Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Napoli, 02h45 ngày 19/01
相关文章
- 、
-
Samsung Việt Nam chính thức phản hồi cáo buộc 'đối xử tệ với lao động có thai'Mới đây, IPEN (một tổ chức phi chính phủ Thụy Điển) và Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED) đã cáo buộc tại các nhà máy của Samsung Việt Nam, nhiều lao động không được nhận bản sao hợp đồng lao động, lao động làm việc kiệt quệ bao gồm làm xen ca cả ngày lẫn đêm trong thời gian lên tới 4 ngày, đứng liên tục trong suốt 9-12 tiếng, làm việc trong môi trường tiếng ồn vượt quá giới hạn luật Việt Nam cho phép…
Đặc biệt, lao động có thai cũng phải đứng trong suốt thời gian làm việc nhưng được phép nghỉ giải lao.
Liên quan đến vấn đề này, trong thông tin phản hồi chính thức, phía Samsung Điện tử Việt Nam cho hay lấy làm tiếc về việc CGFED hợp tác cùng IPEN tiến hành nghiên cứu điều tra đã không hề đến thăm nhà máy Samsung Điện tử Việt Nam hay xác minh lại lập trường quan điểm của công ty mà chỉ đơn phương đưa ra bản báo cáo về những nội dung không hề có căn cứ sát thực.
“Samsung Điện tử Việt Nam vẫn luôn cố gắng hết mình vì sức khỏe và sự an toàn, phúc lợi của người lao động và tất cả hoạt động kinh doanh của công ty đều đang tuân thủ một cách nghiêm ngặt pháp luật Việt Nam cũng như những tiêu chuẩn toàn cầu”, thông tin nêu rõ.
Ngoài ra, tất cả cán bộ nhân viên Samsung Điện tử Việt Nam ngay khi vào công ty đều được ký hợp đồng lao động, công ty và bản thân người lao động mỗi bên giữ 1 bản. Báo cáo của IPEN rằng công ty không đưa hợp đồng cho người lao động là hoàn toàn sai.
Samsung Điện tử Việt Nam đã và đang đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và thời gian dùng bữa đầy đủ cho người lao động theo đúng Luật lao động Việt Nam.
Báo cáo của IPEN cho rằng thời gian nghỉ ngắn và khi muốn đi vệ sinh phải được cho phép ra vào đặc biệt là điều không đúng sự thực. Các nhân viên tại Samsung Điện tử Việt Nam có thể sử dụng nhà vệ sinh bất kỳ lúc nào và không phải chịu bất kỳ giới hạn gì về thời gian.
Vì sức khỏe của nhân viên, Samsung Điện tử Việt Nam luôn kiểm tra sức khỏe 1 lần mỗi năm cho toàn bộ nhân viên. Samsung cũng xây Trung tâm Y tế trong công ty với tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ nhân viên.
Bên cạnh đó, đối với những trường hợp cấp cứu khẩn cấp, công ty đã thiết lập hệ thống ứng phó y tế khẩn cấp với bệnh viện địa phương nhằm đối phó ngay lập tức.
"> -
Cưới vợ 4 lần, ly hôn 3 lần trong hơn 1 tháng để nghỉ phép dài ngàyVào ngày 10/4 vừa rồi, Cục Lao động Đài Loan miễn cưỡng giữ nguyên phán quyết trước đó, nói rằng mặc dù hành vi của nhân viên này là phi đạo đức, nhưng anh ta không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ngân hàng đã vi phạm Điều 2 của Luật Nghỉ phép.
Vụ việc hiện vẫn đang lan truyền trên mạng xã hội khiến mọi người cảm thấy khó tin khi Luật Lao động Đài Loan lại có kẽ hở như vậy.
Theo TNN/Dân trí
Cô gái chuyên chụp ảnh vợ chồng ly hôn
Dự án ảnh của cô sinh viên trường nghệ thuật mang lại một cái nhìn sâu sắc về những tan vỡ và chia ly trong hôn nhân của các cặp vợ chồng Trung Quốc.
"> -
Bi hài trốn Tết vì câu hỏi khó đỡ: Lương bao nhiêu, bao giờ lấy chồng?Nhiều người Việt có thói quen đặt những câu hỏi về thu nhập, tình trạng hôn nhân, kế hoạch sinh nở… khi gặp người thân trong dịp Tết.
Những câu hỏi trên được đưa ra một cách kém tinh tế khiến không ít người được hỏi cảm thấy khó xử. Tết là dịp đoàn tụ, gặp gỡ gia đình, họ hàng nhưng vô tình lại trở thành nỗi ám ảnh của một số người, nhất là những người trẻ.
Chị Thu U. thừa nhận, bản thân chị luôn cảm thấy khó chịu khi bị tra hỏi về chuyện con cái dịp Tết. Lấy nhau đã hơn 5 năm nhưng hai vợ chồng chị vẫn chưa có con. Cả hai mong muốn gia đình sớm có thêm thành viên mới hơn bất kỳ ai.
Nhiều người biết rõ vợ chồng chị hiếm muộn, đang cố gắng chạy chữa nhưng vẫn liên tiếp hỏi. "Có thể là đó là những lời hỏi thăm nhưng lại động đến nỗi khổ tâm của tôi. Chính vì vậy, Tết về quê, tôi chẳng muốn đi đâu", chị U. thở dài.
Bà mẹ ba con Trần Thị L. cũng e ngại việc đi chúc Tết khi năm nào cũng nghe họ hàng hỏi "Bố vẫn đẹp trai nhất nhà à?" hay "Cố gắng kiếm lấy thằng nối dõi tông đường chứ".
"Nghe mọi người hỏi tôi chỉ biết cười gượng. Mình người lớn thì nghe rồi bỏ ngoài tai nhưng khổ cái là ba đứa con gái của tôi cứ bị đem ra so bì. Cháu lớn 14 tuổi đã hiểu chuyện nên mấy năm nay rủ cháu đi chúc Tết là cháu không muốn đi. Chồng tôi đi đến đâu thì cũng bị trêu rồi ép uống rượu để anh em dạy cho "cách đẻ con trai". Vậy nên nhiều khi tôi chỉ muốn mấy ngày Tết trôi qua thật nhanh", chị L. kể.
Vũ Ph. quê ở Vĩnh Phúc nhưng quanh năm đi làm công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). Cô gái sinh năm 1993 chia sẻ, bản thân cũng cảm thấy vô cùng ái ngại khi Tết đến đi đâu chơi ai cũng hỏi "lương bao nhiêu", "sao xinh xắn thế mà chưa lấy chồng?".
Ph. kể: "Bạn bè ở quê đều đã lấy chồng, sinh một hai đứa con. Vậy nên, việc tôi chưa lập gia đình như là một hiện tượng cá biệt trong mắt nhiều người lớn tuổi. Một hai người hỏi thì không sao, nhưng nhiều người hỏi thì lại cảm thấy phiền".
Rời quê Hà Tĩnh ra Hà Nội lập nghiệp đã gần chục năm. Cứ đến Tết, Trần Văn C. (SN 1990) lại phải trả lời những màn chất vấn về lương thưởng, kế hoạch lập gia đình, mua ô tô.
Cưới xin, sinh con hay thu nhập đều là chuyện cá nhân, tuy nhiên vào dịp Tết nó lại trở thành chủ đề bình luận của nhiều người. Có người hỏi với ý quan tâm thực lòng, song có người hỏi chỉ để thỏa mãn sự tò mò khiến người được hỏi rơi vào tình huống dở khóc, dở cười, vô cùng ái ngại.
Trao đổi với Dân trívề vấn đề này, nhà nghiên cứu văn hóa - TS Nguyễn Ánh Hồng, nguyên giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, những câu hỏi này về bản chất đều mang tính tích cực bởi người hỏi chỉ muốn thể hiện sự quan tâm. Chỉ có điều nguyên nhân nó khiến người nghe cảm thấy khó chịu là do cách thể hiện chưa thật sự tế nhị.
"Nhiều người vô tư hỏi mà không nghĩ đến cảm xúc, hoàn cảnh của người nghe. Đó có thể là những câu hỏi kiểu như "Ô sao bây giờ chưa lấy chồng?", "Ô sao lấy chồng rồi mà chưa có con?", "Làm ở chỗ đó lâu rồi nhưng sao lương vẫn thấp thế?"… Những câu hỏi này thể hiện sự quan tâm một cách thái quá khiến người nghe cảm thấy người hỏi đang chạm đến vấn đề tế nhị, thuộc về riêng tư mà họ không muốn trả lời".
Theo TS Nguyễn Ánh Hồng, những người hỏi nên biết kiểm soát cảm xúc của mình. Không nên đưa ra những câu hỏi quá sâu, quá khó khiến người nghe cảm thấy khó xử.
Về phía người nghe, tốt nhất nên có thái độ điềm tĩnh, chế ngự cảm xúc bằng cách mỉm cười và nói tránh đi.
"Chẳng hạn ai đó hỏi bạn sao chưa lấy chồng thì có thể trả lời là "em đang chuẩn bị đây", sao chưa sinh con thì đáp lại rằng "trời chưa cho thì biết thế nào?", sao chưa mua ô tô thì tếu táo nói rằng mình "chưa chọn được xe đẹp"…
Chỉ nên trả lời như vậy rồi nói ngay sang chuyện khác, phá tan mạch của người kia bằng những câu hỏi mới. Tôi biết cũng từng có nhiều người nổi cáu khi bị hỏi những câu hỏi quá riêng tư. Tuy nhiên, tôi cho rằng, trong không khí gặp mặt Tết đến xuân về, chúng ta nên ứng xử một cách nhã nhặn, tinh tế", TS Ánh Hồng nói.
Theo Dân trí
"> -
Cái khó của thợ xăm nữ ở Trung QuốcĐịnh kiến xã hội cho rằng các thợ xăm, nhất là nữ giới, là người có học vấn thấp và nghèo. Ảnh: Hedy Chiu.
Dù xăm hình ngày càng thịnh hành với giới trẻ, môn nghệ thuật này vẫn bị kỳ thị nặng nề trong xã hội Trung Quốc.
Trên sóng truyền hình, các nghệ sĩ đều phải che kín hình xăm của mình. Còn các nghệ sĩ xăm hình, đặc biệt là nữ giới, bị coi là những kẻ đứng ngoài xã hội, có trình độ học vấn thấp và gặp khó khăn về tài chính, theo Sixth Tone.
Để tìm hiểu xem liệu định kiến đó có đúng hay không, Yang Chengyang, sinh viên Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn tại ĐH Trung Quốc Hong Kong, đã tiến hành một cuộc nghiên cứu thực địa tại một số studio xăm hình tại siêu đô thị Thâm Quyến vào mùa hè 2022.
Một thợ xăm đang làm việc ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây vào năm 2015. Ảnh: VCG.
Học nghề đắt đỏ
August Tattoo Studio nằm trong số những địa điểm Yang ghé qua. Tại đây, cô gặp gỡ chủ cửa hàng là August, cử nhân Đại học Nghệ thuật London và Jeff, người chồng gốc Thâm Quyến của cô ấy.
Ngoại trừ Jeff, tất cả nghệ sĩ tại cửa hàng đều là phụ nữ trẻ. Trái ngược với định kiến phổ biến về thợ xăm hình nữ, họ không phải những cô gái nhập cư có trình độ học vấn thấp, hay những thanh niên thành thị nổi loạn, đang tìm cách thoát khỏi những chuẩn mực truyền thống về tính nữ.
Thay vào đó, những cô gái này có lý do rõ ràng và mạnh mẽ để bước vào ngành xăm. Quan trọng hơn, hầu hết đều có mạng lưới an toàn tài chính vững vàng.
Thực tế cho thấy kiếm sống bằng nghề xăm hình là không dễ dàng, đặc biệt với phụ nữ Trung Quốc. Chi phí học nghề này rất tốn kém. Hơn nữa, để có được chỗ đứng trong ngành thường đòi hỏi quá trình học nghề dài lâu và đắt đỏ.
Dù ngày càng phổ biến hơn, hình xăm vẫn vấp phải sự kỳ thị lớn ở Trung Quốc. Ảnh: Lingmeng.
Tại August Tattoo Studio, chỉ 2 trong số 9 thợ xăm làm việc toàn thời gian. Những người còn lại làm việc bán thời gian, hoặc có nghề nghiệp khác, coi xăm hình là nghề tay trái.
KK, một trong số thợ xăm ở cửa hàng, thực chất là một kế toán viên toàn thời gian. Hay Poppy, người yêu thích môn xăm hình từ khi còn là sinh viên năm cuối, được gia đình hỗ trợ toàn bộ học phí để theo đuổi đam mê.
Học phí nghề xăm trung bình ở Thâm Quyến dao động 10.000-20.000 NDT (1.500-3.000 USD) trong 2-3 tháng. Số tiền này không bao gồm chi phí mua sắm dụng cụ cần thiết hoặc sinh hoạt phí như tiền ăn, ở và phương tiện đi lại.
Nhìn chung, toàn bộ quá trình đào tạo có thể lên tới 50.000 NDT, cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác.
Hơn nữa, trong khi những người học việc ở tiệm làm tóc có thể kiếm thêm bằng việc gội đầu hoặc dọn dẹp cửa hàng, các học viên xăm hình sẽ không có thu nhập nào.
Khó kiếm sống
Học phí cao, nhưng thu nhập cũng không đáng là bao. Chế độ trả lương theo hoa hồng của studio và việc chủ doanh nghiệp không cung cấp hợp đồng lao động khiến việc kiếm sống của thợ xăm trở nên khó khăn.
Các studio thường lấy lại 30-70% thu nhập của nghệ sĩ. Họ cũng không cung cấp bảo hiểm hay những lợi ích khác cho người lao động.
Nghệ sĩ xăm ở Trung Quốc khó kiếm sống chỉ với thu nhập từ nghề này. Ảnh: cottonbro/Pexels.
Có lẽ vì vậy, hầu hết nghệ sĩ xăm hình mà Yang tiếp cận đều hưởng một mạng lưới tài chính vững mạnh.
Một số xuất thân từ gia đình giàu có, trong khi những người khác chỉ coi xăm hình là một sở thích. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa rằng họ thoát khỏi chỉ trích vì lệch khỏi chuẩn xã hội.
Chủ studio August gia nhập ngành xăm khoảng nửa năm sau khi tốt nghiệp đại học. Thời điểm đó, cô vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía gia đình.
Tuy nhiên, kể từ khi cô kết hôn và sinh con, mọi người không còn quan tâm đến nghề nghiệp của August. Việc cô ấy sẵn sàng đảm nhận vai trò làm vợ, làm mẹ dường như khiến công việc “không phù hợp” được gia đình chấp nhận hơn.
Về phần mình, Poppy có kế hoạch du học ở Canada trong tương lai. Dù hỗ trợ tài chính trong thời gian con gái học nghề, cha của Poppy nói rõ rằng ông không tán thành việc cô theo đuổi nghề xăm.
Cuối cùng, ông đưa ra tối hậu thư cho con gái: hoặc tìm công việc tốt hơn, hoặc theo đuổi bằng cử nhân ở nước ngoài. Poppy đã chọn phương án thứ hai.
“Tôi biết mình không thể kiếm sống bằng nghề này ở Trung Quốc. Thế nhưng, có lẽ ở Canada, tôi có thể hành nghề xăm hình”, cô chia sẻ.
Theo Zing
">