Theo thiếu tá Trần Minh Vũ, Phụ trách Trạm xá quân dân Y PaLing (đóng tại xã A Vao, huyện Đakrông), vào tối 23/4, khi đang thực hiện nhiệm vụ tại trạm xá thì tiếp nhận hai bé vào cấp cứu.
Đó là cháu Hồ Thị Sen (6 tuổi) và Hồ Thị Soang (9 tuổi, ở thôn PaLing, xã A Vao) được đưa đến trạm trong trạng thái nôn mửa, tiêu chảy. Trong đó, cháu Sen có dấu hiệu bị ngộ độc nặng. Lực lượng chức năng đã kịp thời xử lý bằng cách gây nôn, tiêm trợ tim và truyền dịch cho hai cháu.
Sau thời gian theo dõi, hiện sức khỏe của hai cháu bé đã ổn định và được cho về nhà trong hôm nay.
Ông Hồ Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã A Vao, cho biết ngày 23/4, chị Bê khi đi soi ếch phát hiện nấm, tưởng là nấm bình thường nên đã đem về nhà nấu lên ăn. Sau bữa trưa, đến tối cùng ngày, hai con có dấu hiệu bị ngộ độc. Được biết, gia đình chị Bê có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Điều hòa là công cụ làm mát hữu hiệu, và là thiết bị gần như không thể thiếu trong mỗi gia đình hiện đại ngày nay, đặc biệt là với các tỉnh thành đang bước vào mùa nóng kéo dài.
Dẫu vậy, một số người vẫn cho rằng sử dụng điều hòa là "không an toàn cho sức khỏe", do dễ gây ra các chứng bệnh về hô hấp như ho, hắt hơi, khô mũi, sổ mũi, cảm lạnh,... thậm chí là sốc nhiệt, đặc biệt với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, liệu đây có phải do lỗi của chiếc điều hòa, hay do chúng ta đã hiểu sai về cách hoạt động của chúng?
Theo ông Mai Thế Trung, chuyên gia phát triển sản phẩm của Casper, hiện rất nhiều người Việt đang mắc sai lầm trong cách lắp, cũng như cách dùng điều hòa, dẫn tới một số ảnh hưởng tới sức khỏe trong quá trình sử dụng.
Vị trí lắp điều hòa thổi trực tiếp vào người khi nằm ngủ như các quảng cáo, hình ảnh giới thiệu về điều hòa là một sai lầm.
Trong đó, dễ bắt gặp nhất đó là việc lắp điều hòa ngay phía trên đầu giường, cuối chân giường, hoặc tại vị trí thổi trực tiếp vào người khi nằm ngủ.
"Khối trong nhà của máy điều hòa nên được lắp lệch với giường ngủ", ông Trung khẳng định.
"Điều này giúp tránh cho luồng gió lạnh thổi trực tiếp vào người, gây ảnh hưởng không tốt tới người sử dụng, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch còn yếu".
Với cách lắp này, một số gia đình có thể sẽ cảm thấy không hợp lý, vì bật mãi không thấy mát, khi luồng gió không trực tiếp đến với cơ thể. Nhưng trên thực tế, đây là cách khoa học nhất để sử dụng điều hòa mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Nếu chưa cảm thấy đủ mát, người dùng có thể bật thêm quạt điện, quạt trần trong phòng để phân tán luồng khí được tốt hơn.
Bên cạnh đó, nhiệt độ của điều hòa cũng là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng.
Rất nhiều người khi mới bật điều hòa, đã chọn chế độ nhiệt thấp, nhằm giúp phòng nhanh mát, nhưng sau đó lại không điều chỉnh lại mức nhiệt cho phù hợp, hoặc có trường hợp ngủ quên tới sáng.
Điều này khiến cơ thể bị nhiễm lạnh kéo dài trong lúc đang nằm ngủ, đặc biệt là với những người có hệ miễn dịch kém như người có tiền sử bệnh hô hấp, trẻ nhỏ, người già,... rất dễ bị các triệu chứng như sổ mũi, cảm lạnh.
Theo các chuyên gia, mức nhiệt hợp lý nhất cho điều kiện khí hậu tại Việt Nam là từ 27 - 28 độ C. Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý nếu có trẻ nhỏ, cụ thể như sau:
- Trẻ sơ sinh non tháng, cần đặt nhiệt độ từ 32 độ trở lên.
- Trẻ sơ sinh đủ tháng có thể đặt nhiệt độ thấp hơn khoảng 30 độ.
- Trẻ 2-3 tháng đến 1 tuổi có thể đặt ở mức 28 - 29 độ.
- Trẻ 1 tuổi trở lên có thể đặt 26-29 độ. Trẻ lớn tuổi hơn có thể hạ thấp hơn nữa.
Ngoài ra, người dùng cũng được khuyên là nên lắp quạt thông gió, hoặc hé một chút cửa sổ, cửa ra vào, để không khí trong phòng được luân chuyển, từ đó sẽ có lợi cho sức khỏe hơn so với phòng kín hoàn toàn.
(Theo Dân Trí)
Đối mặt với nắng nóng gay gắt gần 40 độ, nhiều gia đình đã không ngại chi tiền mua những chiếc quạt điều hòa về nhà làm mát không gian sống. Nhưng thực tế, công dụng sử dụng của loại quạt này có được như quảng cáo?
" alt=""/>Lắp điều hòa trong phòng ngủ ở vị trí nào?Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, từ tháng 1 tới tháng 3, thị phần gộp của Samsung tại Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đạt 19%, giảm so với 22% của cùng kỳ năm trước, rơi xuống vị trí thứ hai. Trong khi đó, Oppo của Trung Quốc giành ngôi đầu nhờ thị phần 22%, tăng từ 21% một năm trước.
Vị trí từ 3 tới 5 lần lượt thuộc về Vivo (16%), Xiaomi (13%) và Realme (11%). Apple xếp hạng 6 với 6% thị phần.
Counterpoint Research cho biết, doanh số smartphone Samsung tăng 20% tại bốn thị trường, nhưng thị phần lại giảm do các hãng điện thoại Trung Quốc mở rộng sự hiện diện. Doanh số smartphone của bốn nước tăng 34%, đạt 27 triệu máy, trong đó bán hàng trực tuyến tăng 72%, chiếm 16% tổng doanh số.
Indonesia – thị trường lớn nhất trong bộ tứ - ghi nhận tăng trưởng 41%, còn Philippines đứng thứ hai với tăng trưởng 50%.
Du Lam (Theo Yonhap)
Sự kiện thường niên lớn nhất của ngành di động sẽ thiếu vắng nhiều thương hiệu do Covid-19.
" alt=""/>Samsung mất ngôi đầu tại 4 thị trường smartphone Đông Nam ÁTheo kết quả điều tra, khoảng giữa tháng 7/2023, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông T. tìm việc làm ở nhiều nơi và được bạn bè giới thiệu làm quen với một người phụ nữ Myanmar tên Elly Sung. Người này hứa sẽ lo toàn bộ chi phí để ông T. xuất cảnh sang Myanmar làm việc tại công ty game với mức lương 30 triệu/tháng.
Đến ngày 24/7, theo lời hướng dẫn của Elly Sung, ông T. ra Hà Nội và tiếp tục được một người phụ nữ khác đưa sang Lào thông qua Cửa khẩu quốc tế Tây Trang (tỉnh Điện Biên), sau đó nhập cảnh trái phép vào Myanmar.
Tuy nhiên, ông T. không được làm việc tại công ty như thỏa thuận ban đầu, các đối tượng đã giam giữ ông T. tại một tòa nhà cao tầng, sống chung với hàng chục lao động Việt Nam khác, bị ép buộc tạo các tài khoản game ảo để lừa đảo tiền của người khác.
Thấy việc làm trái pháp luật, ông T. không đồng ý thì bị chúng nhốt lại và đánh đập, bỏ đói trong nhiều ngày liền. Sau nhiều ngày bị giam giữ, ông T. đã bỏ trốn và liên hệ với gia đình để đến Công an tỉnh Bạc Liêu trình báo.
Nhận được tin báo, ngày 25/8, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu nhanh chóng phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tiến hành giải cứu ông T. khỏi đường dây “việc nhẹ, lương cao” và đưa trở về tỉnh Bạc Liêu an toàn vào ngày 7/9.
Linh Trang và nhóm PV, BTV" alt=""/>Giải cứu thành công nạn nhân của đường dây 'việc nhẹ, lương cao'