"Thù hận trên mạng xã hội đôi khi nhiều hơn cả điều tốt. Facebook lẽ ra phải làm nhiều hơn để ngăn chặn một số những thù hận như vậy", ông chia sẻ.
Theo CNN, trong vòng ít nhất 17 phút hôm thứ Sáu tuần qua, một kẻ bị tình nghi là khủng bố đã đăng tải trực tiếp video vụ thảm sát bằng súng ở một nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand. Cảnh sát nước này đã cảnh báo Facebook về livestream này, và Facebook cho biết họ đã nhanh chóng xoá tài khoản của tay súng và video. Facebook cũng xoá các ý kiến ủng hộ và ca ngợi hành động của tay súng ngay khi phát hiện ra.
Nhưng điều đó là chưa đủ đối với ông Fernandes, CEO hãng hàng không của Malaysian. Mặc dù ông Fernandes nói mình là một "fan của mạng xã hội", nhưng vụ livestream hôm thứ Sáu đã khiến ông từ bỏ Facebook.
"Đó là một nền tảng để giao tiếp tuyệt vời", ông chia sẻ trên Twitter sau khi huỷ tài khoản Facebook cá nhân. "Tham gia tích cực trên Facebook cũng rất có ích nhưng vụ New Zealand và các vấn đề khác trên mạng xã hội này là quá nhiều đối với tôi".
Ông cho biết ông đã là "nạn nhân của nhiều tin giả, trong đó có tin về bitcoin" và quyết định đóng tài khoản.
Faceboọ cần phải "làm sạch và không chỉ nghĩ về tài chính", ông nói.
Hôm thứ Bảy, Facebook cho biét đã xoá 1,5 triệu video về vụ tấn công New Zealand.
Fernandes cũng nói ông đã tự tranh cãi xem có bỏ Twitter, nhưng cuối cùng cho biết trên Twitter thì cuộc đấu tranh tự thân này vẫn tiếp tục. Ông Fernandes có gần 1,3 triệu người theo dõi trên Twitter và đã đăng hơn 20 ngàn bài đăng trên mạng xã hội này.
Theo GenK
" alt=""/>CEO AirAsia xóa tài khoản Facebook sau vụ xả súng ở New ZealandNgọc Minh
" alt=""/>Ăn Hảo Hảo, ‘săn’ cơ hội du lịch Maldives cùng Tóc Tiên, Hoài LinhĐể có thể thưởng thức Sannakji tươi ngon nhất chỉ có thể tìm thấy món ăn này tại các khu chợ hải sản, nổi tiếng nhất phải kể đến chợ Noryangjin, Seoul. Đây là nơi mà du khách luôn rỉ tai nhau mỗi khi đến Hàn Quốc.
Sannakji được chế biến thành nhiều cách khác nhau, người ta có thể cắt nguyên một con bạch tuộc còn sống thành nhiều miếng nhỏ và chấm với các loại nước sốt khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi người ăn lại thích cảm giác mạnh, đó là họ sẽ để nguyên một con bạch tuộc còn sống cho vào miệng nhai. Đã có nhiều trường hợp tử vong khi không nhai kỹ các xúc tu của bạch tuộc vẫn còn hoạt động mạnh, khiến chúng bám vào cổ họng, khoang miệng hoặc lưỡi gây ngạt thở.
Bên cạnh đó, vì là đồ sống nên bạch tuộc cũng chứa một lượng lớn vi khuẩn có hại. Khi chấp nhận ăn món này có nghĩa là thực khách đã đối mặt với những rủi ro về sức khỏe như bị nhiễm ký sinh trùng và virus.
Bạch tuộc có rất ít hương vị nhưng khi nhúng vào nước sốt đi kèm thì sẽ đậm đà hơn. Một số người ăn còn cho rằng ăn bạch tuộc sống chấm với nước sốt sẽ ngon gấp nhiều lần so với nấu chín.
Cho dù là ăn bằng cách nào đi chăng nữa thì bạch tuộc cũng cần phải nhai cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi nuốt để tránh bị nghẹn và có thể tử vong. Nếu muốn ăn thử món này, thực khách có thể ăn cắt nhỏ chấm với nước sốt và kim chi hoặc như là một món ăn kèm cùng với rượu.
Ngoài cách ăn nguyên con thì còn có một phiên bản khác là ăn cùng với thịt bò sống băm vụn kèm với trứng sống, khi ăn chỉ cần rưới thêm một chút nước tương. Với cách ăn này thì bạch tuộc sẽ có có vị trứng béo hòa quyện trong nước tương, đem lại cảm giác rất ngon miệng cho thực khách. Tuy nhiên, tất cả những món ăn sống này đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao nếu không được chế biến đúng cách và hợp vệ sinh.
Món tôm viên dân dã có thêm biến tấu đậm đà, bắt mắt hơn với sốt chua ngọt nịnh miệng người ăn. Người nội trợ hãy tham khảo công thức nấu ăn điệu nghệ sau.
" alt=""/>Cẩn thận nếu không muốn mất mạng khi ăn đặc sản nàyTình yêu của đôi vợ chồng già gần 90 tuổi ở TP. HCM chân thành, giản dị khiến bao người ngưỡng mộ.
" alt=""/>Sự thật về người chồng giám đốc bao cô gái mơ ước qua tâm sự của vợ