Nhận định, soi kèo RB Bragantino vs Ceara, 06h00 ngày 1/4: Khó phân thắng bại
Nguyễn Quang Hải - 31/03/2025 08:44 Brazil lich phat song bong da hom naylich phat song bong da hom nay、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
HR-V tiếp tục được chính hãng thông báo ưu đãi đến 100% phí trước bạ trong tháng 2/2022.
Như vậy, sau ưu đãi 100% phí trước bạ, tùy theo tỉnh thành và phiên bản xe mà người dùng có thể tiết kiệm từ 78 – 104 triệu đồng khi mua Honda HR-V trong tháng 2/2022 này.
Tương tự, mẫu xe nhà Honda, CR-V cũng nhận mức giảm giá khá sâu đợt này. Cụ thể, CR-V 2022 đang có mức giảm cao nhất lên tới 90 triệu đồng đối với bản L màu đen, 83 triệu đồng đối với xe màu trắng xuống còn lần lượt là 1,028 và 1,035 tỷ đồng. Phiên bản CR-V G có mức giảm tiền mặt 78 triệu đồng xuống còn 970 triệu đồng. Phiên bản CR-V E giảm 70 triệu đồng xuống còn 928 triệu đồng.
Kèm theo ưu đãi 50% phí trước bạ từ Chính phủ, đợt này, giá lăn bánh xe Honda CR-V 2021 sẽ giảm từ 122 – 157 triệu đồng, tùy theo phiên bản và khu vực đăng ký.
Ở mức giảm thấp hơn, Honda City đang được hỗ trợ cao nhất 35 triệu đồng đối với bản RS và bản L, còn bản G đang có mức giảm tiền mặt 23 triệu đồng. Riêng bản City E không có xe, khách hàng muốn nhận xe phải đặt trước từ 2 – 3 tháng.
Sau Tết, hai mẫu xe Lux A2.0 và Lux SA2.0 nhà Vinfast cũng nhận ưu đãi rất hấp dẫn. Khách mua xe VinFast Lux A2.0 và VinFast Lux SA2.0 trong thời gian từ 04/01 - 28/02 sẽ được tặng 50% lệ phí trước bạ. Cộng thêm chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ đối với ô tô lắp ráp trong nước, người mua xe VinFast Lux sẽ tiết kiệm số tiền lên tới 150 triệu đồng.
Lux A2.0 và Lux SA2.0 nhà Vinfast cũng nhận ưu đãi rất hấp dẫn. Trái ngược hoàn toàn với không khí giảm giá sôi nổi tại thị trường ô tô Việt sau Tết, một số xe hot khác lại được điều chỉnh tăng giá bán. Đáng chú ý nhất là Ford Explorer 2022 vẫn “kênh giá” tại đại lý. Ở thời điểm hiện tại, nếu đặt mua Ford Explorer 2022, khách Việt vẫn phải chi thêm 300 triệu đồng và thời điểm nhận xe sớm nhất sẽ là cuối tháng 2, thậm chí nếu thay đổi sẽ phải chờ sang tháng 3.
Ford Explorer 2022 vẫn “kênh giá” lên đến 300 triệu đồng tại đại lý Sức hút và hiếm hàng là nguyên nhân khiến mẫu xe này bị đẩy giá lên cao tại các đại lý.
Giá xe Toyota Corolla Cross đã được điều chỉnh tăng thêm 10 triệu đồng cho tất cả các phiên bản. Hiện tại, Toyota Corolla Cross 2022 phiên bản 1.8 G có giá 730 triệu đồng, 1.8V có giá 830 triệu đồng và 1.8HV có giá 920 triệu đồng. Nếu chọn xe màu trắng Ngọc Trai, khách hàng phải chi thêm 8 triệu đồng.
Hãng xe Hàn Quốc, Kia cũng âm thầm điều chỉnh giá xe KIA Soluto. Theo đó, bản AT Deluxe tăng từ 429 triệu đồng lên 439 triệu đồng. Những bản còn lại vẫn giữ nguyên giá cũ.
Y Nhụy
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Lượng ô tô sản xuất trong nước tiếp tục tăng mạnh tháng đầu năm 2022
Lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tháng 1/2022 ước đạt 38.300 chiếc, tăng mạnh so với tháng trước và cùng kỳ năm 2021.
" width="175" height="115" alt="Giá xe sau Tết: Ford Explorer chênh 300 triệu, Honda CR" />Giá xe sau Tết: Ford Explorer chênh 300 triệu, Honda CR
2025-04-02 05:37
-
Hà Nội quyết định chưa số hóa CSDL hạ tầng vận tải công cộng bằng xe buýt
2025-04-02 04:47
-
Dân mạng đua nhau chế ảnh Pokemon Go với góc nhìn 'lạ'
2025-04-02 04:47
-
Tại sao web đen bắt trả tiền vẫn sống khỏe?
2025-04-02 04:26



Với chủ đề “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”, tọa đàm có sự tham dự của ông Trần An, đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN; PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội; ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam và đại diện một số doanh nghiệp.
Chia sẻ về lý do tổ chức tọa đàm, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập báo VietNamNet cho biết: KHCN có vai trò rất quan trọng tạo sự bứt phá cho xã hội. Vì thế, các nước tiên tiến đều tập trung đầu tư cho KHCN để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững. Ở Việt Nam, KHCN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo những bước nhảy vọt cho sự phát triển. Vai trò này cũng được Đảng và Nhà nước khẳng định từ nhiều năm trước bằng nhiều nghị quyết, văn bản. Bên cạnh đó, việc đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
![]() |
Ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập Báo VietNamNet |
Trong những năm qua có một thực tế rằng mỗi liên hệ giữa hoạt động nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ. Thực tế này khiến cả nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước và người dân đều thiệt thòi, tiềm năng sẵn có không được phát huy. Nhiều sáng chế, giải pháp được nghiên cứu, nhưng gặp khó khăn về thương mại hóa.
Trước vấn đề này, Chính phủ đã nổ lực thúc đẩy kết nối giữa ba nhà gồm viện, trường - doanh nghiệp - nhà nước. Từ đó cải thiện chất lượng thị trường giao dịch, mối quan hệ cung cầu công nghệ, chuyển giao sản phẩm công nghệ mới được phát triển. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu KHCN. Bộ cũng thúc đẩy chuỗi phát triển thị trường KHCN phải bao gồm nghiên cứu - trung gian và chuyển giao. Trong đó, chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học.
Thời gian qua, dù thị trường KHCN đã được định hình và phát triển, nhưng nguồn cung về các giải pháp, thiết bị dịch vụ công nghệ còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị giao dịch công nghệ chung toàn nền kinh tế là 20,9%. Trong đó, mức độ đóng góp những nghiên cứu từ viện, trường vào công nghệ chủ lực còn thấp. Nguồn cung thị trường KHCN chưa cao do những công trình nghiên cứu tại các trường được trải qua nhiều bước sàng lọc trước khi xem xét tới khả năng thương mại. Bởi có một số nghiên cứu dù có kết quả nghiệm thu tốt nhưng chưa sẵn sàng chuyển giao và có đủ điều kiện, yếu tố thị trường để doanh nghiệp, thị trường đón nhận.
Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI thực hiện mới đây, có tới gần 85% doanh nghiệp tự tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có gần 14% doanh nghiệp đã phối hợp với đơn vị bên ngoài triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm.
"Trên tinh thần đó, báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để giải đáp thông tin chính sách của Nhà nước về thị trường KHCN; những thành tựu, kinh nghiệm mà doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu đã đạt được trong quá trình phát triển thị trường KHCN. Đây cũng là một trong những động lực và là đích đến của KHCN nước nhà, thương mại hóa và đưa các sản phẩm ra đời sống, phục vụ phát triển đất nước, phục vụ đời sống nhân dân, cũng là tự phát triển bản thân và khẳng định mình”, Phó Tổng Biên tập Võ Đăng Thiên cho biết.
![]() |
Thưa ông, Bộ KHCN đã đưa ra chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học. Vậy chương trình này hoạt động đã đem lại kết quả ra sao thưa ông?
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chương trình phát triển thị trường KH và CN đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8-11-2013 và bắt đầu triển khai từ năm 2015, Chương trình đã đạt được một số kết quả như sau:
Tổ chức trung gian có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ vì vậy thông qua Dự án “Xây dựng hệ thống liên kết các sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến vùng duyên hải Bắc Bộ nhằm thúc đẩy thị trường công nghệ tại Việt Nam” đã góp phần kết nối 05 sàn giao dịch công nghệ của 05 tỉnh/thành Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình ứng dụng CNTT trong việc kết nối mua bán công nghệ, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.
![]() |
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN (Bộ KHCN) |
Đối với tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, đã có hơn 25 sản phẩm được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt từ dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của Chương trình, đã góp phần nhằm làm tăng số lượng sản phẩm công nghệ được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và tạo động lực gia tăng giá trị giao dịch mua bán tài sản trí tuệ bao gồm (giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ).
Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức các sự kiện về xúc tiến chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Chợ chợ công nghệ và thiết bị; Trình trình diễn kết nối cung - cầu công nghệ; ngày hội khởi nghiệp công nghệ và các sự kiện về đổi mới sáng tạo; triển lãm sáng chế, triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ tiềm năng thương mại hóa ở trong nước và nước ngoài. Các sự kiện này tổ chức hàng năm quy mô vùng, quốc gia và quốc tế đã thúc đẩy hoạt động giao dịch công nghệ và thiết bị, tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KH&CN.
Có một thực trạng là việc liên kết giữa nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Vậy chúng ta đã có những giải pháp gì để giải quyết bài toán này?
Ông Trần An: Việc thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ giữa viện, trường với doanh nghiệp vẫn là một bài toán khó. Chỉ 5,7% doanh nghiệp được hỏi cho biết tìm đến viện, trường khi có nhu cầu ứng dụng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần tập trung hoàn thiện thể chế chính sách để phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong bối cảnh mới; phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ; thúc đẩy phát triển nhu cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ tại các doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường khoa học và công nghệ; tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc xã hội hóa các sự kiện thúc đẩy kết nối cung - cầu công nghệ với sự tham gia của khu vực tư nhân…
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN). Theo đánh giá của ông thì các mô hình mà nhà nước hỗ trợ cho việc nghiên cứu KHCN và thương mại nó ra sao?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Để hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu trở nên hiệu quả thì có mấy vấn đề. Một là: ta phải có kết quả nghiên cứu tốt, có thể giải quyết được bài toán thị trường. Hai là đôi khi chúng ta nghĩ mọi nghiên cứu phải đi đến thị trường ngay song thực ra nghiên cứu có nhiều sứ mệnh. Nếu nghiên cứu cơ bản, nó để phát triển tri thức, các nhà khoa học luôn phải làm để đóng góp cho kho tàng tri thức nhân loại, ngoài ra các nhà khoa học còn có thêm nhiệm vụ đào tạo. Nghiên cứu cơ bản đóng góp rất tốt cho tri thức và đào tạo, nếu đi tới thị trường cần quá trình dài.
Về nghiên cứu ứng dụng, phải định hướng thị trường. Chúng ta mong muốn từ một đề tài ra thẳng thị trường, các nước cũng không làm được điều đó.
Do đó, đầu tiên, chúng ta phải xác định rõ vai trò và sứ mệnh của nghiên cứu khoa học. Thứ hai, chất lượng chúng ta không thể nào chuyển giao và doanh nghiệp không tìm đến nếu chất lượng không đáp ứng được.
Khi có quản lý tốt rồi mới nghĩ tới sự hỗ trợ của bước đi ra thị trường. Nhà nước nên đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu vì bao giờ cũng thế, lượng đổi chất sẽ đổi đặc biệt trong bối cảnh chất lượng còn tương đối thấp. Tuy nhiên, hiện tại, làn sóng các bạn trẻ trở về nước, cung cấp đủ kinh phí họ làm nghiên cứu để từ đó ra sản phẩm… Cần trợ lực hơn nữa để có thể bùng nổ.
![]() |
Ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN) |
Chương trình sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp đặt hàng cho các nhà khoa học. Vấn đề đến từ hai phía nhưng chúng ta có vẻ đang tập trung vào phía đưa nghiên cứu từ ngăn tủ ra thị trường. Vấn đề ngược lại là từ doanh nghiệp đến nhà khoa học, tôi kỳ hơn vào chiều này.
Các chương trình hỗ trợ chỉ có thể đến điểm bùng nổ nếu kết quả đủ tốt. Hai bên không có gì để gặp nhau, nếu ép gặp cũng khó. Nếu sản phẩm đủ tốt, thị trường có nhiều quỹ, doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân sẵn sàng bỏ tiền vào làm.
Thưa ông, tại Viện Công nghệ thông tin và truyền thông của ông có gặp phải khó khăn nào khi nghiên cứu và thương mại hóa các sản phâm công nghệ?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Chúng tôi có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường nhưng quy mô còn hạn chế. 3 năm gần đây, tình hình khởi sắc hơn nhiều vì đầu tư của nhà nước gửi anh em đi học nước ngoài, nhiều người trở về.
Trình độ phát triển cũng có sự thay đổi về bản chất, chúng ta dần nhận ra câu chuyện nền công nghiệp chỉ dựa vào gia công không còn nhiều dư địa phát triển, do đó phải đầu tư nghiên cứu khoa học. Khi đầu tư chắc chắn sẽ có thành quả. Khi có kết quả tốt, lại có câu chuyện các bạn tự tìm tòi đưa sản phẩm đến thị trường.
Chúng tôi chưa có dự án nào dựa vào hệ thống hỗ trợ của nhà nước mà đa phần các bạn tự triển khai. Ví dụ, các bạn đi thi các giải thưởng như Nhân tài Đất Việt, sau đó các bạn đi gặp quỹ đầu tư hoặc quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lập nhóm để startup hoặc spinoff. Tôi thấy có 4, 5 nhóm như vậy và họ có sản phẩm độc đáo.
Cái hay là để một doanh nghiệp đầu tư cho R&D để nuôi được 5 tiến sĩ từ nước ngoài về như vậy, mỗi tháng phải bỏ ra tối thiểu 1 tỷ, 1 năm chưa ra được gì mất khoảng 12 tỷ. Song, chỉ mất khoảng 2 tỷ nếu hợp tác với các trường. Đó là vì anh đến, nhìn kết quả của họ có phù hợp với bài toàn hay không, anh đặt hàng chỉnh sửa cho phù hợp. Tôi cho rằng việc doanh nghiệp tìm đến trường đã xảy ra chính vì nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, chi phí đỡ tốn kém hơn.
Cuối cùng vẫn là câu chuyện chất lượng nghiên cứu, đầu bài, mọi thứ phát triển hơn sẽ bảo đảm.
Tôi được biết Viện CNTT - TT có được nhận nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học các quỹ trong đó có Vingroup. Ông có so sánh gì từ việc hỗ trợ của các tổ chức này và nguồn vốn của nhà nước?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Tôi về nước năm 2011 có gần 10 năm làm KHCN trong nước, đã nhìn thấy sự thay đổi ấn tượng trong 10 năm nay. Trước đây 10 năm, ở trong trường, hồi đó đi dạy mới có thu nhập. Để apply một đề tài nhà nước chắc 2-3 năm mới được 1 đề tài, khi được phê duyệt cũng hết vấn đề nóng. Các bạn trẻ khả năng tiếp cận đề tài nhà nước gần như không có.
Gần đây, chúng tôi thấy sự tiếp cận mạnh và nhanh chóng của các quỹ, tập đoàn nước ngoài như Samsung, IBM, Naver… họ có cách tiếp cận rất hiện đại. Để xin một đề tài của nhà nước, từ lúc đề xuất đến lúc ký hợp đồng mất khoảng 1 tới 1,5 năm. Nếu apply đề tài từ quỹ của Vingroup chỉ mất 3,4 tháng để ký hợp đồng tài trợ… Cách tiếp cận từ lúc nộp hồ sơ, xét duyệt, ký hợp đồng, hỗ trợ… rất hiệu quả.
Nhà khoa học chỉ chuyên tâm nghiên cứu thay vì phải làm nhiều câu chuyện liên quan tới quản lý, dự án, đề tài, giải ngân và thủ tục hành chính khác. Đang có xu hướng trong đơn vị là bỏ qua nguồn kinh phí của nhà nước vì quá phức tạp và bất cập, chỉ tập trung vào quỹ nước ngoài và tập đoàn trong nước. Tôi nghĩ rằng đây là xu hướng hay và cơ quan quản lý sẽ phải nhìn lại cách đánh giá, vận hành chương trình của mình nếu không các nhóm nghiên cứu trẻ, năng động sẽ dồn hết sang quỹ nước ngoài.
![]() |
Theo ông, Nhà nước nên làm gì trong việc hỗ trợ đề tài khoa học trước bối cảnh như vậy?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Câu chuyện tự chủ đại học, nhiều người cho rằng cái gì cũng nên xã hội hóa, dựa vào nguồn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Song, khi tìm hiểu, kể cả ở Mỹ, nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhiều nhất vẫn là từ nhà nước. Riêng đối với trường đại học, thống kê của họ cho thấy nhà tài trợ lớn nhất là nhà nước. Vì có những nghiên cứu không ra sản phẩm trực tiếp, các quỹ tập đoàn sẽ không tài trợ, họ chỉ tài trợ cho dự án nào gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Còn nhà nước vẫn phải làm vai trò nghiên cứu khoa học cơ bản, mang tính chất định hướng, dự báo, kể cả không "hot". Do vậy, nhà nước không thể nào bỏ qua việc tài trợ.
Nhưng chúng ta phải thay đổi hệ thống đánh giá, xét duyệt, vận hành quy trình để các quỹ mang tính chất dài hơi hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ, để một nhà khoa học đề xuất đề tài, họ phải đề xuất chủ đề nghiên cứu, lại có hội đồng xét duyệt chủ đề ấy rồi mang đi đấu thầu. Như vậy là không đúng vì chưa chắc người đề xuất đề tài ấy được thực hiện dự án đó. Nhà nước đã lấy cái đó làm đầu bài của nhà nước.
Tại sao không kết hợp hai cái làm một là đề xuất luôn chủ đề nghiên cứu và đề xuất luôn tôi sẽ làm dự án đó. Quy trình ấy nhiều năm nay vẫn tồn tại. Chính vì năng lực ra đầu bài không tốt nên huy động các nhà khoa học ra đầu bài. Đáng lẽ người ra đầu bài thực hiện luôn lại dùng nó để đi đấu thầu, tôi thấy chưa hợp lý. Tôi đề nghị nên thay đổi.
Ngoài ra, nhà nước cố gắng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khi nhà khoa học chuyển giao lo ngại nhất là mất quyền sở hữu trí tuệ. Họ sẽ phải đi đăng ký bằng sáng chế nhưng hiện tại do số lượng chuyên gia xét duỵet chưa được nhiều, thời gian lâu. Thời gian sau xảy ra tranh chấp, nên có hệ thống hỗ trợ họ.
Thêm nữa, làm thế nào để câu chuyện sử dụng hàng Make in Vietnam thực chất hơn thì doanh nghiệp tìm đến nhà khoa học nhiều hơn.
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam - một công ty chuyên về thiết bị chiếu sáng thông minh. Khi phát triển các sản phẩm công nghệ của mình Lumi có tiếp cận được có được tiếp cận các nguồn lực từ phía nhà nước như vốn đầu tư, cơ chế hỗ trợ khoa học công nghệ… hay không?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi ra đời từ năm 2012 tự lực là chủ yếu, Bộ KH&CN cũng có một số hỗ trợ như về sản phẩm đưa ra thị trường, hỗ trợ quảng bá ở các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Lumi đánh giá sự hỗ trợ này khá là thiết thực.
Ngoài ra việc đăng ký sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghệ, Lumi cũng có sự hỗ trợ từ Viện Sáng chế. Chúng tôi cũng được hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ để đảm bảo không có xung đột với nước ngoài.
Năm nay, Lumi còn được chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, đây là vinh dự rất lớn để Lumi có nguồn lực tốt hơn đầu tư mạnh cho nghiên cứu & phát triển (R&D).
![]() |
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam |
Vậy ông đánh giá sản phẩm ra thị trường hiện gặp vấn đề gì?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Chúng tôi gặp nhiều khó khăn ở chỗ ý tưởng này có chưa, có xung đột về mặt sở hữu trí tuệ hay không. Chúng tôi đánh giá phải có thông tin về việc này nếu không sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp.
Bởi khi dành nhiều công sức cho sản phẩm, các nguồn lực khác sẽ bị hạn chế. Bộ KH&CN có thể hỗ trợ được nhưng một sản phẩm công nghệ phải đủ nhanh để ra thị trường (thông thường 6 tháng đến 1 năm), mất 2-3 năm xin tài trợ là quá muộn. Ngoài ra, Bộ có thể hỗ trợ doanh nghiệp mang sản phẩm công nghệ ra nước ngoài, được lắng nghe, phản hồi cải tiến đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là những khó khăn mà chúng tôi đánh giá Nhà nước có một phần hỗ trợ được.
Cụ thể Nhà nước phải hỗ trợ như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Về phần công nghệ lõi sâu, các nhà trường và Viện nghiên cứu nắm khá sâu, Lumi hay các doanh nghiệp dành thời gian nghiên cứu là rất khó khăn do bị hạn chế về nguồn lực và thời gian. Việc giúp Lumi kết nối các Viện, đứng vai trò doanh nghiệp như Lumi cần gì, hỗ trợ nguồn lực nghiên cứu sâu. Đây là những việc mà viện nhà trường nghiên cứu có thể làm được để kết nối.
Để một sản phẩm thương mại hóa ra thị trường, về mặt phần cứng, ví dụ như khuôn, chi phí là rất cao. Vì thế rất mong Bộ KH&CN có phương pháp giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất.
Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp chứng thực đây là sản phẩm công nghệ Make in Vietnam, từ đó tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.
Ngoài ra Bộ KH&CN tổ chức các sự kiện truyền thông online/offline giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài.
Hỗ trợ đánh giá về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, bởi các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Hàn không quá quan tâm về thuế mà phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, những việc này doanh nghiệp như Lumi không nắm đầy đủ. Đây là việc mà các Viện nghiên cứu tư vấn đầu mối có thể hỗ trợ được doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Mục đích cuối cùng là hỗ trợ để tạo ra thành quả tốt nhất, sản phẩm bán được ra thị trường thì tất mọi người hỗ trợ trong các khâu đều được hưởng lợi.
![]() |
Tôi quay trở lại câu hỏi với đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, với các đề xuất của các doanh nghiệp và viện nghiên cứu như trên thì Bộ KHCN hiện nay có thể hỗ trợ được thế nào để có thể thúc đẩy việc thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm.
Ông Trần An: Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ đến năm 2030 với mục tiêu chính: Tiếp tục triển khai bên cung bên cầu để chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành sản phẩm. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát kiện toàn chính sách có liên quan về thị trường KHCN để có sự đồng bộ thống nhất khi triển khai. Bên cạnh đó, sẽ phát triển các công cụ hỗ trợ phát triển công nghệ trong đó tập trung các tổ chức trung gian với vai trò kết nối bên cung bên cầu không chỉ chương trình 2075 và một số chương trình khác như 592, 68, đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Thực tế bản thân các doanh nghiệp đã chủ động tham gia hoạt động KH&CN nhưng cũng có hạn chế khi chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên ngiệp. Vì vậy doanh nghiệp gặp nhiều rào cản khi tham gia các chương trình KHCN theo quy định pháp luật. Vì vậy chưa tiếp cận được nên nhiều sự hỗ trợ của nhà nước.
Trong thời gian tới, trọng tâm của chương trình là: Tiếp tục thúc đẩy tăng giá trị giao dịch trên thị trường KHCN từ kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; Kết nối thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam với thuế giới, thúc đẩy tính sẵn sàng chuyển giao của công nghệ Việt Nam ra nước ngoài, vào thực tiễn; Gia tăng sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề đặc biệt là nhóm ngành có giá trị cao có đóng góp cao cho nên kinh tế.
Thưa ông Nguyễn Tuấn Anh, ở góc độ doanh nghiệp, ông đánh giá chính sách mà Bộ KHCN đưa ra hiện nay như thế nào?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Cần phải đưa ra chính sách rất nhanh bởi công nghệ rất dễ lạc hậu, đứng vai trò Bộ KH&CN cần giúp giải quyết vấn đề thực sự nhanh và hiệu quả, ví dụ như trình đề án cần rút xuống một quý để các nhà khoa học như Lumi nộp dự án. Nếu để 6-7 tháng thì mọi thứ đã thay đổi, thành sản phẩm mới mất rồi.
Vậy Lumi cũng đã được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ, điều này sẽ tác động như thế nào đến công ty thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi được nhận hỗ trợ về thuế rất lớn, ví dụ có lợi nhuận không phải nộp lại nhiều. Nhờ đó Lumi có thể đầu tư lại cho nghiên cứu & phát triển (R&D) hay hợp tác với trường hay Viện nghiên cứu, giúp Lumi tiếp cận nhanh và đi nhanh với sản phẩm công nghệ. Giải pháp mới cung cấp cho khách hàng, sản phẩm công nghệ phải đưa ra kịp thời đến khách hàng, nếu không chậm chân sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường.
Tôi làm việc tại một Bộ ở Hà Nội, tôi thấy trong cơ quan tôi có rất nhiều đề tài khoa học nghên cứu nhận tiền xong thì cất ngăn kéo. Vậy Bộ KHCN có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này? ( Độc giả Nguyễn Nam – Hà Nội)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Nghị định đã quy định phương án xử lý tài sản sau khi nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Vì vậy, các kết quả sau khi kết thúc nhiệm vụ mà phải có phương án xử lý nhất định như tiếp tục nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thương mại hóa.
![]() |
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN. |
Tôi là một nhà khoa học độc lập và sính sống tại Việt Nam, vậy tôi có thể tiếp cận với nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu KHCN hay không, nếu có thì làm cách nào? (Độc giả Bình Minh – TP.HCM)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã quy định chính sách khuyến khích cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chương trình, đề án hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.
Độc giả quan tâm đến vấn đề này xin gửi câu hỏi theo địa chỉ toasoan@ictnews.vn
Nhóm PV
" alt="Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”" width="90" height="59"/>Dù cho bạn bao nhiêu tuổi, đã có gia đình hay chưa thì cảm giác khi biết mình hấp dẫn và cuốn hút người khác giới vẫn dễ dàng khiến ta lâng lâng và thích thú. Tin mừng là bạn không cần phải bỏ cả gia tài đi phẫu thuật thẩm mỹ để có thể gây được chú ý.
![]() |
Kể cả một người với ngoại hình "trung bình" cũng có thể cuốn hút khó cưỡng hơn cả một cô người mẫu trên bìa tạp chí, nếu như nét duyên và vẻ đẹp bên trong của cô ấy tỏa sáng và lấn át hình thức bên ngoài. Mọi người có thể không nhớ chính xác những gì bạn nói, nhưng họ luôn nhớ cảm giác mà bạn tạo ra cho họ. Khi bạn khiến họ cảm thấy họ là người quan trọng, bạn sẽ trở nên gợi cảm và đáng mến trong mắt họ. Bạn cũng sẽ có nhiều bạn bè hơn mình nghĩ rất nhiều.
Nữ minh tinh Sophia Loren từng nói, không có gì khiến người phụ nữ đẹp hơn là việc nàng tin rằng nàng đẹp. Nhưng điều đó cũng đúng với cả các quý ông nữa. Không gì có thể khiến cho một người đàn ông hấp hơn là việc chàng tin rằng chàng hấp dẫn.
OK, sau khi có niềm tin mãnh liệt vào bản thân, hãy sử dụng những chiến thuật dưới đây. Bạn sẽ trở thành thanh nam châm trước cả khi kịp nhận ra đấy:
1. Hãy chủ động, tiếp cận người khác trước
Đừng xấu hổ hay ngại ngần. Nhìn lướt qua gian phòng, hãy tiến gần đến mọi người, nhất là những ai đang đứng một mình. Chỉ cần nói "Xin chào!". Tất cả mọi người đều chờ người khác đi những bước đầu tiên, do đó, khi bạn đến bắt chuyện, họ sẽ thở phào nhẹ nhõm. "Ôi, cuối cùng thì cũng có người nói chuyện với mình. Mình không phải là kẻ thất bại". Tất nhiên, tiếp cận một nhóm người cũng được, miễn là trông họ có vẻ cởi mở và đón nhận người lạ.
Trong trường hợp bạn cảm thấy ngại, hãy nói vì sao bạn lại sợ nào? Sợ bị từ chối ư? Hãy nghĩ xem, khi bạn nói "Xin chào", có bao nhiêu lần bạn bị đối phương cự tuyệt? Nếu câu trả lời là chưa lần nào thì đó, vấn đề chính là do bạn thiếu tự tin. Khi bạn tự tin, những phản ứng từ chối sẽ giảm một cách đáng kể.
2. Mỉm cười
Một nụ cười chân thật, thể hiện cả bằng ánh mắt là sự thuyết phục mạnh nhất. Ngược lại, nụ cười gượng gạo, giả tạo "À, xin chào" sẽ khiến cảm hứng của đối phương tắt lịm.
![]() |
3. Tiếp xúc bằng mắt
Ánh mắt cứ dáo dác nhìn quanh sẽ tố cáo với đối phương là bạn không quan tâm tới họ, hoặc tới cuộc nói chuyện. Ngược lại, mắt nhìn thẳng, kết nối với đối phương sẽ khiến họ cảm thấy được lắng nghe. Vì thế, nếu người kia đang nói, bạn tuyệt đối không được nhìn quanh sang chỗ khác hay chúi mũi vào điện thoại, trừ khi bạn nói trước với họ rằng bạn "đang phải nghe điện".
4. Tự tin
Như đã nói ở đầu bài, những người tự tin luôn toát lên một thần thái rất sexy. Nếu như chính bạn còn không tin rằng mình đáng yêu và hấp dẫn, thì làm sao có thể mong đợi người khác cũng nghĩ như vậy về bạn?
5. Nói tên giữa cuộc trò chuyện
Từ quan trọng và ngọt ngào nhất mà đôi tai bạn muốn nghe chính là ... tên của bạn. Lần cuối cùng ai đó sử dụng tên bạn ở giữa câu nói của họ, bạn cảm thấy thế nào? Rất thích thú phải không. Nhất là với những người mới quen, hãy cố gắng ghi nhớ và gọi tên họ giữa cuộc trò chuyện. Do rất ít người làm được điều này với người mới quen, bạn sẽ trở nên vô cùng nổi bật và khó quên trong mắt đối phương.
6. Hãy hỏi những câu hỏi mở
Đừng ngại bị đánh giá là bạn tò mò. Đâu phải bạn chỉ được nói chuyện từ đầu đến cuối. Khi bạn thể hiện sự quan tâm bằng những câu hỏi để mở, bạn cũng tạo cơ hội để đối phương nói về mình nhiều hơn. Hãy bắt đầu bằng những câu đơn giản như "Điều gì đã đưa anh tới đây? Anh từ đâu đến? Anh làm nghề gì?".
Nếu đối phương cởi mở, hãy nâng tầm câu hỏi lên một mức mới. "Anh/cô cảm thấy thế nào về điều đó? Anh/cô thích điều gì nhất trong cuộc sống?"... Mỗi câu trả lời của họ sẽ lại chứa những đầu mối để bạn đặt ra câu hỏi tiếp theo. Càng ngày, cuộc trò chuyện sẽ càng trở nên thoải mái và sâu sắc hơn.
7. Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một chủ đề mà họ khởi xướng
![]() |
Điều này cho thấy là bạn lắng nghe họ một cách chú tâm và chủ động. Điều đó khiến họ cảm thấy mình được tôn trọng.
8. Kết nối họ với một nhân vật quan trọng mà bạn quen
"Mục tiêu quan trọng của anh/cô trong năm nay là gì? Có lẽ tôi biết một người có thể giúp anh/cô đạt được mục tiêu đó đấy". Hãy tưởng tượng họ sẽ nghĩ sao khi bạn nói vậy. "Thật khó tin rằng cô ấy/anh ấy thực sự quan tâm đến mình. Tuyệt thật!". Khi bạn mang đến cho người khác điều họ mong muốn, họ cũng sẽ đem đến điều tương tự cho bạn theo luật Nhân quả.
9. Thể hiện bạn không ngại mạo hiểm
Thoát ra khỏi vỏ bọc an toàn là một hành động đầy gợi cảm và tạo cảm hứng. Bạn càng mạo hiểm, bạn càng dễ đón nhận những cơ hội và mối quan hệ tuyệt vời. Đó là lý do vì sao bạn rất nên mạo hiểm và sâu sắc khi tiếp xúc với những người bạn mới. Họ càng biết được bạn can đảm ra sao, họ càng bị ấn tượng mạnh mẽ về bạn hơn. Ngược lại, nếu như bạn luôn rụt rè, không dám liều lĩnh, họ sẽ đánh giá bạn nhàm chán và tẻ nhạt. Mà ở những người nhàm chán thì chẳng bao giờ có khái niệm cuốn hút khó cưỡng cả.
10. Nói về những điều tích cực trong cuộc sống
Đừng chìm đắm trong những ký ức tiêu cực. Nếu như bạn cảm thấy tội lỗi, xấu hổ hay tự ti, bạn sẽ khiến người khác thương hại hơn là say mê. Ngược lại, nếu như bạn vượt lên trên nỗi buồn của chính mình, những người khác sẽ được truyền cảm hứng bởi câu chuyện của bạn. Những suy nghĩ vui vẻ tạo ra nguồn năng lượng vui vẻ. Năng lượng vui vẻ như một thanh nam châm đầy thu hút và lôi cuốn.
11. Đừng quá nghiêm túc
Hãy tự "dìm hàng" mình qua những câu chuyện về việc bạn "dớ dẩn" ra sao. Nụ cười sẽ tạo ra sự kết nối khó tin. Khi bạn có thể khiến đối phương bật cười, họ sẽ muốn nói chuyện tiếp với bạn nhiều hơn.
11. Quan tâm đến hình thức bên ngoài
Bạn không nên trông mặt mà bắt hình dong. Nhưng sự thật đáng buồn là tất cả mọi người đều trông mặt mà bắt hình dong.
Bạn chỉ có đúng 3 giây để tạo ấn tượng đầu tiên. Rất khó để thay đổi ấn tượng này về sau, vì thế, hãy thể hiện xuất sắc nhất trong 3 giây này. Thật tệ khi mọi người thường quên để ý đến các chi tiết nhỏ. Móng tay cáu bẩn, giày trầy xước, thời trang lỗi mốt, tóc như của quý bà 60... Việc không quan tâm đến hình thức bên ngoài cho thấy bạn thiếu tôn trọng mình. Đó là một điểm trừ rất nặng. Bạn không cần lộng lẫy nhưng phải chỉn chu.
Không có thời gian là một lời bào chữa tồi. Chúng ta luôn có thời gian dành cho những việc quan trọng. Nếu bạn thấy chăm chút cho ngoại hình là quan trọng, bạn sẽ tự khắc tìm thấy thời gian cho việc đó.
Thiên Ý
12 thói quen cực xấu cần bỏ ngay" alt="Bí quyết khiến bạn luôn hấp dẫn người khác giới" width="90" height="59"/>

- Biến hầm chứa tên lửa hạt nhân thành hầm trú ẩn thảm họa, dịch bệnh
- [LMHT] Lịch thi đấu chính thức của All
- Tác giả jailbreak iOS 9.3.3 bị tố truy nhập thẻ tín dụng bất hợp pháp
- Clip chú chó thăm cô chủ trên giường bệnh khiến người xem rớt nước mắt
- Hướng dẫn đỗ xe song song dễ dàng và chính xác
- Những thay đổi sau 1 năm Google chuyển thành Alphabet
- Cách chơi game nhái Flappy Bird ẩn trong phần cài đặt Android 6.0
- iPhone 6 xuống giá khiến nhiều smartphone cao cấp điêu đứng
- Mặt nạ người thật giá hàng trăm USD/chiếc ở Nhật Bản
