Theo quy định tại Điều 21 nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, ô tô xe máy không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe sẽ bị phạt như sau:Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực….
 |
Các phương tiện tham gia giao thông phải có bảo hiểm là quy định bắt buộc |
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực…
Như vậy mức phạt đối với người điều khiển xe cơ giới mà không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc không có hoặc không còn hiệu lực như sau:
– Đối với xe mô tô, xe gắn máy: 80.000 đồng đến 120.000 đồng.
– Đối với xe ô tô, máy kéo: 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
(Theo Cartime)

Tay chơi phố núi tiết lộ về siêu xe Lamborghini mui trần độc nhất Việt Nam
Chủ nhân của chiếc siêu xe Lamborghini Murcielago LP640 Roadster mui trần độc nhất Việt Nam tiết lộ, chiếc xe cho anh một cảm giác phấn khích đặc biệt nhưng nó vẫn chỉ là vợ hai!
" alt=""/>Đi xe không có bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?

Việc trục lợi và thương mại hóa lễ hội hay hội không chỉ bằng sản phẩm cụ thể (bán ấn, bán quà lưu niệm, bán thịt trâu, vật phẩm, sản vật...) mà còn có nhiều cách tinh vi hơn, khó phân tích và đoán định hơn...
Đơn cử như việc một số nơi tổ chức Hội Chọi trâu, nhưng lại thường gọi là lễ hội Chọi trâu nhằm quan trọng hóa việc tổ chức để có điều kiện trục lợi nhiều hơn.
Sau màn chọi trâu kết thúc là màn mổ thịt trâu không thương tiếc kể cả trâu thắng cũng như trâu thua và bán càng đắt, càng nhiều càng tốt, bất chấp việc cơ quan quản lý nhà nước có cho phép hay không, có đúng thuần phong mỹ tục hay không, có đúng quy định hay không.
Cùng với những hành vi cụ thể đó, việc vô tư hoặc cố tình vi phạm, xâm hại di tích, di sản diễn ra tương đối nhiều tại các di tích, di sản nổi tiếng trong hàng chục năm qua đã cho chúng ta thấy thực trạng đáng báo động về vấn đề tôn trọng Tâm-Linh như thế nào.
Lễ hội: Trục lợi và thương mại hóa
Từ đây, chúng ta đã rõ bức tranh hội chọi trâu truyền thống ở một số nơi như đã quảng cáo nhuốm màu trục lợi vật chất thô thiển, thương mại hóa rõ ràng ẩn núp dưới truyền thống văn hóa sinh hoạt cộng đồng, tính nhân văn của lễ hội.
Việc trục lợi và thương mại hóa lễ hội hay hội không chỉ bằng sản phẩm cụ thể (bán ấn, bán quà lưu niệm, bán thịt trâu, vật phẩm, sản vật...) mà còn có nhiều cách tinh vi hơn, khó phân tích và đoán định hơn, nếu không có kinh nghiệm để đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan.
Bên cạnh những di tích di sản, ban tổ chức, ban quản lý nghiêm túc chấp hành thì còn rất nhiều các địa điểm khác, các ban tổ chức, ban quản lý, những người trông coi di tích di sản dường như không biết hoặc không quan tâm việc thực hiện nghiêm túc theo quy định. Có những nơi khi bị phát hiện thì cũng không xử lý ngay (có thể do cả nể, không có chế tài cụ thể hoặc những lý do tế nhị khác...) nên dẫn đến việc từ năm này qua năm khác không được thực hiện, gây bức xúc và có nguy cơ làm ảnh hưởng đến những nơi thực hiện nghiêm túc. Nhiều điểm bức xúc và tiêu cực chỉ được các cơ quan chức năng quan tâm xử lý khi xảy ra những sự cố hoặc khi truyền thông đưa tin và lãnh đạo cấp trên phải vào cuộc chỉ đạo..
Việc trục lợi có thể chỉ là những hành vi như mời đại biểu đến dự để làm cầu nối đặt quan hệ công việc sau này hoặc để góp phần thu hút càng nhiều người tham gia càng tốt.
Việc trục lợi có thể chỉ đơn cử việc đặt hòm công đức tại các di tích, di sản: Từ năm 2012, Quyết định số 2245 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định cụ thể về số hòm công đức và tiền giọt dầu tại mỗi di tích, mỗi di tích đặt không quá 3 hòm công đức tại 3 ban thờ chính. Nhưng biến tướng của hòm công đức hiện nay đã bị đánh tráo khái niệm khi không ghi tên hòm công đức nữa mà ghi tên hòm dầu nhang hay thùng đèn nhang... Hiện tượng này đã làm cho những di tích di sản, nơi thờ tự bị "rẻ rúng", bị xem thường khi bị một bộ phận lợi dụng để trục lợi cho bản thân vì lợi ích trước mắt.
TS Khoa học Phan Đình Tân - Phó chủ nhiệm chuyên trách Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung Ương.
" alt=""/>Lễ hội: Trục lợi và thương mại hóa