Nhận định, soi kèo Racing d'Abidjan vs ISCA, 22h30 ngày 20/2: Khó cho cửa trên
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Người chồng đâm chết người trong lúc giải cứu vợ khỏi nhóm bắt cóc bị xử 1 năm
Người dân sẽ không cần phải đến cơ quan đăng ký xe để bấm biển số xe. Ảnh: TN Khi nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, chủ xe gửi cho cơ quan đăng ký xe Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (có dán bản cà số máy, số khung của xe, đóng dấu giáp lai của cơ sở sản xuất) qua dịch vụ bưu chính công ích;
Nếu chủ xe không nộp Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (có dán bản chà số máy, số khung của xe, đóng dấu giáp lai của cơ sở sản xuất) hoặc thông tin bản chà số máy, số khung cung cấp không đúng với thông tin đã kê khai, chủ xe phải mang xe đến cơ quan đăng ký xe để chà số máy, số khung và nhận kết quả đăng ký xe;
Bấm biển số xe online
Chủ xe thực hiện bấm biển số trên Cổng Dịch vụ công hoặc trên Ứng dụng định danh quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 24/2023;
Thông tư 28/2024 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 1-7. Riêng Điều 2 của Thông tư quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới hiệu lực từ 1-8.
Cổng dịch vụ công, Ứng dụng định danh quốc gia thông báo biển số xe được cấp và hướng dẫn nộp tiền lệ phí đăng ký xe qua tin nhắn điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử hoặc thông báo trên Ứng dụng định danh quốc gia để chủ xe nộp tiền qua tiện ích thanh toán được tích hợp trên cổng dịch vụ công, Ứng dụng định danh quốc gia;
Sau khi thanh toán thành công lệ phí đăng ký xe, cổng dịch vụ công, Ứng dụng định danh quốc gia thông báo cho chủ xe việc hoàn thành nộp lệ phí;
Như vậy, công dân Việt Nam thực hiện đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước trên VNeID thì có thể bấm biển số xe trên ứng dụng định danh từ 1-8-2024.
" alt="Quy định mới nhất về việc bấm biển số ô tô, xe máy từ ngày 1/8/2024" />Hoá đơn của gara gửi anh Quốc Khánh
Theo anh Khánh, gara trên không hề báo giá trước về các hạng mục phải thay thế. Sau khi quyết toán, nhiều vật tư có giá cao bất thường. Đơn cử như gioăng đại tu 5,5 triệu; Xéc-măng 6 triệu; Tăng cu-roa gần 4,9 triệu,… đều cao hơn so với giá đại lý báo từ 3-5 lần.“Lỗi của tôi là không làm việc trực tiếp với gara từ đầu, tuy nhiên mức chi phí trên là quá cao so với chiếc xe 10 năm tuổi. Nhiều hạng mục vật tư bị kênh giá cao bất thường cho dù công thay thế, sửa chữa đã là 20 triệu rồi”, anh Khánh bức xúc.
Sau đó, anh Khánh vẫn buộc phải trả toàn bộ số tiền trên cho gara để lấy xe về, đồng thời được “khuyến mại” thêm “cục tức” trong người.
Cũng mới đây, anh Đình Thái (trú tại quận Long Biên, Hà Nội) mang chiếc ô tô Chevrolet Spark đời 2009 của mình đến sửa tại một gara gần nhà để sửa hết gần 20 triệu.
Anh Thái kể lại, vào tháng trước, chiếc xe của anh có hiện tượng điều hoà yếu, không mát khi đi trời nóng. Sau đó, anh quyết định mang xe đến một gara gần nhà tại quận Long Biên để sửa.
Kinh nghiệm về xe cũ chưa nhiều, cộng với việc nghĩ chiếc xe “cỏ” giá trăm triệu đồng thì sửa chữa không đáng bao nhiêu, anh Thái đã để xe ở gara với lời dặn dò: “Cứ sửa ngon lành cho anh”.Những ngày sau đó, một người thợ ở gara liên tục gọi điện cho anh thông báo chiếc xe hết bị hỏng chỗ nọ đến trục trặc chỗ kia và đề nghị thay thế phụ tùng để chiếc xe được “ngon lành”.
Khi lấy xe, anh Thái “ngã ngửa” với một hoá đơn đến 18 triệu đồng, trong đó bao gồm các hạng mục như thay lốc điều hoà, thay dây cu-roa, ống dẫn, dàn nóng, lọc gió và cả ắc-quy,… Riêng tiền công sửa đã là 4,5 triệu đồng.
“Tôi chỉ nghĩ vào gara, thợ vệ sinh điều hoà, bơm thêm gas hết 1-2 triệu thôi, không ngờ hết nhiều như vậy. Tiền sửa một lần đã ngót nghét 1/4 giá trị chiếc xe rồi”, anh Thái ngậm ngùi nói.
Cần rõ ràng ngay từ đầuTrên thực tế, những trường hợp bị “chém” do thiếu kinh nghiệm như anh Thái hay anh Khánh ở trên không hiếm. Thậm chí, nhiều gara còn lợi dụng vào lúc nguy cấp của chủ xe như bị tai nạn, trục trặc giữa đường hay đêm khuya để trục lợi.
Không ít gara từng bị cộng đồng mạng “bóc phốt” với những chiêu trò của mình. Nổi tiếng nhất có thể kể đến gara M.S. từng bị một loạt chủ xe tố cáo “chặt chém” cách đây gần 3 năm.
Các gara này hoạt động theo kiểu “chộp giật”, dùng một số chiêu trò để dụ dỗ, thậm chí lừa khách hàng. Phổ biến nhất là liệt kê, đưa ra những thiết bị, phụ tùng chưa cần phải thay thế nhưng vẫn báo hỏng; thay vật tư, linh kiện không đúng nguồn gốc, xuất xứ để kênh giá; thông báo mức hư hỏng quá thực tế hoặc cố tình “ỉm” giá thành của các phụ tùng,…
Nạn nhân thường là những khách hàng mới đi xe ô tô, chưa có kinh nghiệm về dịch vụ sửa chữa xe hoặc những người mới lần đầu tới gara.
Tại các gara uy tín, khi tiếp nhận xe của khách đều phải báo toàn bộ lỗi và tư vấn cách giải quyết tối ưu nhất Trao đổi với VietNamNet, kỹ sư ô tô Lê Hồng Đại cho rằng, tại các gara uy tín, khi tiếp nhận xe của khách, kỹ sư trưởng hoặc thợ “cả” sẽ có trách nhiệm báo toàn bộ lỗi cho khách hàng và tư vấn cách giải quyết tối ưu nhất.
“Mọi vấn đề liên quan đến chi phí như: Nhân công, vật tư, phụ kiện,… đều phải được chủ xe thông qua trước khi bắt tay sửa chữa. Đồng thời phải cam kết về chất lượng, thời gian với khách hàng”, ông Đại nói.
Vị chuyên gia này cũng chia sẻ, hiện nay, nhiều thợ sửa xe vì muốn trục lợi hoặc có thể do trình độ “non”, bắt bệnh không đúng nên luôn muốn tư vấn để thay thế hết đồ này đến đồ khác, gây lãng phí cho khách hàng.
“Hơn ai hết, chủ xe chính là những người phải tỉnh táo, bản lĩnh và kinh nghiệm để không bị “chặt chém”, kỹ sư Đại nhận định.
Dưới đây là một số lời khuyên của kỹ sư Lê Hồng Đại khi mang xe đi sửa:
- Luôn lựa chọn những gara uy tín, quen biết để sửa chữa. Kể cả trường hợp không may bị hỏng hóc ở khoảng cách xa cũng nên đưa xe về những địa chỉ này, tránh sửa chữa lớn ở những gara lạ, không uy tín.
- Thoả thuận kỹ với người phụ trách gara về giá cả, dịch vụ phát sinh. Yêu cầu phía gara phải thông báo bằng văn bản và được sự đồng ý mới tiến hành thay thế vật tư, phụ tùng.
- Đối với xe cũ, nên ghi lại nhật ký bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế linh kiện, phụ tùng để đối chiếu thay thế đúng thời hạn. Nếu thay thế quá muộn so với vòng đời sử dụng sẽ dẫn tới hỏng hóc nguy hiểm, còn thay thế quá sớm sẽ gây lãng phí.
- Tự tìm hiểu, nâng cao kiến thức về máy móc, thiết bị, linh kiện và những kinh nghiệm khi sử dụng xe. Đồng thời theo dõi các diễn đàn về ô tô để có thêm hiểu biết về chính chiếc xe của mình.
Hoàng Hiệp
Bạn đã từng bị "chặt chém" khi sửa ô tô? Hãy gửi cho chúng tôi câu chuyện của bạn. Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dán tem năng lượng lên xe máy: Chỉ số 'ngốn xăng' chuẩn đến mức nào?
Theo quy định, hiện nay các mẫu xe máy bán ra trên thị trường đều phải dán nhãn năng lượng, vậy độ chính xác của các thông tin này đến đâu?
" alt="Đi sửa ô tô, nhận hoá đơn thanh toán “sốc”" />'Cầu vồng tình yêu' được coi là khởi đầu cho trào lưu phim Việt hóa. Không nghĩ phim Việt Nam kém hấp dẫn bởi yếu tố kịch bản
- Kể từ 'Sống chung với mẹ chồng', 'Người phán xử', 6 năm qua là giai đoạn bùng nổ của phim Việt hóa, chị có nghĩ 'Sống chung với mẹ chồng' là mở đầu cho trào lưu này của phim Việt và cũng là bộ phim Việt hóa thành công hiếm hoi?
Thật ra, Cầu vồng tình yêuphát sóng từ tháng 9/2011 mới có thể coi là khởi nguồn cho thành công của phim Việt hoá. Cầu vồng tình yêuphát sóng trong gần 1 năm, đã tạo nên làn sóng yêu phim truyền hình Việt Nam, với rất nhiều diễn đàn bình luận, fan club... hoạt động sôi nổi. Chính ekip sản xuất bản gốc - Vinh quang gia tộc cũng bất ngờ, thú vị trước thành công này của ekip Việt Nam vì Vinh quang gia tộc rất nổi tiếng, giành nhiều giải thưởng và là bộ phim dài tập, nội dung khai thác đậm nét văn hoá truyền thống Hàn.
- Quá trình làm kịch bản 'Sống chung với mẹ chồng', điều gì khiến chị hứng thú và có điểm gì thách thức chị nhất khi Việt hóa tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc, biến nó thành một tác phẩm phim truyền hình đậm màu sắc Việt Nam?
Sống chung với mẹ chồng thành công, theo tôi là bởi bộ phim khai thác đúng chủ đề gần gũi với mọi nhà, mọi người. Đối tượng khán giả đông đảo nhất là phụ nữ, hầu như đều thấy mình, người quen của mình... trong phim. Chính sự đồng điệu, cảm mến, thậm chí là tự tin về "bề dày kinh nghiệm" của bản thân trước các tình huống, chi tiết trên phim đã giúp khán giả thấy Sống chung với mẹ chồnghấp dẫn.
Bộ phim gây bão màn ảnh năm 2017 là 'Sống chung với mẹ chồng' do Đặng Thiếu Ngân Việt hóa kịch bản. Ngoài đề tài dễ cảm thụ, tạo nên những đồng cảm với khán giả, thì thời điểm Sống chung với mẹ chồng phát sóng, phim truyền hình Việt Nam cũng có được sự đầu tư kỹ hơn nên ekip thực hiện thêm nhiều cảm hứng và điều kiện để sáng tạo nghệ thuật. Thời điểm này, làn sóng phim nước ngoài cũng đang tạm chững, không có được những thành tựu nổi bật như thời đỉnh cao của phim bộ Hong Kong hay Hallyu của Hàn Quốc. Vì vậy, có thể thấy Sống chung với mẹ chồng, Người phán xử... may mắn hội tụ đủ 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà nên được yêu mến, góp phần khẳng định thành công của phim Việt hoá.
- Với tư cách biên kịch, theo chị, có quy tắc gì khi viết kịch bản Việt hóa và điều tối kỵ nhất khi biến một tác phẩm nước ngoài sang một kịch bản dành cho khán giả Việt là gì? Có chi tiết nào được cho là nhạy cảm và không phù hợp trong bản gốc đã được điều chỉnh hoặc thay thế không?
Với kinh nghiệm làm việc cùng nhiều ekip sản xuất phim Hàn Quốc, cả truyền hình và điện ảnh, tôi không nghĩ phim Việt Nam kém hấp dẫn bởi yếu tố kịch bản. Ví dụ ở Hàn Quốc, đầu tư, phát triển ngành giải trí được xem là một phần quan trọng của chiến lược phát triển hình ảnh quốc gia. Họ tập trung xây dựng ngành công nghiệp giải trí với rất nhiều khâu khép kín, đồng bộ nhằm biến công nghiệp giải trí thành một trong những mũi nhọn hàng đầu để xuất khẩu hình ảnh đất nước.
Những người làm nghệ thuật ở Hàn Quốc nói chung, trong lĩnh vực phim ảnh nói riêng, có môi trường được đầu tư bài bản và đắt giá. Hy vọng, với nhiều thành tựu của phim Việt những năm gần đây, cùng sự phát triển cả về thị hiếu của khán giả, trong tương lai gần chúng ta cũng sẽ có sự đầu tư hợp lý, để Việt Nam cũng phát triển ngành công nghiệp giải trí.
Biên kịch Đặng Thiếu Ngân là con gái NSƯT Đặng Tất Bình. Khán giả dễ chấp nhận "à ở Tây họ thế", "Hàn Quốc có kiểu lạ nhỉ" nhưng...
- Có ý kiến cho rằng do biên kịch Việt cạn ý tưởng, thậm chí kém nên mới thường phải dựa vào các kịch bản nước ngoài để Việt hóa. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vì biên kịch ở Việt Nam được trả thù lao bèo bọt không tương xứng với sáng tạo của họ nên thường không ra được những kịch bản đắt. Chị có đồng tình với những ý kiến này?
Cùng là sáng tạo, những nhà làm phim Việt chắc chắn cũng sẽ rất nhiều ý tưởng. Nhưng không phải ý tưởng táo bạo, những thể hiện phá cách, không theo bất cứ quy chuẩn truyền thống hay những ấn định quen thuộc trong nhận thức của khán giả đều dễ được chấp nhận.
Khi xem phim nước ngoài, khán giả dễ chấp nhận "à ở Tây họ thế", "Hàn Quốc có kiểu lạ nhỉ"... và mặc nhiên đón nhận theo kiểu thưởng thức, "xem để biết" và không có nhiều phán xét hay bức xúc. Nhưng cũng là cách thể hiện đó, đơn thuần ở một bộ phim Việt Nam, có thể sẽ phải nhận nhiều ý kiến trái chiều. Ngoài việc chúng ta chưa có được sự đồng bộ, chuyên nghiệp để sở hữu một ngành công nghiệp giải trí, thì sự sát cánh của khán giả sẽ giúp sáng tạo của những người làm nghệ thuật được thăng hoa hơn.
Việc lựa chọn những kịch bản có sẵn để Việt hoá không đơn thuần là vì biên kịch cạn kiệt ý tưởng, thiếu sáng tạo mà là sự đầu tư theo xu hướng hội nhập chung. Ở góc độ cá nhân, tôi thấy việc đưa kịch bản gốc từ nước ngoài, hay kịch bản chuyển thể từ các tác phẩm văn học có sẵn, là sự trân trọng và yêu mến khán giả. Vốn đã thích 1 bộ phim nào đó, 1 cuốn tiểu thuyết nào đó, nay có thể xem thêm phiên bản của nước mình, hay từ truyện lên phim cũng sẽ thêm thú vị. Cái gì đã có tiếng mà muốn sở hữu đều cần đầu tư về tài chính. Mua bản quyền, tác quyền cũng phải đầu tư, như thế là để phục vụ khán giả chứ không đơn thuần là thoả mãn sở thích của ekip làm phim.
Tất nhiên, động cơ tốt, vì để phục vụ khán giả nhưng áp lực và trách nhiệm lại thuộc về ê kíp Việt hoá. Thường những gì đã lung linh, khi làm lại rất khó để thoả mãn mọi kỳ vọng, yêu mến mà mọi người đã dành cho bản gốc.
Vì thế, một trong những yếu tố góp phần giúp kịch bản phim Việt hấp dẫn, thú vị, đa dạng hơn, đó là khán giả có dễ đồng tình với những phá cách trong sáng tạo nghệ thuật không? Chẳng hạn như phóng tác ngược hẳn những dữ kiện lịch sử, đưa ra các hành xử khác hẳn phong tục tập quán...? Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn là sự chuyên nghiệp, môi trường, con người... để cùng tạo nên những tác phẩm hay.
Cảnh trong 'Người phán xử' - phim Việt hóa từ kịch bản gốc của Israel. - Kịch bản là yếu tố quyết định độ hay dở của phim nhưng kịch bản phim Việt hóa lại hay bị so sánh với bản gốc nên tạo áp lực lớn cho biên kịch. Vậy yếu tố quan trọng nhất để có những kịch bản Việt hóa hay là gì? Thù lao cao cho biên kịch có ý nghĩa quyết định lớn không, thưa chị?
Chúng ta không thể nói vì tiền ít nên kịch bản không hay vì để viết hay, phụ thuộc vào khả năng của người viết. Tuy nhiên, để bộ phim hay, cần nhiều yếu tố mới đạt đến thành công. Giống như bạn có thịt ngon nhưng bạn thiếu củi lửa, thiếu dụng cụ làm bếp, thiếu gia vị, làm sao chế biến ra một món ăn ngon?
Còn xét ở góc độ cơm áo gạo tiền, thù lao của biên kịch cũng như thu nhập của những ngành nghề thông thường khác. Bạn ở lĩnh vực nào, thu nhập đủ sống và đủ để thăng hoa sáng tạo trong công việc của mình không? Các biên kịch cũng giống bạn thôi. Họ cũng lúc thăng, lúc giáng với những nỗi lo thường nhật, những ngày vui phấn khởi và những ngày cảm xúc bị rơi.
Viết kịch bản để chạm đến cảm xúc của khán giả đã khó, làm kịch bản Việt hoá còn khó hơn chứ không phải có nền móng là đổ gạch sẽ lên luôn ngôi nhà nguy nga, lộng lẫy. Có thể dùng từ "gạn đục khơi trong" cho công việc Việt hoá kịch bản phim, vì phải giữ được tinh thần nguyên tác nhưng vẫn phải để khán giả Việt thấy mình, thấy bạn mình, thấy cuộc sống thường nhật của xã hội Việt Nam qua mỗi tập phim.
Những câu thoại ấn tượng trong phim 'Sống chung với mẹ chồng' (nguồn: VTV)
'Điều tối kỵ với người làm phim là không thấy hồn Việt'Một bộ phim remake thành công, đó là do tác phẩm gốc hay nhưng bộ phim remake chưa thành công, thì đó là phá nát nguyên tác." alt="Phim Việt hóa: Đừng đổ tại vì tiền ít nên kịch bản không hay" />
Tuấn Vũ bị tai nạn nghiêm trọng, được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Lê Văn Thịnh kịp thời. Chị Lớn ở bệnh viện lo cho con trai đã nửa tháng nay. (Ảnh: KH) Bác sĩ Lương Sỹ Đức cho biết em Vũ bị máu tụ ngoài màng cứng trán hai bên, dập não trán 2 bên, dập phổi, gãy xương đòn bên trái. Sau ca phẫu thuật cấp cứu lấy máu tụ, Vũ chuyển sang khoa Hồi sức tích cực để theo dõi gần 1 tuần. Hiện tại em đang điều trị ở khoa Ngoại chấn thương.
Vũ được đánh giá tình trạng phục hồi khá. Sắp tới, em vẫn nằm điều trị, đến khi ổn định sẽ tiến hành phẫu thuật xương đòn. Khoản chi phí dự kiến lên tới 100 triệu đồng, nhưng mẹ của em đã hết cách lo liệu.
Chị Lớn năm nay mới 44 tuổi nhưng đã tròn 20 năm làm góa phụ. Chồng mất vì tai nạn giao thông, khi ấy con trai út chưa đầy 1 tuổi, còn con gái lớn mới 5 tuổi. Đau đớn vì không còn chỗ dựa, lại tủi thân vì ngày xưa không được đi học, chị quyết tâm bán căn nhà nhỏ ở làng quê, lên thành phố Pleiku mướn trọ để lo cho các con ăn học.
Chị xin làm thuê cho một cơ sở tư nhân. Hằng ngày, chị đi làm từ 7h sáng đến 10h khuya, lương tháng 8 triệu đồng. Chắt bóp lắm chị mới đủ trang trải cuộc sống của 3 mẹ con. Những tưởng khi các con đã trưởng thành, có việc làm thì chị đã vơi bớt áp lực, không ngờ chưa được bao lâu tai họa lại ập tới.
“Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi có hướng cho con đi học nghề sửa chữa ô tô, nhưng thằng bé thương tôi đi làm vất vả quá, lại có bệnh u cuống bao tử và u xơ tử cung nên học được hơn 1 năm thì nghỉ. Con nói đi làm để mua bảo hiểm cho mẹ, vậy mà mới vào TP.HCM chưa được 3 tháng đã gặp nạn”, người mẹ chua xót.
Bác sĩ Lương Sỹ Đức trao đổi tình trạng bệnh của em Vũ với phóng viên VietNamNet. (Ảnh: KH) Người mẹ lo lắng và bất lực vì không biết lấy gì lo cho con (Ảnh: KH) Nửa tháng nay, chị chỉ mặc độc 1 bộ quần áo vì không kịp mang theo, lại chẳng nỡ bỏ tiền mua đồ mới, muốn dành hết cho con. Không có tài sản gì để cầm cố, chị phải nhờ người thân vay giúp 57 triệu đồng để đóng viện phí, hiện tại cũng đã hết sạch.
Cha mẹ hai bên đều không còn. Con gái lớn của chị đã lấy chồng, cuộc sống cũng khó khăn, lại đang mang bầu ở tháng thứ 7. Anh em ai có lòng thì đã giúp đỡ, chị Lớn không còn ai để bám víu.
Chị nói trong tiếng nấc nghẹn: “Hôm qua đóng tạm ứng được 3 triệu đồng là hết sạch tiền, tôi tính gọi cho con gái, bảo gửi cho 1 triệu đồng để đưa em về. Tôi bất lực quá”.
Mới đây, bác sĩ nói cần 17-20 triệu đồng để phẫu thuật xương vai cho Vũ, nhưng chị Lớn lắc đầu. Chị xin bác sĩ cho về quê để đi làm, tích cóp tiền rồi mới điều trị tiếp cho con. Thế nhưng sức khỏe của Vũ hiện giờ vẫn chưa ổn định, nếu đưa về, em khó có cơ hội phục hồi.
Thương hoàn cảnh của mẹ con chị, phòng Công tác xã hội của bệnh viện đã liên hệ đến Báo VietNamNet, mong giúp họ gặp được những tấm lòng thơm thảo, vượt qua khó khăn.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Phòng Công tác xã hội bệnh viện Lê Văn Thịnh hoặc chị Mai Gái Lớn;
Địa chỉ bệnh viện: 130 đường Lê Văn Thịnh, phường Bình Trưng Tây, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
SĐT: 0326470681.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2024.312 (Em Đỗ Tuấn Vũ)
Chuyển khoản:Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148.
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản:114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081
Người phụ nữ mắc suy thận cầu xin sự giúp đỡTrong quá trình làm xét nghiệm để chữa trị căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, chị Lý được phát hiện bị nhiễm HIV. Chị suy sụp, không biết mình lây nhiễm từ đâu, khi nào." alt="Goá phụ cùng đường, xin giúp 17 triệu đồng cứu con bị tai nạn giao thông" />" alt="Thuốc morphin cho người bệnh ung thư đang bị đội giá gần 20 lần" />
Thanh Lam và chồng bác sĩ tại sự kiện mới đây. Ở tuổi 52, chính tình yêu đã làm cho cuộc sống của Thanh Lam ngày càng viên mãn. Nhan sắc của chị trở nên rực rỡ hơn mỗi khi xuất hiện bên cạnh bác sĩ Tiến Hùng. Nhiều người nhận xét từ khi bên nhau, Thanh Lam thăng hoa hơn trong âm nhạc lẫn nhan sắc.
Nữ diva nhạc Việt cũng luôn thể hiện "chủ quyền" tình yêu của mình bằng những hình ảnh cực kỳ tình tứ bên bác sĩ Tiến Hùng. Họ thường xuyên có những chuyến đi chơi cùng nhau và ghi lại rất nhiều khoảnh khắc đẹp.
Nhạc sĩ Quốc Trung - chồng cũ ca sĩ Thanh Lam đến chúc mừng vợ chồng cô. Trong các sự kiện Thanh Lam góp mặt nếu không bận bác sĩ Tiến Hùng - người chồng hiện tại của nữ diva đều thu xếp đồng hành. Đổi lại, Thanh Lam cũng luôn sát cánh với dịp đặc biệt quan trọng của ông xã.
‘’Chúng tôi làm ở hai lĩnh vực khác hoàn toàn nhau nhưng lại luôn có sự hỗ trợ cho nhau về mặt tình cảm. Không phải vì tôi đi theo Thanh Lam mà bỏ bê công việc này và càng không phải vì việc của tôi mà Thanh Lam sẽ bỏ hát. Chúng tôi có thể gắn bó được với nhau, hợp nhau từ cách sinh hoạt đến quan điểm sống, càng ngày càng hòa hợp. Bởi thế, chúng tôi tin tưởng vào tình cảm hiện tại của mình”, bác sĩ Tiến Hùng chia sẻ.
Người em thân thiết Tùng Dương cũng tới chúc mừng Thanh Lam. Cả hai chụp hình cùng bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y Tế Hà Nội. Thanh Lam bảo ông xã cùng các cộng sự ấp ủ mở một bệnh viện mắt từ lâu và nay khi điều đó trở thành hiện thực, là hậu phương của chồng, chị rất vui và tự hào. ‘"Ngoài những kinh nghiệm, luôn tâm niệm sự an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân, anh Hùng đam mê công việc còn lớn hơn nhiều tình yêu với vợ. Sau rất nhiều va vấp trong cuộc sống. Đây là điều mà tôi trân quý ở anh thời điểm này và lựa chọn sát cánh cùng anh trên đường đời. Tình yêu giúp chúng tôi thêm năng lượng để chia sẻ và đóng góp trong sáng tạo. Anh Hùng còn nhiều chương trình từ thiện mổ mắt cho cộng đồng”, Thanh Lam bày tỏ.
Mẹ, em trai Trí Minh đến chúc mừng vợ chồng Thanh Lam. Mai Linh
" alt=" Quốc Trung đến chúc mừng vợ chồng Thanh Lam" />
Ảnh: Bình QuáchSiêu lừa gặp siêu lầy và với mong muốn phát hành tại một thời điểm phù hợp hơn cũng như tạo điều kiện cho bộ phim được tiếp cận đến nhiều khán giả hơn, Galaxy Studio xin thông báo, bộ phim Siêu lừa gặp siêu lầysẽ thay đổi ngày khởi chiếu so với dự định ban đầu là 22/1/2023, tức mùng 1 Tết Quý Mão 2023. Bộ phimSiêu lừa gặp siêu lầycó lịch dự kiến khởi chiếu vào ngày 24/3/2023".
Mạc Văn Khoa và Anh Tú trong 'Siêu lừa gặp siêu lầy'. Việc Siêu lừa gặp siêu lầyđột ngột rút khỏi rạp chiếu cũng đồng nghĩa với việc mùa phim Tết năm nay chỉ còn lại hai phim Nhà bà Nữ của Trấn Thành và Chị chị, em em 2 của Minh Hằng, Ngọc Trinh đối đầu nhau. Việc Siêu lừa gặp siêu lầy rời lịch chiếu vào phút chót cũng khiến cuộc đua giành khán giả của mùa phim Tết năm nay sẽ bớt căng thẳng hơn.
Do "miếng bánh" thị trường chỉ có vậy nên việc 3 phim cùng ra rạp ở một thời điểm cũng sẽ khiến cuộc chiến doanh thu căng thẳng hơn nhiều và khả năng thất bại cũng dễ hơn, nhất là khi thị hiếu của khán giả Việt ngày càng khó đoán định sau 1 năm bết bát của điện ảnh Việt.
Mạc Văn Khoa và Anh Tú trong buổi ra mắt phim 'Siêu lừa gặp siêu lầy' tại Hà Nội tối 16/1. Tuy nhà phát hành và nhà sản xuất vẫn chưa công bố lý do chính thức dẫn tới việc Siêu lừa gặp siêu lầyrút khỏi đường đua nhưng có thể hiểu đây là quyết định nhằm tránh đụng độ và chia sẻ doanh thu với 2 phim còn lại.
" alt="Phim của Mạc Văn Khoa bất ngờ rút khỏi đường đua Tết" />Đề nghị lùi xử phạt lắp camera trên xe khách đến tháng 12/2022.
“Hiện nay, gần như toàn bộ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đều gặp khó khăn, doanh thu gần như không có do hoạt động ngưng trệ, một số địa phương vẫn đang tạm dừng hoạt động xe khách do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16; áp lực trả nợ ngân hàng do mua sắm phương tiện và các khoản chi phí khác đang khiến nhiều doanh nghiệp đang ở bờ vực nguy hiểm, khó có chi phí để thực hiện lắp camera”, HTA nêu trong văn bản.
Từ thực tế trên, để doanh nghiệp có thời gian hồi phục khó khăn sau dịch, đồng thời chuẩn bị lắp camera tốt hơn, HTA đề nghị, Bộ Giao thông vận tải, Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) thống nhất có đề xuất với Thủ tướng Chính phủ tạm lui áp dụng việc xử phạt vi phạm về camera đối với các cá nhân, tổ chức đến hết ngày 31/12/2022.
Theo Tiền phong
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Vận tải khách nóng lòng chờ mở cửa, 'chúng tôi sắp phá sản hết rồi'
Sau tổn thất nặng bởi đợt dịch lần 4, doanh nghiệp vận tải đang mong ngóng sớm được hoạt động trở lại với cam kết tuân thủ điều kiện phòng chống dịch.
" alt="Kiến nghị lùi xử phạt việc lắp camera trên xe khách" />
- ·Khi nhà mạng hỗ trợ nông dân Việt bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số
- ·Chương trình nghệ thuật 'Cõi thiêng Đồng Lộc' kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ
- ·Sao Barca, Jules Kounde mặc váy đến hội quân cùng tuyển Pháp
- ·Những nút trên cần số mà lái xe hay bỏ qua
- ·Thế khó của Toyota Raize khi chen chân vào phân khúc SUV cỡ B ở Việt Nam
- ·Tại sao bây giờ vẫn có người nghĩ xe Nhật bền hơn xe Hàn?
- ·Dương Cẩm Lynh mê đọc sách
- ·Vợ thi trượt bằng lái 2 lần, có nên cho lái xe?
- ·Số ca mắc ung thư gia tăng, TP.HCM đề ra 6 giải pháp phòng chống bệnh
- ·Người mẫu Andrea Aybar: 'Tôi không còn cơ hội làm lại'
Một trong số đó là chiếc Lamborghini Aventador LP700-4 Roadster. Theo anh Lộc - đại diện đơn vị đang rao bán xe, “siêu bò” thuộc đời 2014, số km lăn bánh là 9.000 km và có giá bán gần 20 tỷ đồng. Mức giá này gần ngang ngửa chiếc Aventador LP700-4 độ Liberty Walk độc nhất Việt Nam (22 tỷ đồng). Ở thời điểm mua mới, giá trị xe ước tính khoảng 30 tỷ đồng.
Tuy nhiên, giá bán này gây tranh cãi trong một số hội nhóm mua bán xe thể thao, xe 2 cửa. Trước đó, chủ nhân siêu xe này đã chào bán với giá gần 18 tỷ đồng. Sau khoảng thời gian không có người mua, chủ xe bán lại cho đơn vị kinh doanh xe sang. Mức chênh lệch trên khiến nhiều người không chấp nhận về khoản lợi nhuận của chủ showroom. Hiện cũng chưa ai dám đầu tư một khoản tiền lớn với rủi ro nhiều cho mặt hàng xa xỉ như siêu xe.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, chiếc siêu xe trên về Việt Nam từ năm 2018 và từng tham gia hành trình Car & Passion 2019. Thời điểm lan đột biến “sốt” giá, xe được một đại gia chơi lan ở Bình Phước mua về và ra biển trắng. Năm 2021, tay chơi 9x đất Đắk Lắk mua lại và độ lại theo 2 gói độ khác nhau.
Sau khi qua tay nhiều đại gia, chiếc xe đã thay đổi nhiều chi tiết. Ngoại thất sơn lại màu xanh dương nhạt – tông màu ít thấy trên dòng Aventador tại Việt Nam, trong khi màu sơn nguyên bản là trắng sữa. Bộ mâm 5 chấu kép ban đầu thay thế bằng bộ mâm đa chấu của phiên bản SVJ, thay ốc thường sang loại ốc khóa trung tâm Center-Lock.
" alt="Siêu xe Lamborghini Aventador một thời của dân chơi Đắk Lắk bán giá gần 20 tỷ" />
Giám đốc điều hành hãng Ford Jim Farley. (Ảnh: Bloomberg)
Đáng chú ý, mảng phát triển sản phẩm và kinh doanh xe điện của Ford sẽ được tách thành bộ phận riêng biệt mang tên "Ford Model e". Bộ phận cũ "Ford Blue" sẽ chỉ đảm nhận phát triển các dòng sản phẩm sử dụng động cơ đốt trong (ICE). Hai bộ phận này sẽ hạch toán độc lập nhưng vẫn chia sẻ về công nghệ và phương pháp quản lý, kinh doanh.
"Hiện tại, Ford vẫn cần sự phát triển song song của cả xe điện và xe ICE. Chúng tôi cần kinh doanh ICE để tạo ra tiền mặt và kinh doanh xe điện tập trung vào đổi mới'',ông Farley nói.
Theo Giám đốc Tài chính John Lawler, khoản đầu tư "khủng" cho xe điện là dành cho tương lai và Ford chưa thể kỳ vọng sẽ kiếm được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xe điện ngay lập tức cho đến khi các mẫu xe thế hệ tiếp theo bắt đầu được sản xuất vào năm 2025.
Tuy nhiên, khi hãng Ford công bố kế hoạch này, cổ phiếu của Ford đã tăng hơn 7% trong phiên giao dịch sớm ngày 2/3 và chốt ở mức 17,47 USD/cổ phiếu. Sau đó tiếp tục tăng thêm 4,6% vào giữa buổi sáng. Có vẻ như các nhà đầu tư đã nhìn thấy điểm tích cực của quyết định này.
Hoàng Hiệp(theo Reuters)
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ford Everest thế hệ mới liệu có hết nhược điểm cũ?
Thế hệ thứ 3 của Ford Everest đã chính thức ra mắt toàn cầu, bên cạnh nâng cấp ngoại hình và trang bị, hãng xe Mỹ đã cắt giảm 5 lựa chọn động cơ ở thế hệ cũ xuống còn 3.
" alt="Ford bạo chi 50 tỷ USD cho xe điện để quyết vượt Tesla" />Sao việt 13/9: Đăng tấm ảnh mới kèm lời chú thích "Thứ 7 trời lộng gió..." trên trang cá nhân mới đây, MC Mai Ngọc ngay lập tức nhận được những lời khen từ khán giả bởi sở hữu gương mặt xinh đẹp, dễ thương, nụ cười thân thiện.
Trên trang cá nhân, NSND Hồng Vân đăng tải loạt ảnh kỷ niệm tình bạn cùng nghệ sĩ Hồng Đào. Cả 2 quen nhau và thân thiết từ năm 1989, khi còn là sinh viên Nghệ thuật Sân khấu 2 (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM). Nhiều đồng nghiệp, nghệ sĩ bày tỏ sự ngưỡng mộ trước tình bạn gắn kết không đổi của 2 nữ nghệ sĩ trong suốt hơn 30 năm qua.
BTV Trần Quang Minh đăng ảnh selfie cùng Cầu Rồng - biểu tượng Đà Nẵng với lời chúc thành phố biển sớm trở lại trạng thái "bình thường hóa". Nam BTV cho biết mình xúc động khi chứng kiến được tình người trong cơn dịch bệnh. Hiền Hồ với phong cách búp bê quen thuộc cùng dòng trạng thái "thả thính": "Có người nói em xinh gái nhưng trạng thái em là single". Đinh Ngọc Diệp đăng ảnh rạng rỡ trong sự kiện và không quên gắn thẻ chồng mình - đạo diễn Victor Vũ. Nữ diễn viên vừa hạ sinh con thứ 2 hồi cuối tháng 7. Diễn viên Hiền Mai khoe được chiêu đãi hải sản tươi ngon khi quay hình show ẩm thực. NSND Hoàng Dũng buồn vì phải chia tay ê-kíp đoàn phim "Gái già lắm chiêu 5" sau gần 3 tháng đồng hành. Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc và vợ - cựu người mẫu Kim Cương cùng tham gia trong dự án mới của anh. Jun Vũ có buổi ăn tối trên du thuyền và ngắm cảnh sông nước. Cô tỏ ra tâm trạng với dòng chia sẻ:"Bầu trời là thứ không thể chạm vào được. Nhiều thứ không phải là bầu trời cũng chẳng thể chạm tới". Xuân Nghị bảnh bao xuống phố ngày cuối tuần. Nam diễn viên tự hào vì nhờ vai Bách trong "Nhà trọ Balanha" giúp anh đoạt giải thưởng và hoàn thành mục tiêu mua căn hộ trong năm nay. Danh ca Khánh Hà tất bật cùng ê-kíp chuẩn bị cho đêm nhạc trực tuyến dành tặng khán giả sau dịch bệnh. Trung Quân Idol cùng các diễn viên trẻ trong ê-kíp có buổi giao lưu quảng bá MV mới "Tình nào không như tình đầu". Ca sĩ Bảo Trâm đăng ảnh dịu dàng bên hoa sữa. Thúy Ngọc
Diva Thanh Lam đẹp dịu dàng bên bạn trai bác sĩ
Hình ảnh được Diva Thanh Lam chia sẻ trong chuyến du lịch cùng bạn trai bác sĩ thu hút nhiều sự chú ý của bạn bè và người hâm mộ.
" alt="Sao Việt 13/9: Mai Ngọc xinh đẹp với góc nghiêng thần thánh" />Cuối tuần qua tại Trung tâm Văn hóa Pháp Nhã Nam tổ chức buổi tọa đàm: "Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ" - cũng chính là tiêu đề cuốn sách của tác giả, TS. Đặng Hoàng Giang.
Được Nhã Nam tái bản 2 lần, cuốn sách đề cập tới những người trẻ trong độ tuổi khoảng trên dưới 20 và rất nhiều những trăn trở, kể ra rất nhiều chân dung của họ. Những người trẻ đang trong hành trình bước vào thế giới người lớn với rất nhiều câu hỏi: Tôi là ai? Tôi muốn gì? Điều gì làm tôi hạnh phúc?...
TS Đặng Hoàng Giang tại buổi toạ đàm. Giới trẻ có nhu cầu chia sẻ rất khổng lồ
Khoảng cách của anh và các bạn trẻ trong cuốn sách về tuổi tác là rất lớn. Anh đã làm thế nào để họ có thể chia sẻ câu chuyện mà ngay cả những người thân nhất, họ cũng không muốn giãi bày?
- Đây cũng là một trong những thách thức nhất của dự án này. Thách thức đầu tiên của tôi là tìm được các bạn trẻ sẵn sàng ngồi xuống để chia sẻ về mình. Nhưng thách thức hơn là khi đã đồng ý ngồi họ có thể mở lòng và đi xuống sâu những tầng đáy xa xôi nhất tâm hồn các bạn ấy không?...
Có nhiều lúc tôi nghĩ tới việc từ bỏ dự án bởi vì không nghĩ rồi nó sẽ đi đến đâu. Có lúc ngồi hàng tiếng đồng hồ nhưng cũng chỉ xoay quanh bề mặt của chia sẻ. Nhưng rồi tôi nhận ra mình phải vô cùng kiên nhẫn. Cho các bạn ấy và cho cả chính mình thời gian để cùng nhau đi tới tầng sâu nhất của tâm hồn. Và thậm chí, hàng năm sau các bạn ấy mới tiết lộ lý do trốn chạy khỏi gia đình, 6 tháng sau mới đưa cho tôi blog riêng tư.
Cho nên tôi cũng không thấy làm lạ với việc người lớn đang đang dần thất bại trong việc kết nối với trẻ thơ. Khi gia đình và xã hội thiếu sự kiên nhẫn thì không thể kết nối được giới trẻ. Tôi nghĩ rằng nhu cầu được chia sẻ của các bạn trẻ là khổng lồ. Nhưng đáng lẽ ra những người được nghe câu chuyện chia sẻ đó phải là ba mẹ của chúng thì cuối cùng lại không.
Tôi cũng không thấy làm lạ với việc người lớn đang đang dần thất bại trong việc kết nối với trẻ thơ.
TS Đặng Hoàng Giang
Tôi còn nhớ có 2 bạn nữ ở Sài Gòn trời nắng gắt tới gặp tôi, ngồi xuống chỉ sau 2 phút là nức nở và khóc xong thì đi về. Bởi, các bạn ấy không được khóc ở nhà. Tôi thấy thực sự đáng thương và thương cho bố mẹ các bạn ấy nữa.
Có thể tình yêu họ dành cho con cái rất lớn nhưng lại không tiếp cận được với con, không khiến chúng chia sẻ và không lắng nghe chúng. Cho nên, chỉ cần lắng nghe, không phán xét, không dạy dỗ,... thì đã giúp các bạn ấy vượt qua được nỗi cô đơn trong cuộc sống này.
Khi nghe những câu chuyện của các bạn trẻ, anh có bị sốc, bị buồn hay mang cảm giác tiêu cực suốt một thời gian dài hay không và nếu có làm như thế nào để vượt qua?
- Thú thật khi tôi ngồi nghe các bạn hoặc đến nhà hoặc tới nơi vui chơi, hút cần,... thì cả một thế giới đầy đau khổ và bầm dập lộ ra làm tôi thực sự sốc, hoang mang và buồn vì tôi không ý thức được mức độ rộng lớn và dữ dội của tổn thương đó. Tất nhiên nó ảnh hưởng tới tôi. Cách tôi xử lý là sẽ chia sẻ câu chuyện này trong gia đình để hiểu vì sao lại có những việc như vậy trong xã hội này. Tôi giữ khoảng cách nhất định để nhân vật không kéo mình hoà trong sự trầm uất của họ tất nhiên vẫn có sự đồng cảm, thấu hiểu.
Tôi lúc đó như người trị liệu tâm lý, lắng nghe sự thương cảm, giống như một bác sĩ vậy. Tôi coi đây là một công việc, luôn luôn suy nghĩ trong đầu sự kiện này với mình quan trọng như thế nào. Khi các bạn kể, tôi hướng tới việc kể gì, kéo các bạn lại với câu chuyện muốn khai thác. Tôi cũng đọc nhiều tài liệu về tâm lý nên biết rằng tuổi trẻ cần phải nổi loạn, cần khẳng định bản thân,... khi nhìn thấy được sự vận hành của thế giới mình bớt hoang mang hơn.
Buổi toạ đàm thu hút sự tham gia của các bạn trẻ rất đông so với dự kiến của BTC. Với các câu chuyện của người trẻ, anh rút kinh nghiệm gì cho mình ở cương vị một người cha?
- Tôi thấy mình may vì đã đi vào dự án này, qua đó tôi thấy mình đã làm sai những gì. Tôi chắc chắn rằng trong quá khứ đã có những so sánh như thế nào đó khiến các con tổn thương nhưng lại coi đó là bình thường. Khi nghe các câu chuyện của bạn trẻ, tôi có sự phản chiếu và rút kinh nghiệm để mình không lặp lại lỗi lầm đó.
Trong suốt 2 năm qua, tôi và vợ đã trao đổi rất nhiều. Tôi nghĩ là chúng tôi đã thay đổi nhiều trong cách nhìn nhận. Khi mình hiểu độ tuổi đó đang nghĩ gì thì bớt phán xét. Ví như tối qua, tôi hỏi con gái rằng bố có buổi ra mắt sách con có đi cùng không? Con gái từ chối nói rằng ở nhà chơi với Kem - là con chó cưng của gia đình.
Nếu như lúc trước, tôi có thể hành xử là bắt con đi vì chả lẽ sự kiện này không bằng con chó của con,... Nhưng khi hiểu, tôi thấy rất bình thường bởi đây là thời gian nó muốn tách ra khỏi bố mẹ, sự cá nhân hoá,... Tôi nhìn sự việc sáng sủa hơn.
Nếu như không được làm bản thân mình thì đó là bi kịch
Một phần trong cuốn sách anh đặt tựa nhỏ là thế giới vắng bóng người lớn - chúng ta nên hiểu thế nào về thế giới vắng bóng người lớn?
- Những nhân vật trong phần này tôi viết đều là những nhân vật sống trong gia đình thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ. Họ lủi thủi một mình, tự chăm sóc bản thân, tự lớn lên. Họ bị xao nhãng - đây là hiện tượng bị bạo lực tinh thần, ảnh hưởng của nó rất lớn.
Phương Anh - một nhân vật trong cuốn sách của tôi nếu không đi sâu vào bên trong tâm hồn có thể thấy đó là cô gái ngổ ngáo, nói tục, chửi bậy,... Phương Anh hoạt ngôn, giỏi giang, nhanh nhạy nhưng không biết tương lai của bạn ấy sẽ đi tới đâu. Bởi, càng ngày cuộc sống của bạn ấy càng phức tạp lên, sẽ phải đối mặt với nhiều môi trường phức tạp mà giống như bạn ấy nói: Nó như một cái cây, còi cọc không có chất dinh dưỡng mà không biết có chịu được bão táp hay không?...
Tôi còn nhớ, sinh nhật con gái tôi, bạn ấy đã mua một cái bánh nhỏ và mang tới tặng. Tôi biết rằng, bạn ấy thèm khát không khí ấm áp của gia đình như thế nào. Chắc hẳn bố mẹ bạn ấy đã rất thất vọng về cô con gái như thế và tôi chắc rằng khi tôi hỏi: Con gái của chị là người thế nào? Câu trả lời có lẽ: ''Nó là đứa mất dạy''.
Người lớn đã không chạm vào được phần kim cương của lũ trẻ, họ chỉ nhìn bề mặt bên ngoài. Vết mòn trong tương tác gia đình nhiều năm nay khiến những người trong gia đình hằn học và xa lạ với nhau. Có thể chính cha mẹ Phương Anh cũng đang rất đau khổ, đứng trước đống đổ nát là cuộc đời của họ nên không có khả năng chu cấp về mặt tinh thần cho con cái mình? Bi kịch là như vậy.
Tác giả Đặng Hoàng Giang ký tặng sách độc giả. Anh có thể nói rõ hơn cụm từ 'những đứa trẻ bị phụ huynh hoá' trong cuốn sách này?
- Các bạn trẻ trong nhóm 'những đứa trẻ bị phụ huynh hoá' gây cho tôi nhiều khó khăn nhất bởi trên bề mặt chúng ta cũng không biết họ đang ở đâu. Họ không bị đánh đập, không bị bố mẹ bắt phải học ngành này hình kia. Họ khá là tự do. Tuy nhiên họ lại gặp rất nhiều bất hạnh. Vậy lý do tại sao lại như thế?...
Khi đi sâu vào cuộc đời của các bạn ấy, tôi mới thấy được bi kịch trong trường hợp này đến từ một chữ rất nguy hiểm đó là chữ 'ngoan'.
Đứa con ngoan là đứa con làm những điều mà gia đình đang thiếu thốn và nghe lời bố mẹ. Chúng phải đọc vị những mong muốn, khao khát giấc mơ của bố mẹ và lấy việc thực hiện chúng là giấc mơ ý nghĩa sống của mình - đây là điều vô cùng độc hại và phá huỷ chúng nó không có cơ hội đi tìm bản thể của mình - điều này vô cùng quan trọng cho người trẻ tuổi.
Đáng tiếc, ở Việt Nam, khao khát có đứa con ngoan đấy rất phổ biến. Bởi, bố mẹ đã sống trong chiến tranh, sống ở thời hậu chiến rất nghèo. Bản thân không được học hành, hôn nhân tan vỡ thành ra tất cả những ước mơ không được thực hiện dù có thức hay vô thức đều trao cho những đứa con thực hiện thay mình để được nở mày nở mặt. Đấy là những gánh nặng khủng khiếp đặt lên vai những đứa trẻ hết sức ưu tú như 2 chị em Ly và Huy trong cuốn sách của tôi.
Chỉ sau khi Ly suy sụp bởi cô bé không chịu được gánh nặng khổng lồ trên đôi vai 22 tuổi, cô rơi vào trầm cảm. Ly giỏi giang, kiếm tiền đi du học, nuôi em,... nhưng cuối cùng bị trầm cảm và quay về nước. Rất may, Ly đã tìm hiểu sách báo và sự chiêm nghiệm của mình ngộ ra rằng, trước nay mình như con trâu kéo cái xe chở đầy ước mơ hạnh phúc của mẹ. Rất nhiều gia đình đang là như thế và rất nhiều bà mẹ đang như vậy.
Vấn đề 'phụ huynh hoá' được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể những người như Ly khi lớn lên nhu cầu tình cảm không được đáp ứng lại biến con của Ly thành những người đáp ứng cho mẹ,... trừ khi nhìn được vấn đề và dừng lại.
Những nhân vật trong cuốn sách của anh nhiều tổn thương, vậy theo anh, làm thế nào để chữa lành?
- Ai cũng có mưu cầu hạnh phúc, tôi không phải là nhà tâm lý nên rất thận trọng khi đưa ra lời khuyên. Nhưng từ câu chuyện của mình, tôi hiểu rằng mình là người hiểu mình muốn gì nhất, đừng nghe nhiều xung quanh. Khi cảm thấy an lạc với cuộc sống của mình, những hành vi của bọn trẻ con vẫn như thế nhưng góc nhìn và cách giải quyết sẽ khác hẳn.
Ai cũng có quyền được làm chính mình. Nếu như không được làm chính bản thân mình thì đó là bi kịch.
Tình Lê
'1491': Cuốn sách mất 3 năm để xuất bản
"Chúng tôi đã mất 3 năm để xuất bản 1491. Vì tìm dịch giả cũng hơi khó, đến lúc dịch xong thì việc biên tập cũng chẳng dễ dàng – đã có 2 biên tập viên của chúng tôi bỏ cuộc".
" alt="TS Đặng Hoàng Giang: Phụ huynh đang không chạm được vào phần kim cương của người trẻ" />Em Nguyễn Thị Thanh Hiền được ủng hộ hơn 41 triệu đồng. Là con cả trong gia đình làm nông nghèo, khi nhận được kết quả thi đỗ Đại học, Hiền vô cùng mừng rỡ. Em mong sớm có ngày học thành tài, đi làm phụ giúp cha mẹ nuôi các em.
Bất hạnh ập đến vào học kì đầu năm thứ 3, em bị đau bụng triền miên suốt nhiều tháng. Nghi là đau dạ dày, Hiền uống thuốc một thời gian, tình trạng không thuyên giảm mà trở nặng hơn.
Lo lắng điều chẳng lành, bố mẹ vội đưa em lên bệnh viện tuyến trung ương kiểm tra. Kết quả khiến gia đình chết lặng. Tờ bệnh án trả về cho biết Hiền đã bị ung thư trực tràng.
Từ một nữ sinh xinh xắn, căn bệnh quái ác khiến tinh thần cũng như sức khỏe em suy sụp nghiêm trọng. Khuôn mặt ngày càng xanh xao, cơ thể gầy guộc, sút cân nhanh chóng.
Trước lúc bị bệnh, em Hiền là một cô bé sinh viên xinh đẹp, chăm chỉ Do tình trạng bệnh phức tạp, quá trình xạ trị không đáp ứng, khối u phát triển buộc Hiền liên tục phải thay đổi liệu trình, dùng nhiều loại thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm đắt đỏ. Để lo cho con, bố mẹ em đã vay mượn khắp nơi, đến nay đã nợ gần 200 triệu đồng mà con số vẫn chưa dừng lại ở đó.
Sau khi hoàn cảnh của em được Báo VietNamnet chia sẻ, gia đình đã nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. Ngoài số tiền hơn 41 triệu bạn đọc ủng hộ qua quỹ báo, Hiền còn nhận được gần 30 triệu đồng từ các nhà hảo tâm gửi trực tiếp giúp đỡ em.
Đón nhận tấm lòng của các nhà hảo tâm, em Nguyễn Thị Thanh Hiền xúc động gửi lời cảm ơn: “Em vừa điều trị xong đợt xạ trị, các bác sĩ cho về nhà để nghỉ, đợi đợt tiếp theo. Lúc này em chỉ ước căn bệnh của em được chữa khỏi, để em được đến trường hoàn thành khóa học. Bố mẹ không phải lo lắng cho em chữa bệnh nữa”.
" alt="Trao hơn 41 triệu đồng đến em Nguyễn Thị Thanh Hiền bị ung thư trực tràng" />PGS.TS nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình khẳng định: “Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta đối với tri thức sách vở, phải biết đọc sao cho hợp lý và bổ ích, đọc sao cho hợp với quy luật tiếp nhận tri thức”. Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển đã mở ra rất nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn, thách thức trước sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông đại chúng và các tiện ích xã hội như truyền hình, facebook, youtube,…
Người Việt chưa có thói quen đọc sách từ nhỏ
Theo chị Phan Lê Hải Linh – sáng lập Thư viện Cánh Diều (thư viện hướng tới việc hình thành thói quen đọc sách cho trẻ em từ 3-11 tuổi), rào cản trong việc phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam nằm ở việc người Việt chưa hình thành được thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ.
Thói quen đọc sách không thể hình thành trong ngày một, ngày hai mà phải có từ khi còn nhỏ (Ảnh: Thư viện Cánh diều). “Phát triển văn hoá đọc không phải là chúng ta cứ hô hào quyên góp xây dựng thật nhiều tủ sách, thư viện…. Nếu một người không có thói quen đọc sách dù họ có ở cạnh một thư viện có rất nhiều sách cũng không bao giờ đọc, có được cho tặng nhiều sách cũng không có ý nghĩa gì”, chị Phan Lê Hải Linh chia sẻ.
Chị Linh cho hay, thói quen đọc sách không thể hình thành trong ngày một, ngày hai. “Tôi biết có những người là bạn bè mình, khi trưởng thành và có nhiều trải nghiệm hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách – nghĩa là có sự thay đổi tích cực về nhận thức. Thế nhưng, từ nhận thức đến hành động và hình thành thói quen là cả một quãng đường rất dài, cần sự bền bỉ liên tục”, chị Linh chia sẻ thêm.
Đồng quan điểm, bà Khúc Thị Hoa Phượng – Giám đốc NXB Phụ nữ, rào cản lớn nhất, đầu tiên chính là người Việt Nam không có thói quen đọc sách. “Thời phong kiến, số ít đọc sách để thi cử, cốt đỗ đạt để làm quan. Khi đất nước được độc lập, cả xã hội lo thoát nghèo, phát triển kinh tế, chưa chú trọng và đầu tư theo chiều sâu cho văn hóa, trong đó có văn hóa đọc. Người dân chưa nhận nhận thức đầy đủ về vai trò của sách trong việc nâng cao dân trí, xây dựng xã hội văn minh”, bà Khúc Thị Hoa Phượng bày tỏ.
Chị Phan Lê Hải Linh đọc sách cho các em nhỏ (Ảnh: Thư viện Cánh diều). Thứ nữa, do điều kiện kinh tế, dân trí ở các vùng miền không đồng đều: khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc,… ít có điều kiện tiếp cận với sách. Thêm vào đó, theo người đứng đầu NXB Phụ nữ, nhận thức của các nhà lãnh đạo chưa thấy được vai trò của văn hóa đọc trong việc nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập, xây dựng và phát triển địa phương… nên chưa thực sự quan tâm. Nhiều địa phương mới dừng ở phong trào, chưa đi được vào chiều sâu, chưa phát huy được vai trò của trí thức tại địa phương trong việc phát triển văn hóa đọc…
Và trẻ em hiện nay bị “ép” học quá nhiều, không còn thời gian cho việc đọc sách, dù các em đều thích đọc sách. Rào cản cuối cùng theo bà Khúc Thị Hoa Phượng chính là sự cạnh tranh của các phương tiện nghe nhìn, các thiết bị điện tử,… khiến sách không còn là lựa chọn hàng đầu của người dân, nhất là giới trẻ.
“Đây là rào cản mang tính thời đại nên rất cần có những chương trình giáo dục để người dân tự biết cân bằng, tự biết điều chỉnh để có ý thức tự trang bị tri thức từ sách và có ý thức xây dựng, phát triển văn hóa đọc”, bà Khúc Thị Hoa Phượng nói.
Nền tảng văn hóa đọc của xã hội đang ở xuất phát điểm rất thấp
'Cửu vạn sách' Đỗ Tiến Thành nhận mình dù là người ngoại đạo, ít liên quan đến lĩnh vực giáo dục, sách vở nhất, góc nhìn của cá nhân anh đến từ rất nhiều hoạt động tại thực địa. Những nghiên cứu thực nghiệm của Sách hóa nông thôn trong nhiều năm cho thấy "khó khăn lớn nhất của chúng ta bắt nguồn từ nền tảng văn hóa đọc của xã hội đang ở xuất phát điểm rất thấp".
Điều đó không chỉ thể hiện ở số lượng sách đọc trên đầu người dân, sự quan tâm đến văn hóa đọc nói chung của xã hội, mà còn nằm ở những chính sách khuyến đọc của Nhà nước còn rất thiếu và mỏng, ngành xuất bản còn non yếu…
Một vấn đề khác, theo anh Thành, khi văn hóa đọc đang được nhen nhóm phải đối mặt với một cơn bão khác đó là thời đại công nghệ đang phát triển như vũ bão từng ngày kéo đi phần lớn các độc giả với việc đọc, xem tiện lợi trên thiết bị công nghệ.
"Những năm gần đây, văn hóa đọc đã có những phát triển rõ rệt nhờ vào sự chung tay của cộng đồng. Tuy nhiên, chúng ta đang ở những viên gạch đặt móng đầu tiên của ngôi nhà, nếu như ngành văn hóa, giáo dục không có những chuyển biến mạnh mẽ để đồng hành cùng cộng đồng với những chính sách cụ thể, nhưng hành động thiết thực", anh Thành chia sẻ.
Tình Lê
Bài 2: Làm gì để người trẻ hứng thú với sách
‘Cửu vạn sách’ gieo mầm văn hoá đọc
Là kỹ sư với bao bận rộn nhưng anh Đỗ Tiến Thành vẫn dành thời gian đi xin sách, tặng sách, đọc sách dạo tại các trường học và khuyến đọc, biệt danh Thành 'cửu vạn sách' ra đời từ đó.
" alt="Văn hoá đọc trước sự xâm lấn của facebook, youtube" />
- ·Hai thanh niên ở Cần Thơ đâm chết người khi giải quyết mâu thuẫn
- ·Món ngon: Nức lòng những thức quà ngon của Hà Nội khi vào hè
- ·Đừng làm mẹ cáu tập 5: Hạnh lột xác, vừa đến xin việc đã khẩu chiến với Quân
- ·Lương Thuỳ Linh đối đáp hài hước với MC Ai là triệu phú
- ·Mẫu xe của tương lai siêu nhẹ và hiện đại Nissan Hyper Force
- ·Đọc 'Sống đủ' để hiểu thế nào là 'đủ'
- ·Cuộc sống lập dị của hoạ sĩ Piero di Cosimo thời Phục Hưng
- ·Chiếc bánh tròn phủ socola và câu chuyện ‘tình như Chocopie’ qua nửa thế kỷ
- ·Nhận định, soi kèo Al Arabi vs Al
- ·Người dân TP.HCM tìm đủ cách cứu xe chết máy vì bị hết bình ắc