Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Việt Nam lựa chọn cách tiếp cận xây dựng Chính phủ điện tử theo hướng ứng dụng CNTT và cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. |
Một dấu mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký bằng chữ ký số, ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia trên Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành và gửi văn bản điện tử này thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia vào ngày 12/3/2019. Đây cũng chính là thông điệp mạnh mẽ của Chính phủ về quyết tâm cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, loại bỏ dần việc xử lý công việc bằng văn bản giấy.
Tính từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ khai trương Hệ thống đến ngày 25/02/2020, đã có hơn 1,3 triệu văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trong tháng thứ 10 so với tháng đầu tiên khi vận hành đã tăng gấp 2 lần. Hiện nay, Trục liên thông văn bản quốc gia đã kết nối, liên thông với 100% bộ, ngành, địa phương và Văn phòng Trung ương Đảng phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử ở 2 cấp chính quyền.
Chính phủ cũng đưa Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) vào khai thác, sử dụng hướng tới Chính phủ không giấy tờ, theo dõi tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Hệ thống e-Cabinet đã giúp việc tổ chức lấy ý kiến các thành viên Chính phủ một cách đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả trên môi trường mạng và góp phần rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí in ấn, sao chụp tài liệu giấy. Hệ thống được tích hợp chức năng hỗ trợ các Thành viên Chính phủ theo dõi tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trên Hệ thống e-Cabinet. Hệ thống đang được tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp để đáp ứng yêu cầu xử lý công việc trên môi trường mạng.
Vẫn theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam các thiết bị phần cứng của Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, với giá trị 500 triệu Yên. Thiết bị này được sản xuất ở Nhật để đảm bảo an toàn thông tin. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ cử chuyên gia sang hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử.
Chính phủ điện tử là cơ hội cho Việt Nam phồn vinh
Phát biểu tại hội thảo, ông Umeda Kunio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam cho biết: "Nhật Bản nhận thấy việc xây dựng Chính phủ điện tử có tính quyết định đến sự phát triển của Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ Nhật sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử. Nhật Bản đang chuẩn bị sản xuất các thiết bị cho Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ tại Nhật và có độ an toàn rất cao để hỗ trợ Việt Nam. Chính phủ và Nhân dân Nhật Bản mong muốn Việt Nam tận dụng tối đa cơ hội này để phát triển đất nước phồn vinh".
Chia sẻ tại hội thảo, Cố vấn Bộ nội vụ và Truyền thông của Nhật cho hay, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng dân số già nên cần có những dịch vụ công phù hợp và Chính phủ phải cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân. Bên cạnh những thành công thì Nhật Bản đã từng thất bại khi đưa ra dịch vụ mà người dân không sử dụng. Vì vậy, Việt Nam cần tránh những bài học thất bại của Nhật và làm thế nào để người dân tận dụng được các dịch vụ. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ dịch vụ số, kỹ thuật số cho người dân cũng như những người yếu thế trong xã hội.
Các chuyên gia của Nhật Bản chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử. |
Các chuyên gia của Nhật đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc xử lý dữ liệu dùng chung của các bộ ngành để giúp người dân tiếp cận dịch vụ công một cửa thuận tiện nhất. Bên cạnh đó, các chuyên gia Nhật cũng nhấn mạnh đến vai trò của CIO (Giám đốc công nghệ) của Chính phủ và các địa phương trong xây dựng Chính phủ điện tử. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò CIO Chính phủ với vai trò thuyền trưởng có thể hỗ trợ, tư vấn cho các CIO của các bộ ngành và địa phương. Thế nhưng, tại Nhật, CIO Chính phủ lại được thuê ở bên ngoài để đảm bảo tính độc lập và khách quan.
Vân Anh
" alt=""/>Xây dựng CPĐT phải gắn kết ứng dụng CNTT và cải cách hành chínhCó thể nhận thấy rõ cover của fanpage này đang công khai treo ảnh Diễm My 9xvới tư cách là Thánh Giả. Đồng thời những ngày gần đây, hình ảnh của Diễm My 9x cũng được đăng tải khá nhiều, khiến cộng đồng không khỏi tò mò. Sự hiếu kỳ về những dự án mới của cô trong thời gian này đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu nguồn cơn sự việc. Và thật bất ngờ khi chúng tôi được biết rằng Diễm My 9x cũng chơi Tây Du Truyền Kỳ.
Diễm My cũng bật mí đã “né” hết các cao thủ ở server 1 mà “âm thầm lặng lẽ” chọn server 3 để hành tẩu trong Tây Du. Diễm My đã chọn nhân vật Cửu Thiên Huyền Nữ thuộc tiên tộc để trải nghiệm những cuộc phiêu lưu vô cùng thú vị trong Tây Du Truyền Kỳ. Tiếc là cô nàng “không muốn nổi tiếng” trong game này lại nhất định giấu tên nhân vật của mình vì thứ nhất là tránh bị “đồ sát” bởi các anh hùng trong game, thứ hai là để... ra cái vẻ bí ẩn. Diễm My cũng chia sẻ cô chọn nhân vật Cửu Thiên Huyền Nữ bởi “thấy nữ tính giống My”. Cô nàng cũng mong các cao thủ ở server 3 trong quá trình hành tẩu giang hồ thì “xin hãy tha cho các nàng Cửu Thiên Huyền Nữ” bởi vì “biết đâu là My đó”.
Clip phỏng vấn Diễm My 9X về Tây Du Truyền Kỳ
Điểm khiến Tây Du Truyền Kỳthu hút Diễm My chính là bởi đồ hoạ siêu đẹp đậm chất điện ảnh, làm cho cô lần đầu nhìn thấy còn ngỡ đây là một bộ phim hoạt hình 3D, có lồng tiếng Việt. Ban đầu, Diễm My tò mò về game bởi cốt truyện Tây Du Ký và Bảng Phong Thần – 2 bộ phim gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 9x như cô và vì cái tính hiếu kỳ thấy hình ảnh đẹp như phim, lại còn giọng lồng tiếng siêu hay khiến cho những đoạn đối thoại của các nhân vật trong game trở nên vô cùng sống động. Diễm My như bị hút vào cõi Tây Du mộng ảo, cứ thế trải qua hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ kia, lúc định thần lại đã thấy mình vượt qua giai đoạn tân thủ rồi. Vậy là cô nàng quyết định “chiến” luôn, vì càng chơi thấy nhiều tính năng và hoạt động thú vị rồi thành cao thủ lúc nào không hay.
Ngay khi biết có một game thủ “bự” như Diễm My 9x, BQT Tây Du Truyền Kỳcũng đã rất nhanh nắm bắt cơ hội gửi lời mời tới Diễm My tham gia sản phẩm. Đương nhiên cô nàng đã vui vẻ nhận lời, vì cảm thấy “Tây Du Truyền Kỳ là một tựa game hay và chất lượng, đến nữ như My còn thích”. Cụ thể Diễm My sẽ đóng vai trò gì trong Tây Du Truyền Kỳ hiện tại vẫn chưa được công bố chính thức. Chúng tôi sẽ gửi tới độc giả những thông tin “hot” nhất về cô MC nổi tiếng này trong thời gian sớm nhất.
Thông tin chi tiết tại:http://taydu.360play.vn/
BI VI
" alt=""/>(Clip) Khi Diễm My 9x cũng nghiền Tây Du Truyền KỳTheo SlashGear, Brenden Lake và các đồng nghiệp Moore-Sloan thuộc bộ môn Khoa học dữ liệu tại trường đại học New York cho rằng, phương pháp mới hứa hẹn sẽ giúp thu hẹp khoảng cách nhiệm vụ của máy học.
Máy học là một khái niệm bạn đã từng nghe hoặc chưa bao giờ nghe thấy. Nhưng thực tế đó có thể những thứ bạn đang sử dụng hàng ngày. Khi bạn tìm kiếm một thông tin nào đó trên Google Search, dịch vụ này sẽ thay bạn tìm kiếm và nhập vào bộ nhớ những gì đã được yêu cầu tìm kiếm. Qua đó, máy chủ tìm kiếm của Google sẽ dần học được hành vi của bạn để đưa ra những kết quả tìm kiếm liên quan và chính xác hơn.
Chẳng bao lâu nữa, robot có thể tự học đọc, viết chữ giống như con người.
Máy học theo phương pháp mới cải thiện được gì?
Theo trợ lý giáo sư Khoa học máy tính tại ĐH. Toronto, ông Ruslan Salakhutdinov cho biết: "Thật khó khăn để chế tạo một cỗ máy đòi hỏi ít dữ liệu như con người khi học một khái niệm mới. Nhân rộng khả năng này là một lĩnh vực thú vị của nghiên cứu kết nối máy học, thống kê, tầm nhìn máy tính và nhận thức khoa học".
Salakhutdinov là một trong ba tác giả của công trình nghiên cứu. Trong nhóm còn có giáo sư Joshua Tenenbaum hiện đang công tác tại Viện nghiên cứu MIT. Ông phụ trách hai bộ phận nghiên cứu Não bộ, Khoa học nhận thức và Trung tâm nghiên cứu Não bộ, Trí tuệ và Máy móc.
Công trình nghiên cứu của ba nhà khoa học sử dụng chương trình có tên "Bayesian Program Learning" (BPL). Chương trình có thể lấy ví dụ về một khái niệm, ví như "từ" và viết chúng thành những mã riêng. Những mã này sau đó có thể dùng để tạo ra các ví dụ về cách viết khác nhau của một từ.
Nói cách khác, chương trình có thể viết được các dạng khác nhau của một từ dựa vào hiểu biết đã có về các cách thức viết lên từ đó.
Đặt mối tương quan giữa cách học của robot với trẻ con, Tenenbaum cho biết:"Trước khi trẻ học mẫu giáo, chúng được học cách nhận diện một khái niệm mới từ một ví dụ duy nhất, thậm chí chúng còn có thể tưởng tượng nhiều ví dụ hơn mà chúng nhìn thấy", Tenenbaum nói.
Tenenbaum cũng cho biết thêm, chặng đường biến những cỗ máy robot trở thành một một "đứa trẻ thông minh" vẫn còn khá xa. Nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tạo ra được một cỗ máy có thể học và sử dụng các khái niệm trong thế giới thực, thậm chí ngay cả với những khái niệm trực quan đơn giản như chữ viết tay. Tuy nhiên, chúng thực hiện theo những cách rất khác biệt so với con người.
Công trình nghiên cứu của ba nhà khoa học đã được công bố trên tạp chí khoa học danh tiếng Science trong tuần vừa qua.
" alt=""/>Máy móc bắt đầu được dạy dỗ như con người