![]() |
Sự kiện ra mắt nền tảng Gaapnow được tổ chức online qua Zoom. |
Không phải là đơn vị đầu tiên ứng dụng công nghệ AI, Big Data trên nền tảng bất động sản, nhưng Gaapnow (https://gaapnow.com/) lại có những ưu thế riêng biệt, với các tính năng vượt trội mang đến những giải pháp vô cùng hiệu quả cho cả người bán, người mua và các nhà đầu tư.
![]() |
CEO Đặng Hà Lâm giới thiệu về nền tảng Gaapnow |
Chia sẻ quá trình hình thành và xây dựng Gaapnow, ông Đặng Hà Lâm – CEO của Gaapnow cho biết: Bản thân tôi từng bị vỡ nợ và phá sản. Trong quá trình xử lý tài sản để trả ngân hàng, tôi phải bán tài sản rất nhanh. Dù giá rẻ hơn thị trường để trả ngân hàng nhưng không có một nền tảng nào giúp tôi bán nhanh trong vòng 1-2 ngày hay 1 tuần để có tiền trả ngân hàng. Đó là nỗi đau chính bản thân tôi và nhiều chủ doanh nghiệp khác gặp phải. Sau quá trình 3-4 năm suy nghĩ, tôi đã cho ra đời nền tảng công nghệ Gaapnow này để giải quyết các vấn đề nhiều chủ doanh nghiệp gặp khó khăn phải thanh lý tài sản, kể cả ngân hàng phát mại tài sản cũng gặp trường hợp tương tự.
“Đây cũng là giải pháp cho phép các nhà đầu tư bất động sản tham gia với số tiền rất nhỏ, 50 USD hay 100 USD cũng có thể đầu tư xuyên biên giới một cách tiện lợi. Tôi cũng muốn giảm được chi phí mua nhà cho tất cả những người có thu nhập trung bình hoặc thấp, họ có thể mua căn nhà giảm được 20-30% chi phí. Thông qua nền tảng trí tuệ nhân tạo này, hàng triệu con AI sẽ giúp khách hàng mua nhà tận gốc, còn chủ đầu tư thu tiền về sớm hơn. Đó là khát khao và mong muốn của tôi mang lại giá trị cho cộng đồng”, ông Đặng Hà Lâm chia sẻ.
Việc ra mắt nền tảng này trong tháng 11, theo ông Đặng Hà Lâm, là để các nhà đầu tư, môi giới cũng như người mua, người bán có thể sử dụng ngay dịch vụ để post lên bất cứ trang web bất động sản nào. “Chúng tôi giúp kết nối ngay lập tức mà không phải chờ đợi, tiếp cận được khách hàng tối ưu, giúp đáp ứng nhu cầu của mọi người”, ông Lâm nhấn mạnh.
![]() |
CTO Nguyễn Tuân diễn thuyết về cách thức hoạt động của AI |
Cụ thể hơn, ông Nguyễn Tuân - CTO của Gaapnow đã trình diễn cách thức hệ thống AI tự động thao tác tìm kiếm, lọc, học và kết nối cực kỳ nhanh chóng, gần như ngay lập tức ( realtime) và cho kết quả rất chính xác. Với cách thức hoạt động thông minh, hiệu quả như vậy sẽ kết nối người mua với người bán nhanh và hiệu quả nhất, từ đó cắt giảm bớt các khâu trung gian như quảng cáo, môi giới... giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, có thể lên tới hàng tỷ đồng đối với các tài sản lớn.
Ông Nguyễn Tuân cho biết hệ thống AI với hơn 2 triệu dòng code này đã được ông dày công nghiên cứu, xây dựng trong suốt hơn 13 năm. Bởi vậy hệ thống AI chính là một trong những lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn của nền tảng Gaapnow.
Theo xu hướng phát triển của thế giới, Gaapnow cũng đang nghiên cứu, phát triển hệ thống coin Gaap, chỉ chờ Việt Nam có hành lang pháp lý là có thể ngay lập tức ứng dụng.
Các chuyên gia đánh giá, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bất động sản (Property technology gọi tắt là proptech) mang lại rất nhiều lợi ích cho người mua, người bán, nhà đầu tư và cho cả thị trường bất động sản nói chung. Với công nghệ, bất động sản có thể được chia nhỏ và các nhà đầu tư sẽ sở hữu chung tài sản, từ đó, chỉ với một số vốn nhỏ, thậm chí chỉ vài triệu cũng có thể đầu tư bất động sản.
![]() |
Bà Bế Minh Tuyết phát biểu |
Bà Bế Minh Tuyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Thengroup, đại diện cổ đông Gaapnow cho biết: Khi quyết định đầu tư tôi đã tìm hiểu rất kỹ lưỡng. Với kiến thức, kinh nghiệm hơn 18 năm trong ngành ngân hàng và nhiều năm đầu tư vào nhiều lĩnh vực, tôi đánh giá đây là một dự án đầy khát vọng và tiềm năng, giúp giải quyết bài toán cho hàng triệu, hàng tỷ người, có đích đến lộ trình rõ ràng và có đội ngũ nhân sự mạnh, tâm huyết. Tôi đã đầu tư từ những ngày đầu tiên, và với sự kiện ra mắt ngày hôm nay cho thấy tôi đã đặt niềm tin đúng.
![]() |
Dr Wong Jeh Shyan đánh giá về nền tảng Gaapnow |
Phát biểu tại sự kiện, Dr. Wong Jeh Shyan (Hoàng Triết Hiền) cựu Giám đốc điều hành của CommerceNet Singapore, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Ecommerce Gateway Pte. Ltd cho biết cũng đã từng gặp tình cảnh bất động sản không thanh khoản được trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997. Cho nên khi biết mục tiêu của dự án này, ông đã không ngần ngại đầu tư. Ông Wong Jeh Shyan cho rằng: "Đây là dự án tiên phong trên toàn thế giới về ứng dụng AI để kết nối khách hàng mua – bán bất động sản và có thể đáp ứng những hành lang pháp lý của các Chính phủ. Việt Nam sẽ là môi trường phù hợp để triển khai dự án này. Dự án sẽ không chỉ gói gọn trong biên giới Việt Nam mà mang tầm vóc quốc tế, mang lại những phát triển đột phá. Với tư cách là người góp vốn cũng như người thầy của CEO Đặng Hà Lâm, tôi hy vọng dự án sẽ phát triển rực rỡ và vươn tầm thế giới".
Mạc Ngọc
" alt=""/>Ra mắt ứng dụng Gaapnow: Cuộc chơi mới cho bất động sản thời 4.0Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư 25/2020/TT-BCT quy định việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng.
Thông tư mới yêu cầu các cơ sở sử dụng năng lượng trên toàn quốc thực hiện việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng trên trang thông tin điện tử về Cơ sở dữ liệu sử dụng năng lượng quốc gia.
Quy định về chế độ báo cáo của Bộ Công thương áp dụng với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước hoặc một phần ngân sách nhà nước; tổ chức kiểm toán năng lượng và các tổ chức, cá nhân khác liên quan.
Theo quy định mới, các sở Công thương có trách nhiệm ban hành công văn đề nghị các cơ sở sử dụng năng lượng trên địa bàn báo cáo về dữ liệu sử dụng năng lượng trong năm trước ngày 25/12. Các cơ sở này gồm cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm (theo danh sách được ban hành hàng năm); cơ sở sử dụng năng lượng có mức tiêu thụ từ 600 TOE (hoặc từ 3,6 triệu kWh) thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, vận tải; từ 300 TOE (hoặc từ 1,8 triệu kWh) đối với các tòa nhà, công trình xây dựng. Các số liệu báo cáo tình hình năng lượng sẽ được các cơ sở này tự cập nhật trên trên trang thông tin điện tử về Cơ sở dữ liệu sử dụng năng lượng quốc gia tại địa chỉ http://dataenergy.vn theo đúng quy định.
Bộ Công thương cũng yêu cầu Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh và các Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp và cung cấp thông tin cho Sở Công Thương sở tại về dữ liệu tiêu thụ điện trong năm N-1 của các cơ sở sử dụng điện trên địa bàn, phục vụ việc xây dựng danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm.
Trước ngày 15/1 của năm, các cơ sở sử dụng năng lượng có trách nhiệm gửi báo cáo cho Sở Công Thương sở tại về tình hình tiêu thụ năng lượng trong năm.
Theo quy định, các cơ sở cũng phải áp dụng mô hình quản lý năng lượng theo các yêu cầu quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và báo cáo Sở Công thương sở tại trong báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng hằng năm trên tại trang thông tin điện tử về Cơ sở dữ liệu sử dụng năng lượng quốc gia.
Sở Công thương có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các cơ sở áp dụng mô hình quản lý năng lượng. Trong trường hợp cơ sở chưa áp dụng mô hình quản lý năng lượng, Sở Công Thương có trách nhiệm yêu cầu cơ sở thực hiện áp dụng mô hình quản lý năng lượng và đưa cơ sở vào danh sách kiểm tra trong năm tiếp theo;
Đối với các cơ sở mới có tên trong danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, trong thời gian một năm (kể từ ngày ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) phải có trách nhiệm thực hiện xây dựng, áp dụng mô hình quản lý năng lượng và báo cáo Sở Công thương trong báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng hằng năm trên Trang thông tin điện tử sử dụng năng lượng.
D.V
" alt=""/>Quy định mới về báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Volkswagen đã ngừng sản xuất tại hai nhà máy ở Nga và dừng xuất khẩu xe sang Nga, với lý do “hoạt động kinh doanh bị gián đoạn”. Mercedes-Benz và BMW cũng thực hiện các bước tương tự, thông báo rằng họ sẽ ngừng sản xuất và xuất khẩu xe sang Nga.
Vấn đề trước mắt mà các nhà sản xuất ô tô châu Âu phải đối mặt là làm thế nào để sản xuất trở lại bình thường trong bối cảnh nguồn cung cấp hệ thống dây điện được sản xuất ở miền tây Ukraine đã bị cắt đứt sau khi Nga tấn công. Chuỗi cung ứng vốn đã chật vật do thiếu chất bán dẫn và các bộ phận khác.
Ukraine đã trở thành trung tâm sản xuất các hệ thống kết nối các bộ phận điện tử như đèn hậu hoặc hệ thống giải trí bên trong ô tô.
Việc lắp ráp được thực hiện phần lớn bằng tay, đòi hỏi số lượng lớn công nhân lành nghề. Ukraine hấp dẫn vì lao động tương đối rẻ và lực lượng lao động được giáo dục tốt.
Ukraine cũng gần các nhà máy sản xuất ô tô của châu Âu. Miền Tây Ukraine, nơi các nhà cung cấp ô tô như Leoni đang hoạt động, cách các nhà máy BMW ở Bavaria 12 giờ lái xe.
Khi cuộc chiến khiến hoạt động sản xuất tại Ukraine ngừng lại, ngành ô tô bị tác động ngay lập tức. Không có ô tô nào có thể hoạt động mà không có hệ thống dây dẫn, hệ thống này thường được thiết kế riêng cho từng loại xe cụ thể.
Trong vòng vài ngày sau khi quân đội Nga tiến vào Ukraine, BMW đã đóng cửa một số nhà máy ở Đức, Áo và Anh vì tình trạng thiếu phụ tùng. Volkswagen đã đình chỉ sản xuất tại nhiều địa điểm, bao gồm nhà máy chính ở Đức ở Wolfsburg và nhà máy sản xuất xe điện ở Zwickau.
Porsche, thuộc Volkswagen, đã ngừng hoạt động một nhà máy ở Leipzig để sản dòng xe Cayenne. Mercedes-Benz cho biết họ đã điều chỉnh ca làm việc tại một số địa điểm nhưng tất cả các nhà máy của hãng đều đang hoạt động.
Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức cảnh báo, chiến tranh và các lệnh trừng phạt có thể sớm hạn chế nguồn cung cấp nguyên liệu thô từ Nga mà các nhà sản xuất ô tô cần. Chúng bao gồm palladium, được sử dụng cho thiết bị khử ô nhiễm trong ô tô và niken, thiết bị cần thiết cho pin ô tô điện.
Trong khi đó, Ukraine là nguồn cung chính của neon, một loại khí được sử dụng cho các tia laser hiệu suất cao, dùng để sản xuất các chất bán dẫn.
Cuộc giao tranh cũng đã ảnh hưởng đến vận tải hàng không, cũng như giao thông đường sắt trên đường sắt xuyên Siberia, phương thức mà các nhà sản xuất ô tô Đức dùng để vận chuyển tới các nhà máy ở Trung Quốc.
Trung Quốc đã trở thành thị trường xe hơi lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới, đồng thời là nguồn lợi nhuận quan trọng của hầu hết các nhà sản xuất ô tô, bao gồm cả các công ty Mỹ như General Motors hay Tesla.
Hãng xe Đức Volkswagen bán hơn một nửa số mà họ sản xuất tại Trung Quốc, và quốc gia tỉ dân chiếm khoảng 1/3 doanh số của BMW và Mercedes-Benz.
Trung Quốc đang là nguồn cung cấp lithium tinh chế quan trọng cần thiết cho pin ô tô điện, đồng thời là nhà sản xuất pin lớn.
Cuộc chiến ở Ukraine cũng khiến châu Âu quan ngại về mối quan hệ của Trung Quốc với Nga. Tại Berlin, các nhà chức trách đang tranh cãi về việc châu Âu, đặc biệt là Đức và ngành công nghiệp xe hơi, đã trở nên phụ thuộc quá mức vào thương mại với Trung Quốc.
Dù vậy, các nhà sản xuất xe đã nỗ lực để đối phó với sự hỗn loạn về hậu cần từ lúc mới bùng dịch COVID-19 cho tới nay. Joachim Damasky, giám đốc điều hành của hiệp hội công nghiệp ô tô Đức, cho biết các hãng xe sẽ chuyển sang các dùng nguồn cung hệ thống dây ở các quốc gia khác, như Tunisia. VIệc thay thế nguồn cung sẽ mất từ hai đến bốn tuần.
Minh Khôi(theo New York Times)
Bạn nghĩ gì về ảnh hưởng của chiến sự Nga- Ukraine tới ngành công nghiệp xe hơi thế giới? Hãy chia sẻ bài viết góc nhìn của mình về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Sau khi có 2 ca mắc Covid-19 đến nay cơ quan chức năng đã phát hiện được 506/689 người của cơ sở cai nghiện ma tuý Bố Lá có kết quả dương tính nCoV.
" alt=""/>Tin tức Covid