Trước đó, ngày 5/3, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận tin báo về việc anh Y.K.N. tử vong bất thường trong nhà.
Quá trình thu thập chứng cứ, cơ quan công an nhận định đây là vụ án mạng và nghi phạm là mẹ của nạn nhân.
Đến ngày 7/3, bà H'Mĭm Niê đã đến cơ quan công an đầu thú và khai nhận hành vi giết chết con trai của mình.
Người phụ nữ này khai, con trai Y.K.N. ham chơi, thích nhậu nhẹt và thường xuyên xin tiền để đi chơi, nếu không xin được sẽ đập phá đồ đạc, dọa giết mẹ và người thân.
Rạng sáng 5/3, con trai đi chơi về rồi vào phòng xin 5 triệu đồng nhưng bà H'Mĭm Niê nói không có tiền. Lúc này anh N. đã chửi bới, đe dọa sẽ giết mẹ rồi bỏ về phòng nằm ngủ.
Do quá tức giận, bà H'Mĭm Niê lấy một chiếc búa sắt đi sang phòng con trai đang ngủ, đánh liên tiếp vào đầu, bụng, ngực khiến anh N. tử vong.
" alt=""/>Nam thanh niên tử vong bất thường, mẹ ruột đi đầu thúSáng 29/10, tiếp tục kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Tiếp tục đề xuất áp thuế 5% mặt hàng phân bón
Tại kỳ họp thứ 7, một trong các vấn đề còn tranh luận nhiều là mức thuế suất với mặt hàng phân bón. Nhiều ý kiến tán thành việc chuyển phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành và đề nghị đánh giá kỹ tác động đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như đối với người tiêu dùng và bảo đảm cơ sở pháp lý của việc thay đổi chính sách; cân nhắc để hài hòa về lợi ích, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo (Ảnh: Phạm Thắng).
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với phân bón được sửa đổi từ năm 2014 tại Luật Thuế GTGT số 71/2014/QH13, chuyển từ diện đang chịu thuế suất 5% sang diện không chịu thuế.
Theo ông Mạnh, chính sách này đã gây ảnh hưởng bất lợi rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước thời gian qua.
Điều này đặt trong xu thế cung vượt cầu trên thị trường phân bón thế giới từ 2015 đến trước thời điểm dịch Covid-19 đã làm nhiều doanh nghiệp trong nước lỗ lớn, phải thu hẹp sản xuất. Ngược lại, phân bón nhập khẩu được hưởng lợi do đang chịu thuế 5% được chuyển sang không chịu thuế và vẫn được hoàn toàn bộ thuế GTGT đầu vào.
Chính vì vậy, trong suốt thời gian qua, các bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất phân bón đã liên tục kiến nghị chuyển lại mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế suất 5%. Kiến nghị này cũng đã được các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội đưa vào nhiệm vụ rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Ông Mạnh cho biết, có ý kiến lo ngại khi chuyển phân bón sang chịu thuế 5% thì người nông dân sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, nếu các doanh nghiệp trong nước cấu kết với tư thương bán hàng nhập khẩu, nâng giá bán gồm cả phần thuế GTGT phải nộp làm tăng mặt bằng giá phân bón, dẫn đến tăng giá thành sản xuất nông nghiệp.
Theo ông Mạnh, để xử lý những bất cập trong chính sách đối với ngành sản xuất phân bón thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ như dự thảo luật đã được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7.
Cần cân nhắc kỹ
Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị không đánh thuế 5% với mặt hàng phân bón, tuy nhiên cũng có đại biểu ủng hộ đề xuất như dự thảo luật mà Chính phủ đề xuất.
Đại biểu Lê Thị Song An (Long An) cho rằng đây là loại thuế gián thu mà người cuối cùng phải chịu là người tiêu dùng, trong trường hợp này là người nông dân. Thuế suất 5% với phân bón chắc chắn sẽ dẫn tới tăng giá phân bón trên thị trường, tạo ra tác động không hề nhỏ với ngành nông nghiệp và nông dân.
Theo bà An, trong bối cảnh ngành nông nghiệp còn nhiều khó khăn, thiếu bền vững, thiếu tính cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài, việc áp thuế với phân bón sẽ giúp tăng ngân sách khoảng 4.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều băn khoăn là người dân phải chịu mức phân bón tăng cao và khi giá phân bón tăng, chi phí sản xuất nông nghiệp tăng, làm tăng giá thành sản xuất nông nghiệp.
"Nếu áp dụng thuế suất 5% với phân bón, Nhà nước và doanh nghiệp sẽ được lợi nhưng người nông dân là bộ phận quan trọng nhất của ngành nông nghiệp lại chịu thiệt thòi nhất", vị đại biểu nói.
Đại biểu Tạ Văn Hạ tranh luận (Ảnh: Phạm Thắng).
Tranh luận liên quan đến vấn đề này, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho rằng, hiện nay thuế giá trị gia tăng đang đánh vào người tiêu dùng trong đại bộ phận người dùng phân bón, thực phẩm, nông sản.
Vì vậy, đại biểu cho rằng đề xuất này cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng.
Theo ông Hạ, khi người nông dân mua phân bón không có hóa đơn, như vậy không được khấu trừ đầu vào nên việc đánh 5% thuế với phân bón là người nông dân phải chịu.
Vị đại biểu đề xuất đưa mặt hàng phân bón với thuế suất 0%.
Ông Hạ cho rằng câu chuyện cạnh tranh giữa 70% nhập khẩu và 30% trong nước thì các doanh nghiệp Việt Nam phải tính toán nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ… để giảm giá thành, đảm bảo cạnh tranh.
Đại biểu nêu thực tế "các cô ngồi máy cấy lại gò lưng tần tảo cả đời, nay lại gánh tiếp cạnh tranh cho các doanh nghiệp phân bón". Vị đại biểu cho rằng việc này không hợp lý.
"Người dân đã rất cực, may được mùa thì lại mất giá. Nếu bây giờ tiếp tục đánh thuế 5% người dân phải chịu nữa tôi nghĩ là rất tội cho người dân", đại biểu Hạ bày tỏ.
" alt=""/>Áp thuế VAT 5% với phân bón: Đại biểu nói "rất tội cho người dân"Chiều 5/12, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đã đi thăm và kiểm tra địa điểm quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Cùng đi với Tổng Bí thư có Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Theo báo cáo của lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận, sau khi có chủ trương tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, tỉnh đã tuyên truyền đến nhân dân hiểu rõ hơn và cơ bản người dân ủng hộ, đồng thuận cao với chủ trương của Nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm quan sát vị trí quy hoạch Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (Ảnh: TTXVN).
Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được quy hoạch với 4 tổ máy với công suất mỗi tổ máy 1.000-1.200MW; chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn lắp đặt 2 tổ máy, tổng diện tích chiếm đất của dự án (trên đất liền) là 443,11ha.
Sau khi nghe báo cáo, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo UBND tỉnh Ninh Thuận sớm thực hiện các trình tự thủ tục dự án, giải phóng mặt bằng, báo cáo Chính phủ xem xét, phê duyệt và bố trí vốn, đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Khi đã có đủ nguồn lực, cần phải triển khai ngay để phát huy hiệu quả.
Tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã dự lễ động thổ xây dựng Nhà luyện tập đa năng và các hạng mục phụ trợ của Trường Mẫu giáo Phước Dinh (thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam), xã bãi ngang đặc biệt khó khăn.
Tổng Bí thư Tô Lâm tặng công trình nhà đa năng cho trường Mẫu giáo Sơn Hải 1 (Ảnh: TTXVN).
Việc đầu tư xây dựng khu nhà đa năng với 4 phòng học, các hạng mục phụ trợ và trang thiết bị, dụng cụ dạy và học, với tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng do Tổng Bí thư trao tặng, đảm bảo điều kiện phục vụ học tập của các cháu được tốt hơn, mở rộng quy mô tiếp nhận thêm các cháu trong độ tuổi tại địa phương chưa được đến trường và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non; vừa đảm bảo điều kiện, tiêu chí đạt chuẩn mức độ 2; góp phần xây dựng và phát triển giáo dục địa phương, tạo sự an tâm và đồng thuận của nhân dân xã Phước Dinh.
Dịp này, Tổng Bí thư đến thăm và kiểm tra thực địa Cảng biển tổng hợp Cà Ná (xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận), nằm ở khu vực biển Cà Ná, phía tây mũi Sừng Trâu, thuộc xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra thực địa Cảng biển tổng hợp Cà Ná, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận (Ảnh: TTXVN)
Cảng biển tổng hợp Cà Ná (Thuận Nam) đã trở thành điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng trong khu vực duyên hải miền Trung, góp phần giải tỏa áp lực các cảng biển miền Đông Nam Bộ và TPHCM; đồng thời, tạo động lực thúc đẩy khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Ninh Thuận tăng trưởng kinh tế bền vững trong thời gian tới.
Cảng biển tổng hợp Cà Ná có tổng diện tích quy hoạch hơn 85,5ha, gồm hai bến cảng tiếp nhận hàng tổng hợp, hàng container và hàng rời. Cảng có quy mô 25 bến tàu, đã đi vào hoạt động giai đoạn 1 từ tháng 4/2022 đến nay.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đến thăm Làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước). Tại đây, Tổng Bí thư tham quan sản phẩm gốm và nghe giới thiệu về lịch sử làng nghề gốm, một trong những làng nghề cổ xưa nhất ở Đông Nam Á, nơi còn lưu giữ nghề truyền thống làm gốm hoàn toàn bằng thủ công của người Chăm.
Tổng Bí thư Tô Lâm xem các nghệ nhân làm gốm Chăm Bàu Trúc (Ảnh: TTXVN).
Vào năm 2022, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã ghi danh "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đến thăm Nhà cộng đồng, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác xem các nghệ nhân nặn gốm, thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc văn hóa Chăm và làng nghề. Dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao quà tặng đến 20 gia đình chính sách, hộ nghèo của huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
" alt=""/>Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh ThuậnQuảng cáo phóng đại
Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo chiều 8/11, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho biết, hiện nay, quảng cáo trên các nền tảng số, đặc biệt là mạng xã hội và các ứng dụng trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến.
Ông Tuấn cho rằng, thực tế này đã xuất hiện nhiều hình thức quảng cáo xuyên biên giới bằng livestream, video ngắn. Điển hình, nhiều người Trung Quốc quảng cáo bán hàng trên TikTok hay sàn giao dịch thương mại điện tử Shein và Temu về các sản phẩm "thời trang nhanh" …
"Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc kiểm soát chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng và ngăn ngừa các hành vi quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng...", ông Tuấn nói.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Ảnh: Hoa Lê).
Theo đại biểu, những quảng cáo này thường có những cam kết không thực tế về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ quảng cáo phóng đại quá mức hoặc không minh bạch về thông tin. Điều đó dẫn đến khách hàng mất niềm tin vào thị trường và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính.
Đại biểu Trà Vinh lo ngại nhất là các sản phẩm trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng như nhiều sản phẩm, thực phẩm chế biến sẵn hoặc nước uống quảng cáo là "chứa ít calo", "giảm mỡ", "chứa chất xơ cao". Trong khi thực tế, các sản phẩm này có thể chứa nhiều đường, chất bảo quản hoặc thành phần không tốt cho sức khỏe.
Đại biểu ví dụ, các sản phẩm giảm cân, làm đẹp, thực phẩm chức năng, kem dưỡng da hoặc thuốc giảm mỡ quảng cáo là "giảm cân nhanh chóng mà không cần tập luyện" hoặc "làm đẹp tức thì", nhưng thực tế hiệu quả của chúng không được chứng minh rõ ràng, hoặc có thể gây hại cho sức khỏe...
Do đó, đại biểu đề nghị dự Luật cần có các quy định chặt chẽ hơn về việc kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật.
Đồng thời, theo đại biểu, dự Luật cũng cần có quy định yêu cầu các đơn vị quảng cáo phải minh bạch, cung cấp thông tin rõ ràng, đáng tin cậy để không đánh tráo khái niệm về thông tin sản phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo
Cũng thảo luận về dự Luật này, đại biểu Bùi Hoài Sơn (Hà Nội) cho rằng, quảng cáo rất quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước.
Xét từ góc độ của công nghiệp văn hóa, theo ông Sơn, quảng cáo cần chú ý đầy đủ đến 4 vấn đề gồm: Nguồn nhân lực quảng cáo; nội dung quảng cáo; công nghệ quảng cáo; kỹ năng kinh doanh quảng cáo.
Theo đại biểu, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo là một quy định mới rất đáng quan tâm trong bối cảnh hiện nay, khi mà các phương tiện truyền thông mới đang dần đóng vai trò quan trọng trong thị trường quảng cáo.
Vì thế, ông Sơn cho rằng, nếu biện pháp quản lý hậu kiểm sẽ là một giải pháp ưu tiên thì quy định với người truyền tải quảng cáo cần cụ thể, chi tiết, để tránh việc tùy tiện trong thể hiện quảng cáo.
Đối với quảng cáo trên báo chí, đại biểu đề nghị cần tạo điều kiện để báo chí có thêm cơ hội quảng cáo. Bởi hiện nay, quảng cáo trên báo chí gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh với các loại hình truyền thông mới.
Đối với quảng cáo trên không gian mạng, ông Sơn cho rằng nước ta đã có kinh nghiệm quản lý theo hình thức hậu kiểm. Đây có lẽ là bài học có thể áp dụng cho quảng cáo.
Đại biểu cho rằng nên giao Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này sẽ đáp ứng tốt hơn.
" alt=""/>Nhiều quảng cáo phóng đại quá mức, đánh tráo khái niệm