Đó là cảnh tượng diễn ra tại Khoa Chăm sóc giảmnhẹ, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Chữ tình giữa những người xa lạ
Khoa Chăm sóc giảm nhẹ của bệnh viện này mớithành lập gần 2 năm, chuyên chăm sóc nâng đỡ về tinh thần và giảm đau cho cácbệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
"Bệnh nhân của chúng tôi thường tiên lượngsống không quá 6 tháng. Chăm sóc giảm nhẹ nghe còn rất mới mẻ không chỉ ở ViệtNam mà trên toàn thế giới. Mục đích không chỉ làm bệnh nhân giảm đau đớn mà cònchia sẻ về tinh thần, giúp người bệnh hoàn thành nốt những tâm tư, nguyện vọngtrước khi từ giã cõi đời.
Dù mọi thứ mới mẻ, bệnh nhân quá tải với 10giường bệnh, chỉ có 2 bác sĩ biên chế, 6 bác sĩ kiêm nhiệm nhưng chúng tôi yêucông việc của mình vì tính nhân văn, và đôi khi còn vì cái tình, cái nghĩa conngười" - bác sĩ Nguyễn Minh Hùng, Trưởng Khoa Chăm sóc giảm nhẹ chia sẻ.
![]() |
Một cụ bà ung thư giai đoạn cuối đang được chăm sóc tại Khoa Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: Thanh Huyền. |
Về làm việc tại khoa chỉ mới 5 tháng, nhưng nữđiều dưỡng trẻ Nguyễn La Mai Huy đã có biết bao kỷ niệm.
Khi được hỏi, điều dưỡng Huy không chỉ nhớ têntừng bệnh nhân mình chăm sóc mà thấu hiểu luôn cả hoàn cảnh, tâm tư của họ.
"Em chứng kiến nhiều bệnh nhân hôm qua còn tâmsự, nói chuyện với mình, vậy mà hôm sau vào trực em không thấy tên họ nữa. Chẳngai nói nhưng em biết họ đã ra đi. Buồn lắm, nhân viên y tế cũng là con người, dùtiếp xúc nhiều với cảnh sinh ly tử biệt nhưng không thể chai sạn" - điềudưỡng Huy nói.
Hoàn cảnh của bệnh nhân Nguyễn Thị Kim L. (SN1948, ngụ tại quận 8, TP.HCM) khiến mỗi lần nghĩ đến là lòng điều dưỡng Huy lạinặng trĩu.
Bà L. rất tội nghiệp, bị ung thư cổ tử cung. Điềudưỡng Huy thường xuyên thấy bà ngồi khóc. Hỏi ra mới biết đã 6 ngày bà chẳng cóai thăm nuôi.
Điều dưỡng Huy bùi ngùi kể lại: "Bà mếu máovới em rằng con bà bỏ bà rồi, chúng không ngó tới vì biết bà sắp chết. Khi bệnhtình bà trở nặng, khoa đã gọi điện cho con bà nhưng họ cũng không tới liền hoặccó đến cũng về ngay”.
Mỗi ngày tới chăm sóc bà L., nữ điều dưỡng lạiđộng viên, thăm hỏi, thậm chí cô còn cho các thân bệnh nhân bên cạnh số điệnthoại của mình, đề phòng bà L. có chuyện thì gọi ngay. Cô và các bác sĩ miệt màichăm sóc cho tới ngày bà L. trút hơi thở cuối cùng.
Chứng kiến chết nhiều nhưng không chai sạn
Điều dưỡng Huy còn kể cho chúng tôi về trường hợpcủa nữ bệnh nhân tên Nguyễn Thị L. (SN 1954) bị ung thư vú trái.
Trên ngực trái của bệnh nhân có 2 vết thương,thường xuyên chảy dịch, có mùi rất khó chịu. Mỗi lần thay băng, làm sạch vếtthương cho bệnh nhân, nữ điều dưỡng lại ái ngại vì vết loét ngày thêm trầmtrọng.
Nhìn vào đôi mắt bệnh nhân cô thấy đắng lòng,nhất là khi bà L. hỏi: "Vết thương có đỡ không cô ơi, tôi sắp khỏi chưa, baogiờ tôi được xuất viện…".
Điều dưỡng Huy nói như sắp khóc: "Em không ngờbác ấy ra đi nhanh thế. Thường ung thư vú kéo dài rất lâu. Bác L. bị di căn vàoxương rồi.
Em không thể quên buổi sáng đó, là một ngàytrước Tết. Các bệnh nhân khác còn khỏe hơn được người nhà xin cho về nhà ăn Tết,không khí năm mới bao trùm, ai cũng bận rộn. Em tới bên giường thấy bác L. lơmơ. Em gọi mãi không thấy bác trả lời, lát sau bác tỉnh chỉ nói mệt. Thế rồi bácmất...”.
Điều dưỡng Huy còn nhớ như in tâm nguyện của bệnhnhân L. là mong mình hết bệnh để về quê với các con.
Tại Khoa Chăm sóc giảm nhẹ, chúng tôi mới thấybệnh tật, tử thần không chỉ gõ cửa người nghèo mà cả người giàu. Nhiều bệnh nhângiàu có, ngoài đời cũng một thời thanh thế, vậy mà khi bị bệnh họ tiều tụy, suykiệt.
Trong con mắt các nhân viên y tế ở đây, họ dù cóhoàn cảnh thế nào cũng là... bệnh nhân, họ cần chăm sóc, quan tâm, dù thời giansống còn rất ngắn ngủi.
Theo bác sĩ Đoàn Trọng Nghĩa, khoa Chăm sóc giảmnhẹ, bệnh nhân khi vào đây không chỉ được giảm đau mà còn được thăm hỏi về hoàncảnh gia đình, kinh tế, tôn giáo, tâm tư nguyện vọng.
Khoa Chăm sóc giảm nhẹ có kết hợp với khoa Tâm lýcủa Bệnh viện Y khoa Phạm Ngọc Thạch để điều trị nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhânđược tốt hơn.
Ngoài ra, khoa còn có dịch vụ chăm sóc bệnh nhânung thư tại nhà với giá khoảng 500 ngàn/lần cho ê kíp 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng.
Sở dĩ có dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ung thư tạinhà vì nhiều người bệnh giai đoạn cuối không muốn nằm viện. Họ muốn về nhà đểhưởng cảm giác ấm cúng của gia đình, để được sống bên người thân, bạn bè.
Thanh Huyền
" alt=""/>'Thiên thần áo trắng' của bệnh nhân ung thưLần 1 rồi có lần 2, lần 3 và cứ thế dù đã ly hôn nhưng mỗi lần chồng qua thăm con họ lại quan hệ như ngày xưa (Ảnh minh họa).
Những lần đầu chồng cũ đến chơi với con, chị thường sang phòng trọ bên cạnh lánh tạm. Nhưng một lần hàng xóm đóng cửa đi vắng chị đành phải ở lại phòng với 2 bố con. Nhiều hôm, anh còn mua đồ ăn sang ăn tối cùng hai mẹ con. Thậm chí có hôm về muộn, nhà trọ đóng cửa, chồng chị ngủ lại đây luôn.
Trong một lần anh ngủ lại họ đã “thân mật” với nhau. Lần 1 rồi có lần 2, lần 3 và cứ thế dù đã ly hôn nhưng mỗi lần chồng qua thăm con, họ lại vẫn quan hệ như ngày xưa.
Cũng như chị Hà Anh, cuộc hôn nhân của chị Lệ (Hà Đông, Hà Nội) cũng tan vỡ sau 5 năm gắn bó. Trong thời gian sống chung, nhờ bố mẹ 2 bên cho tiền nên anh chị mua được căn nhà. Sau khi ly hôn, anh và chị đều không bù nổi nửa giá trị căn nhà để người còn lại chuyển ra ngoài nên họ lại đành sống chung.
Căn nhà được chia làm hai, tầng 1 để xe, tầng 4 để phơi phóng, giặt giũ. Còn anh dùng tầng 3, chị và con gái ở tầng 2. Các vật dụng trong nhà như bát đũa, đồ gia dụng cũng được chia đều cho 2 bên. Một nhà giờ đã có 2 bếp. Thời gian đầu sau khi ly hôn, quy tắc phân chia ranh giới như đồ nhà ai người nấy dùng, tầng nhà ai người nấy ở được áp dụng một cách triệt để. Tuy nhiên, việc chung nhà đã khiến họ khó thể thực hiện được quy định ấy được lâu.
Nhiều lần chị đang nấu cơm thì hết dầu ăn, nước mắm… lười ra hàng tạp hóa mua, chị chạy sang “nhà anh” vay tạm. Cuối tuần, anh mời bạn về nhà cũng xuống nhờ chị làm hộ vài món nhậu. Tiện thể rủ chị đưa con gái lên ăn cơm cùng, họ lại như một gia đình.
Một đêm anh đi nhậu ngoài quán về bị trúng gió, chị phải tất tả pha nước chanh, bóp dầu cho anh. Để chồng cũ ngủ một mình không yên tâm, 2 mẹ con chị lại dắt díu nhau lên tầng ngủ cùng. Rồi chuyện ngủ lại ở “nhà anh” không còn lạ lẫm, chị và anh chẳng khác gì ngày chưa chia tay.
![]() |
Sau những lần “thân mật” không phải mái ấm nào cũng được hàn gắn... (Ảnh minh họa). |
Chung giường liệu có hàn gắn được hôn nhân?
Chuyện của nhà chị Lệ đã kết thúc tốt đẹp khi anh chị lại dắt díu nhau đi đăng ký kết hôn một lần nữa. Theo đó, những lần ăn cùng mâm ngủ cùng giường như ngày trước đã trở thành quen thuộc với vợ chồng họ.
Rồi trong một lần bất cẩn, chị có bầu. Khi nói với anh, anh bảo: “Thôi quay lại với nhau cho con có bố”. Chị cũng tặc lưỡi gật đầu khi nghĩ mình đã ngoài tuổi 35, một thân một mình làm sao nuôi nổi 2 đứa con.
Tuy nhiên, không may mắn như chị Lệ, cuộc hôn nhân của chị Hà Anh vẫn trong tình trạng bế tắc. Chị nói: “Nhiều lần tôi chủ động 'bật đèn xanh' để 2 vợ chồng quay lại nhưng chồng tôi có ý lảng tránh”. Anh vẫn qua thăm con đều đặn, vẫn sex với vợ hàng tuần nhưng chuyện tái hôn anh không muốn. Anh ra điều kiện nếu muốn quay lại chị phải về xin lỗi và bất cứ giá nào cũng phải được sự chấp nhận của mẹ chồng. Nhưng nghĩ lại cảnh tiếp tục chuỗi ngày kinh hoàng sống ở nhà chồng chị lại chùn chân.
Chị Hà Anh bảo: “Anh cứ đi lại giữa hai nơi, vẫn quan tâm vợ con nhưng tuyệt nhiên không đả động gì đến chuyện tái hôn. Tôi cũng chẳng biết làm gì hơn bởi nếu quay lại ngôi nhà đó (nhà chồng), chắc chắn chuyện ôm con bỏ đi giữa đêm như ngày trước sẽ lặp lại lần nữa”.
(Theo Trí thức trẻ)" alt=""/>Ly hôn vẫn chung giường