Khảo sát EDGI 2024 đánh giá cao Đan Mạch vì cách tiếp cận chủ động trong việc thúc đẩy chiến lược chính phủ số, tập trung vào việc tạo ra các cổng thông tin kỹ thuật số toàn diện cho công dân, doanh nghiệp và dịch vụ y tế.
Các sáng kiến tương tác với công dân như borgerforslag.dk cho phép tạo, xem và ủng hộ các đề xuất của người dân về những thay đổi trong luật pháp hoặc xã hội.
Ngoài ra, Chiến lược kỹ thuật số quốc gia (2022-2025) nhấn mạnh sự hợp tác liên ngành và kết hợp các nỗ lực của khu vực công, tư nhân và dân sự.
"Nước này cũng đưa tính bền vững vào hoạt động mua sắm công và khám phá cơ sở hạ tầng AI, robot và 5G để cải thiện các dịch vụ công và thúc đẩy chuyển đổi xanh", báo cáo viết.“Những nỗ lực này nhấn mạnh cam kết của Đan Mạch đối với một tương lai kỹ thuật số an toàn, toàn diện và bền vững".
Thành công nằm ở chữ “tin”
Các sáng kiến như NemID, Digital Post, NemKonto, Borger.dk… giúp Đan Mạch trở thành một trong những quốc gia được đánh giá cao nhất về chính phủ số. Tuy nhiên, trên website của mình, Chính phủ Đan Mạch cho rằng,"chìa khóa dẫn đến thành công kỹ thuật số là niềm tin".
Dịch vụ nhận dạng điện tử NemID đóng vai trò then chốt trong chuyển đổi số tại Đan Mạch. Cư dân và doanh nghiệp dùng nó để xác thực điện tử đối với tất cả dịch vụ số, cả công và tư nhân, cũng như ký số và đăng nhập ebanking, y tế, thuế… Nó giúp người dân làm được mọi thứ, từ đăng ký trường mầm non cho con đến thanh toán hóa đơn qua ngân hàng.
Đan Mạch thí điểm dự án chữ ký số từ năm 1999. Sau 11 năm, NemID được giới thiệu. Năm 2018, chính phủ ra mắt ứng dụng di động để nhận dạng điện tử mà không cần thẻ NemID vật lý.
Năm 2023, hệ thống NemID dừng hoạt động để chuyển sang hệ thống mới, an toàn hơn, MitID. Ngày nay, 93% dân số nước này dùng giải pháp ID số để xác thực.
Theo Rikke Hougaard Zeberg, cựu Giám đốc Cơ quan phụ trách chuyển đổi số, Chính phủ Đan Mạch đã thực hiện một số quyết định táo bạo về cách giao tiếp giữa khu vực công, người dân và doanh nghiệp.
Điều tuyệt vời ở NemID là nó hoạt động trong cả khu vực công lẫn tư nhân. Song, chìa khóa dẫn đến thành công chính là niềm tin giữa công dân và chính phủ.
Ở Đan Mạch, khu vực công đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mọi công dân. Khu vực công được người dân tín nhiệm và “niềm tin là một trong những điều cơ bản khi nói đến số hóa và các dịch vụ kỹ thuật số mà các cơ quan công quyền cung cấp cho công dân".
Chẳng hạn, khi người dân và bác sĩ trao đổi thông tin qua khóa NemID, đó thường là thông tin bí mật và thiết yếu. Họ không thể chia sẻ nếu không có niềm tin vào hệ thống và những người đứng sau.
Theo bác sĩ Torsten Lauritzen đến từ bệnh viện quốc gia Rigshospitalet, “chúng tôi tin tưởng rằng các bệnh viện và bác sĩ đa khoa không lợi dụng dữ liệu sức khỏe thu được từ bệnh nhân. Bệnh nhân tin rằng chúng tôi thu thập dữ liệu vì lợi ích đối với sức khỏe, để phòng ngừa bệnh tật hoặc điều trị”.
Người dân Đan Mạch cũng tin tưởng vào các hệ thống khác, ngoài y tế. Niềm tin của công chúng là một phần của văn hóa nước này và trong báo cáo “How’s Life 2015” của OECD, Đan Mạch đứng đầu khi nói đến lòng tin.
(Theo queue-it, globalgovernmentforum, denmark.dk)
" alt=""/>Đan Mạch, quốc gia bốn lần đứng đầu Chính phủ điện tử toàn cầuHà Thanh Xuân lên tiếng phủ nhận chuyện hẹn hò Quang Lê. Ảnh: FBNV.
" alt=""/>Hà Thanh Xuân phủ nhận yêu Quang LêHai nhà khoa học nữ được trao Giải thưởng Khoa học Quốc gia năm 2016 là GS.TS Nguyễn Thị Lang và TS Nguyễn Thị Mùa. |
Trong đó, hai nhà khoa học nữ được trao tặng Giải thưởng Khoa học Quốc gia năm 2016 L'Oréal Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học (For Women in Science) do Hội đồng Khoa học độc lập đề cử gồm:
GS.TS Nguyễn Thị Lang, Trưởng phòng Công nghệ sinh học Trường ĐH An Giang và ĐH Cửu Long; GS bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. GS Lang được vinh danh vì những đóng góp trong hơn 25 năm cho việc nghiên cứu, lai tạo và phát triển các giống lúa cho Việt Nam và áp dụng thành công các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đời sống và thương mại.
TS Nguyễn Thị Mùa, thuộc phòng Nghiên cứu khoa học - công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an).
TS Mùa dành trọn tâm huyết trong công tác nghiên cứu ra các loại vật liệu chịu nhiệt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong chế tạo mẫu vải chịu nhiệt cho các chiến sĩ tham gia phòng cháy chữa cháy.
3 nhà nghiên cứu trẻ được trao học bổng Nhà nghiên cứu khoa học trẻ tài năng. |
Ngoài ra, 3 nhà nghiên cứu trẻ được trao học bổng Nhà nghiên cứu khoa học trẻ tài năng gồm: PGS.TS Đỗ Thị Hà Phó trưởng khoa Hóa thực vật, Viện Dược liệu; TS Đỗ Thị Phúc, giảng viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội); TS Nguyễn Thị Hiệp, giảng viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh).
Các tiến sĩ trẻ này được vinh danh bởi những đóng góp trong các nghiên cứu vì sức khỏe cộng đồng qua việc tìm ra những hiểu biết và hướng đi mới từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước để hỗ trợ điều trị ung thư; nghiên cứu về chọn tạo giống cây chống chịu tốt và ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm lấn mặn cũng như các nghiên cứu về cải thiện tính chất vật liệu trong nha khoa phục hồi.
Đối tượng tham gia chương trình học bổng Quỹ L’Oreal là các nhà khoa học nữ không quá 45 tuổi, có học vị tiến sĩ và có đề án nghiên cứu khoa học thuộc 2 lĩnh vực: khoa học đời sống và khoa học vật liệu. Mức học bổng được trao tặng là 150.000.000 đồng/ứng viên.
Thanh Hùng
" alt=""/>Vinh danh 5 nhà khoa học nữ xuất sắc Việt Nam năm 2016