Tin pháp luật số 120: Rúng động những vụ giết người phi tang xác
Bản tin pháp luật số 118: Gã trai điên cuồng rạch mặt, giết hại tình nhân
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bà Nguyễn Thị Huế (SN 1963, Mê Linh, Hà Nội) tội Giết người.
Là người phụ nữ nuôi con một mình, bà Huế có con trai Đặng Quang Huy (SN 1999, làm công nhân tại KCN Quang Minh, Mê Linh).
![]() |
Ngôi nhà xảy ra sự việc đau lòng. Ảnh: An ninh thủ đô |
Trong cuộc sống, hai mẹ con bà Huế thường xảy ra mâu thuẫn, xuất phát từ việc con trai bà chơi bời và có lời nói không đúng mực với mẹ.
Trong lúc thiếu tiền, Huy mang chiếc điện thoại của mình đi cầm cố. Khoảng 22h30 ngày 11/4, khi đi làm về, Huy bảo mẹ vay hộ 2,5 triệu đồng để lấy tiền chuộc điện thoại.
Bà Huế không đồng ý thì Huy cự: "Mẹ có vay được cho con không thì bảo". Người mẹ đáp: "Mẹ không vay ở đâu được, con muốn làm thế nào thì làm".
Tối hôm đó, Huy xin phép mẹ đi chơi nhưng bà Huế không đồng ý. Người mẹ bảo con ở nhà ngủ để sáng hôm sau đi làm. Dù vậy, Huy vẫn lấy xe máy đi chơi.
Khoảng 3h sáng hôm sau Huy đi chơi về, lên phản ngủ cạnh mẹ. Đến 5h sáng, bà Huế ngủ dậy, thấy con trai nằm bên cạnh, nỗi bực tức dâng lên, bà nảy sinh ý định giết con.
Bà ta đi tìm tuýp sắt, đập liên tiếp vào đầu con. Huy chỉ kịp kêu: "Ớ. Mẹ ơi, mẹ ơi..." rồi ngã lăn xuống giường... Bà Huế chỉ chịu dừng tay khi thấy con trai bất động.
Gây án xong, bà ta thu dọn, làm sạch hiện trường nhằm xóa dấu vết rồi gọi điện cho em dâu bảo sang nhà có việc gấp.
Huế nói với em dâu rằng, đêm qua, Huy đi chơi thì bị người khác đánh chết. Sau khi người nhà bà Huế đến công an trình báo, CQĐT bắt khẩn cấp người mẹ để điều tra về hành vi giết người.
Kết quả giám định cho thấy, nạn nhân tử vong do chấn thương sọ não nặng, dập não.
Tại CQĐT, bà Huế khai nhận hành vi phạm tội. VKSND TP Hà Nội cho rằng, lời khai của bị can phù hợp với kết quả giám định, hung khí đã thu giữ và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án.
Về trách nhiệm dân sự, chị Trần Thị Hiền (SN 1988), là người đại diện hợp pháp cho bị hại có đơn đề nghị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bà Huế.
Người mẹ trẻ ở miền Tây được cho là dùng hung khí sát hại con trai mới 5 tháng tuổi.
" alt=""/>Truy tố mẹ đơn thân giết con trai 19 tuổi lúc đang ngủEm năm nay 25 tuổi, chồng em 29 tuổi. Chúng em lấy nhau được 2 năm. Anh là công nhân cơ khí còn em là nhân viên văn phòng. Chúng em vẫn chưa có con dù không dùng biện pháp tránh thai. Vì thế mới đây hai vợ chồng em đã đưa nhau đi khám sức khỏe để tìm hiểu nguyên nhân.
Sau khi khám, các bác sĩ kết luận, cơ quan sinh sản của anh hoàn toàn bình thường còn em thì bị viêm nhiễm vùng kín và phải điều trị bằng thuốc.
Vị bác sĩ khám cho em nói vấn đề viêm nhiễm của em không quá nghiêm trọng, chỉ cần điều trị và kiêng khem một thời gian thì mọi thứ sẽ ổn. Sau đó, nếu vẫn chưa có thai em có thể quay lại phòng khám để được kiểm tra thêm.
Em cũng kể lại với anh như vậy nhưng từ khi biết em bị viêm nhiễm vùng kín, anh tỏ ra bực bội và cau có ra mặt. Em hỏi gì anh cũng không trả lời hoặc nếu trả lời thì cục cằn thô lỗ.
Trên đường về, em cố giải tỏa không khí nhưng tình hình không khả quan. Vì thế em đã hỏi thẳng anh về thái độ của anh đối với em từ lúc ở bệnh viện đến giờ.
Không ngờ em vừa dứt lời thì anh văng tục với em rồi chửi em là “gái”, là loại nhơ nhớp bẩn thỉu. Rồi anh lý luận: “Người ta từng chửa đẻ thì mới có khả năng viêm nhiễm, đằng này chưa chửa đẻ đã viêm thì chỉ có đi ngủ lang...”.
Sau đó anh tiếp tục tưởng tượng ra những điều kinh khủng, nào là nạo phá thai nhiều nên giờ không có con nào là quan hệ bừa bãi không phòng tránh, mà đã biết không có con lại còn ra vẻ ngoan hiền để anh cưới về làm vợ...
Em đã cố gắng nhịn vì biết anh đang mong ngóng đứa con nên bị sốc nhưng khi anh nhắc đến mẹ em rằng, em giống mẹ, cũng lăng loàn và kiếm tiền bằng vốn tự có nên chồng mới bỏ thì em không nhẫn nhịn được nữa.
![]() |
Ảnh minh họa |
Bố mẹ em đã bỏ nhau từ khi em còn nhỏ. Nghe mọi người bên ngoại kể lại, nguyên nhân là do bố em rượu chè cờ bạc nên thường đánh đập mẹ con em. Đến khi không chịu đựng được nữa, mẹ đã ôm hai đứa con mà trốn đi. Từ đó, mẹ làm mọi việc để nuôi hai chị em em. Đến khi chúng em trưởng thành, mẹ em mới đi tìm hạnh phúc cho mình và tái hợp với một người đàn ông mất vợ khác.
Khi anh đến với em, anh rất thương cảm cho hoàn cảnh của gia đình em. Chúng em chưa bao giờ mâu thuẫn to, cũng chưa bao giờ anh nói tục chửi bậy với em. Không thể ngờ bây giờ anh lại nghĩ về em và mẹ em như vậy. Em cảm thấy bị xúc phạm nặng nề nên đã cãi nhau rất to với anh ngay trên đường trở về nhà.
Không ngờ đang lái xe thì anh dừng lại. Anh bắt em xuống xe rồi tát túi bụi vào mặt, vào đầu em. Anh còn xô em ngã và đạp chân vào bụng em khiến em đau điếng. Em chỉ biết gào thét trước sự hung tợn chưa từng thấy của anh.
Nhiều người đi đường nhìn thấy anh đánh em, họ chỉ dừng lại xem nhưng không một ai can thiệp. Đánh xong anh lên xe và đi thẳng về nhà bỏ mặc em ở lại với đau đớn và ê chề.
Em không nghĩ rằng người chồng mà em rất yêu thương và tự hào lại có lúc cục cằn thô lỗ và suy nghĩ thiếu hiểu biết đến vậy.
Vì thế em đau đớn lắm. Em biết anh mong con. Đó là sự mong mỏi chính đáng. Em cũng vậy, em cũng khao khát đứa con đến cháy bỏng nhưng không thể vì một sự cố nhỏ mà anh trút giận lên đầu em bằng những suy nghĩ ấu trĩ đến vậy.
Bây giờ em không biết phải làm thế nào. Đã mấy ngày rồi nhưng cứ nhìn thấy anh là sự căm ghét trong em lại dâng lên đến tột độ, không biết em có tiếp tục sống được với người đàn ông như vậy được không nữa?
Thảo@...(Hà Nội)
" alt=""/>Sau khi khám hiếm muộn, chồng đánh vợ thâm tím mặt màyCụ thể, theo số liệu của Tổ chức dữ liệu Y tế toàn cầu IMS/IQVIA về so sánh giá thuốc biệt dược gốc sử dụng nhiều nhất tại các nước Đông Nam Á (ASEAN), cụ thể: Trong quý II năm 2016, đối với nhóm thuốc trị bệnh đái tháo đường: giá thuốc biệt dược gốc tại Việt Nam thấp hơn so với giá trung bình nhóm thuốc này của các nước ASEAN (chỉ bằng 0,9 lần giá thuốc trung bình tại các nước ASEAN), trong khi đó tại Thái Lan và Philippine thì đều cao hơn giá trung bình từ 1,31 đến 1,4 lần.
Đối với các thuốc generic sử dụng nhiều nhất tại các nước ASEAN cũng cho thấy, giá nhóm thuốc trị bệnh đái tháo đường của Việt Nam chỉ bằng 0,56 lần so với giá trung bình của các nước ASEAN, trong khi đó tại Singapore, Philippine, Thái Lan và Indonesia cao hơn từ 1,54 đến 11,02 lần.
Để có được điều nay, nhiều năm qua, ngành y tế đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp để quản lý giá thuốc.
![]() |
Kết hợp nhiều biện pháp quản lý giá thuốc đã giúp giá thuốc ở Việt Nam có mức thấp trong khu vực |
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, Cục đã phối hợp xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý giá thuốc: Luật Dược 2016, Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 và các Thông tư liên quan đến đấu thầu thuốc: Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11/5/2016 sau đó được thay thế bằng Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 quy định việc đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế công lập, Thông tư số 09/2016/TT-BYT ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc áp dụng hình thức đàm phán giá, Thông tư số 10/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016 sau đó được thay thế bằng Thông tư số 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019 ban hành danh mục thuốc trong nước đáp ứng nhu cầu điều trị giá thuốc và khả năng cung cấp.
Trên cơ sở các quy định về quản lý giá thuốc và đấu thầu thuốc tại các văn bản nêu trên, Cục Quản lý Dược phối hợp chặt chẽ với Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế, Cục Quản lý Giá - Bộ Tài chính, Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công thương đã triển khai các giải pháp đồng bộ, vì vậy về cơ bản trong những năm vừa qua giá thuốc được bình ổn, tiết kiệm ngân sách cho quỹ bảo hiểm y tế.
Về các biện pháp cụ thể, theo Điều 107, Luật Dược 2016 chỉ rõ có 7 biện pháp chính:
1. Đấu thầu thuốc dự trữ quốc gia theo quy định của Luật Đấu thầu và pháp luật về dự trữ quốc gia; đấu thầu thuốc mua từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập theo quy định của Luật đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đấu thầu hoặc đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với thuốc phục vụ chương trình Mục tiêu quốc gia, quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo quy định của pháp luật về cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích.
3. Kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường và kê khai lại khi thay đổi giá thuốc đã kê khai.
4. Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ thuốc bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược; in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác.
5. Thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của Luật giá đối với thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội.
6. Thực hiện hình thức đàm phán giá đối với gói thầu mua thuốc, dược liệu chỉ có từ 01 đến 02 nhà sản xuất, thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền, thuốc có hàm lượng không phổ biến và trường hợp đặc thù khác.
7. Quy định thặng số bán lẻ tối đa đối với thuốc bán tại cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Có thể thấy, trong 5 năm trở lại đây, hoạt động đấu thầu thuốc tập trung đã phát huy hiệu quả, giúp ngân sách tiết kiệm nhiều chi phí. Theo thống kê kết quả trúng thầu của các Sở y tế, bệnh viện và viện có giường bệnh trực thuộc Bộ, trị giá tiền mua thuốc đã tiết giảm được 35,5% so với quy định cũ.
Đối với thuốc biệt dược gốc, thuốc còn bảo hộ và những thuốc có nguy cơ độc quyền có 1-2 cơ sở sản xuất, thực hiện cơ chế quản lý giá thuốc bằng hình thức đàm phán giá thuốc theo quy định Luật đấu thầu năm 2013 và Luật dược năm 2016. Năm 2018, Hội đồng đàm phán giá thuốc - Bộ Y tế triển khai đàm phán giá đối với 04 biệt dược gốc sử dụng cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh năm 2019 và năm 2020 đã giảm 551 tỷ đồng.
Minh Thư
" alt=""/>Việt Nam quản lý giá thuốc bằng cách nào?