Nhận định, soi kèo Al

Thế giới 2025-04-17 07:02:28 3619
ậnđịnhsoikèkẻt qua bong da   Pha lê - 14/04/2025 07:53  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://pay.tour-time.com/html/43f792099.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Annie, Brand, Nasus và Jinx sắp được buff

Mark “Scruffy” Yetter, Trưởng Nhóm Phát triển Lối chơi của LMHT, đã vạch ra những thay đổi quan trọng trong metagame ở bản cập nhật 10.22.

Theo Scruffy, Riot Games sẽ “mở đường cho những vai trò được yêu thích nhưng không khả dĩ” với trường hợp của Annie và Brand giúp chúng linh hoạt, xuất hiện nhiều hơn.

Bên cạnh đó, Nasus, Ashe và Jinx cũng nhận được một vài chỉnh sửa nhỏ lẻ.

Cụ thể, Khiên Lửa (E) của Annie sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, tăng từ 20 lên 40, nhưng hiệu quả hơn hẳn. Đứa Trẻ Bóng Tối giờ có thể tạo khiên cho đồng đội để hợp thức hóa trong vai trò Hỗ Trợ. Một pha tạo lá chắn đúng thời điểm của Annie sẽ giúp đồng minh bớt bị đối phương cấu máu trong khi trả ngược lại sát thương.

Nội tại, E và chiêu cuối của Brand được điều chỉnh. Theo đó, Bỏng (Nội tại) sẽ có tỉ lệ SMPT tăng tiến tốt nhưng lại gây ít sát thương cơ bản hơn trước. Bùng Cháy (E) giờ sẽ luôn lan sang các kẻ địch cạnh bên và còn tăng phạm vi hiệu quả khi một mục tiêu dính Bỏng.

Bão Lửa (R) có thể tự nảy bật vào người Brand giúp hắn ta đem lại mối nguy tiềm tàng hơn hẳn trong giao tranh hỗn loạn hay cả những pha 1v1.

Giáp và kháng phép mà Nasus nhận được từ chiêu cuối Cơn Thịnh Nộ Sa Mạc (R) sẽ tăng lên đáng kể nhưng không còn tỉ lệ thuận với thời gian tác dụng nữa.

Tán Xạ Tiễn (W) của Ashe sẽ không bắn ra chín mũi tên làm chậm nữa. Thay vào đó, nó sẽ dao động từ 7-11 phụ thuộc vào cấp độ kỹ năng.

Cuối cùng phải kể tới Lựu Đạn Ma Hỏa (E) của Jinx, kỹ năng gây tối đa sát thương ngay khi kẻ địch trúng phải thay vì trải đều trong 1.5 giây.

Hiện bản cập nhật 10.22 đang được thử nghiệm trên máy chủ PBE - cùng với căn chỉnh trên Yone-Yasuo- và sẽ có mặt trên máy chủ LMHTViệt Nam vào thứ Năm tuần sau (29/10).

Kiếm Âm U hết lỗi

Cách đây vài ngày, người chơi LMHTđã phát hiện ra một lỗi nghiêm trọng khiến hệ thống Thực Vật trong rừng không thế tái tạo khi bị tấn công bởi một tướng đem theo Kiếm Âm U. Đáng nói hơn, bug này cũng xảy ra tại Chung kết Thế giới 2020.

Nhưng Scruffy xác nhận một bản vá lỗi đã được tung ra để khắc phục sự cố. Đại diện Riot tuyên bố lỗi này không còn hiện diện trên máy chủ thông thường lẫn CKTG 2020.

Từ lỗi trong Xếp Hạng Đơn/Đôi, fan hâm mộ đã bắt gặp bug này trong trận Tiebreaker tranh ngôi nhất Bảng A giữa Suning vs G2 Esports vào đêm ngày 08/10.

Có thể bạn cho rằng lỗi này không đáng bận tâm nhưng nó lại tác động nhiều tới kết quả trận đấu - đặc biệt là ở đẳng cấp cao nhất. Đơn cử như Hạt Thông Nổ có thể tạo ra sự khác biệt trong những pha tranh chấp Baron hoặc xâm lăng rừng đầu trận đầy bất ngờ.

 Hoa Soi Sáng cũng cung cấp tầm nhìn quan trọng trước khi cạnh tranh mục tiêu lớn hoặc giúp người chơi tẩu thoát/truy đuổi.

Với việc Kiếm Âm U ngày càng trở nên phổ biến với cả tướng đi rừng lẫn Hỗ Trợ, bug này càng ảnh hưởng rộng khắp trong LMHT.

Thật may mắn khi thấy Riot đang nhanh chóng và nỗ lực giải quyết trục trặc in-game. Và một phần nó cũng tới từ hành động cố gắng báo cáo lỗi của số đông người chơi trong cộng đồng.

Gnar_G

">

LMHT: Riot ‘mở đường’ cho Annie và Brand Hỗ Trợ ở bản 10.22, sửa lỗi Kiếm Âm U tại CKTG 2020

Soi kèo phạt góc Atalanta vs Sassuolo, 0h00 ngày 4/1

Ảnh: Thanh Hùng

Tuy nhiên, bảng lương áp dụng đối với giáo viên mầm non hạng II và giáo viên phổ thông hạng II, có sự chênh lệch tương đối:

- Giáo viên mầm non hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);

- Giáo viên phổ thông hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2.2 (từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38).

Nhưng theo Bộ GD-ĐT, để giáo viên phổ thông có thể được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp giáo viên phổ thông hạng II phải có đủ từ 9 năm giữ hạng III và tương đương; còn giáo viên mầm non chỉ cần có đủ từ 3 năm giữ hạng III và tương đương (mặc dù Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định phải đủ từ 9 năm). Đây chính là chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với giáo viên mầm non với những đặc thù nghề nghiệp.

Bộ GD-ĐT cho hay, thời gian tới, khi Chính phủ thực hiện việc cải cách chính sách tiền lương (theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018) thì Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động. 

Đồng thời, bảo đảm nguyên tắc tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương…

Ảnh: Thanh Hùng

Theo Bộ GD-ĐT, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được hưởng các chính sách bao gồm: lương, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có), phụ cấp khu vực, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên và một số chính sách khác. 

Đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại miền núi, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng một số ưu đãi như được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức cao hơn so với các nhà giáo dạy ở đồng bằng, thành phố; hưởng thêm một số chế độ phụ cấp, trợ cấp khác như phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thanh toán tiền tàu xe khi nghỉ phép hoặc nghỉ tết hàng năm, phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt, nước sạch; phụ cấp lưu động, trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW, Bộ GD-ĐT được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất bảng lương ngành giáo dục và đào tạo theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và tính chất mức độ phức tạp của công việc. Trong đó, đã đề xuất phụ cấp ưu đãi nghề ở mức cao nhất nhằm cải thiện một phần thu nhập của giáo viên.

Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ đang triển khai xây dựng Luật Nhà giáo và kỳ vọng những chính sách về tiền lương, phụ cấp, chính sách về tuyển dụng, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên sẽ được quy định trong Luật Nhà giáo.

Hàng loạt giáo viên xin nghỉ, giám đốc sở nói: 'Chúng tôi rất áy náy'

Hàng loạt giáo viên xin nghỉ, giám đốc sở nói: 'Chúng tôi rất áy náy'

Do áp lực công việc và chế độ chính sách, thu nhập chưa đáp ứng đời sống, hàng loạt giáo viên ở TT-Huế xin nghỉ việc, chuyển nghề.">

Băn khoăn chênh lệch lương giáo viên mầm non với phổ thông, Bộ GD

0b55b319ebc4b74543a9d29e5ba809178a82b801bfa5-1.jpg
Ngô Thiện Liễu mất 13 năm để thi đại học. Ở tuổi 41, mức lương của anh được 4.000 NDT/tháng (13 triệu đồng). Ảnh: Sohu

Tháng 6/2000, ở tuổi 18, Ngô Thiện Liễu tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học nhưng không đỗ. Vì căng thẳng trong phòng thi nên kết quả của anh không như ý nguyện. Thất bại này là đòn giáng mạnh khiến anh hụt hẫng, mất niềm tin vào bản thân.

Được sự an ủi của bố, anh nhanh chóng lấy lại tinh thần, quyết định về trường cấp 3 học lại chuẩn bị kỳ thi năm sau. Sự chăm chỉ của anh được đền đáp, lần 2 thi đỗ vào Đại học Giao thông Bắc Kinh (trường thuộc dự án 211 của Trung Quốc) và trở thành niềm tự hào của cả làng.

Mặc dù đã đỗ vào đại học trong dự án 211, nhưng giấc mộng đặt chân đến Thanh Hoa vẫn đau đáu trong suy nghĩ của anh. 

Mất 13 năm và 9 lần thi đại học mới đỗ 

Tháng 9/2001, Ngô Thiện Liễu đến thăm Đại học Thanh Hoa sau khi hoàn tất thủ tục nhập học. Bước vào khuôn viên trường, anh ấn tượng với 'cung điện tri thức' từ khu vườn xanh đến những tòa nhà giảng dạy mang tính biểu tượng hay các tác phẩm điêu khắc sống động cùng bầu không khí học tập sôi nổi.

Sau chuyến đi này, nỗi đau chưa đỗ Đại học Thanh Hoa khiến anh không thể quên. Từ đó, anh dần mất đi hứng thú học tập, nghiện game và điểm số tụt dốc. Năm 2004, vì trượt nhiều môn nên anh nhận được thông báo cho thôi học của Đại học Giao thông Bắc Kinh. 

Lúc này, Ngô Thiện Liễu cảm thấy chán nản, không có ý định tiếp tục học muốn đi làm. Thiếu kỹ năng và không đủ trình độ học vấn, nên anh khó tìm việc. Sau khi bị nhiều nhà tuyển dụng từ chối, anh vào nhà máy làm công nhân dây chuyền lắp ráp. Mỗi ngày, làm việc 12 tiếng khiến anh kiệt sức.

Khi nhìn những người làm việc văn phòng, anh cảm thấy ghen tị. Hàng đêm, anh tự hỏi: "Cuộc sống công nhân có phải là điều bản thân mong muốn? Câu trả lời là: Không". Do đó, chẳng còn cách khác, ngoài việc anh phải thực hiện ước mơ thi vào Đại học Thanh Hoa.

Năm 2007, anh nghỉ việc về quê ôn thi. Dù 6 năm không động đến sách vở nhưng anh vẫn tự tin chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học trong 3 tháng. Trong lần thi này, anh đỗ Đại học Sư phạm Bắc Kinh.

Để thực hiện ước mơ vào Đại học Thanh Hoa, Ngô Thiện Liễu từ chối nhập học để tiếp tục học và thi lại. 6 năm tiếp theo, anh đỗ vào Đại học Tôn Trung Sơn, Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh, Đại học Bắc Kinh, Đại học Nam Kinh và Đại học Đông Tề.

Anh vật lộn trên con đường đặt chân đến Đại học Thanh Hoa không biết bao năm. Người thân, bạn bè không ngừng khuyên anh dừng lại. Ngay cả bố, người luôn ủng hộ cũng khuyên anh buông bỏ. Bất chấp sự phản đối của mọi người, anh không bỏ cuộc.

Đến năm 2014, sau 13 năm nỗ lực anh đỗ Đại học Thanh Hoa với số điểm 680/750. Thời điểm đó, anh nhận được sự quan tâm của truyền thông. Ở tuổi 32, Ngô Thiện Liễu chính thức trở thành sinh viên của Đại học Thanh Hoa.

36 tuổi tốt nghiệp đại học, 5 năm sau lương 13 triệu/tháng

Năm 2018, anh tốt nghiệp ở tuổi 36 nhưng phải đối mặt với vấn đề việc làm. Nhiều nhà tuyển dụng hạn chế tuyển người trên 35 tuổi, do đó anh mất nhiều cơ hội việc làm. Ngoài ra, việc thiếu kinh nghiệm làm việc và chuyên môn khiến anh gặp khó khăn khi phỏng vấn.

Không thể tìm việc ở tuổi 36, anh đến Trịnh Châu xin vào dạy tại một Trường THCS tư thục. Trải qua 9 lần thi trong 13 năm, anh có đủ kinh nghiệm nên được nhà trường nhận vào làm. Tốt nghiệp cử nhân ở Đại học Thanh Hoa, anh trở thành giáo viên dạy Toán cấp 2, sau nhiều lần tìm việc chật vật.

Dù mới vào nghề vài năm, phương pháp giảng dạy của anh nhận được nhiều phản hồi từ học sinh. Sau 5 năm gắn bó với việc dạy học, hiện tại mức lương của anh là 4.000 NDT/tháng (13 triệu đồng).  

Với mức lương không cao, nhiều người cho rằng phải mất đến 13 năm Ngô Thiện Liễu mới thực hiện được ước mơ liệu có xứng đáng. Sự kiên định, cố gắng đạt được mục tiêu của anh là tấm gương cho người học trẻ học hỏi. 

Tuy nhiên, nếu sự kiên trì trở thành cố chấp lại là bất lợi. Bởi chính Ngô Thiện Liễu thừa nhận, việc kéo dài quá trình thi 13 năm đã mất đi nhiều cơ hội việc làm và khả năng giao tiếp xã hội ngày càng kém.

Theo NetEase

8 tháng ‘chạy lũ’ của nam sinh cấp 2 được tuyển thẳng vào đại học số 1 Châu ÁLưu Dịch Hách là học sinh lớp 9 (TP Thành Đô, Trung Quốc) tiếp theo được tuyển thẳng vào lớp tài năng trẻ hàng đầu về Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng năm 2024 của Đại học Thanh Hoa.">

Chàng trai mất 13 năm thi đại học, 36 tuổi tốt nghiệp, hiện lương 13 triệu/tháng

{keywords}Vận tốc xe khoảng bao nhiêu km/h sẽ tiết kiệm nhất? (Ảnh minh hoạ)

Trước đây thì tôi luôn nghĩ rằng, xe chạy tốc độ càng cao thì sẽ đỡ hao xăng hơn so với chạy chậm. Thế nhưng, nếu tính toán khi đi đường trường với tốc độ trung bình khoảng 50km/h và cao tốc tới 100km/h, tôi không thấy có sự khác biệt nhiều về mức tiêu thụ nhiên liệu. 

Xin hỏi các chuyên gia và những anh em lái xe có kinh nghiệm, nếu đi đường trường như quốc lộ hay cao tốc thì chạy xe ở dải tốc độ khoảng bao nhiêu km/h sẽ là tiết kiệm nhiên liệu nhất? Xin trân trọng cảm ơn!

Độc giả Nguyễn Tùng Sơn (An Dương, Hải Phòng)

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mọi chia sẻ, câu hỏi vui lòng gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Xe bị trục trặc, dừng đỗ ở làn khẩn cấp thế nào cho an toàn?

Xe bị trục trặc, dừng đỗ ở làn khẩn cấp thế nào cho an toàn?

Thời gian gần đây, nhiều vụ va chạm, thậm chí tai nạn chết người liên tiếp xảy ra mà nguyên nhân do ô tô va chạm với xe đang dừng đỗ ở làn khẩn cấp. Vậy, trong tình huống này, chúng ta phải làm gì để an toàn?

">

Lái xe tốc độ bao nhiêu km/h sẽ tiết kiệm nhiên liệu nhất?

Soi kèo phạt góc Valencia vs Villarreal, 3h30 ngày 3/1

hinh 1 10.png
Có hơn 24.000 trường luyện thi/hagwon nằm ngay tại Seoul, gấp 3 lần số lượng cửa hàng tiện lợi trong thành phố.

Tháng 7/2023, chính phủ Hàn Quốc đã thông báo loại bỏ “những câu hỏi sát thủ” - những phần ghi điểm- khỏi Suneung, kỳ thi tuyển sinh đại học khét tiếng khắc nghiệt còn được gọi là SAT Hàn Quốc.

“Tôi cảm thấy lo lắng về những hậu quả tiềm tàng đối với tương lai của tôi”, Kim nói với Tạp chí TIME. “Bài thi SAT Hàn Quốc dựa trên sự đánh giá tương đối và việc giảm bớt các câu hỏi khó chắc chắn sẽ dẫn đến một kết quả không mong muốn, đặc biệt là đối với những học sinh muốn đạt thành tích cao”.

Động thái này là bước đi mới nhất được thực hiện trong sáng kiến kéo dài hàng thập kỷ nhằm “trấn áp” ngành dạy thêm tư nhân đang bùng nổ ở nước này. 

Bất chấp số lượng học sinh giảm vào năm 2023, chi tiêu toàn quốc cho dạy thêm vẫn tăng lên mức kỷ lục 26 nghìn tỷ won (20 tỷ USD) tại Hàn Quốc. Trong khi đó, quốc gia này cũng có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, điều này gây ra mối lo ngại nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Khi một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học xuất hiện, các nhà chức trách đang nhắm tới các hagwon hay còn gọi là “trường luyện thi”- các cơ sở dạy kèm có khoảng 80% học sinh Hàn Quốc theo học. Có hơn 24.000 hagwon nằm ngay tại Seoul, gấp 3 lần số lượng cửa hàng tiện lợi trong thành phố.

Tuy vậy, nhiều thập kỷ cải cách chỉ làm trầm trọng thêm sự phụ thuộc mang tính hệ thống vào hagwon và các biện pháp gần đây cũng được cho không giải quyết được gốc rễ các vấn đề giáo dục của Hàn Quốc. Nguyên nhân bao gồm văn hóa cạnh tranh khắc nghiệt hay thị trường lao động mất cân bằng.

“Thật khó để tự mình chuẩn bị cho kỳ thi ở trường khi các hagwon cung cấp rất nhiều tài liệu học tập bạn không thể có được. Việc mọi người khác đều đến hagwon khiến tôi cảm thấy như mình đang bỏ lỡ điều gì đó nếu không tham gia. Nó giống như điều trị các triệu chứng chứ không phải bệnh tật. Vấn đề giáo dục sẽ luôn nóng ở Hàn Quốc trừ khi việc chú trọng đến bằng cấp được giảm bớt”, Kim cho biết.

Bám víu vào yếu tố quyết định thành công

Trong nhiều thập kỷ, các nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã cố gắng tiến hành các quy định để xoa dịu những lo lắng về học thuật, từ lệnh giới nghiêm đối với các trường luyện thi cho đến lệnh cấm hoàn toàn vào những năm 1980.

Tuy nhiên, nỗ lực vô vọng bởi mong muốn đạt điểm cao trong kỳ thi Suneung, được coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của người Hàn.

hinh 2 7.png
 Các học sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học xếp hàng để nhận hướng dẫn làm bài thi tại tỉnh Kyunggi.

Vào ngày Suneung, thường diễn ra vào tháng 11, cả Hàn Quốc nín thở khi nửa triệu học sinh dự thi. Máy bay bị cấm bay để giảm thiểu tiếng ồn, các doanh nghiệp địa phương và thị trường chứng khoán mở cửa muộn hơn bình thường và cảnh sát có nhiệm vụ hộ tống những sinh viên đến muộn. Trong khi đó, cha mẹ và ông bà đổ xô đến chùa để cầu nguyện cho điểm thi tốt.

Mỗi mùa Suneung, chỉ khoảng 20% thí sinh thi lại để giành được một suất vào các trường đại học mơ ước.

 “Một số em có thể cảm thấy rằng việc tốt nghiệp từ các trường đại học khác chẳng có ý nghĩa gì”, GS Ty Choi từ ĐH Ngoại ngữ Hankuk, nói. 

“Điều này gắn liền với ý nghĩa của thành công ở Hàn Quốc. Bạn muốn có một cuộc sống ổn định và cuộc sống ổn định có nghĩa là được tuyển dụng vào một công ty chaebol”, ông nói thêm, ám chỉ các tập đoàn lớn, thường do gia đình điều hành, thống trị nền kinh tế Hàn Quốc. 

Các công ty này hầu như chỉ tuyển dụng từ ba trường đại học hàng đầu của đất nước và đối với hầu hết sinh viên thông minh nhất của Hàn Quốc, đó là chaebol hoặc không là gì.

Trong khi đó, PGS Sonia Exley tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, nhận định: “Thực chất, vấn đề cốt lõi nằm ngoài chính sách giáo dục”. GS chỉ ra mức độ “phân cực trong thị trường lao động” của Hàn Quốc là thủ phạm thực sự.

“Số lượng việc làm tại các công ty hàng đầu là có hạn, khó và có tính cạnh tranh cực kỳ cao. Điều đó có tác động nhỏ giọt trở lại hệ thống giáo dục. Những gì bạn thấy là mọi người đang cố gắng hết sức để vào được các trường đại học hàng đầu để họ có thể có được một trong những công việc hàng đầu đó”.

1/3 học sinh cấp 2, cấp 3 có ý định tự tử do căng thẳng

Tuy nhiên, khi các gia đình ở Hàn Quốc phải gánh chịu gánh nặng tài chính để trả chi phí khổng lồ cho giáo dục tư nhân. Gia đình hy vọng khoản đầu tư sẽ được đền đáp trên thị trường lao động. 

Ngày càng có nhiều người trẻ Hàn Quốc không hài lòng với việc thiếu cơ hội tương xứng với bằng cấp của họ và đã từ bỏ việc tìm kiếm việc làm. Một cuộc khảo sát của chính phủ vào tháng 6/2023 ghi nhận 357.000 người ở độ tuổi 20 thất nghiệp và không tích cực tìm kiếm việc làm, tăng 11% so với năm ngoái.

Những cải cách giáo dục hầu như không làm giảm khả năng cạnh tranh trong học thuật, thay vào đó lại khiến phụ huynh và học sinh lo lắng và gửi họ đến các hagwon. Tuy nhiên, sức khỏe của nhiều học sinh bị ảnh hưởng, những người nhận thấy mình đang phải chịu áp lực và kỳ vọng ngày càng tăng trong học tập. 

“Các em được cha mẹ hoặc giáo viên dạy phải vượt trội hơn những người khác. Giống như người bạn cùng lớp chính là kẻ thù học thuật của bạn. Bầu không khí mà hagwon tạo ra khá áp lực và bí bức”.

Sự nhấn mạnh vào điểm số đôi khi có thể là quá sức đối với học sinh cấp hai và cấp ba ở Hàn Quốc, khi hơn 1/3 (33.8%) trong số các em cho biết đã từng có ý định tự tử do căng thẳng trong thành tích học tập, theo Yonhap.

Tử Huy

'Mẹ ơi, các bạn học thêm ở nhà cô điểm cao hơn'Chị T. chia sẻ, vì tâm lý lo lắng con không được quan tâm nên khi biết cô giáo mở lớp học thêm tại nhà, dù con chỉ mới học lớp 1, chị cũng đã đăng ký.">

Ngành công nghiệp dạy thêm đạt 20 tỷ USD bất chấp lệnh cấm 

友情链接