Ưu điểm của dòng bán tải F-series là mẫu mã đa dạng, giá cả phải chăng, bền bỉ kèm theo tính đa dụng. Trong đó, Ford F-150 Raptor hiện đang là mẫu bán tải được ưa chuộng nhất gia đình F-series. Sở hữu động cơ V6 tăng áp kép, hộp số 10 cấp, công suất 450 mã lực, một chiếc Ford F-150 Raptor tại Mỹ đang có giá khoảng 55.000 USD.
Theo dự đoán, dòng bán tải F-series sẽ tiếp tục giữ ngôi vị số 1 tại Mỹ trong năm 2020, dù việc kinh doanh bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch Covid-19.
2. Nhật Bản - Honda N-Box
Với một quốc gia có văn hóa ưu tiên sử dụng hàng nội địa như Nhật Bản, các hãng xe nước ngoài hiếm khi có sản phẩm lọt vào danh sách xe bán chạy tại đây.
Đặc biệt tại Nhật có rất nhiều chiếc xe chỉ được bán ở thị trường trong nước mà không được xuất khẩu ra nước ngoài. Tiêu biểu là loại xe Kei hay còn gọi là K-Car đang thống trị tại quốc gia này.
![]() |
Xe Kei mang đậm dấu ấn văn hóa Nhật Bản. Ảnh: Webcartop |
Xe Kei thường có dạng khối hộp vuông vắn, kích thước nhỏ nhắn, trang bị động cơ dung tích tối đa 660 cc. Thậm chí, những chiếc K-Car còn có kích thước nhỏ hơn nhiều so với mẫu Kia Morning hay Daewoo Matiz thường thấy tại Việt Nam.
Trong năm 2019, vị trí quán quân tại thị trường Nhật Bản thuộc về mẫu xe Kei Honda N-Box với doanh số 253.500 chiếc. Xe được trang bị động cơ xăng dung tích 660 cc, công suất 58 mã lực kèm theo hộp số CVT. Giá của mỗi chiếc Honda N-Box dao động từ 1,4 - 2 triệu Yên (khoảng 300 - 420 triệu đồng).
Tính đến thời điểm hiện tại, Honda N-Box vẫn tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất tại Nhật Bản trong năm 2020.
3. Đức - Volkswagen Golf
Tại Đức, Volkswagen xứng đáng được gọi là hãng xe ô tô quốc dân. Không những thế, đây còn là thương hiệu xe bán chạy nhất tại châu Âu trong nhiều năm qua.
Trong quá khứ, Volkswagen từng leo lên đỉnh vinh quang với mẫu xe con bọ Beetle, còn hiện tại nhà sản xuất này cũng đang thành công với một mẫu xe cỡ nhỏ khác, chiếc Volkswagen Golf.
![]() |
Volkswagen Golf là mẫu xe bán chạy nhất tại Đức và châu Âu. Ảnh: Caradvice |
Trong năm 2019, Volkswagen Golf dễ đàng chiếm vị trí số 1 tại thị trường Đức với doanh số 204.550 chiếc, bỏ xa vị trí thứ 2 là Volkswagen Tiguan (87.771 chiếc), thứ 3 là Mercedes C-class (64.403 chiếc). Theo dự đoán, chiếc xe này vẫn tiếp tục giữ ngôi đầu bảng trong năm 2020.
Volkswagen Golf có thiết kế nhỏ gọn, sở hữu động cơ 2 lít, công suất 228 mã lực. Chiếc xe này được các khách hàng đánh giá cao về độ ổn định cũng như khả năng xử lý. Hiện tại, Volkswagen Golf đang có giá bán dao động từ 30.000 - 38.000 USD tùy theo phiên bản.
4. Hàn Quốc - Hyundai Grandeur
Dù gia nhập ngành sản xuất ô tô khá muộn nhưng các hãng xe Hàn Quốc nhanh chóng trở thành một thế lực, cạnh tranh mạnh mẽ với đối thủ đến từ Nhật Bản.
Và cũng giống như tại Nhật Bản, người dân Hàn Quốc rất ưa chuộng các sản phẩm xe hơi nội địa. Danh sách những chiếc ô tô bán chạy nhất quốc gia này đều thuộc về 2 thương hiệu là Hyundai và Kia.
Trong năm 2019, danh hiệu quán quân đã thuộc về mẫu xe sedan Hyundai Grandeur. Với đà tăng trưởng ấn tượng, Grandeur rất có thể sẽ tiếp tục thống trị thị trường xe Hàn Quốc trong năm nay.
![]() |
Hyundai Grandeur sở hữu phong cách thiết kế nổi bật. Ảnh: otojurnalisme |
Ra mắt lần đầu vào năm 1986, Hyundai Grandeur (Azera) là mẫu xe sedan fullsize cỡ lớn, sang trọng được xếp ở phân khúc trên của chiếc Hyundai Sonata. Với nhiều đột phá thiết kế ngoại thất, nội thất, Hyundai Grandeur đang là mẫu xe làm mưa, làm gió tại Hàn Quốc trong năm vừa qua.
Tại thị trường nội địa, giá của chiếc Hyundai Grandeur 2020 đang dao động từ 28.150 USD (653 triệu đồng) cho phiên bản động cơ 2.5 lít tới 38.360 USD (890 triệu đồng) cho phiên bản động cơ hybrid đắt nhất.
Ngân Vũ(Tổng hợp)
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin bài, video, hình ảnh về Ban Ô tô - xe máy, báo VietNamNet qua email: Otoxemay@vietnamnet.vn. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải, xin trân trọng cảm ơn!
Ở một số nước có sẵn ngành công nghiệp ô tô, lực lượng cảnh sát ưu tiên dùng xe nội địa.
" alt=""/>Những mẫu xe hút khách nhất ở bộ tứ cường quốc sản xuất ô tôMột tấm hình ghi “Em đang ở Kafr NABL, vùng ngoại ô Idlib, hãy cứu em”, bức khác lại viết “Em đang ở Kafr, cứu em với”.
Những hình ảnh này đăng bởi Văn phòng Truyền thông Syria (RFS), bộ phận thuộc lực cách mạng chống lại chính phủ tổng thống Bashar al-Assasd, có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Người phát ngôn của RFS nói với Independent: “Chúng tôi muốn dùng cơn sốt Pokemon hiện nay cho thế giới thấy tấn thảm kịch từ các cuộc không kích của chính quyền Bashar al-Assasd gây ra cho người dân Syria, nhất là trẻ em”.
“Hoạt động này nhằm đề cao nhận thức và thu hút sự chú ý của mọi người để giúp đỡ trẻ em Syria sống trong vùng chiến sự”, người này nói thêm.
![]() |
Trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ chiến tranh Syria. Ảnh: RFS. |
Hiện tại, những tấm hình này đã có hơn 21 nghìn lượt chia sẻ và rất nhiều bình luận, hầu hết bày tỏ niềm cảm thông và gửi lời cầu nguyện đến các em.
Các tấm hình cũng được chia sẻ trên Twitter. Một người dùng xúc động khi viết “Trò Pokemon mà bạn chưa từng được thấy".
Kể từ khi nổ ra vào năm 2011, cuộc chiến tại Syria đã khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người rời bỏ nhà cửa. Khi Pokemon Go trở thành từ khóa chiếm lĩnh truyền thông, các nhà hoạt động nhân đạo dùng chúng để thu hút sự chú ý về Syria.
Tổ chức vận động Chiến dịch Đoàn kết Syria (SSC) có trụ sở tại Anh cho rằng, Syria cần nhận nhiều sự quan tâm hơn là Pokemon Go.
![]() |
Các tổ chức nhân đạo vẫn xem Syria như một điểm nóng cần trợ giúp. Ảnh: RFS. |
Loạt ảnh ra mắt sau khi hơn 50 dân thường, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em đã thiệt mạng trong các cuộc không kích gần đây.
Phát ngôn viên RFS cho rằng “Trẻ em là nạn nhân của tội ác chiến tranh tại Syria. Các cuộc tấn công diễn ra thường xuyên hơn và mức độ tàn bạo cũng ngày một gia tăng. Những đứa trẻ vô tội này phải trả giá cho sự thờ ơ của quốc tế”.
Tổ chức Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) ước tính có khoảng 35.000 trẻ em đang bị mắc kẹt chỉ riêng tại thành phố Manbji, Syria, nơi thường xuyên gánh chịu các cuộc không kích của chính phủ.
" alt=""/>Trẻ em Syria dùng ảnh Pokemon để kêu gọi giải cứuTrên trang tin nội bộ của FPT, ông Hoàng Minh Châu vừa có bài viết về yếu tố quan trọng để doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, theo ông đó chính là cần có một môi trường tốt cho khởi nghiệp. ICTnews đăng tải nguyên văn bài viết để giới thiệu đến độc giả một góc nhìn về điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp khởi nghiệp của một trong những thành viên sáng lập FPT, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT và hiện là Cố vấn cao cấp về Văn hóa của tập đoàn này:
Ông Đinh La Thăng vừa đặt mục tiêu đến năm 2020, TP HCM sẽ có 500.000 doanh nghiệp. Đây là mục tiêu rất cao, vì theo Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong, hiện có 270.000 doanh nghiệp đăng ký, nhưng thực chất chỉ có 170.000 doanh nghiệp hoạt động. Như vậy, trong 4 năm, cần có thêm 330.000 doanh nghiệp mới.
Nhiều người nghi ngờ khả năng đạt được mục tiêu này. Thay vì bàn lùi, tôi xin bỏ một phiếu ủng hộ quyết tâm này của Bí thư Thành uỷ, vì càng có nhiều doanh nghiệp mới càng tốt. Chúng sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, đồng thời góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng “kinh tế tư nhân nắm vai trò chủ đạo”.
Để khuyến khích các bạn trẻ khởi nghiệp, theo tôi, quan trọng nhất cần có một môi trường khởi nghiệp tốt. Vậy như thế nào là một môi trường khởi nghiệp tốt?
Tôi xin hiến kế, bằng cách kể câu chuyện về một môi trường khởi nghiệp, mà tôi được biết cách đây gần chục năm khi đến thăm Hiệp hội CNTT tỉnh Quảng Tây.
Thú thật, tôi có hơi lăn tăn khi kể câu chuyện này. Tôi biết nhiều người không thích khi nhắc đến người hàng xóm. Tôi cũng vậy thôi. Tuy nhiên, tôi không phải là người cực đoan. Ghét thì vẫn ghét, nhưng họ có cái gì hay thì vẫn nên học hỏi.
Lúc ăn trưa với cán bộ Hiệp hội Quảng Tây, tôi được giới thiệu với một nữ doanh nhân trẻ. Khi đó, cô gái này mới 27 tuổi, nhưng đã là Chủ tịch kiêm TGĐ một công ty tư nhân, chuyên cung cấp giải pháp phần mềm cho các nhà máy đường, với 200 nhân viên.
Thấy cô gái quá trẻ nên tôi nghĩ, công ty này chắc là do bố mẹ cô dựng lên cho con gái. Tôi hỏi để kiểm tra sự nghi ngờ của mình: “Công ty này do chính cô thành lập?”, tôi hỏi. “Vâng. Em thành lập nó được 4 năm. Bắt đầu từ số 0. Hiện nay, 25% các nhà máy đường của cả nước là khách hàng của công ty em”.
Tôi thật sự ấn tượng. Đã từng lăn lộn trong lĩnh vực giải pháp phần mềm, tôi biết không dễ để đạt được thành công như cô gái trẻ này. Tôi liền đề nghị cô kể chi tiết toàn bộ quá trình khởi nghiệp và thật may mắn là cô vui vẻ đồng ý.
" alt=""/>Cố vấn cao cấp FPT 'ngỡ ngàng' với thành công khởi nghiệp của cô gái Trung QuốcTheo nguồn tin của ICTnews, những game online đầu tiên được cấp Quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trở lại gồm hai game di động là iGà và Chinh Đồ Mobile của SohaGame, thuộc công ty VCCorp, một webgame là Thần Thoại Võ Lâm của công ty cổ phần Một Thế Giới (One World) và một game cài đặt (client) là Tân Thiên Long của VNG.
Hiện quá trình cấp Quyết định phê duyệt nội dung kịch bản cho các game khác vẫn được Bộ TT&TT tiến hành và trong thời gian tới, rất nhiều game sẽ được thông qua.
" alt=""/>Tân Thiên Long của VNG đã được cấp phép