ đã nổ lực thúc đẩy kết nối giữa ba nhà gồm viện, trường - doanh nghiệp - nhà nước. Từ đó cải thiện chất lượng thị trường giao dịch, mối quan hệ cung cầu công nghệ, chuyển giao sản phẩm công nghệ mới được phát triển. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu KHCN. Bộ cũng thúc đẩy chuỗi phát triển thị trường KHCN phải bao gồm nghiên cứu - trung gian và chuyển giao. Trong đó, chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học.
Thời gian qua, dù thị trường KHCN đã được định hình và phát triển, nhưng nguồn cung về các giải pháp, thiết bị dịch vụ công nghệ còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị giao dịch công nghệ chung toàn nền kinh tế là 20,9%. Trong đó, mức độ đóng góp những nghiên cứu từ viện, trường vào công nghệ chủ lực còn thấp. Nguồn cung thị trường KHCN chưa cao do những công trình nghiên cứu tại các trường được trải qua nhiều bước sàng lọc trước khi xem xét tới khả năng thương mại. Bởi có một số nghiên cứu dù có kết quả nghiệm thu tốt nhưng chưa sẵn sàng chuyển giao và có đủ điều kiện, yếu tố thị trường để doanh nghiệp, thị trường đón nhận.
Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI thực hiện mới đây, có tới gần 85% doanh nghiệp tự tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có gần 14% doanh nghiệp đã phối hợp với đơn vị bên ngoài triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm.
"Trên tinh thần đó, báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để giải đáp thông tin chính sách của Nhà nước về thị trường KHCN; những thành tựu, kinh nghiệm mà doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu đã đạt được trong quá trình phát triển thị trường KHCN. Đây cũng là một trong những động lực và là đích đến của KHCN nước nhà, thương mại hóa và đưa các sản phẩm ra đời sống, phục vụ phát triển đất nước, phục vụ đời sống nhân dân, cũng là tự phát triển bản thân và khẳng định mình”, Phó Tổng Biên tập Võ Đăng Thiên cho biết.
Thưa ông, Bộ KHCN đã đưa ra chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học. Vậy chương trình này hoạt động đã đem lại kết quả ra sao thưa ông?
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chương trình phát triển thị trường KH và CN đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8-11-2013 và bắt đầu triển khai từ năm 2015, Chương trình đã đạt được một số kết quả như sau:
Tổ chức trung gian có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ vì vậy thông qua Dự án “Xây dựng hệ thống liên kết các sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến vùng duyên hải Bắc Bộ nhằm thúc đẩy thị trường công nghệ tại Việt Nam” đã góp phần kết nối 05 sàn giao dịch công nghệ của 05 tỉnh/thành Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình ứng dụng CNTT trong việc kết nối mua bán công nghệ, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN (Bộ KHCN) Đối với tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, đã có hơn 25 sản phẩm được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt từ dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của Chương trình, đã góp phần nhằm làm tăng số lượng sản phẩm công nghệ được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và tạo động lực gia tăng giá trị giao dịch mua bán tài sản trí tuệ bao gồm (giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ).
Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức các sự kiện về xúc tiến chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Chợ chợ công nghệ và thiết bị; Trình trình diễn kết nối cung - cầu công nghệ; ngày hội khởi nghiệp công nghệ và các sự kiện về đổi mới sáng tạo; triển lãm sáng chế, triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ tiềm năng thương mại hóa ở trong nước và nước ngoài. Các sự kiện này tổ chức hàng năm quy mô vùng, quốc gia và quốc tế đã thúc đẩy hoạt động giao dịch công nghệ và thiết bị, tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KH&CN.
Có một thực trạng là việc liên kết giữa nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Vậy chúng ta đã có những giải pháp gì để giải quyết bài toán này?
Ông Trần An: Việc thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ giữa viện, trường với doanh nghiệp vẫn là một bài toán khó. Chỉ 5,7% doanh nghiệp được hỏi cho biết tìm đến viện, trường khi có nhu cầu ứng dụng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần tập trung hoàn thiện thể chế chính sách để phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong bối cảnh mới; phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ; thúc đẩy phát triển nhu cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ tại các doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường khoa học và công nghệ; tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc xã hội hóa các sự kiện thúc đẩy kết nối cung - cầu công nghệ với sự tham gia của khu vực tư nhân…
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN). Theo đánh giá của ông thì các mô hình mà nhà nước hỗ trợ cho việc nghiên cứu KHCN và thương mại nó ra sao?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Để hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu trở nên hiệu quả thì có mấy vấn đề. Một là: ta phải có kết quả nghiên cứu tốt, có thể giải quyết được bài toán thị trường. Hai là đôi khi chúng ta nghĩ mọi nghiên cứu phải đi đến thị trường ngay song thực ra nghiên cứu có nhiều sứ mệnh. Nếu nghiên cứu cơ bản, nó để phát triển tri thức, các nhà khoa học luôn phải làm để đóng góp cho kho tàng tri thức nhân loại, ngoài ra các nhà khoa học còn có thêm nhiệm vụ đào tạo. Nghiên cứu cơ bản đóng góp rất tốt cho tri thức và đào tạo, nếu đi tới thị trường cần quá trình dài.
Về nghiên cứu ứng dụng, phải định hướng thị trường. Chúng ta mong muốn từ một đề tài ra thẳng thị trường, các nước cũng không làm được điều đó.
Do đó, đầu tiên, chúng ta phải xác định rõ vai trò và sứ mệnh của nghiên cứu khoa học. Thứ hai, chất lượng chúng ta không thể nào chuyển giao và doanh nghiệp không tìm đến nếu chất lượng không đáp ứng được.
Khi có quản lý tốt rồi mới nghĩ tới sự hỗ trợ của bước đi ra thị trường. Nhà nước nên đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu vì bao giờ cũng thế, lượng đổi chất sẽ đổi đặc biệt trong bối cảnh chất lượng còn tương đối thấp. Tuy nhiên, hiện tại, làn sóng các bạn trẻ trở về nước, cung cấp đủ kinh phí họ làm nghiên cứu để từ đó ra sản phẩm… Cần trợ lực hơn nữa để có thể bùng nổ.
Ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN) Chương trình sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp đặt hàng cho các nhà khoa học. Vấn đề đến từ hai phía nhưng chúng ta có vẻ đang tập trung vào phía đưa nghiên cứu từ ngăn tủ ra thị trường. Vấn đề ngược lại là từ doanh nghiệp đến nhà khoa học, tôi kỳ hơn vào chiều này.
Các chương trình hỗ trợ chỉ có thể đến điểm bùng nổ nếu kết quả đủ tốt. Hai bên không có gì để gặp nhau, nếu ép gặp cũng khó. Nếu sản phẩm đủ tốt, thị trường có nhiều quỹ, doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân sẵn sàng bỏ tiền vào làm.
Thưa ông, tại Viện Công nghệ thông tin và truyền thông của ông có gặp phải khó khăn nào khi nghiên cứu và thương mại hóa các sản phâm công nghệ?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Chúng tôi có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường nhưng quy mô còn hạn chế. 3 năm gần đây, tình hình khởi sắc hơn nhiều vì đầu tư của nhà nước gửi anh em đi học nước ngoài, nhiều người trở về.
Trình độ phát triển cũng có sự thay đổi về bản chất, chúng ta dần nhận ra câu chuyện nền công nghiệp chỉ dựa vào gia công không còn nhiều dư địa phát triển, do đó phải đầu tư nghiên cứu khoa học. Khi đầu tư chắc chắn sẽ có thành quả. Khi có kết quả tốt, lại có câu chuyện các bạn tự tìm tòi đưa sản phẩm đến thị trường.
Chúng tôi chưa có dự án nào dựa vào hệ thống hỗ trợ của nhà nước mà đa phần các bạn tự triển khai. Ví dụ, các bạn đi thi các giải thưởng như Nhân tài Đất Việt, sau đó các bạn đi gặp quỹ đầu tư hoặc quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lập nhóm để startup hoặc spinoff. Tôi thấy có 4, 5 nhóm như vậy và họ có sản phẩm độc đáo.
Cái hay là để một doanh nghiệp đầu tư cho R&D để nuôi được 5 tiến sĩ từ nước ngoài về như vậy, mỗi tháng phải bỏ ra tối thiểu 1 tỷ, 1 năm chưa ra được gì mất khoảng 12 tỷ. Song, chỉ mất khoảng 2 tỷ nếu hợp tác với các trường. Đó là vì anh đến, nhìn kết quả của họ có phù hợp với bài toàn hay không, anh đặt hàng chỉnh sửa cho phù hợp. Tôi cho rằng việc doanh nghiệp tìm đến trường đã xảy ra chính vì nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, chi phí đỡ tốn kém hơn.
Cuối cùng vẫn là câu chuyện chất lượng nghiên cứu, đầu bài, mọi thứ phát triển hơn sẽ bảo đảm.
Tôi được biết Viện CNTT - TT có được nhận nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học các quỹ trong đó có Vingroup. Ông có so sánh gì từ việc hỗ trợ của các tổ chức này và nguồn vốn của nhà nước?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Tôi về nước năm 2011 có gần 10 năm làm KHCN trong nước, đã nhìn thấy sự thay đổi ấn tượng trong 10 năm nay. Trước đây 10 năm, ở trong trường, hồi đó đi dạy mới có thu nhập. Để apply một đề tài nhà nước chắc 2-3 năm mới được 1 đề tài, khi được phê duyệt cũng hết vấn đề nóng. Các bạn trẻ khả năng tiếp cận đề tài nhà nước gần như không có.
Gần đây, chúng tôi thấy sự tiếp cận mạnh và nhanh chóng của các quỹ, tập đoàn nước ngoài như Samsung, IBM, Naver… họ có cách tiếp cận rất hiện đại. Để xin một đề tài của nhà nước, từ lúc đề xuất đến lúc ký hợp đồng mất khoảng 1 tới 1,5 năm. Nếu apply đề tài từ quỹ của Vingroup chỉ mất 3,4 tháng để ký hợp đồng tài trợ… Cách tiếp cận từ lúc nộp hồ sơ, xét duyệt, ký hợp đồng, hỗ trợ… rất hiệu quả.
Nhà khoa học chỉ chuyên tâm nghiên cứu thay vì phải làm nhiều câu chuyện liên quan tới quản lý, dự án, đề tài, giải ngân và thủ tục hành chính khác. Đang có xu hướng trong đơn vị là bỏ qua nguồn kinh phí của nhà nước vì quá phức tạp và bất cập, chỉ tập trung vào quỹ nước ngoài và tập đoàn trong nước. Tôi nghĩ rằng đây là xu hướng hay và cơ quan quản lý sẽ phải nhìn lại cách đánh giá, vận hành chương trình của mình nếu không các nhóm nghiên cứu trẻ, năng động sẽ dồn hết sang quỹ nước ngoài.
Theo ông, Nhà nước nên làm gì trong việc hỗ trợ đề tài khoa học trước bối cảnh như vậy?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Câu chuyện tự chủ đại học, nhiều người cho rằng cái gì cũng nên xã hội hóa, dựa vào nguồn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Song, khi tìm hiểu, kể cả ở Mỹ, nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhiều nhất vẫn là từ nhà nước. Riêng đối với trường đại học, thống kê của họ cho thấy nhà tài trợ lớn nhất là nhà nước. Vì có những nghiên cứu không ra sản phẩm trực tiếp, các quỹ tập đoàn sẽ không tài trợ, họ chỉ tài trợ cho dự án nào gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Còn nhà nước vẫn phải làm vai trò nghiên cứu khoa học cơ bản, mang tính chất định hướng, dự báo, kể cả không "hot". Do vậy, nhà nước không thể nào bỏ qua việc tài trợ.
Nhưng chúng ta phải thay đổi hệ thống đánh giá, xét duyệt, vận hành quy trình để các quỹ mang tính chất dài hơi hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ, để một nhà khoa học đề xuất đề tài, họ phải đề xuất chủ đề nghiên cứu, lại có hội đồng xét duyệt chủ đề ấy rồi mang đi đấu thầu. Như vậy là không đúng vì chưa chắc người đề xuất đề tài ấy được thực hiện dự án đó. Nhà nước đã lấy cái đó làm đầu bài của nhà nước.
Tại sao không kết hợp hai cái làm một là đề xuất luôn chủ đề nghiên cứu và đề xuất luôn tôi sẽ làm dự án đó. Quy trình ấy nhiều năm nay vẫn tồn tại. Chính vì năng lực ra đầu bài không tốt nên huy động các nhà khoa học ra đầu bài. Đáng lẽ người ra đầu bài thực hiện luôn lại dùng nó để đi đấu thầu, tôi thấy chưa hợp lý. Tôi đề nghị nên thay đổi.
Ngoài ra, nhà nước cố gắng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khi nhà khoa học chuyển giao lo ngại nhất là mất quyền sở hữu trí tuệ. Họ sẽ phải đi đăng ký bằng sáng chế nhưng hiện tại do số lượng chuyên gia xét duỵet chưa được nhiều, thời gian lâu. Thời gian sau xảy ra tranh chấp, nên có hệ thống hỗ trợ họ.
Thêm nữa, làm thế nào để câu chuyện sử dụng hàng Make in Vietnam thực chất hơn thì doanh nghiệp tìm đến nhà khoa học nhiều hơn.
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam - một công ty chuyên về thiết bị chiếu sáng thông minh. Khi phát triển các sản phẩm công nghệ của mình Lumi có tiếp cận được có được tiếp cận các nguồn lực từ phía nhà nước như vốn đầu tư, cơ chế hỗ trợ khoa học công nghệ… hay không?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi ra đời từ năm 2012 tự lực là chủ yếu, Bộ KH&CN cũng có một số hỗ trợ như về sản phẩm đưa ra thị trường, hỗ trợ quảng bá ở các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Lumi đánh giá sự hỗ trợ này khá là thiết thực.
Ngoài ra việc đăng ký sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghệ, Lumi cũng có sự hỗ trợ từ Viện Sáng chế. Chúng tôi cũng được hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ để đảm bảo không có xung đột với nước ngoài.
Năm nay, Lumi còn được chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, đây là vinh dự rất lớn để Lumi có nguồn lực tốt hơn đầu tư mạnh cho nghiên cứu & phát triển (R&D).
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam Vậy ông đánh giá sản phẩm ra thị trường hiện gặp vấn đề gì?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Chúng tôi gặp nhiều khó khăn ở chỗ ý tưởng này có chưa, có xung đột về mặt sở hữu trí tuệ hay không. Chúng tôi đánh giá phải có thông tin về việc này nếu không sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp.
Bởi khi dành nhiều công sức cho sản phẩm, các nguồn lực khác sẽ bị hạn chế. Bộ KH&CN có thể hỗ trợ được nhưng một sản phẩm công nghệ phải đủ nhanh để ra thị trường (thông thường 6 tháng đến 1 năm), mất 2-3 năm xin tài trợ là quá muộn. Ngoài ra, Bộ có thể hỗ trợ doanh nghiệp mang sản phẩm công nghệ ra nước ngoài, được lắng nghe, phản hồi cải tiến đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là những khó khăn mà chúng tôi đánh giá Nhà nước có một phần hỗ trợ được.
Cụ thể Nhà nước phải hỗ trợ như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Về phần công nghệ lõi sâu, các nhà trường và Viện nghiên cứu nắm khá sâu, Lumi hay các doanh nghiệp dành thời gian nghiên cứu là rất khó khăn do bị hạn chế về nguồn lực và thời gian. Việc giúp Lumi kết nối các Viện, đứng vai trò doanh nghiệp như Lumi cần gì, hỗ trợ nguồn lực nghiên cứu sâu. Đây là những việc mà viện nhà trường nghiên cứu có thể làm được để kết nối.
Để một sản phẩm thương mại hóa ra thị trường, về mặt phần cứng, ví dụ như khuôn, chi phí là rất cao. Vì thế rất mong Bộ KH&CN có phương pháp giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất.
Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp chứng thực đây là sản phẩm công nghệ Make in Vietnam, từ đó tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.
Ngoài ra Bộ KH&CN tổ chức các sự kiện truyền thông online/offline giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài.
Hỗ trợ đánh giá về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, bởi các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Hàn không quá quan tâm về thuế mà phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, những việc này doanh nghiệp như Lumi không nắm đầy đủ. Đây là việc mà các Viện nghiên cứu tư vấn đầu mối có thể hỗ trợ được doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Mục đích cuối cùng là hỗ trợ để tạo ra thành quả tốt nhất, sản phẩm bán được ra thị trường thì tất mọi người hỗ trợ trong các khâu đều được hưởng lợi.
Tôi quay trở lại câu hỏi với đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, với các đề xuất của các doanh nghiệp và viện nghiên cứu như trên thì Bộ KHCN hiện nay có thể hỗ trợ được thế nào để có thể thúc đẩy việc thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm.
Ông Trần An: Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ đến năm 2030 với mục tiêu chính: Tiếp tục triển khai bên cung bên cầu để chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành sản phẩm. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát kiện toàn chính sách có liên quan về thị trường KHCN để có sự đồng bộ thống nhất khi triển khai. Bên cạnh đó, sẽ phát triển các công cụ hỗ trợ phát triển công nghệ trong đó tập trung các tổ chức trung gian với vai trò kết nối bên cung bên cầu không chỉ chương trình 2075 và một số chương trình khác như 592, 68, đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Thực tế bản thân các doanh nghiệp đã chủ động tham gia hoạt động KH&CN nhưng cũng có hạn chế khi chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên ngiệp. Vì vậy doanh nghiệp gặp nhiều rào cản khi tham gia các chương trình KHCN theo quy định pháp luật. Vì vậy chưa tiếp cận được nên nhiều sự hỗ trợ của nhà nước.
Trong thời gian tới, trọng tâm của chương trình là: Tiếp tục thúc đẩy tăng giá trị giao dịch trên thị trường KHCN từ kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; Kết nối thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam với thuế giới, thúc đẩy tính sẵn sàng chuyển giao của công nghệ Việt Nam ra nước ngoài, vào thực tiễn; Gia tăng sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề đặc biệt là nhóm ngành có giá trị cao có đóng góp cao cho nên kinh tế.
Thưa ông Nguyễn Tuấn Anh, ở góc độ doanh nghiệp, ông đánh giá chính sách mà Bộ KHCN đưa ra hiện nay như thế nào?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Cần phải đưa ra chính sách rất nhanh bởi công nghệ rất dễ lạc hậu, đứng vai trò Bộ KH&CN cần giúp giải quyết vấn đề thực sự nhanh và hiệu quả, ví dụ như trình đề án cần rút xuống một quý để các nhà khoa học như Lumi nộp dự án. Nếu để 6-7 tháng thì mọi thứ đã thay đổi, thành sản phẩm mới mất rồi.
Vậy Lumi cũng đã được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ, điều này sẽ tác động như thế nào đến công ty thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi được nhận hỗ trợ về thuế rất lớn, ví dụ có lợi nhuận không phải nộp lại nhiều. Nhờ đó Lumi có thể đầu tư lại cho nghiên cứu & phát triển (R&D) hay hợp tác với trường hay Viện nghiên cứu, giúp Lumi tiếp cận nhanh và đi nhanh với sản phẩm công nghệ. Giải pháp mới cung cấp cho khách hàng, sản phẩm công nghệ phải đưa ra kịp thời đến khách hàng, nếu không chậm chân sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường.
Tôi làm việc tại một Bộ ở Hà Nội, tôi thấy trong cơ quan tôi có rất nhiều đề tài khoa học nghên cứu nhận tiền xong thì cất ngăn kéo. Vậy Bộ KHCN có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này? ( Độc giả Nguyễn Nam – Hà Nội)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Nghị định đã quy định phương án xử lý tài sản sau khi nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Vì vậy, các kết quả sau khi kết thúc nhiệm vụ mà phải có phương án xử lý nhất định như tiếp tục nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thương mại hóa.
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN. Tôi là một nhà khoa học độc lập và sính sống tại Việt Nam, vậy tôi có thể tiếp cận với nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu KHCN hay không, nếu có thì làm cách nào? (Độc giả Bình Minh – TP.HCM)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã quy định chính sách khuyến khích cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chương trình, đề án hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.
Độc giả quan tâm đến vấn đề này xin gửi câu hỏi theo địa chỉ toasoan@ictnews.vn
Nhóm PV
">...
【Thể thao】
阅读更多CEO VNPT: “Sau tái cơ cấu thu nhập người lao động tăng 60%”
Thể thaoNăm 2015 là một năm được mà VNPT đã đầu tư mạng lưới mạnh, đặc biệt là vùng phủ sóng 3G và năm 2016 là thời điểm tập trung kinh doanh, vậy điều này đã tác động thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm vừa rồi?
Sau khi tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng chuyên nghiệp, mạng lưới chuyên nghiệp thì có 2 vấn đề nổi lên. Thứ nhất, chất lượng trong công tác bán hàng, chăm sóc khách hàng của VNPT đã thay đổi. Mức độ hài lòng của khách hàng tăng lên rất nhiều, trong khi đó khiếu nại giảm, và đặc biệt năm 2016 thuê bao của VNPT tăng trưởng mạnh. Trước khi tái cơ cấu, VNPT chỉ chiếm 17,45% thị phần di động, còn hôm nay chúng tôi đã đạt 23,71% thị phần, đó là điều quan trọng. Thị phần ở đây được chúng tôi xác định là thuê bao có phát sinh cước. Trước khi tái cơ cấu, kênh bán hàng của VNPT chỉ có ít hơn 60.000 hệ thống điểm bán sim thẻ, còn bây giờ chúng tôi đã phát triển được 160.000 điểm bán lẻ. Trước tái cơ cấu, VNPT chỉ có 4.000 nhân viên kinh doanh thì bây giờ đã lên đến 15.000 nhân viên. Với một hệ thống kênh bán hàng rộng như thế thì VNPT mới đủ sức bao phủ việc chăm sóc khách hàng, cung cấp dịch vụ khách hàng và cạnh tranh được với đối thủ.
Nếu so sánh với năm 2013 thì chúng tôi chỉ phát triển có 40.000 thuê bao cáp quang, thì sang năm 2016 thuê bao băng rộng phát triển được hơn 1,6 triệu. Đây là con số tăng trưởng kỷ lục đối với VNPT và anh em cán bộ nhân viên sẵn sàng đi làm cả thứ Bảy, Chủ nhật để phục vụ khách hàng.
Trong năm 2016, chất lượng mạng lưới của VNPT đã được nâng cao rõ rệt được thể hiện qua các con số mất liên lạc của các trạm thu phát sóng của VinaPhone đã giảm ít nhất 30%, thời gian lắp đặt dịch vụ giảm 50%.
Những kết quả trên đã tác động tốt đến doanh thu và lợi nhuận của VNPT trong năm 2016. Năm 2016, doanh thu VNPT tăng khoảng 7%, và các dịch vụ chính đều tăng trên 10%. Tuy nhiên có những dịch vụ đang trong thời thoái trào mà có lẽ chỉ có VNPT có, đó là điện thoại cố định, hoặc quốc tế chiều về bị trộm cước quá nhiều nên giảm mạnh, dẫn đến tổng thể chỉ tăng có 7%. Đặc biệt, lợi nhuận của VNPT trong năm 2016 tăng trên 20%. Như vậy, 3 năm liền tái cơ cấu lợi nhuận của VNPT đều tăng trên 20%.
Đầu năm 2016, VNPT có đặt ra mục tiêu rất thách thức là trở thành nhà cung cấp dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất qua đánh giá của khách hàng. Vậy đến thời điểm này VNPT đã làm được điều đó chưa thưa ông?
Đấy là mục tiêu đặt ra để chăm sóc khách hàng tốt nhất, và sự cải thiện chuyên nghiệp như thế nào thì như đã nói ở trên. Kết quả của sự cải thiện đó chính là niềm tin của khách hàng vào dịch vụ của VNPT thong qua sự tăng trưởng số lượng khách hàng đăng ký mới dịch vụ của VNPT. Tuy nhiên do là tình hình cuối năm nên VNPT chưa thể làm khảo sát độc lập, vấn đề để khách hàng đánh giá thì có lẽ phải trong quý I/2017, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, chắc chắn vẫn sẽ còn nhiều điều cần cải thiện nhưng VNPT vẫn đang từng bước, từng bước cải thiện và mục tiêu của VNPT vẫn là tạo sự trải nghiệm khách hàng tốt nhất, thông qua chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ.
Mới đây, Thủ tướng cũng đã ghi nhận VNPT là hình mẫu tái cơ cấu của doanh nghiệp nhà nước thành công. Qua quá trình này, đâu là điểm mà ông hài lòng nhất?
Theo tôi cái được nhất là nhận thức của người lao động khi mà người lao động trước đây có quá nhiều mục tiêu, vị trí công việc không được mô tả rõ ràng. Đến bây giờ đã chuyên nghiệp, người lao động được mô tả công việc rõ ràng, được giao khoán KPI (Chỉ số đánh giá người lao động) và có cơ chế động lực rất tốt, do đó người lao động tập trung vào làm tốt nhiệm vụ của mình. VNPT sử dụng BSC (hệ thống cân bằng điểm) để chuyển biến chiến lược thành hành động, thực hiện phân rã BSC thành các KPI giao cho từng người lao động và cơ chế động lực nên tạo sự chuyển biến nhận thức của người lao động. Người lao động thấy rằng mình làm càng nhiều thì được hưởng càng nhiều, đó là cái quan trọng nhất. Vì trước đây người lao động đa nhiệm, vừa làm kinh doanh, vừa làm kỹ thuật, vừa chăm sóc khách hàng, cuối cùng không nhiệm vụ nào có thể hoàn thành tốt cả. So với trước tái cơ cấu thì thu nhập của người lao động đã tăng 60%. Đấy là một điều đáng mừng vì tái cơ cấu như thế mà hoạt động sản xuất kinh doanh tăng và thu nhập người lao động vẫn tăng từ đó người lao động có động lực trong công việc của mình.
Một điểm nữa mà tôi tâm đắc sau tái cơ cấu là VNPT đã chuyển đổi từ nhà mạng truyền thống sang ICT. Đến thời điểm này VNPT đã ký hợp tác với 51 tỉnh, thành phố triển khai chính phủ điện tử, y tế và các ngành khác, được các tỉnh thành đánh giá cao và mong muốn tiếp tục hợp tác sâu hơn, rộng hơn trong lĩnh vực ICT. Và hiện nay thì anh em làm CNTT rất đam mê và nhiệt huyết, có những tỉnh như Nghệ An rộng nhất cả nước mà VNPT triển khai iGate trong thời gian chỉ có chưa đầy 1 quý là xong toàn bộ và được Lãnh đạo tỉnh Nghệ An đánh giá rất cao.
Trước đây, một bộ phận trong VNPT có có tâm lý tự ti trước các đối thủ, đến bây giờ điều đó còn không thưa ông?
">...
【Thể thao】
阅读更多Cảnh báo: Không nên cài ứng dụng ảnh Meitu của Trung Quốc
Thể thaoMeitu là ứng dụng iOS và Android có khả năng biến các tấm hình bình thường thành các nhân vật hoạt hình phong cách Nhật Bản. Ứng dụng này đang có vị trí khá cao trên các bảng xếp hạng của kho App Store hay Play Store.
Tuy nhiên, trước khi chạy theo xu hướng và tải về để dùng thử, bạn nên biết điều này: Meitu đòi xem rất nhiều thông tin và dường như chứa mã đáng nghi.
Thông thường, mỗi ứng dụng mới khi tải về đều yêu cầu được truy cập một số khu vực trên điện thoại. Với các phần mềm ảnh như Meitu, đó thường là camera (để chụp ảnh), lưu trữ (để chỉnh sửa ảnh) và quyền truy cập Internet (để chia sẻ). Song, Meitu không dừng lại ở đây. Nó còn muốn cả địa điểm, số điện thoại và tự động khởi động khi bật máy.
">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Chi 27 nghìn đô để biến xe buýt thành nhà sau tuần trăng mật
- Tại sao chỉ một số nơi trồng được cà phê ngon nhất thế giới?
- Mải chơi game trên điện thoại làm 11 người thiệt mạng
- Lộ hình ảnh về smartphone biến hình của Microsoft
- Thêm một quốc gia yêu cầu Apple tiếp tục bán iPhone kèm cục sạc
- Xúc động trước những dòng chia sẻ cuối cùng của ông Obama trên Twitter với cương vị Tổng thống
最新文章
-
Thiếu hồ sơ vẫn được chuyển mục đích sử dụng đất Tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm diễn ra vào ngày 3/11/2020, ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TP.HCM đã thông tin về những sai phạm trong quản lý đất đai tại huyện Hóc Môn.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, sau khi thanh tra, một số hồ sơ phải chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra xử lý. Để xảy ra sự việc này là do công tác quản lý đất đai yếu kém, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Sai phạm trong công tác quản lý đất đai tại huyện Hóc Môn từng được Thanh tra TP.HCM chỉ ra trong kết luận thanh tra về việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 7/2016.
Trong năm 2015 và 2016, UBND huyện Hóc Môn tiếp nhận 5.802 hồ sơ chuyển mục đích sang đất ở, giải quyết được 4.921 hồ sơ, với tổng diện tích 289ha. Trong đó, 1.392 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất ở có diện tích đất lớn hơn 500m2.
Sai phạm trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất ở tại huyện Hóc Môn đã được chuyển cơ quan cảnh sát điều tra. Thanh tra TP.HCM đã chọn 100 hồ sơ có diện tích chuyển mục đích sử dụng đất ở lớn nhất trong 1.392 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất có diện tích lớn hơn 500m2 đến 6.658m2.
Về thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất ở, chỉ có 11 hồ sơ hợp lệ. Nhiều trường hợp có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không ghi thời gian. 71 trường hợp thiếu thành phần hồ sơ, như: Không có biên bản xác minh thực địa, không có văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, biên bản xác minh nhu cầu sử dụng đất không có chữ ký…
Theo Thanh tra TP.HCM, số liệu thực tế chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hóc Môn cho đoàn thanh tra có sự chênh lệch rất lớn so với số liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Điều này dẫn đến việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không đảm bảo tính chính xác.
Cho tách thửa đất trái quy định
Sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất ở, một số chủ đất đã tiến hành tách thửa đất, chuyển nhượng. Mặc dù các thửa đất không đảm bảo hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch và quy định kết nối hạ tầng hiện hữu, thế nhưng cơ quan chức năng huyện Hóc Môn vẫn cho phép tách thửa.
Như trường hợp của bà P.T.N.S, khu đất tách thửa nhưng tiếp giáp với đường chưa được phê duyệt lộ giới. Bà T.T.N được tách thửa khu đất tiếp giáp với đường bờ kênh hay 3 cá nhân khác được tách thửa đất tiếp giáp đường chưa phê duyệt lộ giới, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng.
Thanh tra TP.HCM cho rằng, việc UBND huyện Hóc Môn cho phép chuyển mục đích sử dụng sang đất ở với diện tích lớn hơn 500m2 không xuất phát từ nhu cầu thực sự về nhà ở. Chủ yếu một số cá nhân thu gom đất nông nghiệp sau đó chuyển mục đích sử dụng sang đất ở rồi phân lô bán nền, xây dựng nhà xưởng – nhà kho…
Một số trường hợp khu đất tách thửa không đảm bảo hạ tầng kỹ thuật như chưa có hạ tầng, chỉ giới xây dựng, bề rộng mặt tiền tối thiểu… vẫn được cấp giấy phép xây dựng. Có tình trạng xin phép xây dựng nhà ở riêng lẻ với diện tích lớn trong khu quy hoạch đất ở nhưng thực tế lại sử dụng làm nhà kho, xưởng, văn phòng.
Với những sai phạm nói trên, Chủ tịch UBND TP.HCM đã giao Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát gần 1.300 trường hợp được giải quyết chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một số vụ việc có dấu hiệu sai phạm đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM để xử lý như Chủ tịch UBND TP.HCM thông tin.
Không xác định được nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất
Kiểm tra thực địa 165 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất ở (gồm 100 hồ sơ thanh tra) tại huyện Hóc Môn, Thanh tra TP.HCM cho biết: Có 112 trường hợp đất bỏ trống, không tiến hành xây dựng; 9 trường hợp đã tách thành nhiều thửa nhỏ và xây dựng nhà ở; 20 trường hợp đã xây dựng công trình vừa để ở vừa kết hợp sản xuất, kinh doanh, kho, xưởng...
Để xác định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, đoàn thanh tra chỉ tiếp xúc được 10/48 chủ đất được mời làm việc. Tất cả 10 trường hợp này đều không xác định được nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất ở, xây dựng nhà để ở.
Trong đó, 7 trường hợp chuyển nhượng cho người khác; 2 trường hợp để đất trống và trường hợp còn lại xây dựng nhà kho, xưởng. " alt="Công an TP.HCM điều tra vụ chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định">Công an TP.HCM điều tra vụ chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định
-
" alt="Game thủ vẽ tướng DOTA 2 theo phong cách 18+ được cả thế giới khen ngợi"> Game thủ vẽ tướng DOTA 2 theo phong cách 18+ được cả thế giới khen ngợi
-
PV: Chào 2 bạn, trước tiên, hai bạn có thể giới thiệu về bản thân cho cộng đồng Loạn Thế Tam Quốc được biết rõ hơn được không?
Mỹ Linh: Em chào mọi người! Em là Mỹ Linh, năm nay em 19 tuổi, sống ở Bình Dương. Hiện tại em đang chơi ở S16, tên nhân vật là Ku Tẽn.
Anh Hoàng: Chào mọi người, mình là Anh Hoàng, 29 tuổi. Mình đang sinh sống và làm việc ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Hiện mình đang chơi ở S16, tên nhân vật là MSH1986.
PV: Cơ duyên nào đã đưa hai bạn trở thành game thủ của Loạn Thế Tam Quốc vậy?
Mỹ Linh: Trước đây em đã từng chơi một vài game của Gamota và rất ấn tượng với cách vận hành cũng như chăm sóc, quan tâm đến cộng đồng của Gamota. Khi biết tin Gamota cho ra mắt Loạn Thế Tam Quốc thì em cũng theo dõi, thấy hay hay nên chơi thử rồi nghiền từ đó đến giờ luôn.
Anh Hoàng: Mình thì hoàn toàn rất ngẫu nhiên. Lang thang trên chợ ứng dụng, mình bắt gặp nên tò mò down về chơi thử, rồi gắn bó đến bây giờ. Loạn Thế Tam Quốc cũng là game mobile online đầu tiên mà mình chơi.
PV: Có điểm gì ở Loạn Thế Tam Quốc đã khiến hai bạn cảm thấy thu hút và gắn bó suốt thời gian qua?
Mỹ Linh: Em ấn tượng nhất với chế độ đấu MOBA, khá là khác biệt so với các tựa game khác. Đi quốc chiến cũng rất thú vị, thậm chí là đậm tính “giải trí” giúp em có thể thư giãn mỗi lúc chơi game.
Anh Hoàng: Ngoài các tính năng “chiến nhau” đã tay thì mình thích nhất là những bộ cánh của nhân vật, khá đẹp và sặc sỡ. Mong là sau này Loạn Thế Tam Quốc sẽ update thêm và cho game thủ được chọn kiểu cánh mình ưa thích.
PV: Lí do nào đã “đưa đẩy” hai bạn tham gia cuộc thi Cosplay Siêu Bựa lần này vậy? Có thể chia sẻ một chút cho anh em game thủ những “khó khăn” mà hai bạn gặp phải khi tham gia không?
Mỹ Linh: Em chỉ đơn thuần thấy cuộc thi rất vui nên muốn tham gia thôi ạ. Lúc đầu em dự định cosplay nhân vật Yuki Hanato nhưng đã có bạn chọn mất rồi nên em chuyển sang cosplay Sora Aoi. Khi mà quyết định cosplay nhân vật này, em cũng không tìm được trang phục nào có màu giống hết. “Cái khó ló cái khôn”, ngó quanh phòng, em lại nảy ra ý định lấy chăn làm trang phục. Hoàn toàn khá là ngẫu nhiên ạ.
Anh Hoàng: Mình thì đúng là mọi thứ đến ngẫu nhiên lắm. Nhà gần biển nên sáng hôm đó định đi tắm biển, chợt nhớ có cuộc thi cosplay nên làm luôn một kiểu tham gia. Chỉ có một cái khăn quàng cổ và 2 cái quần quấn lại, không ngờ lại được mọi người yêu thích đến vậy.
PV: Gắn bó với game một khoảng thời gian khá dài, hai bạn cảm thấy như thế nào về cộng đồng Loạn Thế Tam Quốc?
Mỹ Linh: Em thấy cộng đồng của mình khá đông vui, đặc biệt là admin luôn biết cách khuấy động nên cộng đồng không bao giờ vắng vẻ, event nào tham gia cũng rất thú vị nữa. Mọi người cũng thường xuyên trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau chứ không hề “giấu nghề”.
PV: Cảm ơn hai bạn đã tham gia cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Mong hai bạn sẽ luôn ủng hộ và gắn bó dài lâu với Loạn Thế Tam Quốc!
Có thể nói, chính sự nhiệt tình của game thủ là động lực lớn nhất để Loạn Thế Tam Quốc không ngừng đổi mới, sáng tạo để mang đến những event ngày càng thú vị hơn nữa với những trải nghiệm vô cùng khác biệt nhưng cũng không kém phần hấp dẫn, góp phần xây dựng một cộng đồng ngày càng gắn kết và ‘chất” hơn.
Tìm hiểu về Loạn Thế Tam Quốc – Thu Phục Hồ Ly, Vô Song Bát Quái tại địa chỉ:
Website: http://loanthetamquoc.mobi
Fanpage: https://www.facebook.com/loanthetamquoc/?fref=ts
BI VI
" alt="Gặp gỡ Thánh Cosplay Siêu Bựa của Loạn Thế Tam Quốc">Gặp gỡ Thánh Cosplay Siêu Bựa của Loạn Thế Tam Quốc
-
Theo các dữ liệu thông tin Facebook được thu thập từ thị trường Việt Nam, Malaysia và Indonesia trong năm 2016, những khoảnh khắc Tết Nguyên đán lớn nhất tại các nước Đông Nam Á đều được đăng tải ngay tại thời điểm diễn ra. Đáng chú ý, người dùng thường chia sẻ những câu chuyện của họ dưới dạng video.
Khoảng 9 trong 10 (88%) bài đăng trên Facebook được đăng tải thông qua điện thoại di động và số lượng video được quay bằng điện thoại di động được tăng 38%.
" alt="Tết đến, người Việt nói gì trên Facebook?">Tết đến, người Việt nói gì trên Facebook?
-
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 được đặt tại Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2, TP Thủ Đức. Trung tâm Hồi sức Covid-19 dự kiến có quy mô 1.000 giường.
Công tác chuẩn bị hoàn thành cơ sở vật chất được tiến hành nhanh chóng.
Tối qua (14/7) các nhân viên y tế chuyển trang thiết bị để Trung tâm có thể vận hành vào ngày 15/7.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 có sự tham gia của các y bác sĩ chuyên khoa Hồi sức Cấp cứu của nhiều đơn vị như Bệnh viện Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu...
Bệnh viện Chợ Rẫy có 59 y bác sĩ có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân Covid-19 sang nhận nhiệm vụ ở Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Trưởng nhóm là BS CK2 Trần Thanh Linh, Phó khoa Hồi sức cấp cứu - người từng điều trị cho bệnh nhân phi công 91.
Hệ thống máy móc để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 được chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy sang.
Máy ECMO (tim phổi nhân tạo) dành cho bệnh nhân nặng.
Thiết lập Trung tâm Hồi sức cấp cho bệnh nhân nặng. Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách 300 giường hồi sức nặng và 30 giường hồi sức nguy kịch.
Ngày 15/7, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 chính thức nhận bệnh nhân.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Tú Anh
TP.HCM có 246 bệnh nhân Covid-19 nặng, phải thở máy
Thông tin trên được ông Phó chủ tịch UBND Dương Anh Đức, chia sẻ tại Hội nghị sơ kết 7 ngày thực hiện cách ly xã hội toàn TP theo Chỉ thị 16.
" alt="Thần tốc thiếp lập Trung tâm Hồi sức Covid">Thần tốc thiếp lập Trung tâm Hồi sức Covid
-
Theo Cổng thông tin Công an tỉnh Trà Vinh, tại tỉnh Trà Vinh, vào thời điểm cuối tháng 12/2016 đến nay xảy ra nhiều trường hợp người dân ở địa bàn thành phố Trà Vinh phản ánh với cơ quan Công an về việc có các đối tượng có giọng Bắc tự xưng là cán bộ Công an và yêu cầu họ hợp tác điều tra liên quan đến các vụ án lừa đảo qua ATM hoặc các vụ án về ma túy, chủ yếu để lấy thông tin về dịch vụ điện thoại và tài khoản ngân hàng, thậm chí yêu cầu họ chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng.
Chẳng hạn như vào ngày 24/12/2016, Công an thành phố Trà Vinh nhận được tin báo của anh Phương Thụy Châu, 42 tuổi, ngụ số 146 đường Đồng Khởi, khóm 6, phường 6, thành phố Trà Vinh về việc có người phụ nữ gọi đến điện thoại bàn nhà anh, nói chuyện bằng giọng Bắc và tự xưng là cán bộ Công an của phòng PC14 (hiện nay, lực lượng Công an không có phòng này), yêu cầu anh Châu hợp tác điều tra liên quan đến vụ lừa đảo qua ATM xảy ra ở phường 3, thành phố Trà Vinh. Người phụ nữ này hỏi anh Châu sử dụng điện thoại bàn vào thời gian nào và có phải do anh đứng tên đăng ký. Do nghi vấn có điều bất minh nên anh Châu cúp máy nhưng sau đó người phụ nữ này lại tiếp tục gọi đến nên anh Châu điện báo Công an địa phương nắm.
Cùng ngày, Công an thành phố Trà Vinh nhận được tin báo của bà SaPhia, 57 tuổi, ngụ số 161, khóm 4, phường 6, thành phố Trà Vinh về việc có người đàn ông nói giọng Bắc gọi đến bằng số thuê bao 0082262051682 và tự xưng là cán bộ Công an rồi yêu cầu bà SaPhia hợp tác điều tra liên quan đến vụ án ma túy. Theo đó, người đàn ông này hỏi bà SaPhia có chuyển tiền cho người tên Lê Quang Dũng không và có tài khoản của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không. Đồng thời thông báo chiều cùng ngày sẽ đến tạm giữ bà SaPhia 2 tháng để điều tra vụ án hoặc bà sẽ được tại ngoại nếu hợp tác tốt.
Tiếp đó, ngày 28/12/2016, Công an thành phố Trà Vinh nhận được tin báo của bà Nguyễn Thị Sáu, 67 tuổi, ngụ số 392, khóm 2, phường 7, thành phố Trà Vinh về việc có người đàn ông nói giọng Bắc gọi đến điện thoại bàn nhà bà, tự xưng là Nông Văn Đông, cán bộ Công an và thông báo bà Sáu có liên quan đến vụ án ma túy lớn, yêu cầu bà chuyển 80 triệu đồng vào số tài khoản 8403205060692 để hợp tác điều tra. Sau khi làm rõ vụ việc, nếu bà Sáu không liên quan thì sẽ chuyển trả lại. Tin lời, bà Sáu mang tiền chuyển đúng theo yêu cầu của kẻ giả danh. Sau đó mới phát hiện có điều nghi vấn điện báo Công an. Qua kiểm tra, đối tượng đã rút hết số tiền trong tài khoản nêu trên.
" alt="Trà Vinh: Rộ chiêu trò giả danh Công an chiếm đoạt tiền qua điện thoại">Trà Vinh: Rộ chiêu trò giả danh Công an chiếm đoạt tiền qua điện thoại