Ngày 16/9,áttriểnnguồnnhânlựcQuantrọnglànângcaochấtlượnggiáodụlich bong da ngoai hang anh hom nay Hội nghị cấp Bộ trưởng Lao động và Giáo dục ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay do Việt Nam đăng cai tổ chức đã diễn ra theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp.
Tham gia Hội nghị trực tuyến có 150 đại biểu từ 70 điểm cầu. Về phía Việt Nam, Hội nghị có sự tham dự trực tiếp của 150 đại biểu bao gồm Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH, Bộ trưởng Bộ GDĐT cùng đại diện nhiều bộ, ngành, tổ chức trong nước và nước ngoài.
Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: Cổng Thông tin Điện tử Bộ LĐ-TBXH
Phát triển lực lượng lao động chất lượng cao
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, thách thức lớn nhất mà ASEAN phải đối mặt hiện nay là làm thế nào để phát triển lực lượng lao động chất lượng cao trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, với những ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế, thị trường việc làm và những yêu cầu về kĩ năng thiết yếu.
Bộ trưởng GDĐT đánh giá, thành công của một nền giáo dục không chỉ đơn thuần là tỷ lệ sinh viên, học viên tốt nghiệp, khả năng tìm kiếm việc làm của người học hay vị trí trên bảng xếp hạng quốc tế, mà còn là sự phát triển bền vững và lâu dài, khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro, năng lực đổi mới và sáng tạo của người lao động.
Do đó, theo ông Nhạ, để chuẩn bị cho nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc quan trọng là nâng cao chất lượng giáo dục tại mỗi quốc gia. Trong thập kỉ vừa qua, khối ASEAN nói chung đã có bước tiến đáng kể trong các chỉ số tiến bộ xã hội, đặc biệt là về giáo dục cơ bản. Chính phủ các nước thành viên cũng thể hiện quyết tâm và ủng hộ đối với hội nhập quốc tế giáo dục đại học.
Mặt khác, đầu tư phát triển nguồn nhân lực không chỉ là đào tạo mới và đào tạo lại mà còn là công nhận và tận dụng nhân lực có trình độ đã qua đào tạo. Cộng đồng kinh tế ASEAN đã thống nhất ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động kỹ năng ở tất cả các trình độ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Cổng Thông tin Điện tử Bộ GDĐT
Cũng theo Bộ trưởng GDĐT, mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á được thành lập vào năm 1995 cho tới nay đã phát triển bao gồm 30 trường đại học thành viên chính thức thuộc 10 nước, trong đó có 3 trường đại học của Việt Nam. Đây là một dấu mốc lớn trong công nhận một cách công bằng về chất lượng lao động giữa các quốc gia trong nội khối ASEAN.
Đặc biệt, khung tham chiếu trình độ ASEAN được thông qua năm 2014 là một nỗ lực chung của các nước thành viên tạo ra một nền tảng để so sánh, đối chiếu các văn bằng, trình độ. Khung tham chiếu này cũng sẽ hướng đến hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của học tập suốt đời ở các nước thành viên.
“Ý thức được tầm quan trọng đó, các cơ quan của Việt Nam, đặc biệt là Bộ GDĐT đã nỗ lực xây dựng Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Trong quá trình đó, Việt Nam đã và đang học hỏi rất nhiều từ các nước thành viên của ASEAN và cũng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn cho các đối tác” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.
Hướng đến hình thành một thế hệ công dân số
Tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị với chủ đề “các hệ thống giáo dục và đào tạo sẵn sàng cho tương lai để thúc đẩy các kỹ năng của thế kỷ 21”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, năng lực số là không thể thiếu đối với mỗi học sinh. Do vậy việc rèn luyện kĩ năng số phải được triển khai từ sớm, ngay từ những cấp học đầu tiên ở các dạng thức đơn giản, phù hợp với lứa tuổi.
Cũng theo ông Nhạ, “Nhận thức được vấn đề này, ngành Giáo dục đã tập trung trang bị cho học sinh những kĩ năng về chuyển đổi số ở mọi cấp học, hướng đến hình thành một thế hệ công dân số. Trong đó, môn Ngoại ngữ và Tin học đã đưa vào giảng dạy ngay từ đầu cấp tiểu học”.
Liên hệ với quá trình chuyển đổi số ngay trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, trường học phải tạm thời đóng cửa, Bộ trưởng GDĐT cho biết, với phương châm “tạm dừng đến trường, không ngừng việc học”, Bộ đã chỉ đạo và hướng dẫn nhà trường nhanh chóng chuyển sang tổ chức dạy học trực tuyến, những nơi khó khăn áp dụng dạy học trên truyền hình; đồng thời có hướng dẫn kiểm tra đánh giá, công nhận kết quả dạy học trực tuyến.
Theo đó, đã có hơn 80% nhà trường áp dụng dạy học và đánh giá trực tuyến ở các mức độ khác nhau, đảm bảo thực hiện kế hoạch năm học 2019-2020.
Nhân Hội nghị lần này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các Bộ trưởng Giáo dục ASEAN “chung tay xây dựng thống nhất bộ chuẩn kỹ năng nhân lực số trong khu vực, hướng đến một mặt bằng nhân lực số giữa các nước thành viên, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng kết nối, chia sẻ, tham gia nền kinh tế số, xã hội số không chỉ ở mỗi quốc gia mà còn trong toàn bộ cộng đồng ASEAN”.
Minh Vy
Phát triển nguồn nhân lực: Quan trọng là nâng cao chất lượng giáo dục
人参与 | 时间:2025-01-25 05:11:08
相关文章
- Cách xem trực tiếp lễ nhậm chức của ông Donald Trump
- 35 tuổi Noo Phước Thịnh vẫn không biết tiêu tiền
- Doanh nghiệp Cà Mau số hoá hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thanh Hằng
- Porsche bán tới 240.000 xe trong năm 2016
- Cận cảnh ‘kho’ hàng hiệu khiến Hồ Trung Dũng phải mua nhà gần 10 tỷ
- Gắn mã QR cho nông sản
- Trung Quốc: Ăn tất niên, trò bị thày ép rượu đến chết
- TechDemo 2017 mở ra cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp
- Trung Quốc: Xem đại gia đình 500 người, 6 thế hệ
评论专区