您现在的位置是:Thời sự >>正文
Nhận định, soi kèo Fortuna Mfou vs Gazelle, 22h00 ngày 27/3: Khách tự tin
Thời sự5人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 27/03/2025 11:15 Nhận định bóng ...
Tags:
相关文章
5 lãnh đạo ngành ôtô với các phát ngôn nổi tiếng
Thời sựHenry Ford và chiếc Quadricycle do mình thiết kế. Ảnh: Zmescience.
Thực tế, Henry Ford vẫn là một người nhạy bén và đã nhận thấy rằng các nhân viên kinh doanh có thể bán được nhiều ôtô hơn nếu cung cấp cho khách hàng nhiều tùy chọn màu sắc.
Từ đó, Ford Model T đã được sản xuất với danh sách màu sơn đa dạng và trở thành một trong những dòng xe quan trọng nhất ở thế kỷ 20 với doanh số 15 triệu chiếc.
Ngoài câu nói nổi tiếng về màu sắc của Model T, Henry Ford còn đưa ra nhiều lời khuyên cho bộ phận bán hàng thông qua cuốn sách My Life and Work do ông chấp bút.
Enzo Ferrari
Người sáng lập hãng siêu xe Ferrari thường được nhắc đến với tính cách mạnh mẽ và các phát ngôn gây tranh cãi.
Hai trong số những câu nói nổi tiếng nhất của Enzo Ferrari về khả năng vận hành của các mẫu xe mang thương hiệu "ngựa chồm" có thể kể đến “Tôi không quan tâm đến việc các khe cửa có thẳng hay không. Khi anh ấy nhấn ga, tôi muốn anh ấy bĩnh ra quần" và "Khí động học chỉ dành cho những người không thể chế tạo động cơ đủ tốt".
Enzo Ferrari từng không thích xe có động cơ đặt giữa (mid-engine). Ảnh: koniukhchaslau.
Không chỉ vậy, ông còn từng không muốn sản xuất xe Ferrari có động cơ đặt giữa khi tuyên bố "Ngựa kéo cỗ xe chứ không phải đẩy chúng", ý chỉ động cơ cần nằm phía trước 2 trục.
Dù vậy, sau đó Enzo và đội ngũ thiết kế đã thay đổi quyết định khi phát triển Dino Berlinetta Speciale - mẫu xe ý tưởng động cơ đặt giữa đầu tiên của Ferrari vào năm 1965. Sau đó 3 năm, Ferrari Dino 206 được tung ra thị trường với động cơ V6 nằm giữa 2 trục.
Soichiro Honda
Là một thiên tài cơ khí có tính cách và suy nghĩ dị biệt, Soichiro Honda thường được nhớ đến với những phát ngôn hàm chứa nhiều tính triết học, thay vì mang yếu tố hài hước hay kỹ thuật.
Lần hiếm hoi nhà sáng lập Honda thể hiện nhận định về ngành công nghiệp ôtô là trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, ông từng dự đoán "Trong tương lai, sẽ có nửa tá công ty xe hơi, và Morgan".
Ngụ ý của ông cho rằng có thể xuất hiện sáu công ty lớn chi phối ngành công nghiệp ôtô toàn cầu, trong khi đó hãng xe Anh quốc Morgan vẫn sẽ sản xuất ôtô thủ công. Đến nay, vế sau của câu nói này vẫn chính xác.
Soichiro Honda chụp ảnh cùng nguyên mẫu xe đua F1 có tên Honda RA270F vào năm 1963. Ảnh: Roderick Eime.
Soichiro Honda cũng từng phát biểu rằng: "Giá trị của cuộc sống có thể được đo lường bằng cách tâm hồn bạn được khuấy động sâu sắc bao nhiêu lần". Từ đó, ông đã nói với các nhà thiết kế và kỹ sư của mình rằng hãy chế tạo những cỗ máy khuấy động tâm hồn, hoặc rời khỏi công ty.
Carroll Shelby
Ngoài việc là tay đua từng giành chiến thắng giải đua 24h Le Mans năm 1959, Carroll Shelby còn được biết đến với tư cách nhà thiết kế ôtô nổi tiếng và người đứng đầu Shelby American, công ty chuyên phát triển các dòng xe hiệu năng cao và có nhiều năm hợp tác cùng Ford để sản xuất Mustang.
Shelby đã châm biếm các nhà sản xuất ôtô khi phát biểu rằng "Mã lực bán được ôtô, còn mô-men xoắn chiến thắng các cuộc đua".
Carroll Shelby đứng cạnh một chiếc Shelby GT Mustang đời 2007. Ảnh: Motor1.
Tiếp nối nhận định này, Carroll Shelby trong một lần trả lời phỏng vấn với Road & Track đã nói “1.000 mã lực có quá nhiều không? Chắc chắn là có. Nhưng thông số này vẫn sẽ được đưa lên bìa tạp chí, nơi mà công suất 300 mã lực không còn đủ gây được chú ý”.
“Đó là vấn đề liên quan đến marketing, chúng tôi sẽ bán một vài mẫu xe như vậy, có thể số ít không đủ tạo ra lợi nhuận nhưng nó giúp cải thiện hình ảnh của dòng Mustang, từ đó doanh số của những phiên bản Ford Mustang dùng động cơ V6 sẽ tăng theo”, Shelby nói.
Colin Chapman
Xuất phát điểm là một nhà thiết kế động cơ và kỹ thuật ôtô, Colin Chapman đã thành lập công ty xe thể thao Lotus Cars. Dưới sự dẫn dắt của ông, Team Lotus đã giành hàng loạt chức vô địch ở giải đua Công thức Một trong giai đoạn 1962-1978.
Làm nên thành công đó là định hướng thiết kế xe khác biệt với số đông đương thời. Colin Chapman không tin rằng sức mạnh là mấu chốt tạo nên một chiếc xe tuyệt vời, cho dù là trên đường trường hay đường đua.
Colin Chapman (giữa) chụp ảnh cùng đội đua Team Lotus Formula One năm 1981. Ảnh: The National News.
Thay vào đó, ông nói rằng "Thêm sức mạnh giúp bạn nhanh hơn trên đường thẳng. Trừ đi trọng lượng giúp bạn nhanh hơn ở mọi nơi", hay như một phát biểu ngắn gọn hơn là "Đơn giản hóa, sau đó thêm sự nhẹ nhàng”.
Châm ngôn này được phản ánh qua những mẫu xe Lotus có khối lượng nhẹ và khả năng vận hành linh hoạt, thay vì chú trọng vào công suất động cơ.
Theo ZingNews
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Kỳ vọng 2022: Việt Nam bùng nổ ô tô điện
Hàng loạt hãng xe có kế hoạch tung các sản phẩm xe điện ra thị trường cùng nhiều chính sách hỗ trợ xe điện khiến giới chuyên gia nhận định, 2022 chính là năm bùng nổ của thị trường ô tô điện tại Việt Nam.
">...
【Thời sự】
阅读更多Đầu vào sư phạm giảm sút: Chúng ta có thực sự thừa giáo viên?
Thời sự- Hiện tượng điểm thi đầu vào các trường sư phạm giảm sút khiến nhiều người lo lắng. Có những trường phải “vơ bèo vạt tép” để tuyển sinh. Thực tế có phải chúng ta đang thừa giáo viên?Trường nào cũng tuyên bố sứ mạng nhưng đều "rưa rứa""> ...
【Thời sự】
阅读更多Hai băn khoăn khi đưa giáo dục STEM vào chương trình phổ thông mới
Thời sự- Để thúc đẩy mô hình giáo dục STEM vào chương trình phổ thông sắp tới một cách hiệu quả, cần phải giải quyết các bất cập từ cơ sở vật chất, tới cách thức thi cử. Thi trắc nghiệm khó thúc đẩy dạy học STEM
Cách thức tổ chức các kỳ thi ảnh hưởng lớn tới việc dạy và học, do đó tác động tới việc biên soạn chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
Nhận định này được nhiều đại biểu đề cập tại hội thảo giáo dục STEM trong chương trình GDPT mới, hôm qua 25/7.
Trong bài tham luận "Chúng ta học được gì từ giáo dục STEM", GS.TS Đỗ Đức Thái, Thành viên Ban Phát triển Chương trình GDPT tổng thể, Chủ biên chương trình môn Toán nêu ra những lưu ý về việc này.
Ông Thái cho rằng, kiểm tra đánh giá và thi cử cần tương thích với những tư tưởng cơ bản của giáo dục STEM. Thế nhưng nếp nghĩ “thi gì học nấy” là một trở lực lớn trong việc đưa giáo dục STEM vào nhà trường phổ thông.
Bên cạnh đó, trong hoàn cảnh thực tế về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý của giáo viên, cơ sở vật chất của các nhà trường, điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương,... việc khai thác, áp dụng những điểm mạnh của giáo dục STEM không đơn giản.
"Chúng ta đã chuẩn bị các văn bản cần thiết chỉ đạo triển khai giáo dục STEM? Cán bộ quản lí các nhà trường phổ thông có thực sự quan tâm đến giáo dục STEM hay không? Bởi nếu không thì có thể viện dẫn rất nhiều lí do để không áp dụng" - ông Thái nêu vấn đề.
Các nội dung giáo dục STEM mang tính thực hành trong khi thi vẫn là kiểm tra kiến thức. Trong bài tham luận trình bày kinh nghiệm triển khai giáo dục STEM tại Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), bà Nguyễn Thu Anh, hiệu trưởng nhà trường cũng nhận thấy hình thức thi như hiện nay là một "khó khăn" đối với việc triển khai giáo dục STEM.
Cụ thể, kỳ thi THPT quốc gia thi được tổ chức bằng các bài thi trắc nghiệm, trong khi STEM là sản phẩm. Từ lớp 11 là phải "nói không" với STEM để ôn luyện thi trắc nghiệm "cho thật siêu" để sắp tới thi đỗ vào một trường ĐH.
"Vì vậy, thay đổi chương trình thì dứt khoát phải thay đổi đánh giá. GS Thái nói rất đúng, học sinh hiện nay học để thi thôi, mục tiêu là làm sao đỗ được ĐH. Vì vậy, thay đổi cách đánh giá thì tính khả thi trong việc triển khai GD STEM mới có thể đạt được".
Trong phần phát biểu kết luận, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT mới khẳng định, ban soạn thảo cũng nhận thức rất rõ về tác động của các kỳ thi đến chương trình.
"Chương trình này đòi hỏi học sinh đi vào thực tiễn rất nhiều, các em phải tham gia các dự án nghiên cứu khoa học. Nhưng đến lúc thi mà thi chung như thế này thì chỉ ra đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng giải bài tập thôi. Như thế, làm sao giáo viên dành thì giờ dạy học sinh theo phương pháp STEM, chú trọng thực hành được?"
GS Thuyết cho biết, trong dự thảo chương trình đã quy định việc thay đổi cách thức đánh giá, bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, sau đó, Hội đồng thẩm định có ý kiến cho rằng, Luật Giáo dục hiện hành vẫn đang quy định phải thi tốt nghiệp. Nghị quyết 88 cũng đề cập đến việc đổi mới cách thi và đánh giá.
Nếu quy định ngay trong chương trình GDPT mới thì sẽ liên quan tới luật và nghị quyết.
Vì vậy, ban soạn thảo đã chuyển phần "thi tốt nghiệp, tuyển sinh các lớp đầu cấp, tuyển sinh ĐH" ở phần "điều kiện thực hiện chương trình".
Học sinh nông thôn học STEM thế nào?
Ngoài cách thức thi và đánh giá, các đại biểu cũng nêu ra nhiều băn khoăn cũng như vướng mắc khi triển khai giáo dục STEM trong chương trình GDPT mới.
Ông Tô Văn Dũng, Phó Trưởng Phòng GD-ĐT Thái Thụy (Thái Bình) cho rằng, trường học ở nông thôn sẽ gặp khó khăn về cơ sở vật chất.
"Nông thôn chúng tôi đủ phòng học là quý lắm rồi chứ không có phòng học với các thiết bị rồi tích hợp này kia. Các thiết bị để dạy học STEM lại càng không có".
Ông Dũng kể, cách đây vài tháng có một tổ chức về trường ở Thái Thụy giới thiệu về lập trình robot, học sinh rất hào hứng, phấn khỏi nhưng khi nói đến giá tiền mỗi con robot như vậy là 6-7 trăm ngàn thì học sinh đều lắc đầu vì không có tiền.
"Các trường thành phố dễ xã hội hóa thì việc nhà trường đầu tư 6-7 trăm ngàn để mua một con robot cho học sinh học đơn giản, còn ở nông thôn thì rất khó. Bỏ tiền mua thì không được vì nó không nằm trong danh mục thiết bị đã được Bộ quy định".
Từ đó, ông Dũng cho rằng, khi có kế hoạch triển khai nội dung giáo dục STEM trong chương trình mới, ban soạn thảo cũng phải kiến nghị Bộ GD-ĐT bổ sung các thiết bị này vào danh sách thiết bị trường học để thuận lợi cho các trường.
GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định, cách thức tổ chức các kỳ thi tác động tới việc soạn thảo chương trình. Một số đại biểu khác cũng nêu ra những vấn đề về tập huấn giáo viên, nhận thức của các cán bộ quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh, quy định thời lượng, đồng bộ hóa chương trình…
"Định vị" STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, việc phát triển giáo dục STEM trong chương trình mới là tất yếu vì mục tiêu của chương trình STEM cũng là hình thành những phẩm chất năng lực mà chương trình GDPT đang hướng tới.
Tuy nhiên, giáo dục STEM là một phương pháp, mô hình giáo dục, chứ không phải là một môn học.
Do đó, sẽ dạy trong các chương trình chính khóa ở các môn học STEM (Toán, Công nghệ, Tin học) theo các chủ đề từng môn hoặc tích hợp liên môn.
Học sinh tham gia khoá học Robotics - một hoạt động ngoại khoá sau giờ học của trung tâm ASP (Hà Nội). Ảnh: ASP cung cấp Hoặc cũng có thể tổ chức chức theo hình thức câu lạc bộ, hoạt động nghiên cứu khoa học…
Theo GS Thuyết, dạy như hiện nay theo cách "chẻ từng chữ trong SGK để dạy" thì STEM không có chỗ, nhưng nếu học sinh tự đọc tài liệu, tự thực hành để có hiểu biết, năng lực vận dụng vào thực tiễn thì đó là giáo dục STEM.
Với việc "chương trình hóa" giáo dục STEM, sắp tới, các chương trình môn học sẽ ra chủ đề có thể dạy STEM, gợi ra phạm vi nghiên cứu khoa học của học sinh. Đây là vấn đề không chỉ của môn Công nghệ mà còn ở tất cả các môn học theo phương pháp STEM.
GS Thuyết cũng khẳng định, khi "chương trình hóa" giáo dục STEM, ban soạn thảo cũng sẽ kiến nghị các chính sách, chế độ, quy định kèm theo; từ việc định biên giáo viên, kinh phí cho tới bổ sung danh mục thiết bị và tập huấn cho giáo viên về giáo dục STEM.
STEM là gì STEM là viết tắt của Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics), là một mô hình giáo dục đã được triển khai tại các nước Âu, Mỹ, trong đó giảng dạy tích hợp bốn lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học, theo nguyên tắc giảng dạy thông qua thực hành, trên những thí nghiệm thiết thực và sinh động có thể ứng dụng ngay trong thực tiễn đời sống thường ngày.
Lê Văn
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Đến nhà người tình thăm con, người đàn ông bị đâm tử vong
- Bộ Y tế: Các biến thể mới Covid
- Hình ảnh lan truyền về xác chết do Covid
- Hình ảnh lại lẫm của MC Phí Linh VTV
- Đột nhập nhà dân, che camera trộm tài sản gần nửa tỷ đồng
- Bỏ việc văn phòng, thạc sĩ làm pha chế, cử nhân rửa bát thuê, lau dọn ô tô
最新文章
-
Cách tiết kiệm xăng xe máy hiệu quả không phải ai cũng biết
Giữ xe nổ máy từ 1 đến 2 phút trước khi di chuyển
Trước khi vận hành xe vào mỗi buổi sáng hoặc sau một thời gian dài không sử dụng, bạn nên khởi động, giữ ga khoảng 1 đến 2 phút rồi mới bắt đầu chạy.
Sở dĩ như vậy là vì, nếu vừa nổ máy đã đi lập tức thì hoạt động bơm dầu mỡ đến các bộ phận chưa kịp thực hiện sẽ gây mài mòn nhanh chóng. Đồng thời, việc này khiến xăng tuy phun hơi nhiều nhưng bay hơi kém, hiệu suất không cao, từ đó làm hao xăng.
Thường xuyên kiểm tra lốp xe
Lốp xe quá căng hay quá non đều không tốt cho tuổi thọ của xe, hơn nữa còn có thể làm tiêu hao nhiều nhiên liệu. Nếu lốp xe quá căng, chúng sẽ nhanh bị mòn và cho bạn cảm giác bị xóc khi chạy.
Còn nếu lốp xe quá non, vân lốp sẽ trải rộng hơn và làm tăng độ tiếp xúc với mặt đường. Lúc này, động cơ sẽ phải "gồng mình" để kéo chiếc xe nhiều hơn nên sẽ làm tiêu hao nhiều nhiên liệu.
Tắt máy khi dừng đèn đỏ
Hãy tắt máy khi dừng đèn đỏ trên 30 giây. Việc tắt máy và khởi động lại sẽ không làm phương tiện của bạn tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn là để động cơ hoạt động trong suốt 30 giây đó. Đây là mẹo tiết kiệm xăng khá đơn giản và hiệu quả.
Giảm ga từ từ, tránh đột ngột
Đa phần, người đi xe tay ga thường than phiền về tình trạng xe hao, “ngốn” xăng nhiều hơn bình thường. Điều này xuất phát từ cách chạy xe của người dùng.
Theo đó, để tiết kiệm xăng cho xe tay ga bạn không nên tăng giảm đột ngột, thay vào đó hãy giảm ga từ từ khi gặp các tình huống bất ngờ trên đường.
Chạy đúng tốc độ
Hầu hết các con đường hiện nay đều có quy định về tốc độ tối đa cho các phương tiện lưu thông. Tuy nhiên, nhiều người thường có sở thích hoặc thói quen “biến quốc lộ thành đường đua”.
Việc này sẽ làm xe của bạn tiêu hao nhiều nhiên liệu. Thông thường, động cơ sẽ hoạt động hoàn hảo, không tốn quá nhiều nhiên liệu trong quãng vòng tua 4.000 - 6.000 vòng/phút. Vậy nên, hãy đảm bảo cho phương tiện luôn chạy ở mức 40 - 60km/h để giúp tiết kiệm xăng hiệu quả.
Theo Lao động
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hướng dẫn vệ sinh két nước ô tô chỉ với 4 bước đơn giản
Két nước ô tô bị tắc nghẽn khiến nước làm mát không lưu thông, dẫn đến động cơ bị quá nhiệt. Do đó, cần vệ sinh két nước định kỳ và đúng cách nhằm hạn chế tối đa các trục trặc khi vận hành, giúp xe hoạt động ổn định.
" alt="Cách tiết kiệm xăng xe máy hiệu quả không phải ai cũng biết">Cách tiết kiệm xăng xe máy hiệu quả không phải ai cũng biết
-
Lê Nhật Hoàng là sinh viên Chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại, Trường ĐH Ngoại thương Suốt quãng thời gian THCS và cả khi đỗ vào chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, Hoàng bứt phá luôn giữ thành tích đứng đầu lớp. Dù vậy, cậu vẫn sống khép kín, không dám bước ra khỏi “vỏ ốc”.
Hiểu tính cách của con, mẹ mong muốn Hoàng sẽ theo đuổi ngành Dược vì ngành Kinh tế không mấy phù hợp. Nhưng Hoàng lại có suy nghĩ khác.
“Ngoại thương là một môi trường năng động và quan trọng có rất nhiều người giỏi. Nếu học tập trong một môi trường như thế, em tin mình có thể biến áp lực thành động lực phấn đấu”, nam sinh nói.
Đỗ vào trường, việc đầu tiên Hoàng muốn chinh phục là tham gia một câu lạc bộ. Lý do vì Hoàng nhận thấy bản thân còn yếu trong việc giao tiếp và các kỹ năng mềm. Hoạt động ngoại khóa có thể sẽ là chất xúc tác giúp bản thân “chuyển mình” trở nên năng động hơn.
Vượt qua 800 bạn với 5 vòng thi, Hoàng trở thành thành viên của câu lạc bộ Nhà doanh nghiệp tương lai. Đúng như những điều cậu suy nghĩ, việc tham gia vào các hội nhóm đã giúp Hoàng học thêm được nhiều kỹ năng như cách quản lý thời gian, thuyết trình, làm việc nhóm, đồng thời giúp nam sinh thêm tự tin, mở rộng các mối quan hệ trong trường.
Tuy nhiên, Hoàng cũng nhận thấy mình đã trải qua năm Nhất khá chật vật khi lượng kiến thức các môn đại cương nhiều, trong khi để cân bằng giữa việc học và hoạt động ngoại khóa cũng không dễ. Dù vậy, nam sinh vẫn giành được kết quả tốt, đạt học bổng cả 2 kỳ của năm thứ Nhất.
Hoàng cùng các bạn trong câu lạc bộ Đến năm thứ 2, khi học môn Viết luận nâng cao, Hoàng chỉ đạt điểm B vì không hoàn thành tốt bài nghiên cứu bằng tiếng Anh cuối môn. Điều này đã khiến cậu không giành học bổng trong kỳ học ấy.
“Em có chút hụt hẫng, bắt đầu đặt mục tiêu phải nỗ lực ở các môn tiếp theo để không thể bỏ lỡ học bổng một lần nào nữa”, Hoàng nói. Đây cũng là môn học duy nhất nam sinh không đạt điểm A trong bảng điểm của mình.
Để làm được điều đó, Hoàng nói bản thân liên tục phải cố gắng để “ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua”.
Nam sinh chủ động tìm nhóm học tập gồm những người bạn có chung động lực cùng tiến. Cả nhóm cùng học, giảng lại bài cho nhau khi cần và hỗ trợ nhau sửa sai.
Khi đi học, Hoàng hay chọn ngồi bàn đầu để nghe rõ, nhìn rõ, dễ tương tác với giáo viên và dễ gây thiện cảm hơn. Nam sinh coi trọng tính chuyên cần vì những gì giáo viên nói đều là những điều cô đọng nhất của bài học, do đó khi chăm chú nghe giảng sẽ giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn.
Chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại vốn học hoàn toàn bằng tiếng Anh, trừ những môn đại cương. Nhưng Hoàng không gặp quá nhiều rào cản về ngôn ngữ, thậm chí còn thấy “học bằng tiếng Anh dễ hiểu hơn tiếng Việt” vì không phải dịch nghĩa của những thuật ngữ chuyên ngành.
“Lợi thế khi học chương trình tiếng Anh là luôn được cập nhật tài liệu mới nhất nên chúng em được tiếp cận với tri thức đa chiều. Ngoài ra, một số giáo sư Mỹ cũng hay sang trường để giảng dạy nên chúng em được tiếp cận với nền giáo dục toàn cầu”, Hoàng nói.
Một đam mê khác của Hoàng là nghiên cứu khoa học. Nam sinh từng dành khá nhiều thời gian cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến logistics, là đồng tác giả của một bài báo đăng trên tạp chí quốc tế và 3 bài nghiên cứu đăng trên tạp chí của trường.
Đến năm thứ 3, Hoàng bắt đầu thử sức làm marketing cho một công ty game của Australia với mức thu nhập 10 triệu đồng/tháng. Đây cũng là điều khiến Hoàng tiếc nuối vì mình đã không đi làm sớm hơn.
Giống như nhiều bạn trẻ gen Z, Hoàng gặp đôi chút “áp lực đồng trang lứa” khi nhiều bạn học của mình từ năm thứ 3 đại học đã có mức thu nhập khá cao.
“Em nhận ra, khi ứng tuyển vào các vị trí, nhà tuyển dụng không mấy quan tâm điểm số mà ưu tiên những người có nhiều trải nghiệm trong các dự án, vị trí công việc cụ thể hơn”.
Hoàng cũng thẳng thắn nhìn nhận, kiến thức không phải điều duy nhất em học được từ ngôi trường Ngoại thương. Hiện, nam sinh dành thời gian tham gia một khóa học về code.
Là giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho Hoàng, TS Trần Thu Trang, giảng viên bộ môn Marketing và Truyền thông ấn tượng vì Hoàng luôn là một trong số những em có thành tích học tập tốt nhất khoa và đã giành được rất nhiều học bổng học tập.
“Lợi thế của Hoàng là khả năng đọc tài liệu tiếng Anh rất tốt. Vì thế, khi chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp, Hoàng lựa chọn một lĩnh vực khá mới ở Việt Nam liên quan đến ứng dụng AI trong marketing”.
Trong quá trình hướng dẫn, TS Trang đánh giá Hoàng luôn chủ động, tích cực tìm tòi các nguồn thông tin, phân tích số liệu để có danh mục tài liệu phong phú, số liệu đa dạng và cập nhật. Đây là điều rất hiếm sinh viên tìm tòi được như thế.
“Hoàng luôn biết đâu là thế mạnh của mình và đã khai thác được thế mạnh ấy trong việc nghiên cứu học thuật”, TS Trần Thu Trang nói.
Trong thời gian tới, Nhật Hoàng dự định sẽ đi du học Anh hoặc Australia liên quan đến ngành Quản trị kinh doanh để tiếp tục theo đuổi đam mê.
Thủ khoa Kinh tế Quốc dân đầu tiên đạt điểm tuyệt đối, được nhận vào Big 4Với GPA 4.0/4.0, Trần Anh Ngọc (sinh viên chuyên ngành Kiểm toán) trở thành thủ khoa đầu tiên trong lịch sử Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đạt điểm tuyệt đối." alt="Thủ khoa đại học Ngoại thương vừa học vừa làm, có bảng điểm toàn A">
Thủ khoa đại học Ngoại thương vừa học vừa làm, có bảng điểm toàn A
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của tập đoàn Samsung đang thăm, làm việc tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc "3 cùng": cùng lắng nghe, thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triểnTheo VGP, nhấn mạnh quan điểm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", "3 cùng", "đã hứa phải làm, đã cam kết phải thực hiện", Thủ tướng cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại, lắng nghe ý kiến, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp theo thẩm quyền và báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền với các vấn đề, nội dung vượt thẩm quyền.
Thủ tướng mong muốn Samsung tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao hơn nữa năng lực doanh nghiệp trong nước để có thể tham gia có hiệu quả hơn chuỗi cung ứng của Tập đoàn; đẩy mạnh hợp tác để đưa các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác trong hệ sinh thái của Samsung; phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&ĐT để triển khai thực chất và hiệu quả các trung tâm đào tạo đặt tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên; tăng cường đầu tư và mở rộng trung tâm R&D, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam; tiếp tục mở rộng hoạt động, coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất chiến lược, nghiên cứu - phát triển và sản xuất các sản phẩm chủ lực ra thị trường quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định CPTPP, EVFTA và RCEP đã có hiệu lực.
Tổng Giám đốc Park Hark Kyu cho biết: Từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014, đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam cấp 1 và cấp 2 tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung đã tăng 12 lần, lên 309 doanh nghiệp. Sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả của phía Việt Nam đã góp phần giúp Samsung vượt qua những khó khăn, thách thức thời gian qua.
Samsung dự kiến đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục nâng số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực…
Samsung cam kết sẽ luôn đồng hành với Việt Nam, nỗ lực hết sức nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Samsung hiện nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam với các dự án lớn tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM với tổng vốn đầu tư lên đến 22,4 tỷ USD.
Năm 2023, doanh thu và xuất khẩu của Samsung đạt tương ứng 65 tỷ USD và 55,7 tỷ USD. Dự kiến năm 2024 xuất khẩu của Samsung sẽ tăng trưởng hơn 10% so với năm 2023.
Sản lượng sản xuất điện thoại di động của Samsung tại Việt Nam chiếm trên 50% sản lượng của Samsung trên toàn cầu.
Theo VGP
" alt="Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam">Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam
-
TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ GD-ĐT, có bài viết phân tích về những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó trong nghiên cứu khoa học tại các trường đại học. Bên cạnh đó là những đề xuất để cải thiện chất lượng, hiệu quả của công tác này.
“Điểm nghẽn” của nghiên cứu khoa học trong trường đại học Việt Nam
Chính sách giáo dục: Đang thiếu vắng nền tảng nghiên cứu khoa học xã hội
VietNamNet xin giới thiệu bài viết của TS. Hoàng Ngọc Vinh.
Vừa qua, Bộ GD-ĐT chủ trì Hội nghị nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu trong các trường đại học và đưa ra một số giải pháp về chính sách và đầu tư.
"Điểm nghẽn" lớn nhất theo các báo cáo là tài chính dành cho nghiên cứu khoa học (NCKH) ở các trường rất khiêm tốn.
Ràng buộc về tài chính cho NCKH ở các trường đại học (ĐH) chẳng cứ gì ở Việt Nam, mà các trường ĐH lớn trên thế giới cũng phải cạnh tranh gay gắt để có nguồn kinh phí. Với điều kiện của nước ta, kinh phí dành cho NCKH vốn hạn hẹp đòi hỏi quản lý sử dụng hiệu quả hơn.
Trong điều kiện của nước ta, kinh phí dành cho NCKH vốn hạn hẹp đòi hỏi quản lý sử dụng hiệu quả hơn
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiến bộ khoa học công nghệ và nhu cầu của đất nước luôn thay đổi về kinh tế, môi trường, công nghệ, quản lý, giáo dục, bệnh dịch đòi hỏi NCKH phải nhanh chóng nắm bắt được thông tin nhanh nhất, sớm nhất và tư duy xa hơn những gì hiện có nhằm tránh nghiên cứu những thứ mà thế giới đã trải qua.
Mọi người đều biết NCKH trong trường ĐH là đa mục tiêu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo về phương diện tư duy, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, củng cố lý luận, gắn học với hành, phát triển các định hướng NCKH cho tương lai các ngành học hoặc lĩnh vực... Bên cạnh đó là phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, tăng cường an ninh quốc phòng, nâng cao uy tín, vị thế hình ảnh của một trường ĐH, tạo điều kiện hợp tác với các đại học khá ở khu vực và quốc tế. Ngoài ra, NCKH để huy động nguồn lực hỗ trợ từ các hợp đồng R&D từ các doanh nghiệp hoặc ngành kinh tế...
Bên cạnh những thành công NCKH ở một số trường ĐH, đặc biệt là các công trình thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên với nhiều công bố ở nước ngoài, thì công tác NCKH ở các trường ĐH còn có những hạn chế.
Những hạn chế dai dẳng
Những hạn chế trong NCKH ở các trường ĐH có thể kể đến là: Không ít đề tài nghiên cứu lạc hậu quá xa so với những gì thế giới đã trải qua, nhất là các lĩnh vực về kinh tế, giáo dục và khoa học xã hội.
Các đề tài nghiên cứu về công nghệ có khả năng ứng dụng trong thực tế chưa nhiều, chưa xác định trúng nhu cầu nghiên cứu để lựa chọn đề tài vì thế việc huy động nguồn lực từ bên ngoài rất khó khăn.
Thiếu sự gắn kết hợp tác, tích hợp khoa học liên ngành trong các nghiên cứu công nghệ ở ngày trong một nhà trường cũng như giữa các trường.
Việc chuyển giao công nghệ hạn chế do cung và cầu không gặp nhau và còn chịu ràng buộc khác về các thủ tục hành chính.
Kinh phí và quản lý kinh phí chưa hiệu quả do kinh phí ít lại dàn trải, quá chú trọng vào kinh phí từ nguồn ngân sách, mà ít chú ý huy động nguồn lực từ bên ngoài doanh nghiệp hoặc ngành kinh tế. Ví dụ, ở một khoa kỹ thuật của ĐH Arizona (Hoa Kỳ) có năm Chính phủ tiểu bang cấp khoảng 18 triệu USD, nhưng khoa đó huy động bên ngoài thêm được trên 40 triệu USD nhờ các hợp đồng nghiên cứu. Nhưng điều này ở ta xem ra khá khó khăn.
Các nguyên nhân cơ bản
Nguyên nhân của nhân hạn chế dai dẳng nói trên liên quan đến các yếu tố về chính sách, cơ chế, chiến lược, điều kiện tài chính, môi trường ứng dụng kết quả NCKH...
Bộ GD-ĐT cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực NCKH của trường ĐH theo khuyến cáo của UNESCO
Tuy nhiên, có thể chỉ thẳng ra rằng khá nhiều NCKH ít chú ý đến tiến bộ KHCN và bám sát những định hướng lớn phát triển kinh tế xã hội của đất nước như việc đổi mới mô hình tăng trưởng, xây dựng các trụ cột phát triển kinh tế, tăng năng suất (nhân lực, thể chế và hạ tầng) chú trọng 3 lĩnh vực Nông nghiệp công nghệ cao, CNTT và Du lịch. Là sự hợp tác giữa nhà trường và các ngành kinh tế (industry) rất yếu nên khó khăn xác định nhu cầu NCKH.
Sự hợp tác giữa các khoa hoặc giữa các trường trong nghiên cứu liên ngành quá hạn chế. Chưa liên kết hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm và hình thành mạng lưới nghiên cứu giữa các trường có ưu thế riêng.
Vì thế, các trường ĐH chưa huy động được các chuyên gia trong nghiên cứu cơ bản với các chuyên gia thuộc ngành hoặc chuyên ngành (lĩnh vực toán rất ít được ứng dụng trong các đề tài nghiên cứu KHXH, kinh tế, giáo dục...). Chưa xác định được điểm giao giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Đặc biệt, chưa có đủ cơ sở dữ liệu tin cậy, hồ sơ của các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực KHCN ở các trường ĐH khác nhau, khi tìm kiếm thành viên trong các hội đồng thẩm định có thể lúng túng hoặc chọn nhầm chuyên gia.
Sự hợp tác giữa trường với viện nghiên cứu chưa đi vào thực chất và hiệu quả. Nhiều khi chỉ thấy ở bề nổi ở các hoạt động đánh giá nghiên cứu sinh, thạc sĩ, hoặc các đề tài nghiên cứu. Trong khi kỳ vọng của sự hợp tác này là phát huy sức mạnh tổng hợp của viện và trường tạo ra sản phẩm nghiên cứu phục vụ sản xuất kinh doanh, an ninh quốc phòng...
Một nguyên nhân mà ít đại biểu đề cập tại Hội nghị nói trên là yếu tố con người. Trong đó, năng lực nghiên cứu đội ngũ giảng viên (khả năng về ngoại ngữ, phương pháp nghiên cứu, kỹ năng viết báo cáo, phân tích diễn giải, kỹ năng thông tin, tư duy logic-phản biện...) trên phổ rộng khá hạn chế vì giảng viên được giữ lại trường quen với cách học tập, nghiên cứu được truyền lại từ thế hệ các giảng viên trước. Sự đam mê trong NCKH của một bộ phận giảng viên hạn chế, mải dạy hơn là nghiên cứu.
Cuối cùng, những vấn đề về tự do học thuật, tự chủ, sáng tạo cần đặt ra như là một phương tiện để cải thiện chất lượng nghiên cứu trong các trường ĐH. Chương trình giáo dục ĐH hiện nay, đặc biệt ở phần giáo dục đại cương trong nhiều trường ĐH có thể nói là cản trở nhất định đến năng lực NCKH của giảng viên và sinh viên.
Đại học nên làm gì để nâng cao chất lượng và hiệu quả NCKH?
Hiện nay, Bộ GD-ĐT được Chính phủ giao soạn thảo Nghị định tự chủ giáo dục đại học. Có thể xem khi Nghị định được ban hành sẽ tạo cơ hội và động lực cho các trường ĐH phát triển mạnh và bền vững.
Trường ĐH nên xác định lại sứ mệnh trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi về tiến bộ khoa học công nghệ, kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế. Phân tích những cơ hội tiềm tàng về khả năng hợp tác liên ngành lựa chọn những lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm của trường mình.
Nhà nước chú ý vấn đề này để có hướng đầu tư tránh kiểu sử dụng kinh phí NCKH giàn trải, rót qua nhiều kênh khác nhau (Bộ chủ quản, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ...) cho cùng một vấn đề nghiên cứu rải rác ở các cơ sở giáo dục ĐH khác nhau.
Cần xác định thế mạnh, nhu cầu và mối quan tâm của nhà trường để xác định mũi nhọn, trọng tâm nghiên cứu, đổi mới chương trình...
Nói cách khác, phải ứng dụng CNTT, có đủ cơ sở dữ liệu kết nối mạng để có sự điều phối hiệu quả về nguồn lực theo mục tiêu chiến lược. Các trường ĐH và cơ quan quản lý nghiên cứu chưa quan tâm ứng dụng IOT trong quản lý và trong NCKH thì chưa vội nói đến IR 4.0.
Gắn chặt giữa giảng dạy và nghiên cứu, cải thiện sự tương tác giữa giảng dạy và nghiên cứu để có được thế hệ những nhà nghiên cứu và nhân lực tốt. Xem xét cấu trúc tổ chức và quản trị nhà trường để huy động các khoa trong nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary).
Lãnh đạo nhà trường phải là người lãnh đạo trong dạy học và NCKH theo đúng nghĩa, phát hiện đào tạo bồi dương nhân tài nghiên cứu khoa học ngay từ sớm. Đảm bảo sự ứng xử công bằng, bình đẳng giữa các quyền lực hành chính và quyền lực học thuật. Tránh để quyền lực hành chính lấn áp quyền lực học thuật để đảm bảo có đội ngũ nghiên cứu đầu ngành giỏi ở mỗi khoa mà hạn chế chuyển lên phòng ban để làm quản lý...
Cần cải thiện chính sách và chiến lược NCKH trong trường ĐH, trong đó bổ nhiệm nhân sự NCKH để lãnh đạo NCKH trong trường hoặc trưởng nhóm nghiên cứu theo năng lực sáng tạo, sự đam mê cống hiến và đóng góp của tác giả bằng các công trình mà không phải theo thâm niên hoặc theo học vị (không thật). Trẻ có tài cao thì nên dùng sớm.
Xác định thế mạnh, nhu cầu và mối quan tâm của nhà trường để xác định mũi nhọn, trọng tâm nghiên cứu, đổi mới chương trình và cải thiện hợp tác với các đối tác từ các trường, viện, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Đặc biệt đẩy mạnh truyền thông NCKH (sản phẩm, tiềm năng hợp tác, sự thừa nhận - recognition...) thông qua mạng hoặc qua các diễn đàn, hội thảo. Các trường như Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng làm khá tốt công tác truyền thông NCKH.
Có chiến lược và hợp tác với doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp để huy động vốn và chuyên gia, làm cho NCKH gắn với thực tế hơn. Tiền là một vấn đề quan trọng, nhưng không biết nhu cầu của xã hội thì có tiền chẳng biết làm gì hoặc làm những đề tài vô bổ, kiểu "sáng tạo lại cái bánh xe". Như vừa qua, một số nông dân ít được đào tạo chế máy móc trong nông nghiệp, lại cho thấy nhiều đề tài của chúng ta đang ở trên trời.
Đổi mới việc lựa chọn và đánh giá nghiệm thu các đề tài, đề án NCKH. Tránh dĩ hòa vi quý trong đánh giá và việc đánh giá chất lượng đề tài thiếu các tiêu chí, chỉ số chi tiết để đánh giá. Bộ GD-ĐT cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực NCKH của trường ĐH theo khuyến cáo của UNESCO (tác động của kết quả nghiên cứu, tầm quan trọng, sự bền vững, tiềm năng của NCKH).
Xây dựng một văn hóa hợp tác trong NCKH mà Việt Nam còn thiếu. Nếu thiếu đi văn hóa hợp tác thì cũng giống như các vector không cùng phương và chiều nên không "hợp lực" được, đôi khi còn triệt tiêu mất động lực của nhau. Văn hóa này đòi hỏi thói quen hợp tác, chia sẻ giá trị, chuẩn mực học thuật, kỳ vọng, thái độ cam kết, đam mê, khiêm tốn, niềm tin đối tác NCKH.
Phát huy quyền tự chủ, cần đổi mới mạnh mẽ chương trình giáo dục ĐH, đào tạo đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đòi hỏi cán bộ giảng dạy ở trường ĐH phải luôn có kỹ năng tư duy (critical thinking), sáng tạo, thông tin, tiếng Anh và phải có sự đam mê, trái tim đầy nhiệt huyết với NCKH cộng với chế độ đãi ngộ tương xứng của nhà trường để kích thích tài năng nghiên cứu trẻ.
TS. Hoàng Ngọc Vinh(Nguyên chuyên viên cao cấp Bộ GD-ĐT)
" alt="Làm gì để cải thiện chất lượng, hiệu quả nghiên cứu của các trường đại học">Làm gì để cải thiện chất lượng, hiệu quả nghiên cứu của các trường đại học
-
Chủ đề của các ứng dụng, game chiến thắng năm nay đều là giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, kết nối hơn trong một năm chưa từng có trong lịch sử. “Năm nay, hơn lúc nào hết, vài trong số các khoảnh khắc sáng tạo nhất và kết nối nhất diễn ra trong ứng dụng”, cựu Phó Chủ tịch Tiếp thị toàn cầu Apple Phill Schiller chia sẻ.
Wakeout! được xướng tên ứng dụng iPhone của năm. Nó cung cấp các hoạt động trong 30 giây, phù hợp với môi trường của người dùng (nhà, văn phòng, công viên…), sử dụng mọi thứ có sẵn để giúp mọi người thoát khỏi tình trạng lười vận động. Wakeout! cho tải về miễn phí và dùng thử trong một tuần. Sau đó, bạn phải trả 5 USD/tháng hoặc 35 USD/năm để tiếp tục dùng. Tối đa 5 người được dùng một gói.
Trong khi đó, Zoom trở thành ứng dụng iPad của năm. Đây không phải điều bất ngờ vì nền tảng họp video này chính là hiện tượng của Covid-19, lượng người dùng hàng ngày tăng từ 10 triệu tháng 12/2019 lên hơn 300 triệu tháng 4/2020. Nó là một trong các cách phổ biến nhất để giữ liên lạc với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp trong mùa dịch.
Disney Plus là ứng dụng Apple TV của năm, một phần nhờ danh mục phim và chương trình thân thiện với cả gia đình cũng như tính năng xem theo nhóm GroupWatch. Game hay nhất năm thuộc về Genshin Impact (iPhone), Legends of Runeterra (iPad), Disco Elysium (Mac), Dandara Trials of Fear (Apple TV) và Sneaky Sasquatch (Apple Arcade). Fantastical là ứng dụng Mac hay nhất 2020, còn Endel là ứng dụng Apple Watch của năm.
Bên cạnh lựa chọn của biên tập viên, Apple cũng phát hành danh sách game và ứng dụng được tải về nhiều nhất trên iPhone, iPad. Theo đó, Zoom là ứng dụng miễn phí hàng đầu trên cả iPhone và iPad, tiếp đến là TikTok, Disney Plus (iPhone), Disney Plus, YouTube (iPad). Ứng dụng trả tiền được tải nhiều nhất trên iPhone là TouchRetouch, Procreate Pocket và Dark Sky Weather, còn trên iPad là Procreate, GoodNotes và Notability. Among Us và Minecraft lần lượt là game miễn phí và trả phí phổ biến nhất trên iPhone và iPad.
10 ứng dụng iPhone miễn phí phổ biến nhất 2020
Zoom Cloud Meetings
TikTok
Disney Plus
YouTube
Instagram
Facebook
Snapchat
Messenger
Gmail
Cash App
10 ứng dụng iPhone trả tiền phổ biến nhất 2020
TouchRetouch
Procreate Pocket
Dark Sky Weather
Facetune
HotSchedules
AutoSleep Track Sleep
The Wonder Weeks
SkyView
Shadowrocket
Sky Guide
10 game iPhone miễn phí phổ biến nhất 2020
Among Us
Call of Duty: Mobile
Roblox
Subway Surfers
Ink Inc. - Tattoo Drawing
Magic Tiles 3: Piano Game
Brain Test: Tricky Puzzles
Brain Out
Coin Master
Cube Surfer!
10 game iPhone trả phí phổ biến nhất 2020
Minecraft
Plague Inc.
Heads Up!
Monopoly
Bloons TD6
Geometry Dash
NBA 2K20
Grand Theft Auto: San Andreas
The Game of Life
True Skate
10 ứng dụng iPad miễn phí phổ biến nhất 2020
Zoom Cloud Meetings
Disney Plus
YouTube
Netflix
Google Chrome
TikTok
Amazon Prime Video
Gmail
Hulu
Google Classroom
10 ứng dụng iPad trả phí phổ biến nhất 2020
Procreate
GoodNotes 5
Notability
Duet Display
Teach Your Monster
LumaFusion
Affinity Designer
Toca Hair Salon 3
Toca Life: Hospital
Toca Kitchen 2
10 game iPad miễn phí phổ biến nhất 2020
Among Us
Roblox
Magic Tiles 3: Piano Game
Ink Inc. - Tattoo Drawing
Call of Duty: Mobile
Subway Surfers
Dancing Road: Color Ball Run!
Tiles Hop - EDM Rush
Mario Kart Tour
Save The Girl!
10 game iPad trả phí phổ biến nhất 2020
Minecraft
Monopoly
Bloons TD 6
Plague Inc.
Geometry Dash
The Game of Life
Five Nights at Freddy's
Human: Fall Flat
Stardew Valley
Terraria
Du Lam(Theo Cnet)
Apple sẽ biến Apple Watch thành máy đo huyết áp?
Apple sẽ bổ sung thêm chức năng theo dõi huyết áp bền vững cho Apple Watch trong tương lai.
" alt="Apple công bố ứng dụng và game phổ biến nhất 2020">Apple công bố ứng dụng và game phổ biến nhất 2020
-
1. Thiết lập một thói quen
Hãy tạo thói quen dành một khoảng thời gian để học tiếng Anh ở nhà. Chỉ cần một khoảng thời gian ngắn nhưng đều đặn. 15 phút là đủ cho trẻ nhỏ. Dần dần, bạn có thể tăng thời lượng khi trẻ lớn hơn và khi sự tập trung của trẻ cao hơn. Hãy đảm bảo các hoạt động phải ngắn và đa dạng để thu hút sự chú ý của trẻ.
Cha mẹ cũng nên thử làm những hoạt động cụ thể vào một thời điểm nhất định trong ngày. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi biết trước mình chuẩn bị làm việc gì. Ví dụ như, bạn có thể cho trẻ chơi game tiếng Anh hằng ngày sau khi đi học về hoặc đọc một câu chuyện tiếng Anh cho trẻ nghe trước khi đi ngủ. Nếu nhà bạn có không gian, bạn có thể tạo một “góc tiếng Anh” – nơi lưu trữ bất cứ thứ gì liên quan đến tiếng Anh, ví dụ như sách, game, DVD, hoặc những thứ mà trẻ tự làm. Sự lặp lại là cần thiết – trẻ cần nghe từ và cụm từ nhiều lần trước khi chúng có thể tự nói ra.
2. Chơi game
Trẻ có thể học một cách tự nhiên thông qua vui chơi. “Flashcards” là một cách tuyệt vời để dạy và ôn luyện từ vựng. Có rất nhiều trò chơi khác nhau mà bạn có thể chơi với những tấm thẻ như Memory, Kim’s game, Snap hay Happy Families.
Bạn có thể tìm thấy những tấm thẻ có thể download miễn phí ở nhiều chủ đề khác nhau.
Có nhiều loại game mà bạn có thể chơi cùng trẻ để học tiếng Anh:
Action game: Charades, What’s the time Mr Wolf?
Board game: Snakes and ladders
Word game: I spy, Hangman
3. Sử dụng các tình huống hằng ngày
Ưu điểm của việc học tiếng Anh ở nhà là bạn có thể sử dụng các tình huống hằng ngày và những vật dụng thật xung quanh để luyện tập ngôn ngữ này một cách tự nhiên và trong ngữ cảnh cụ thể.
4. Sử dụng các câu chuyện
Trẻ nhỏ thích những cuốn sách có màu sắc tươi sáng và có minh họa hấp dẫn. Hãy cùng nhau xem tranh ảnh và đọc từ khi bạn chỉ vào tranh. Sau đó, bạn có thể yêu cầu trẻ chỉ vào những thứ khác nhau. Hãy khuyến khích trẻ nói ra từ đó bằng cách hỏi “Cái gì đây?”. Nghe đọc chuyện sẽ giúp trẻ làm quen với âm thanh và ngữ điệu của tiếng Anh.
5. Sử dụng bài hát
Nghe bài hát là một cách thực sự hiểu quả để học từ mới và cải thiện cách phát âm. Những bài hát có nhảy múa đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ vì trẻ có thể nhảy múa theo khi vẫn chưa thể hát. Những hành động minh họa thường diễn tả ý nghĩa của từ trong bài hát.
Có rất nhiều bài hát vui nhộn bạn có thể nghe cùng trẻ.
6. Dạy ngữ pháp
Với trẻ nhỏ, không cần phải dạy các quy tắc ngữ pháp một cách cầu kỳ, mà thay vào đó cho trẻ làm quen với nghe và sử dụng nhiều cấu trúc ngữ pháp khác nhau theo ngữ cảnh. Ví dụ, cấu trúc “have got” khi bạn nói về ngoại hình của ai đó, hay “must/ mustn’t” khi bạn nói về những quy định ở trường. Nghe cấu trúc ngữ pháp được sử dụng theo ngữ cảnh từ nhỏ sẽ giúp trẻ sử dụng nó một cách tự nhiên và chính xác khi lớn lên.
Với trẻ lớn hơn, bạn có thể sử dụng các bài luyện ngữ pháp, những video, câu đố, trò chơi. Sẽ rất hữu ích khi để trẻ lớn dạy trẻ nhỏ - đây là cách tốt để trẻ tự ôn luyện ngữ pháp.
7. Bạn nên dạy từ/ cụm từ nào trước?
Tùy vào sở thích và tính cách của trẻ để quyết định chủ đề bạn sẽ dạy. Để trẻ chọn chủ đề giúp bạn cũng là một cách hay. Bạn có thể bắt đầu với một số chủ đề gợi ý dưới đây:
Số (từ 1-10, 10-20, 20-100)
Màu sắc
Tính từ (to, nhỏ, cao, thấp, vui, buồn…)
Bộ phận cơ thể người
Đồ chơi
Quần áo
Động vật
Thức ăn
Dù phương pháp dạy của bạn là gì thì điều quan trọng nhất là hãy thư giãn, vui vẻ và khiến những giờ học tiếng Anh trở thành một trải nghiệm thú vị cho cả bạn và con.
- Nguyễn Thảo(Theo Learn English Kids)
7 gợi ý dạy con tiếng Anh ở nhà