Bệnh viện này hiện nay là nơi thăm khám và điều trị nội trú cho các bệnh nhân mắc tay chân miệng ở địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh lân cận Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Theo bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh, Trưởng Khoa Y học nhiệt đới, năm 2020 tại Đà Nẵng ghi nhận hơn 90 ca mắc tay chân miệng. Tuy nhiên, trong ba tháng đầu năm 2021, số ca bệnh tăng mạnh.
![]() |
Bệnh nhân mắc tay chân miệng gia tăng |
Riêng trong tháng 3 có 257 ca điều trị nội trú, hai tuần đầu tháng 4 có 109 ca. Trong đó, trên 50% ca bệnh được chuyển đến từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Hiện nay trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 10 đến 20 trẻ bị bệnh tay chân miệng.
“Vừa qua, trong số các ca điều trị nội trú, có 8 trường hợp nặng, nguy kịch ở độ III, IV phải nằm khoa hồi sức, can thiệp chuyên sâu như lọc máu, truyền Globulin miễn dịch, thở máy.
Các trường hợp này đã được lấy mẫu dịch họng để xét nghiệm tìm vi trùng gây bệnh, qua đó phát hiện 3 ca nhiễm chủng virus EV71. Đây là một trong hai loại virus nguy hiểm. Rất may các bệnh nhân đã được kịp thời cứu chữa, không có di chứng”, bác sĩ Thịnh cho biết.
Bệnh viện Phụ sản - Nhi là nơi thăm khám và điều trị nội trú cho các ca mắc tay chân miệng ở địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh lân cận Quảng Nam, Quảng Ngãi
Bác sĩ Thịnh cho biết thêm, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm bùng phát theo 2 đợt mỗi năm. Đợt 1 từ tháng 3 đến tháng 5 và đợt 2 từ tháng 9 đến tháng 11. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ 1-3 tuổi có nguy cơ mắc cao nhất.
“Phụ huynh phải thường xuyên vệ sinh cho trẻ, tránh cho con tiếp xúc với những vật dụng bẩn. Khi thấy có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh tay chân miệng như sốt, nổi ban ở tay, chân, gối thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời”, bác sĩ Thịnh khuyến cáo.
Chị Đỗ Thu Hậu (quê Tam Kỳ, Quảng Nam) đưa con gái ra điều trị bệnh tay chân miệng
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng Tôn Thất Thạnh cho biết, trước tình trạng bệnh tay chân miệng có dấu hiệu tăng, đơn vị đã thành lập các đội cơ động phòng, chống dịch.
Trung tâm chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt là hóa chất để chủ động cấp cho các bệnh viện điều trị bệnh tay chân miệng để xử lý, sát khuẩn môi trường.
Hồ Giáp
Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công, cứu sống một bé trai 3 tuổi bị suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương hành não nặng do biến chứng bệnh tay chân miệng.
" alt=""/>Trẻ mắc tay chân miệng tăng nhanh ở Đà NẵngThời gian tập luyện của nữ sinh này duy nhất chỉ trong 2 tiết thể dục mỗi tuần trên lớp. Bác sĩ đã tư vấn cho phụ huynh học sinh cắt bớt học thêm thay vào đó cho trẻ đi tập luyện, vân động thể chất để giảm cân và điều chỉnh lượng đường huyết trong máu. Sau 4 tuần bé cắt giảm học thêm 1 nửa, thay vào đó hai mẹ con của nữ sinh chạy bộ và uống thuốc đã giúp đường huyết xuống ngưỡng gần 7mmol/l.
"Việc giảm cân cho trẻ và điều trị đái tháo đường cần phải có sự đồng hành của cha mẹ trong đó có việc cân bằng thời gian học và luyện tập" - bác sĩ Cường chia sẻ.
Thực tế rất đáng báo động hiện nay, học sinh đi học quá nhiều, học ở lớp, học thêm, làm bài tập về nhà. Trẻ không có thời gian để dành cho các hoạt động thể dục thể thao.
Bác sĩ Cường cho rằng học sinh béo phì dẫn tới nhiều hệ quả sức khỏe cho trẻ trong tương lai đặc biệt là nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như bệnh đái tháo đường, tim mạch, bệnh ung thư. Vì vậy, phòng ngừa béo phì ở trẻ em rất quan trọng.
Đối với gia đình, cha mẹ nên có kế hoạch sinh hoạt, ăn uống cho con hợp lý, trẻ thừa cân cần được giảm cân càng sớm càng tốt. Trẻ cần được tập luyện vận động hàng ngày. Trẻ có thể tham gia các môn vận động đối kháng như cầu lông, bóng đá, bóng bàn, bóng rổ hoặc đạp xe, đi bộ, chạy bộ…
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như tivi, điện thoại, máy tính, ipad cũng là biện pháp giảm nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ.
Với nhà trường, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ vô cùng quan trọng. Ngoài ra, việc tuyên truyền cho học sinh về nguy cơ sức khỏe từ thừa cân béo phì vô cùng quan trọng. Bác sĩ Cường cho biết các cơ sở giáo dục nên mở rộng các buổi tuyên truyền cho học sinh về dinh dưỡng phù hợp, tập luyện.
Các trường học nên tăng cường truyền thông sức khỏe học đường qua đó, học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn.
Các kỹ sư đã mất gần 3 giờ để đưa kho chứa nặng 1.300 tấn xuống sâu 35 mét dưới mặt nước. Toàn bộ dự án sẽ bao gồm 100 kho chứa như vậy.
Việc đưa các trung tâm dữ liệu xuống biển có thể mang lại lợi ích về nhiều mặt. Trung tâm có thể tận dụng nước biển để làm mát các bộ phận điện tử, giảm chi phí điện điều hòa.
“Toàn bộ trung tâm dữ liệu có thể tự làm mát một cách tự nhiên”, Xie Qian, kỹ sư cao cấp của CTTL Terminals, Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc (CAICT) cho biết. “Công nghệ làm mát bằng nước cũng sẽ giúp tăng mật độ máy chủ, tăng cường sức mạnh tính toán”.
Ngoài ra, các trung tâm dữ liệu dưới biển tận dụng không gian rộng lớn của đáy biển để giảm chi phí đất đai. Chúng cũng nằm cách xa môi trường sống của con người và ít gặp phải sự can thiệp hơn.
Môi trường dưới nước cũng không có bụi và oxy nên các thiết bị điện tử có thể tồn tại lâu hơn và ít hỏng hóc hơn.
Xie giải thích: “Một số trung tâm dữ liệu dưới biển sẽ được đặt gần các thành phố ven biển. Vì vậy, chúng gần các nút cốt lõi của mạng hơn, điều này sẽ giúp phản hồi nhanh hơn”.
Mặc dù các công ty như Microsoft đã thử nghiệm các trung tâm dữ liệu dưới nước và cho rằng kế hoạch này khả thi, song đến nay mới chỉ có phiên bản của Trung Quốc sẽ chính thức đi vào hoạt động thương mại và phục vụ khách hàng.
(Theo CGTN)