Duhyen Kim, cựu tín đồ Tân Thiên Địa đã kể về những quy định đặc biệt của giáo phái, được tin là tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh lây lan nhanh và mạnh trong cộng đồng. Theo Kim, Tân Thiên Địa duy trì hình thức điểm danh và mọi tín đồ phải dùng một tấm thẻ đặc biệt để vào, ra các buổi tụ họp của giáo phái. Bất kỳ sự vắng mặt nào cũng bị ghi chép và theo dõi sau đó.
Anh Kim giải thích, ngay cả khi tín đồ Tân Thiên Địa bị ốm, họ vẫn phải đi lễ theo quy định. Nếu tín đồ quá ốm không thể đi lễ vào một ngày bất kỳ, họ sẽ phải thu xếp đi lễ bù vào những ngày tiếp theo trong tuần.
Tân Thiên Địa còn bị chỉ trích vì tổ chức các buổi cầu nguyện trên sàn nhà, nơi các tín đồ phải ngồi ép sát nhau để có thể tối đa hóa số lượng người tham gia trong không gian chật hẹp của họ. Hơn thế nữa, anh Kim và những cựu thành viên khác của giáo phái xác nhận, các tín đồ cũng không được phép đeo bất kỳ thứ gì trên mặt, kể cả kính hay khẩu trang trong thời gian cầu nguyện, ngay cả khi dịch Covid-19 đang hoành hành. Các lãnh đạo giáo phái nói, che mặt là bất kính với Chúa.
Chân dung vị giáo chủ quyền lực
Kim là người gốc Nam Phi. Anh tâm sự với hãng thông tấn CNN rằng, anh gia nhập Tân Thiên Địa vào năm 2006, khi mới là chàng sinh viên 19 tuổi vừa đến Hàn Quốc du học. Ban đầu, những bạn học giấu anh là thành viên giáo phái, ngấm ngầm chiêu mộ và sau 18 tháng giới thiệu anh vào một nhóm nghiên cứu Kinh thánh, rồi dần dần đưa anh vào thế giới tôn giáo của họ.
Kỹ năng tiếng Anh tốt giúp Kim nhanh chóng thăng tiến trong tổ chức. Đến năm 2011, anh đã trở thành giám đốc phụ trách các vấn đề quốc tế và phiên dịch riêng cho người sáng lập và cũng là lãnh đạo của Tân Thiên Địa Lee Man-hee.
Theo Kim, giáo chủ Lee thậm chí đã gả con gái cho anh. Tuy nhiên, sau một thời gian dài hầu như ngày nào cũng cận kề người đàn ông được tôn xưng như thánh bên trong Tân Thiên Địa, Kim bắt đầu vỡ mộng và từ bỏ giáo phái vào năm 2017.
Giáo chủ Lee (vest trắng, giữa) tại một sự kiện quốc tế của Tân Thiên Địa. Ảnh: CNN |
Kể từ khi được thành lập ở Hàn Quốc vào ngày 14/3/1984, Tân Thiên Địa hoạt động dựa vào các quyết định của giáo chủ tối cao Lee. Theo lời anh Kim, giáo phái coi ông ta là hiện thân thứ hai của Chúa Jesus. Bản thân giáo chủ Lee cũng tự nhận mình là nhà tiên tri gánh vác trách nhiệm của Chúa. Ông ta thuyết phục các tín đồ tin mình là người trường sinh bất tử và những người đi theo ông ta cũng sẽ được hưởng sự "bất tử về xác thịt" như vậy.
Hiện không có mấy thông tin về quá khứ của giáo chủ Lee. Trang web chính thức của Tân Thiên Địa có ghi, ông Lee sinh ngày 15/9/1931 ở Cheongdo, miền nam Hàn Quốc. Ông Lee được mô tả là "giác ngộ tôn giáo" từ khi còn nhỏ và thường cùng ông của mình cầu nguyện nhưng chưa bao giờ đi nhà thờ.
Các cuộc tụ họp quốc tế và con đường lây lan Covid-19
Tân Thiên Địa tuyên bố, giáo phái hiện có khoảng 245.000 thành viên với hơn 31.000 người là công dân nước ngoài. Một tài liệu lưu hành nội bộ từ năm 2017, do các cựu thành viên giáo phái cung cấp viết, Tân Thiên Địa có hàng chục giáo xứ ở Trung Quốc và 8 chi nhánh ở Mỹ, với nhà thờ ở Los Angeles là lớn nhất với hơn 1.000 tín đồ.
Một buổi cầu nguyện tập thể quy mô lớn của giáo phái Tân Thiên Địa. Ảnh: CNN |
Tuy nhiên, các giáo hội chính thống coi Tân Thiên Địa là dị giáo. Khắp Hàn Quốc, một số nhà thờ Công giáo chính thống có treo thông báo ngay ngoài cửa, nhấn mạnh những nơi này không chào đón các thành viên của Tân Thiên Địa. Tark Ji-il, giáo sư tại Đại học Trưởng lão Busan cho biết, động thái này là do các tín đồ Tân Thiên Địa thường tìm cách trà trộn vào các giáo hội chính thống để lôi kéo, chiêu mộ thành viên.
Đáng nói, vào giữa tháng Một năm nay, khi dịch Covid-19 hoành hành ở Trung Quốc, hàng ngàn tín đồ Tân Thiên Địa đã tụ họp tham gia đại hội thường niên tại trụ sở của giáo phái ở Gwacheon, gần thủ đô Seoul. Tiếp đó, từ này 31/1 - 2/2, một số thành viên giáo phái tới dự lễ tang anh trai của giáo chủ Lee. Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trước khi qua đời hôm 31/1, anh trai ông Lee từng nằm điều trị ở bệnh viện Cheongdo Daenam gần thành phố Daegu, tâm chấn của đợt bùng phát dịch tại nước này. Kể từ đó, nhiều ca nhiễm virus corona mới cũng như tử vong vì bệnh được ghi nhận tại cùng bệnh viện.
Cái tên Tân Thiên Địa không bị gắn với dịch Covid-19 mãi tới khi Hàn Quốc thông báo trường hợp thứ 31 dương tính với virus - một nữ tín đồ 61 tuổi của giáo phái. Nữ tín đồ nói trên được gọi là "nguồn siêu lây nhiễm" do có khả năng lây lan mầm bệnh nguy hiểm cho hàng chục người khác. Bà nhập viện hôm 8/2 vì tai nạn giao thông nhưng hai lần từ chối xét nghiệm virus corona mới. Bà sau đó đi nhà thờ của Tân Thiên Địa ở Daegu 4 lần, cùng bạn đi ăn nhà hàng và dự một tiệc cưới trước khi được xác nhận dương tính với virus hôm 18/2.
Kể từ ngày 20/2, số trường hợp dương tính với Covid-19 ở Hàn Quốc đã tăng vọt từ 31 lên 156 người, chủ yếu tại Daegu, thành phố với 2,4 triệu dân và cách Seoul 280km về phía nam. Để dập dịch, giới chức địa phương đã yêu cầu Tân Thiên Địa đóng cửa mọi cơ sở.
Tân Thiên Địa đã thẳng thừng bác bỏ những chỉ trích. Giáo phái này khẳng định đang tích cực phối hợp với nhà chức trách địa phương để ngăn ngừa dịch, tiến hành khử trùng tất cả 1.100 tòa nhà và nhà thờ của họ, tạm thời ngưng các cuộc tụ họp và cầu nguyện tập trung.
Ngày 26/2, giáo chủ Lee cho đăng tải một thông cáo nói, để phục vụ công tác kiểm dịch và ngăn ngừa virus lây lan, giáo phái đã quyết định trao cho chính quyền danh sách đầy đủ của các tín đồ, kể cả số điện thoại liên lạc với điều kiện nhà chức trách phải bảo mật những thông tin riêng tư đó.
Cùng ngày, chính quyền tỉnh Gyeonggi cho hay, 210 thành viên Tân Thiên Địa đã nhất trí gọi điện cho 33.000 tín đồ khác cùng giáo phái để hỏi về các triệu chứng bệnh, do các thành viên Tân Thiên Địa thường không trả lời điện thoại của những người "ngoại đạo". Cảnh sát Daegu cũng điều 600 cảnh sát gõ cửa từng nhà, lần theo số điện thoại và xem lại các camera an ninh để tìm kiếm hàng trăm thành viên giáo phái chưa rõ nơi cư trú để yêu cầu họ tự cách ly.
Các động thái diễn ra khi hơn nửa triệu người trong tuần này đã ký một thỉnh nguyện thư trực tuyến gửi tới Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc để yêu cầu giải tán giáo phái Tân Thiên Địa. Theo quy định của Hàn Quốc, chính phủ sẽ phải có hồi đáp chính thức đối với bất kỳ thỉnh nguyện thư nào thu thập được hơn 200.000 chữ ký.
Diễn biến đang khiến Tân Thiên Địa đối mặt với rắc rối nghiêm trọng và trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, điều mà giáo phái này đã cố tránh suốt nhiều năm qua.
" alt=""/>Lý giải con đường lây truyền CovidChị Hiếu kết hôn cùng anh Đặng Công Huy (SN 1975), lần lượt có với nhau hai người con là Đặng Thị Thùy Diễm (SN 2006) và Đặng Công Phước (SN 2012). Sau khi sinh con đầu lòng, cân nặng chị Hiếu giảm bất thường, kèm theo triệu chứng sốt cao, mệt mỏi nhưng vì nghèo, chị không đi khám mà cố gắng chống chọi. Chỉ đến năm 2015, trong lúc đi phụ hồ cùng chồng, chị đột ngột ngất xỉu, được mọi người đưa đi cấp cứu. Lúc này, bác sĩ thông báo chị đã mắc bệnh suy thận.
Vợ không thể đi làm, để có tiền trang trải thuốc men và cho các con ăn học, anh Huy ra sức làm lụng, song dù cố gắng đến mấy cũng không đủ lo cho cả nhà.
Bệnh tình của chị Hiếu ngày một nặng thêm, hiện bệnh suy thận đã bước vào giai đoạn cuối, chị không thể tự đi lại. Mọi sinh hoạt đều phải nhờ người thân hỗ trợ.
Mới đây, chị Hiếu bị tắc tĩnh mạch, tay sưng phù đau đớn, phải ra Hà Nội cứu chữa. Sau khi bác sĩ phẫu thuật ngực và tay, tạo đường vào mạch máu, chị mới có thể tiếp tục chạy thận.
"Mọi người cứ nghĩ tôi sẽ không qua khỏi, ai cũng khóc bảo tôi phải cố lên vì các con cần mình, nhưng bệnh của tôi cần nhiều tiền quá, mà chồng làm không đủ, thậm chí vay quá nhiều. Tôi cảm thấy mình là gánh nặng cho chồng con...", chị Hiếu nước mắt lưng tròng.
Anh Huy cho biết, vợ mình đang phải dùng nhiều loại thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm để bảo vệ lồng ngực và tay, mỗi lần mua thuốc ngoài tốn kém đến 5-6 triệu đồng.
Thấy mẹ đau đớn vì bệnh tật, nữ sinh Đặng Thị Thùy Diễm (học lớp 12) xót xa: "Em thương mẹ vì thấy mẹ đau, thương bố vất vả ngược xuôi. Em muốn nghỉ học để nhường tiền học cho mẹ chữa bệnh, để em trai có tương lai hơn. Bố không đồng ý để em bỏ học giữa chừng. Bố bảo bố cố gắng được nhưng em không đành lòng chút nào...".
Chủ tịch UBND xã Đồng Môn, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, gia đình anh Huy, chị Hiếu thuộc diện rất khó khăn tại địa phương.
"Nhiều năm qua, chị Hiếu mắc bệnh hiểm nghèo, phải chạy thận để duy trì mạng sống. Trong khi đó, 2 con của anh chị đang độ tuổi ăn học nên mọi gánh nặng dồn lên vai người bố. Những năm gần đây, anh Huy lao động nặng nhọc, phải lo toan nhiều, sức khỏe giảm sút. Mong rằng các nhà hảo tâm thương giúp đỡ để gia đình chị Hiếu sớm vượt qua hoạn nạn", ông Anh nói.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Đặng Công Huy, trú thôn Quyết Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0916.901.376 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2024.089(chị Trần Thị Hiếu) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |
Những chiếc điện thoại di động phục vụ sản xuất nông nghiệp của Tập đoàn viễn thông di động KDDI (Nhật Bản). Ảnh: TV5monde.
Điện thoại di động phục vụ nông dân
Tập đoàn viễn thông di động lớn thứ hai Nhật Bản KDDI vừa cho ra đời một dịch vụ giúp nông dân Nhật Bản sử dụng điện thoại di động theo dõi việc trồng và thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp như rau, củ…, đặc biệt là các vụ gặt lúa.
Thiết bị công nghệ dành cho nhà nông này vận hành các chức năng di động khác nhau, có hệ thống hoạt động dựa trên những thiết bị đầu cuối của Nhật như camera, chụp ảnh, ghi nhận bản địa hóa nhờ vào vệ tinh GPS, mã vạch scan... tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi quá trình sản xuất nông nghiệp từ khi gieo hạt cho đến thu hoạch.
Ngoài ra, công nghệ này còn cho phép người sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản có thể đưa nội dung thông tin về mặt hàng sản phẩm nông nghiệp của mình lên trên các website của Hiệp hội nông nghiệp Nhật Bản để thực hiện việc giao dịch buôn bán trên thị trường.
Những chiếc điện thoại di động phục vụ sản xuất nông nghiệp của Tập đoàn viễn thông di động KDDI (Nhật Bản). Ảnh: TV5monde.
Hiệp hội các nhà nông nghiệp Nhật Bản đánh giá công nghệ mới của KDDI là “khả dĩ” đối với nông dân. Nhờ vào hệ thống vệ tinh GPS được cài đặt trước, hệ thống camera quay phim chụp hình hoạt động 24/24, người sản xuất nông nghiệp sử dụng điện thoại di động có thể theo dõi được thường xuyên những gì đang diễn ra trên mảnh đất canh tác nông nghiệp của mình để kịp thời xử lý vấn đề trong quá trình gieo trồng.
" alt=""/>Điện thoại di động phục vụ nông dân