Siêu máy tính dự đoán AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2

Công nghệ 2025-02-24 04:10:11 96662
êumáytínhdựđoánASRomavsPortohngàfua kaede   Hoàng Ngọc - 20/02/2025 09:49  Máy tính dự đoán
本文地址:http://pay.tour-time.com/html/45f891117.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

W-times-square-1-2.jpg
Toà nhà Saigon Times Square sở hữu vị trí đắc địa. Ảnh: Hoàng Giám

Sở hữu hai mặt tiền đường đắc địa bậc nhất TP.HCM, toà nhà Saigon Times Square có quy mô hai toà tháp đôi cao 165m, một toà tháp có địa chỉ số 22-36 Nguyễn Huệ, Q.1 và toà còn lại có địa chỉ số 57-69F Đồng Khởi, Q.1. Hai toà tháp cách nhau khoảng 21m. 

Tại toà tháp mặt tiền đường Nguyễn Huệ của Saigon Times Square là The Reverie Saigon - khách sạn 6 sao đầu tiên của Việt Nam. Trên nóc toà tháp khách sạn này còn có bãi đáp máy bay trực thăng. Trong khi đó, toà tháp mặt tiền đường Đồng Khởi là khu căn hộ dịch vụ cao cấp. 

W-times-square-2-1.jpg
Trên nóc toà tháp khách sạn 6 sao The Reverie Saigon là bãi đáp trực thăng. Ảnh: Hoàng Giám

Xen lẫn khu khách sạn và khu căn hộ dịch vụ, toà nhà Saigon Times Square còn có khu văn phòng cho thuê, thương mại, nhà hàng và giải trí cao cấp. 

Là toà nhà cao cấp tại TP.HCM nhưng Saigon Times Square lại có vai trò quan trọng trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lan cầm đầu. 

Toà nhà Saigon Times Square thuộc sở hữu của Công ty CP Times Square Việt Nam (Công ty Times Square). Ông Chu Lập Cơ, chồng bà Trương Mỹ Lan, là cổ đông chính khi sở hữu 99,26% cổ phần và giữ chức Chủ tịch HĐQT của công ty này. 

W-times-square-5-1.jpg
Toà nhà Saigon Times Square thuộc sở hữu của Công ty CP Times Square Việt Nam. Ảnh: Hoàng Giám

Năm 2012, khi dự án xây dựng toà nhà Saigon Times Square vẫn chưa hoàn tất, để cơ cấu các khoản nợ xấu sau khi hợp nhất 3 ngân hàng thành Ngân hàng SCB, bà Lan đã bàn bạc với ông Chu Lập Cơ và các lãnh đạo Ngân hàng SCB về việc sử dụng dự án này thế chấp vay tiền. 

Cụ thể, bà Lan và những người liên quan muốn sử dụng quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai của dự án toà nhà Saigon Times Square để làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại Ngân hàng SCB. 

Trở thành tài sản thế chấp cho 73 khoản vay

Thực hiện theo chỉ đạo của bà Lan, ông Chu Lập Cơ đã ký các biên bản họp cổ đông và quyết định của HĐQT Công ty Times Square chấp thuận thế chấp tài sản của công ty bảo lãnh nợ vay cho các cá nhân, tổ chức do bà Lan chỉ định. 

Sau khi có tài sản đảm bảo để vay vốn, bà Lan tiếp tục chỉ đạo nhân viên cấp dưới tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty Times Square lập các hồ sơ vay vốn “khống”, nhờ người đứng tên các khoản vay và ký “khống” hồ sơ vay vốn. 

W-times-square-7-1.jpg
Toà nhà Saigon Times Square được xem là biểu tượng của vẻ đẹp hiện đại và sự thịnh vượng của TP.HCM. Ảnh: Hoàng Giám

Bằng phương thức trên, từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2014, ông Chu Lập Cơ đã giúp bà Lan hợp thức hoá hồ sơ vay vốn của 73 khoản vay (67 khách hàng) để Ngân hàng SCB giải ngân tổng cộng số tiền 29.441 tỷ đồng. Thời hạn của các khoản vay này là 5 năm. Toàn bộ số tiền vay vốn được bà Lan sử dụng cho mục đích riêng. 

Đến năm 2017, các khoản vay đến hạn nhưng không có nguồn tiền trả nợ cho Ngân hàng SCB, bà Lan đã thuyết phục chồng ký biên bản họp HĐQT Công ty Times Square. Nội dung biên bản này là tiếp tục cho phép sử dụng tài sản của công ty để thế chấp, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho 54 khách hàng đang vay tại Ngân hàng SCB. Tổng dư nợ được đảm bảo là 35.541 tỷ đồng. 

W-times-square-3-1.jpg
Mặt tiền toà nhà Saigon Times Square trên đường Đồng Khởi, Q.1 Ảnh: Hoàng Giám

Tính đến ngày 17/10/2022, nghĩa vụ các khoản nợ do ông Chu Lập Cơ ký hợp thức hoá thủ tục còn 46 khoản vay với tổng dư nợ là 39.217 tỷ đồng, gồm nợ gốc 19.552 tỷ đồng và nợ lãi 19.665 tỷ đồng. 

Kết quả giám định, giá trị tài sản đảm bảo của các khoản vay do ông Chu Lập Cơ đã ký các tài liệu để hợp thức hoá thủ tục vay vốn tại thời điểm tháng 9/2022 là 30.100 tỷ đồng. Đồng nghĩa, ông Chu Lập Cơ đã giúp sức cho bà Lan gây thiệt hại 9.116 tỷ đồng cho Ngân hàng SCB. 

Truy tố tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, Viện KSND Tối cao xác định ông Chu Lập Cơ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn Chủ tịch HĐQT Công ty Times Square để giúp sức cho bà Lan gây hậu quả đặc biệt lớn cho Ngân hàng SCB. 

Theo đó, ông Chu Lập Cơ đã ký các biên bản họp đại hội đồng cổ đông và quyết định của HĐQT Công ty Times Square để thế chấp tài sản của công ty bảo lãnh nợ vay cho 73 khoản vay, gây thiệt hại 9.116 tỷ đồng cho Ngân hàng SCB. Quá trình vụ án được điều tra, ông Chu Lập Cơ đã nộp khắc phục hậu quả với số tiền 1 tỷ đồng. 

6 dự án bất động sản tại TP.HCM đang bị thanh kiểm tra, có Vạn Thịnh PhátTrong 167 dự án bất động sản đang được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư có 6 dự án bị đình trệ vì cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra.">

Toà nhà đắc địa bậc nhất TP.HCM được thế chấp để vay gần 30.000 tỷ đồng thế nào?

{keywords}Các fan đã tự lập ra một loại "tiền ảo" lấy tên bà Hằng. 

Nhóm phát triển cho biết người sáng tạo ra nó đã hủy quyền chủ sở hữu token và để cho cộng đồng quản lý. Những người mua Phương Hằng token sẽ được nhận thêm giá trị bằng cách nắm giữ đồng “tiền ảo” này. 

Tổng lượng phát hành của Phương Hằng token là 26.011.971.000.000 (26.000 tỷ token). Con số token tạo ra được lấy theo ngày sinh của bà Phương Hằng là 26/1/1971. 60% lượng token này sẽ được thanh khoản trên Pancake (sàn giao dịch tiền ảo) và khóa trong 1 năm, 30% bị đốt bỏ và 10% dùng để làm chi phí marketing và airdrop. 

Theo tìm hiểu của VietNamNet,Phương Hằng token được phát triển dựa trên nền tảng Binance Chain. Loại “tiền ảo” này có tên mã là MPH (viết tắt của Mrs Phương Hằng). Hiện người đầu tư có thể mua tiền ảo Phương Hằng với giá 1 MPH đổi 0.00000000279451 USDT (Mỗi USDT tương đương 1 USD). 

{keywords}
Đã có tổng cộng 460 địa chỉ ví giao dịch sở hữu token Phương Hằng. 

Ghi nhận trên hệ thống BSCScan cho thấy, hiện đã có 460 địa chỉ ví sở hữu “tiền ảo” Phương Hằng. Giao dịch đầu tiên được ghi nhận cách đây 14 tiếng đồng hồ, tức khoảng 7h tối qua (28/5). Tính đến sáng 29/5, đã có tổng cộng 1.076 giao dịch liên quan đến “tiền ảo” Phương Hằng được xác nhận. 

Nhóm phát triển còn dự kiến tiến hành tạo smart contact, thực hiện các chiến dịch marketing và xây dựng cộng đồng.  

"Tiền ảo" Phương Hằng hay Phương Hằng token thực chất là một loại meme coin (tiền ảo sinh ra với mục đích giải trí).Loại tiền ảo này cũng tương tự với Doge coin, Shiba coin hay Akita coin từng được VietNamNetđăng tải trước đây.

Đặc điểm của meme coin là giá của chúng thường dao động rất lớn. Sự dao động này không xuất phát từ nhu cầu của thị trường mà là do các động thái, phát ngôn của những người có sức ảnh hưởng trên các trang mạng xã hội.

Những đồng meme coin rất dễ bị thao túng bởi người nổi tiếng. Giá trị của chúng rất có thể sẽ về 0 bất cứ lúc nào mà chẳng có một lời giải thích. Do vậy, các nhà đầu tư cần hết sức cân nhắc khi đầu cơ hay tích trữ loại tài sản ảo này.

Tiền ảo là phương tiện thanh toán không hợp pháp tại Việt Nam. Việc phát hành, sử dụng tiền ảo là phương tiện thanh toán sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đó là lý do các nhà đầu tư nên cân nhắc khi sở hữu các loại “tiền ảo”.

Quay trở lại với nguồn gốc phát sinh của Phương Hằng token, những hot livestreamer như trường hợp của bà Phương Hằng, Huấn Hoa Hồng hay Khá Bảnh trước đây luôn thu hút được sự quan tâm chú ý. Đó là bởi tâm lý hiếu kỳ, dễ bị thu hút trước những thông tin gây sốc, giật gân của cộng đồng mạng.

Với sự phát triển của Internet và các trang mạng xã hội, những hiện tượng mạng như vậy giờ đây không phải là điều gì đó quá cá biệt. Nó đặt ra những câu hỏi cho các nhà quản lý về việc phải xây dựng các chế tài làm sao để theo kịp sự phát triển, từ đó tạo ra một không gian mạng an toàn, trong sạch.

Mới đây, Bộ TT&TT đã yêu cầu các cơ quan quản lý chuyên môn ở các tỉnh, thành phố rà soát, xử lý các kênh livestream và nhóm chat có nội dung phản cảm, phạm pháp. Đây là đề nghị được đưa ra trong bối cảnh một số đối tượng lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như livestream, chia sẻ hình ảnh, video clip, lập group chat để đăng tải những nội dung phản cảm, thậm chí vi phạm pháp luật.

Trọng Đạt

Tiền ảo Shiba: Dân lướt sóng cười tươi, giới đầu cơ khóc hận

Tiền ảo Shiba: Dân lướt sóng cười tươi, giới đầu cơ khóc hận

Từng giúp các nhà đầu tư kiếm lời gấp vài lần tài khoản, giá tiền ảo Shiba hay Shiba coin giờ đây đã tụt dốc không phanh và cũng chẳng nhìn thấy đáy.   

">

Tiền ảo Phương Hằng token dậy sóng sau vụ livestream chấn động

Các bị can Đỗ Anh Dũng (trái) và Đỗ Hoàng Việt. Ảnh: Bộ Công an

Khi thống nhất được các vấn đề liên quan đến phát hành trái phiếu, bị can Việt báo cáo miệng với bố những nội dung như: lựa chọn công ty thuộc Tập đoàn để phát hành, giá trị phát hành dự kiến, tài sản đảm bảo, lãi suất, sử dụng Công ty Tân Hoàng Minh mua trái phiếu sơ cấp để lấy uy tín, thương hiệu Tân Hoàng Minh bán trái phiếu ra cho nhà đầu tư… và được ông Dũng đồng ý cho thực hiện.

Vẫn theo lời khai của Chủ tịch Tân Hoàng Minh, để bán trái phiếu ra rộng rãi cho người dân, tháng 7/2021, ngay khi các gói trái phiếu đang làm thủ tục phát hành, ông Đỗ Anh Dũng quyết định thành lập Trung tâm kinh doanh trái phiếu thuộc Tân Hoàng Minh và giao cho bị can Việt (Phó TGĐ kiêm Giám đốc Trung tâm) để chỉ đạo, điều hành việc bán trái phiếu.

Sau mỗi đợt phát hành trái phiếu, Công ty Tân Hoàng Minh ký hợp đồng mua trái phiếu từ các công ty phát hành (Ngôi Sao Việt, Soleil và Cung Điện Mùa Đông), lấy uy tín Tân Hoàng Minh bán rộng rãi cho nhà đầu tư.

Kết quả mua bán trái phiếu tại Tân Hoàng Minh, hàng ngày các số liệu thu- chi đều được báo cáo cho ông Đỗ Anh Dũng qua Trung tâm Tài chính kế toán và Văn phòng Chủ tịch, TGĐ biết.

Ông Dũng khai, tiền huy động được từ trái phiếu, bị can dùng không đúng mục đích phát hành trái phiếu. Cụ thể, ông Dũng đã dùng tiền huy động được từ trái phiếu để thanh toán nợ đến hạn, quá hạn cho Ngân hàng SHB, Agribank (tổng cộng 1.976 tỷ đồng); 

Mua cổ phần các công ty để chuyển nhượng hoặc hợp tác đầu tư các dự án (mua cổ phần Công ty Thiên Bảo Phú Quốc 1.475 tỷ đồng, mua cổ phần Công ty Bình Minh 1.050 tỷ đồng, mua cổ phần Công ty Nam Anh Tú 370 tỷ đồng, mua cổ phần Công ty Sao Đỏ Đà Nẵng 320 tỷ đồng, mua dự án Yên Phụ 620 tỷ đồng…)

Ông Đỗ Anh Dũng khai còn dùng tiền để đặt cọc dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm 585 tỷ đồng; đầu tư mã chứng khoán VPB lỗ 153,9 tỷ đồng; tạm ứng tiền giải phóng mặt bằng dự án tại Thái Nguyên 50 tỷ đồng; chuyển tiền từ thiện 62,8 tỷ đồng; chi trả nợ, tiêu dùng cá nhân, mua USD, thanh toán chi phí hoạt động của Tân Hoàng Minh mà bị can không nhớ chi tiết.

Quá trình điều tra, CQĐT đã rà soát, xác minh, truy thu theo dòng tiền có nguồn gốc từ việc bán trái phiếu được ông Đỗ Anh Dũng chỉ đạo sử dụng trái mục đích, phương án phát hành để thu hồi.

Kết quả, các bị can, gia đình, Công ty Tân Hoàng Minh và các tổ chức liên quan đã phối hợp, tự nguyện nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của CQĐT để khắc phục, thu hồi nguồn tiền từ trái phiếu, với tổng số hơn 8.644 tỷ đồng, đảm bảo khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.

Ngoài ra, CQĐT còn tiến hành kê biên, phong tỏa, giao dịch đối với 8 tài sản nhà, đất, tài khoản chứng khoán, số tiền dư trên tài khoản của các bị can, người liên quan.

Theo CQĐT, ông Đỗ Anh Dũng đã thành khẩn khai báo, khai nhận hành vi phạm tội về vai trò, trách nhiệm của mình, giao cho con trai là Đỗ Hoàng Việt (Phó TGĐ Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh) thực hiện các thủ tục phát hành trái phiếu, huy động vốn rồi chỉ đạo sử dụng tiền của nhà đầu tư không đúng mục đích, phương án phát hành.

Quá trình điều hành hoạt động của Tân Hoàng Minh, ông Đỗ Anh Dũng có nhiều thành tích, cống hiến cho xã hội; tham gia nhiều hoạt động từ thiện xã hội; được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị, địa phương, các ngành tặng nhiều bằng khen, giấy khen ghi nhận.

Bản thân ông Dũng đã tích cực, tự nguyện phối hợp với Công ty Tân Hoàng Minh và gia đình khắc phục hậu quả của vụ án. Vì vậy, CQĐT đề nghị xem xét khi lượng hình.

">

Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai việc tiêu hàng nghìn tỷ

Ngày 2/12, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng ký văn bản khẩn gửi lãnh đạo các bệnh viện trên địa bàn về việc sẵn sàng tiếp nhận người bệnh trong tình hình mới.

Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện cần rà soát, tái cấu trúc và chức năng bệnh viện cho phù hợp với yêu cầu thu dung, điều trị Covid-19 và các bệnh lý thông thường khác. Củng cố và chuyển đổi khu cách ly thành đơn vị Covid-19 để sẵn sàng thu dung, điều trị người mắc Covid-19.

{keywords}
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM hiện còn khu cấp cứu và 3 khoa hoạt động. 

Theo đó, các bệnh viện đã chuyển đổi công năng toàn bộ để điều trị Covid-19 bao gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện An Bình, Bệnh viện huyện Củ Chi tiếp tục nhiệm vụ chuyên thu dung, điều trị Covid-19.

Các bệnh viện đã tách đôi (có khối nhà riêng biệt, có công và lối đi riêng) bao gồm các bệnh viện: Quân dân y miền Đông, Phạm Ngọc Thạch, Từ Dũ, Hùng Vương, Nguyễn Tri Phương, Nhi đồng TP tiếp tục nhiệm vụ  thu dung, điều trị Covid-19 ở một nửa tách đôi dành cho Covid-19.

Tổng quy mô giường bệnh của các bệnh viện chuyển đổi công năng chuyên tiếp nhận điều trị Covid-19 khoảng 4.300 giường.

Theo lộ trình giải thể các bệnh viện dã chiến của thành phố, hiện đã có 8 bênh viện dã chiến thành phố ngừng hoạt động. Trước tình hình dịch bệnh còn phức tạp, 13 bệnh viện dã chiến còn lại vẫn tiếp tục duy trì hoạt động.

Bao gồm: Bệnh viện Dã chiến thu dung, điều trị Covid-19 số 3, 5, 6, 8, 10, 12, 13, 14, 16, 5C, Phước Lộc, Công an TP, dã chiến điều trị Covid-19 Củ Chi. Tổng quy mô giường bệnh của 13 bệnh viện dã chiến thành phố này khoảng 22.000 giường.

Ngoài ra, mỗi địa bàn quận, huyện sẽ duy trì phát triển thêm bệnh viện dã chiến (tầng 2) hoặc cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 (tầng 1). Hiện có 16 bệnh viện dã chiến quận huyện, TP Thủ Đức với quy mô khoảng 8.000 giường, 65 cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 với quy mô khoảng 9.000 giường.

Các bệnh viện được phân công là bệnh viện tuyến cuối trong thu dung điều trị Covid-19 gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nhân dân 115, BV Quân Y 175 (Bộ Quốc phòng), Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Phước Lộc (Bộ Công an).

Các bệnh viện Trung ương được Bộ Y tế phân công tham gia hỗ trợ chuyên môn hồi sức tích cực  trên địa bàn thành phố là: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Trung ương Huế.

Tổng số giường tại các bệnh viện tầng 3 hiện nay khoảng 2.300 giường.

Sở Y tế phân công các cơ sở, bệnh viện thành 8 "cụm điều trị", phân công các bệnh viện cụm trưởng điều phối bệnh nhân trong phạm vi cụm điều trị. Đồng thời, kích hoạt Tổ điều phối chuyển tuyến để điều phối chuyển bệnh trên phạm vi toàn thành phố.

{keywords}
Trung tâm Hồi sức Covid-19 do Bệnh viện Trung ương Huế phụ trách tại TP.HCM.

Sở Y tế yêu cầu mỗi đơn vị Covid-19 có số giường tối thiểu bằng 10% tổng số giường của cả bệnh viện, khuyến khích các bệnh viện chuyên khoa nhi, nhiễm và đa khoa hạng 1 thành lập khoa Covid-19.

Hình thành đơn vị Hồi sức Covid-19 trực thuộc khoa Hồi sức tích cực chống độc, khuyến khích các BV thành lập khoa Hồi sức Covid-19. Bố trí buồng bệnh riêng biệt tại các khoa lâm sàng, duy trì buồng cách ly tạm tại các khoa lâm sàng. 

Các bệnh viện có trách nhiệm tiếp nhận người bệnh đã qua giai đoạn mắc Covid-19 nhưng cần được chăm sóc và điều trị các bệnh nền hoặc phục hồi chức năng. Sở Y tế TPHCM yêu cầu tất cả bệnh viện tăng cường phối hợp và sẵn sàng tiếp nhận người bệnh khi nhận được yêu cầu chuyển viện của các bệnh viện điều trị Covid-19.

Các chỉ đạo khẩn trên được ban hành trong bối cảnh TP hiện có số ca mắc mới, số ca nhập viện và số ca tử vong vẫn còn tiếp tục gia tăng. Bên cạnh đó, dịch bệnh tại các tỉnh thành phía Nam còn diễn biến phức tạp. Trên thế giới,  xuất hiện biến thể mới Omicron gây nhiều lo ngại. 

Linh Giao

Đề xuất duy trì 85 trạm y tế lưu động của quân y tại TP.HCM

Đề xuất duy trì 85 trạm y tế lưu động của quân y tại TP.HCM

Hiện vẫn còn 153 nhân viên y tế thuộc Bộ Quốc phòng đóng tại các trạm y tế lưu động trên địa bàn TP.HCM.

">

TP.HCM kích hoạt toàn bộ bệnh viện, ứng phó số ca Covid

友情链接