 phát triển. </p><p>Vệ tinh NanoDragon là sản phẩm của Đề tài )
 |
Vệ tinh NanoDragon trong buồng thử nghiệm Nhiệt chân không. |
Có một điều đáng chú ý khi toàn bộ quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng của vệ tinh NanoDragon đều được thực hiện tại Việt Nam. Cấu trúc cơ khí, mạch phân phối nguồn và một số mạch phụ trợ khác của vệ tinh cũng được chế tạo tại các cơ sở trong nước.
Theo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, vệ tinh NanoDragon dự kiến sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560 km.
 |
Mô hình vệ tinh NanoDragon. |
Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh việc dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS). Kết quả của đề tài nghiên cứu này sẽ được sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.
Đầu tháng 3/2021, vệ tinh NanoDragon đã được gửi sang Trung tâm thử nghiệm Vệ tinh nhỏ (Học viện Công nghệ Kyushu (KIT), Nhật Bản) để tiến hành thử nghiệm môi trường trước phóng.
 |
Lộ trình phát triển vệ tinh Made in Vietnam của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. |
Tại Nhật, NanoDragon đã phải trải qua các thử nghiệm làm việc trong môi trường nhiệt, chân không trong vũ trụ; kiểm tra độ chính xác kích thước chế tạo vệ tinh với hệ thống phóng; kiểm tra độ cứng, vững chắc của vệ tinh; kiểm thử vệ tinh trong môi trường rung động và sốc.
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, toàn bộ quá trình thử nghiệm đã hoàn tất vào ngày 7/4/2021. NanoDragon đã đạt mọi chỉ tiêu theo yêu cầu. Ở thời điểm hiện tại, vệ tinh NanoDragon đang được chuyển về Việt Nam để chờ ngày phóng lên quỹ đạo.
Trước NanoDragon, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (trọng lượng 1kg, phóng năm 2013) và vệ tinh MicroDragon (trọng lượng 50kg, phóng năm 2019).
Trọng Đạt
" alt="NanoDragon: Vệ tinh Made in Vietnam sẵn sàng phóng lên quỹ đạo"/>
NanoDragon: Vệ tinh Made in Vietnam sẵn sàng phóng lên quỹ đạo

Toyota Land Cruiser Prado gần như "một mình một ngựa" tại phân khúc SUV 7 chỗ cỡ lớn nhiều năm qua.Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong 8 tháng đầu năm 2021, mẫu Land Cruiser Prado bán được 306 chiếc.
Đây là doanh số không quá tệ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường xe hơi trong nước, nhất ở dòng xe vốn kén khách, vốn chỉ dành cho những người lắm tiền nhiều của như Prado. Mẫu xe nhập khẩu từ Nhật Bản này gần như "một mình một ngựa" trong phân khúc xe SUV 7 chỗ cỡ lớn trên 2 tỷ đồng.
 |
"Tân binh" Volkswagen Teramont nhập khẩu từ Mỹ chính thức nhập mâm SUV 7 chỗ cỡ lớn. |
Vào tối ngày 30/9, phân khúc này lại đón nhận thêm một “tân binh” mang thương hiệu Đức và nhập khẩu từ Mỹ là Volkswagen Teramont 2021 (có tên gọi khác là Atlas). Giá bán của mẫu SUV 7 chỗ cỡ lớn này tại Việt Nam là 2,349 tỷ đồng, ít hơn so với giá niêm yết của Land Cruiser Prado 30 triệu đồng (2,379 tỷ).
Nhiều chuyên gia đánh giá, Teramont có nhiều ưu điểm và trong tương lai hứa hẹn trở thành mẫu xe có thể cạnh tranh sòng phẳng với Toyota Land Cruiser Prado tại Việt Nam. Vậy, Teramont có gì để cạnh tranh với đối thủ của mình?
Dưới đây là so sánh nhanh giữa hai mẫu xe là Toyota Land Cruiser Prado VX 2020 và “tân binh” Volkswagen Teramont 2021.
Thiết kế ngoại thất: Prado hầm hố, Teramont nhã nhặn
Về kích thước tổng thể, Prado có thông số dài x rộng x cao là 4.840 x 1.885 x 1.845 (mm). So với đối thủ, Volkswagen Teramont có thân hình "vạm vỡ" hơn đối thủ với chiều dài gần 5,1 mét, còn chiều rộng gần 2 mét.
Volkswagen Teramont 2021 còn lợi thế hơn đối thủ ở chiều dài cơ sở là 2.978 mm (Prado là 2.790 mm). Đồng thời khoảng sáng gầm xe của mẫu xe Đức cũng nhỉnh hơn đối thủ 2 cm. Tuy vậy, Prado vẫn cao hơn Teramont 68 mm.
 |
Prado 2020 sử dụng cỡ la-zăng 18 inch, còn Teramont 2021 là 20 inch. |
Về thiết kế, Prado 2020 có thiết kế bên ngoài mang đậm chất cổ điển nhưng không hề lỗi mốt. Ngoại thất của xe nổi bật với thiết kế phần đầu mang phong cách thể thao, mạnh mẽ với lưới tản nhiệt có nhiều thanh nan dọc màu đen và viền mạ crom sáng bóng khá khoẻ khoắn và sang trọng.
Hệ thống đèn pha phía trước của xe sử dụng công nghệ LED hiện đại sắc nét, cho cảm nhận thanh lịch và có thể tự động bật tắt tích hợp cùng chức năng rửa đèn xe. Cụm đèn hậu có thiết kế theo kiểu 3D góc cạnh giúp cho vẻ ngoài trông khỏe khoắn hơn.
 |
Cụm đèn hậu của hai mẫu Prado 2020 và Teramont 2021. |
Trong khi đó, Teramont có thiết kế mang lại sự hiện đại, trang nhã mang đúng nét thiết kế của châu Âu. Phần đầu xe có lưới tản nhiệt ngang khá sang trọng, kết hợp với cụm đèn LED hiện đại và cụm đèn sương mù và hốc gió phía trước được đặt thấp.
Đuôi của Teramont được vuốt chéo chứ không vuông vức như Prado. Bên cạnh đó, xe có cụm đèn hậu cũng là dạng LED nhưng thiết kế không quá cầu kỳ. Nhìn chung, Teramont có ngoại hình "trẻ" hơn Prado.
Động cơ, vận hành: Teramont mạnh mẽ hơn
Toyota tỏ ra rất tự tin với động cơ của Prado khi vẫn giữ nguyên loại động cơ xăng 4 xi lanh dung tích 2,7 lít đã sử dụng nhiều năm nay. Động cơ này cho công suất 164 mã lực và mô men xoắn 246 Nm, kết hợp số tự động 6 cấp và hệ dẫn động 4WD.
So với đối thủ, Teramont tỏ ra mạnh mẽ hơn nhiều với động cơ 2.0L turbo cho công suất tới 220 mã lực và mô men xoắn đạt 350 Nm, kết hợp với hộp số tự động 8 cấp. Mẫu SUV của Volkswagen cũng được đánh giá là tiết kiệm nhiên liệu hơn so với Prado.
 |
So sánh thông số kỹ thuật của hai mẫu xe. |
Tuy vậy, hệ thống treo của Prado với kiểu tay đòn kép độc lập kết hợp với lò xo cuộn ở cầu trước và lò xo cuộn kết hợp với tay đòn bên liên kết 4 điểm ở cầu sau vẫn được đánh giá cực kỳ êm ái, chắc chắn và phù hợp với nhiều địa hình. Còn Teramont thì cần thời gian để trải nghiệm và đánh giá trong thời gian tới.
Trang bị nội thất: Prado "già" hơn Teramont
Nhờ kích thước dài, rộng và chiều dài cơ sở vượt trội, khoang nội thất của Teramont cho cảm giác rộng rãi hơn Prado, ngay cả ở hàng ghế thứ 3 và khoang để đồ phía sau. Teramont có thể chở được 7 người lớn trên xe với các vị trí ngồi đều thoải mái.
 |
Khoang lái của Prado (ảnh trên) và Teramont (ảnh dưới) |
Khi so sánh về nội thất, Toyota Prado và Volkswagen Teramont có nhiều sự khác biệt. Nếu Teramont sử dụng phong cách tinh tế cùng công nghệ làm lợi thế thì Prado vẫn sử dụng triết lý đơn giản đến mức hơi đơn điệu.
Điểm khác biệt lớn nhất của hai mẫu xe được thể hiện ở khu vực bảng điều khiển trung tâm, Teramont cho thấy sự hiện đại bởi kết hợp hài hòa giữa các nút bấm, núm xoay và chức năng cảm ứng trên màn hình, trong khi đó Prado lại chỉ trang bị một số nút bấm cơ bản.
Mẫu SUV của Volkswagen có cửa sổ trời toàn cảnh, trong khi Prado chỉ có cửa sổ trời đơn. Tuy vậy, điều này cũng không hẳn tạo được lợi thế cho Teramont bởi lẽ cửa sổ trời panorama là trang bị ít được dùng tại Việt Nam.
 |
Hàng ghế thứ ba của mẫu Toyota Land Cruiser Prado 2020 và Volkswagen Teramont. |
Toyota Land Cruiser Prado đem đến sự tiện nghi với vô-lăng tích hợp nhiều nút bấm, ghế lái chỉnh điện 10 hướng tích hợp thông gió và sưởi, màn hình cảm ứng, âm thanh 9 loa, điều hoà tự động 3 vùng, hốc giữ lạnh đồ uống,... Tuy vậy, nhìn chung khi ngồi một chiếc Prado vẫn cho cảm giác "già".
Trong khi đó Teramont lại cho cảm giác lái trẻ trung, hiện đại hơn. Nội thất Teramont cũng có những trang bị hiện đại mà Prado 2020 chưa có như lẫy chuyển số trên vô lăng, chìa khoá thông minh, khởi động bằng nút bấm, phanh tay điện tử,...
 |
Một số trang bị trên hai mẫu xe Toyota Prado và Volkswagen Teramont. |
Tính năng an toàn: Teramont nhiều trang bị hơn
Xét về tính năng an toàn, hai mẫu SUV 7 chỗ cỡ lớn đều được trang bị rất nhiều các tính năng an toàn tiên tiến như hỗ trợ chống bó cứng phanh, phân phối lực cho phanh bằng điện tử, hỗ trợ phanh khi khẩn cấp, ổn định thân xe bằng điện tử, kiểm soát cho lực kéo, cảm biến khi đỗ xe phía sau, camera cảm biến lùi,....
Tuy vậy, Toyota vẫn khá bảo thủ khi chưa trang bị cho Land Cruiser Prado nhiều tính năng thông dụng như Cruise Control, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, cảm biến đỗ xe. Có thể những trang bị này sẽ được nâng cấp trên mẫu Prado thế hệ sau. Điểm cộng duy nhất mà Prado hơn đối thủ là mẫu xe Nhật Bản được trang bị 7 túi khí, nhiều hơn Teramont 1 túi khí.
 |
Một số trang bị an toàn trên Toyota Prado 2020 và Volkswagen Teramont 2021. |
Trong khi đó, Volkswagen lại khá chiều chuộng khách hàng khi "nhồi" lên Teramont nhiều trang bị. Ngoài các hệ thống an toàn cơ bản, Teramont còn có thêm một số tính hỗ trợ lái như nhắc nhở đánh lái, kiểm soát lực kéo, điều khiển hành trình, hỗ trợ đỗ xe, hệ thống kiểm soát cự ly khi đỗ xe, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, phanh tay điện tử,...
Đáng tiếc, các hệ thống an toàn chủ động như giữ làn đường, ga tự động thích ứng với xe phía trước, cảnh báo phương tiện cắt ngang... đều không có trên cả hai mẫu xe. Dẫu sao, nhiều người yêu và sử dụng các mẫu xe SUV cỡ lớn sẽ quan tâm hơn đến cảm giác lái và trải nghiệm chứ không muốn quá phụ thuộc vào các công nghệ hỗ trợ.
 |
Toyota Land Cruiser Prado nhập khẩu từ Nhật Bản có giá 2,379 tỷ; còn Volkswagen Teramont 2021 nhập khẩu từ Mỹ có giá 2,349 tỷ. |
Kết luận
Có thể thấy, nếu so sánh đơn thuần về thông số kỹ thuật và trang bị an toàn, Volkswagen Teramont 2021 tỏ ra lấn át đối thủ trên đa số các mặt. Mẫu xe thương hiệu Đức có thiết kế trẻ trung, lịch lãm với nhiều trang bị an toàn. Teramont sẽ phù hợp với đối tượng khách hàng trẻ tuổi, phục vụ gia đình và công việc.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, Prado vẫn luôn là một "tượng đài" khó xô đổ bởi ngoại hình chững chạc, bền dáng cùng khả năng vận hành ổn định, đã được kiểm chứng. Tệp khách hàng của Toyota Land Cruiser Prado khá ổn định, trong đó phần lớn là những ông chủ hoặc doanh nhân thành đạt.
Với tầm giá khoảng 2,3 - 2,4 tỷ, cả hai mẫu SUV 7 chỗ cỡ lớn này đều rất đáng được cân nhắc và hứa hẹn sẽ tạo ra sự cạnh tranh sôi động tại Việt Nam.
Hoàng Hiệp
Bạn có đánh giá như thế nào với hai mẫu xe trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận hoặc gửi email tới Ban Ô tô xe máy theo địa chỉ: Otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Hơn 650 triệu, chọn Kia K3 Premium hay Hyundai Elantra 1.6AT?
Kia K3 (Cerato) và Hyundai Elantra là 2 đại diện nổi bật trong phân khúc sedan hạng C giá rẻ tại Việt Nam. Cả 2 đều là những thương hiệu tới từ Hàn Quốc nhưng lại có nhiều sự khác biệt trong thiết kế và trang bị.
" alt="Giá trên 2 tỷ, chọn Toyota Prado hay Volkswagen Teramont mới ra mắt?"/>
Giá trên 2 tỷ, chọn Toyota Prado hay Volkswagen Teramont mới ra mắt?
Để thông tin đa chiều, VietNamNet đăng tải ý kiến của thầy giáo Hồ Tuấn Anh. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.Thời gian gần đây, cộng đồng giáo viên rất xôn xao và lo lắng về chuyện bổ nhiệm, xếp hạng, xếp lương nếu chiếu theo những thông tư mới được Bộ GD-ĐT ban hành.
Tôi nghĩ phía Bộ GD-ĐT cần có một công văn hướng dẫn cụ thể hoặc giao các Sở GD-ĐT hướng dẫn thật chi tiết để tránh dẫn đến các tình trạng sau:
Thứ nhất, giáo viên đỡ hoang mang. Việc này cũng giúp thủ trưởng các đơn vị, trường học phải có trách nhiệm giải thích được cho giáo viên đó là việc đương nhiên phải làm theo Luật Viên chức.
Tuy nhiên, cần giải thích được rõ khi nào thì giáo viên cần học và học như thế nào. Còn nếu không làm rõ, thì không chỉ giáo viên mà hiện nay kể cả các cán bộ quản lý, thủ trưởng cơ quan, cán bộ sở, phòng đôi khi cũng chưa nắm được hết tinh thần, thông quan điểm. Như vậy rất khó để có thể thuyết phục được đội ngũ nhà giáo đồng thuận.
Thứ hai, để tránh giáo viên mất tiền oan.
Dù sao thì giáo viên là nhóm yếu thế nên hay lo lắng. Lợi dụng việc này, các trung tâm, đơn vị không biết hợp pháp hay chưa, đã nhảy vào mời chào, lôi kéo giáo viên. Điều này có thể dẫn đến việc giáo viên vì lo lắng quá mà đăng ký học và tạo điều kiện cho những trung tâm không hợp pháp trục lợi, tốn kém tiền của nhưng không chắc có kết quả.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Thứ ba, Bộ GD-ĐT cần có chỉ đạo các Sở, phòng, thậm chí các trường phải phân loại ra để hướng dẫn từng nhóm đối tượng giáo viên cụ thể về tính cần thiết với các chứng chỉ này.
Như giáo viên có chứng chỉ cao nhất có thay thế được cho các chứng chỉ các hạng thấp hơn được hay không? Có chứng chỉ hạng 1 có phải học chứng chỉ hạng 3 không, hay cứ bắt buộc phải đi học cả 3 loại chứng chỉ.
Ngoài ra cũng cần có lộ trình sau bao lâu không đủ các chứng chỉ đó mới bị tụt hạng.
Rồi với những trường hợp còn vài năm nữa sẽ nghỉ hưu, khi đang ở hạng này rồi, có cần thiết bổ sung thêm chứng chỉ hay không. Hay nếu trong trường hợp không cần học cũng được thì cần nói rõ, tránh ra thông báo đại trà, khiến người không biết vẫn đăng ký và mất tiền oan.
Thứ tưlà việc quản lý chất lượng đào tạo lỏng lẻo. Cần phải làm sao để khi tổ chức các lớp học chứng chỉ vừa đảm bảo hài hòa vừa tạo điều kiện nâng cao trình độ, hiểu biết cho nhà giáo nhưng phải tổ chức được các lớp học một cách chất lượng. Còn nếu như ra thông tư yêu cầu, nhưng không quản lý được chất lượng khóa học sẽ dẫn đến "nếp quen xấu" cho những đợt tập huấn chuyên đề khác và rất khó làm việc.
Tôi mong Bộ GD-ĐT sớm có hướng giải đáp việc này. Bởi ngay như ở trường tôi, qua nắm bắt, hiện đã có rất nhiều đơn vị tìm cách liên hệ, “tiếp thị” giáo viên chuyện đi học, khiến giáo viên rất hoang mang.
Hồ Tuấn Anh
(Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An)
Ý kiến, góc nhìn của bạn đọc về việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên, cũng như các vấn đề của giáo dục, xin vui lòng gửi cho chúng tôi qua địa chỉ email: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Những bài viết phù hợp sẽ được biên tập và đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn.

Bộ GD-ĐT trả lời về điều kiện bổ nhiệm giáo viên hạng I, hạng II
Đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) vừa giải đáp cụ thể những câu hỏi băn khoăn của nhiều giáo viên liên quan đến việc bổ nhiệm, xếp hạng giáo viên theo các thông tư mới ban hành.
" alt="Bốn kiến nghị về bổ nhiệm, thăng hạng giáo viên"/>
Bốn kiến nghị về bổ nhiệm, thăng hạng giáo viên