Facebook cam kết hành động cứng rắn với với thông tin sai sự thật về vaccine, chẳng hạn hạ cấp trên Bảng tin, không gợi ý các nhóm liên quan. Tuy nhiên, không lâu sau, Instagram tiếp tục hiển thị bài viết từ tài khoản và hashtag anti vaccine khi tìm kiếm từ khóa “vaccine”. Bất chấp nhiều nỗ lực, Facebook vẫn thất bại khi không thể chặn đứng nó trên nền tảng.
Hiện tại, khi vaccine Covid-19 đang chuẩn bị được triển khai trên toàn cầu, các hãng công nghệ cũng đối mặt với bài kiểm tra lớn nhất của mình trên mặt trận tin giả này. Francesco Rocca, Chủ tịch Liên hiệp Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, nhận định để đánh bại đại dịch Covid-19, chúng ta phải đánh bại “đại dịch ngờ vực”.
Một số mạng xã hội đã bổ sung chính sách liên quan tới tin giả vaccine Covid-19; số khác vẫn còn cân nhắc cách tiếp cận tốt nhất. Dù vậy, hoạch định luôn là phần dễ dàng, thi hành mới là thứ mà các nền tảng còn thiếu sót.
Covid-19và vaccine điều trị đã là mục tiêu của nhiều thuyết âm mưu. Có kẻ đưa ra tuyên bố sai lầm về hiệu quả của khẩu trang, có kẻ lại đưa ra thông tin vô căn cứ rằng microchip sẽ được cấy vào người tiêm vaccine.
Đầu tháng này, Facebook dẹp một nhóm riêng tư chuyên về nội dung anti vaccine. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhóm như vậy tồn tại. Theo khảo sát nhanh của CNN, ít nhất có hơn 10 hội nhóm Facebook lên tiếng chống lại vaccine với số lượng từ vài trăm tới vài chục ngàn. Ít nhất một nhóm tập trung vào phản đối vaccine Covid-19.
Brooke McKeever, giáo sư truyền thông tại Đại học Nam Carolina, người nghiên cứu về tin giả vaccine và mạng xã hội, dự đoán nội dung anti vaccine sẽ gia tăng và là vấn đề lớn. Theo ông, nhiều người lo ngại về tốc độ phát triển vaccine, bên cạnh đó vaccine này chưa từng được dùng nên mọi người có thể sợ hãi và không chắc chắn. Do đó, họ có xu hướng tin tưởng tin giả về vaccine.
Sự hoài nghi ấy sẽ dẫn tới hậu quả ngoài đời, đó là mọi người không tiêm vaccine, Covid-19 tiếp tục lây lan. Dù chuyên gia y tế cho biết vaccine đặc biệt an toàn, hiếm có tác dụng phụ nguy hiểm, những bài viết anti vaccine Covid-19 vẫn tiếp cận lượng độc giả lớn.
Báo cáo từ Trung tâm chống phát ngôn thù hận (CCDH) hồi tháng 7 chỉ ra các mạng lưới anti vaccine có tới 58 triệu người theo dõi, chủ yếu tại Mỹ, Anh, Canada và Australia. Báo cáo cũng chỉ trích các mạng xã hội vì chỉ hành động ở mức tối thiểu để ngăn chặn nội dung sai sự thật.
Cùng tìm hiểu một số chính sách của các mạng xã hội chống tin giả Covid-19 đến nay:
Facebook và Instagram
Người phát ngôn Facebook cho biết, họ cho phép thảo luận về các cuộc thử nghiệm vaccine và nghiên cứu liên quan tới Covid-19, nhưng sẽ xóa những khẳng định có vaccine Covid-19 an toàn, hiệu quả, cho tới khi nhà chức trách y tế toàn cầu xác nhận có vaccine như vậy. Facebook cũng từ chối các quảng cáo khuyến khích mọi người không tiêm vaccine.
Quy định về Covid-19 của Facebook chỉ rõ, công ty sẽ nỗ lực xóa bỏ nội dung có khả năng gây hại đến thế giới thực, bao gồm thông tin sai sự thật.
Phát ngôn viên Twitter cho biết, công ty vẫn đang cân nhắc chính sách và sản phẩm ngay trước khi vaccine được cấp phép đưa vào sử dụng. Từ năm 2018, Twitter đã bổ sung lời nhắc, dẫn người dùng đến nguồn tin y tế chính thống khi tìm kiếm liên quan tới vaccine.
Mạng xã hội cũng đưa ra chính sách chi tiết về nội dung sai sự thật và gây nhầm lẫn về Covid-19. Twitter nhấn mạnh, đang tập trung loại bỏ thông tin sai sự thật về Covid-19 như lan truyền tin giả, về hiệu quả của khẩu trang.
YouTube
Vào tháng 10, YouTube cập nhật chính sách, trong đó có gỡ bỏ video chứa tin giả về vaccine Covid-19. Chẳng hạn, nền tảng sẽ xóa video khẳng định vaccine gây chết người hay vô sinh. Người phát ngôn YouTube cho biết sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và cập nhật chính sách nếu cần.
TikTok
TikTok nói sẽ xóa nội dung sai sự thật liên quan tới Covid-19 và vaccine, bao gồm nội dung anti vaccine. Công ty thực hiện một cách chủ động và thông qua báo cáo của người dùng. TikTok cũng hợp tác với các tổ chức xác thực sự thật như Politifact, Lead Stories, SciVerify và AFP để đánh giá mức độ chính xác của nội dung.
Trên các video liên quan tới đại dịch – dù gây hiểu nhầm hay không, TikTok đều thêm nhãn “Tìm hiểu sự thật về Covid-19” để dẫn người dùng tới trung tâm thông tin từ các nguồn chính thống như WHO.
Du Lam (Theo CNN)
Facebook, Twitter đều có những chính sách riêng để chống lại tin giả, tin không đúng sự thật. Còn YouTube đã làm gì trong cuộc chiến chống tin giả?
" alt=""/>Mạng xã hội phải chuẩn bị cho làn sóng tin giả vaccine CovidSố lượng đơn hàng của chúng tôi tăng trưởng 2 con số mỗi tháng (kể từ tháng 1 tới nay). Lượng khách hàng nhiều hơn và họ sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau. Bạn biết đấy, ở Việt Nam chưa có một đơn vị nào đứng ra đo kiểm nhưng tôi nghĩ rằng, chúng tôi đang ở top 3.
Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực giao đồ ăn trực tuyến, chúng tôi đã phát triển các mô hình kinh doanh mới để phục vụ được nhiều khách hàng hơn.
Đại dịch Covid-19 tác động như thế nào tới hoạt động cũng như mục tiêu của các ông tại Việt Nam?
Đại dịch Covid -19 không tác động đáng kể tới hoạt động của Baemin. Chúng tôi vẫn có thể đi theo kế hoạch ban đầu khi có thể quan sát được những thay đổi trong thói quen và hành vi của người tiêu dùng để thích ứng được trong hoạt động kinh doanh.
Chẳng hạn, trong đại dịch, người dùng đặt nhiều hơn nhu yếu phẩm, hàng tạp hóa trên các ứng dụng. Baemin đã chuẩn bị được một vài mô hình kinh doanh mới để có thể thích ứng với những thay đổi này, cung cấp đa dạng dịch vụ cho người dùng, chẳng hạn như Chợ Hàn Quốc (Seoul Market) hay các dạng ẩm thực độc đáo.
“Chúng tôi có sứ mệnh và tầm nhìn, cạnh tranh chỉ là thứ yếu”
Baemin gia nhập thị trường Việt Nam khá muộn so với các đối thủ, các ông đã sử dụng chiến lược nào để cạnh tranh?
Khi chúng tôi lên kế hoạch cho chiến lược của mình thì cạnh tranh chỉ là thứ yếu. Điều quan trọng nhất là đạt được tầm nhìn và sứ mệnh của mình thay vì cạnh tranh với đối thủ. Mặc dù tới Việt Nam chậm hơn nhưng chúng tôi không bị xao nhãng trong việc hiện thực hóa tầm nhìn và sứ mệnh đó.
Một chiến lược chủ đạo của chúng tôi đó là tối ưu hóa trải nghiệm người dùng ứng dụng. Bạn có thể thấy chúng tôi tập trung để trở thành một thương hiệu được yêu thích, để mọi người có cảm tình và từ đó có trải nghiệm tốt hơn. Chúng tôi mong muốn hiểu người dùng thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, tâm tư, tình cảm của họ để từ đó cung cấp được các trải nghiệm tốt nhất.
Những cập nhật tính năng trên ứng dụng đều hướng tới mục tiêu cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn. Chúng tôi cũng chú trọng phát triển tới các mặt hàng liên quan đến bán lẻ để thỏa mãn nhu cầu của người dùng.
![]() |
Baemin Việt Nam đang có mặt tại 21 tỉnh, thành sau 3 năm vào Việt Nam |
Gần đây, Baemin có chiến dịch tri ân và cám ơn bạn để kỷ niệm 3 năm hoạt động tại Việt Nam. Chiến dịch này đi từ lòng chân thành thay vì việc chỉ tập trung vào khuyến mãi cho người dùng. Nên dù sinh sau đẻ muộn, chúng tôi vẫn luôn theo sát kế hoạch và chiến lược ban đầu của mình là trở thành một thương hiệu được yêu mến. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào chiến lược này dù là người đến sau.
Trong lĩnh vực gọi xe, giao đồ ăn trực tuyến, các hãng thường phải đốt tiền để giành thị phần và giữ chân tài xế, Baemin có sử dụng chiến lược này để chiếm thị phần ở Việt Nam?
Tôi cho rằng việc xây dựng thương hiệu cũng như đầu tư vào khuyến mại là các chương trình đang được đi song hành. Chúng tôi sử dụng các chương trình khuyến mại để thu hút một lượng khách hàng nhất định, sau đó tập trung vào trải nghiệm người dùng để họ có thể gắn kết lâu dài.
Việc đốt tiền để khuyến mại giúp chúng tôi có được lượng người dùng đông đảo hơn. Khi người dùng sử dụng nền tảng, chúng tôi sẽ tập trung vào trải nghiệm người dùng thay vì mục tiêu tìm kiếm thêm người mới.
Chiến dịch đốt tiền đơn giản chỉ là chiếm lĩnh thị trường nhưng nếu muốn chiếm lĩnh thị trường một cách bền vững thì rõ ràng cần song hành với việc phát triển trải nghiệm người dùng nữa.
Một người dùng hiện nay thường cài nhiều app giao đồ ăn, vậy theo ông điều gì có thể giữ chân người dùng ứng dụng?
Tôi có thể nhìn nhận vấn đề này trong ngắn hạn và dài hạn. Nhiều người dùng thường mở nhiều app để chọn xem giá nào rẻ nhất. Đương nhiên, về ngắn hạn, ứng dụng nào có ưu đãi về giá sẽ giữ chân người dùng. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, nếu bạn gắn với 1 ứng dụng vì nó có khuyến mại tốt nhưng lại không có được trải nghiệm thoải mái, gắn kết thì tôi không nghĩ rằng yếu tố này có thể giữ chân bạn.
Nếu chỉ có ưu đãi về giá, người ta sẽ quay lưng với ứng dụng khi khuyến mại đó không còn. Do đó, tôi nghĩ rằng yếu tố cốt lõi nhất vẫn là trải nghiệm của thương hiệu.
Như bạn thấy, Baemin là ứng dụng mong muốn được thấu hiểu và đồng cảm với người sử dụng nên đến thời điểm này, chúng tôi có nhiều người theo dõi, hâm mộ bởi họ thấy có thể thể hiện được cá tính, được kết nối và thể hiện bản thân thông qua việc dùng ứng dụng Baemin. Tôi nghĩ rằng đó là định hướng lâu dài, chúng tôi có thể phát triển để giữ chân người dùng.
Việt Nam tập trung nhiều nhân tài công nghệ
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng của kinh tế số nói chung và thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam nói riêng?
Việt Nam có tiềm năng phát triển dồi dào nhất là thị trường giao đồ ăn. Có 3 yếu tố tạo nên sự phát triển của thị trường đó là: Nền tảng công nghệ - Cơ sở vật chất - Sự sẵn sàng của thị trường. Việt Nam được đánh giá cao ở cả 3 khía cạnh này.
Cụ thể, về nền tảng công nghệ, so với các quốc gia châu Á, lực lượng kỹ sư công nghệ tại Việt Nam rất dồi dào và phát triển. Các ứng dụng được phát triển ở Việt Nam có chất lượng cao, gần như là hàng đầu của khu vực. Đây là nơi tập trung nhiều nhân tài trong lĩnh vực công nghệ, phần mềm.
Về cơ sở vật chất thì có thể thấy nhiều nền tảng thanh toán, ngân hàng số rất phát triển. Lực lượng giao hàng tại Việt Nam có chất lượng cao, chăm sóc khách hàng tốt nhất định. Tôi ít thấy quốc gia nào có lực lượng giao hàng tay nghề cao như ở Việt Nam.
Trong khi đó, thị trường và người dùng của Việt Nam có mức độ sẵn sàng cao. Người Việt Nam là 1 trong những nhóm người bắt kịp với xu hướng nhanh nhất và sẵn sàng sử dụng các ứng dụng công nghệ để cuộc sống tốt đẹp hơn. Việt Nam được đánh giá cao ở cả 3 yếu tố, đó là lý do vì sao tôi nghĩ rằng thị trường Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển và chúng tôi sẽ có thể làm nhiều thứ hơn ở đây.
Các ứng dụng hiện nay đều đi theo con đường siêu ứng dụng, kế hoạch của Baemin như thế nào thưa ông?
Đương nhiên bất cứ ứng dụng nào cũng mong muốn trở thành siêu ứng dụng. Nhưng khi nói tới siêu ứng dụng thì đó là việc dùng công nghệ để giúp người dùng có thể sử dụng nhiều dịch vụ hơn. Với Baemin, thay vì tập trung vào công nghệ chúng tôi tập trung vào hình ảnh thương hiệu. Công nghệ được sử dụng như một đòn bẩy để phát triển.
![]() |
Baemin đang có nhiều kế hoạch mới ở Việt Nam |
Bước chuyển dịch của chúng tôi là Giao thức ăn - Bán lẻ - sau đó là trở thành Nền tảng phong cách sống. Đây là chặng đường của chúng tôi chứ không chỉ đơn giản nói rằng mình trở thành siêu ứng dụng.
Chúng tôi muốn từng bước từng bước phát triển được nhiều mô hình kinh doanh hơn để phục vụ nhu cầu của người dùng và sau đó trở thành một nền tảng phong cách sống hàng đầu và có thể phát triển bền vững.
Cảm ơn ông!
Duy Vũ (Thực hiện)
Một số ứng dụng gọi xe, giao nhận đồ ăn như Grab, Baemin thông báo áp dụng mức thuế VAT mới cho các dịch vụ sau khi chính sách giảm thuế có hiệu lực.
" alt=""/>CEO Baemin Việt Nam: Trong chiến lược của chúng tôi cạnh tranh chỉ là thứ yếu![]() |
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng. (Ảnh: Trường Phong/ Tiền phong) |
Trả lời về chính sách thu hút nhân tài, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết: “Việc thu hút nhân tài cho các địa phương hiện được thực hiện qua nhiều hình thức như khuyến khích về lương, phụ cấp, nhà ở, chính sách vay vốn,…Tuy nhiên thu hút về rồi nhưng sử dụng thế nào là một vấn đề.
Điều này theo Luật cán bộ công chức thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng giao cho Bộ trưởng các bộ, cơ quan TƯ, Chủ tịch UBND tỉnh. Thu hút vào, sử dụng ra sao, môi trường thế nào để phát huy tài năng của họ cần phải tiếp tục được hoàn thiện”.
Trong trả lời của mình, ông Thăng cũng nhắc đến chuyện 12/13 nhà vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia sau khi du học không về nước. Ông chia sẻ: “Chắc hẳn trong số các vị ngồi đây rất nhiều con em không về nước....”
Chuyện tạo việc làm như thế nào, thu hút ra làm sao Bộ Nội vụ sẽ có báo cáo Chính phủ.
Ông Thăng cho biết thêm, việc đi học, đặc biệt đi du học từ THPT, ĐH ở nước ngoài phổ biến là không về. “Quan điểm của cá nhân tôi là cần phải có tư duy thoáng ra. Không phải không về nước là không đóng góp cho đất nước. Không phải không về nước là không yêu nước. Đây là sự cống hiến chung cho nhân loại. Có những trường hợp đưa hình ảnh Việt Nam lên rất cao, ví dụ như giáo sư Ngô Bảo Châu”.
Tuy nhiên, ông Thăng cho rằng, sắp tới cần phải điều chỉnh lại chính sách thu hút nhân tài.
Vừa rồi ngoài chính sách của mỗi địa phương đã có những chỉnh sửa. Nhưng để đảm bảo chính sách thu hút bền vững vừa rồi Bộ Nội vụ đã trình các cấp có thẩm quyền ví dụ chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ được nêu trong Kết luận 86 của Bộ Chính trị về thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ năm 2014 và các Đề án số 500, số 600 về hậu thu hút nhân tài.
Đăng Duy (ghi)
Xem thêm:
>> Du học trời Tây: Ai nên về, ai nên ở lại?" alt=""/>Thứ trưởng Nội vụ: Sẽ trình Chính phủ chính sách hút nhân tàiNhưng ít người biết rằng bộ phim làm mưa làm gió ở các phòng vé này được chuyển thể từ một cuốn tiểu thuyết mà tác giả của nó lại là một chính trị gia.
Tiểu thuyết “The Revenant: A Novel of Revenge”, được viết năm 2002 và chuyển thể thành phim vào năm 2015, là đứa con tinh thần của tác giả Michael Punke - Đại sứ quán Mỹ, đại diện thương mại của Mỹ tại Tổ chức Thương mại thế giới ở Geneva, Thụy Sỹ.
Là một nhà văn tay ngang, ông Punke quả là một người biết quản lý thời gian khi vừa có thể ngồi viết tiểu thuyết vừa đàm phán các giao dịch trị giá hàng ngàn tỷ đô la. Trước đó, ông từng học về quan hệ quốc tế ở ĐH George Washington và từng giữ chức tổng biên tập Tạp chí Luật quốc tế ở ĐH Cornell – nơi ông lấy bằng Tiến sĩ Luật.
Punke hiện cũng là một cộng sự tại công ty luật của Mayer Brown, có trụ sở tại văn phòng Washington, D.C. Ông cũng làm việc trong nhiều lĩnh vực khác liên quan đến luật thương mại quốc tế.
Vì những công việc toàn thời gian mà ông đang đảm nhiệm, Punke không thể tham dự được các hoạt động quảng bá cùng đoàn làm phim. Các quy định về đạo đức của liên bang không cho phép ông tham gia bất cứ hoạt động nào như ký sách hay phỏng vấn – tờ The New York Times cho hay.
Tuy nhiên, các đồng nghiệp của ông tại WTO rất ấn tượng về tài năng của Punke.
“Chúng tôi nghĩ rằng điều đó thật tuyệt vời” – Keith Rockwell, phát ngôn viên của WTO chia sẻ với The New York Times. “WTO thông thường không được biết đến là một cơ quan có nhiều mối liên hệ với Hollywood”.
Niềm đam mê của Punke với miền Tây nước Mỹ bắt đầu từ khi ông còn là một đứa trẻ lớn lên ở Wyoming. Ông đã dành nhiều mùa hè để làm việc tại một công viên quốc gia gần nhà. Ông thích các hoạt động ngoài trời như câu cá, săn bắn, đi xe đạp leo núi…
Nhận xét về anh trai mình, Tim Punke nói: “Anh ấy ra ngoài đó với bộ trang phục quân đội nặng nề, nướng bánh mỳ và bắn súng trong khi hầu hết những đứa trẻ khác đi giao pizza hoặc giao báo”.