Sả chanh
Cây sả chanh (hay cây sả) là cây đuổi muỗi dễ trồng và phổ biến nhất. Từ lâu, ông cha ta đã trồng sả xung quanh nhà để đuổi muỗi.
Sả chanh là loại sả có phần gốc hơi tím, rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và châu Á. Sả chanh có mùi thơm dịu, thoảng mùi chanh tươi mát rất dễ chịu. Đặc biệt cây sả rất dễ trồng, chịu hạn tốt và chỉ cần đủ ánh nắng. Các nhà khoa học đã khám phá ra nguyên lý đuổi muỗi của sả chanh là làm rối loạn khả năng định hướng của muỗi và côn trùng, khiến chúng không tìm ra đích ngắm để tấn công.
Hoa phong lữ
Hoa phong lữ cánh mỏng, đa dạng màu sắc từ tím, đỏ, vàng... Tinh dầu trong hoa có rất nhiều chất như a-pinene, citronellol, geraniolgeranyl acetate, geranyl butyratelimonene, linalool, menthone và myrcene... khiến muỗi sợ nên phải tránh xa.
Các gia đình có thể treo chậu hoa phong lữ trước ban công phòng ngủ, vừa làm đẹp vừa xua đuổi côn trùng.
Húng quế
Nhà thực vật học người Mỹ Chris Lambton cho hay: "Đó là một loại thảo mộc giúp đuổi muỗi hiệu quả".
Để húng quế phát triển tốt nhất, phải để nó ở ngoài ánh nắng mặt trời từ 6 tới 8 tiếng mỗi ngày. Đất trồng vừa phải luôn đủ độ ẩm vừa thoát nước tốt để cây không bị úng. Bên cạnh đó, húng quế cũng chữa lành vết muỗi đốt rất nhanh. Bạn chỉ cần bóp nhẹ vài lá húng quế và bôi vào vết muỗi đốt, vết muỗi sẽ hết sưng nhanh chóng.
Cây hương thảo
Cây hương thảo có nhiều cành nhánh mọc thẳng từ gốc, vươn cao. Lá nhỏ, thuôn nhọn dài, mọc um tùm bao quanh cành, có màu xanh hơi trắng. Cây nở hoa màu tím nhạt. Cây sống tốt nơi khí hậu nhiệt đới nên không cần tưới quá nhiều nước. Lời khuyên là trồng cây Hương Thảo trong đất tơi xốp, thoát ẩm tốt.
Hương thảo có mùi thơm dịu nhẹ, vừa giảm stress, chống buồn ngủ mà còn đuổi muỗi khá tốt. Dùng lá cây nấu nước để xông hơi xua côn trùng hoặc tắm cho trẻ em khỏi sảy là cách làm của nhiều gia đình ở Việt Nam.
Ngải cứu
Cây ngải cứu là loại cây đuổi muỗi được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, cây dễ trồng và phát triển nhanh. Mùi hương của ngải cứu giúp đuổi muỗi tự nhiên, có thể dùng cây tươi hoặc khô. Nên đặt bó ngải cứu khô ở cửa, tử quần áo, trong túi để phòng muỗi. Ngoài ra, bạn có thể dùng lá ngải cứu phơi khô, đốt sẽ giúp đuổi muỗi.
Cúc vạn thọ
Đây là loại cây cảnh có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới, nay được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Giống như tên gọi của chính nó, hoa cúc vạn thọ là biểu tượng cho sự trường tồn, vĩnh cửu.
Loại cây này chứa pyrethrum, một thành phần được tìm thấy trong nhiều loại thuốc chống côn trùng.
Theo Giadinhnet
Hào hứng khi mua nhà lần đầu tiên, những sai lầm như chủ quan không dùng chuyên gia tư vấn bất động sản, không cân nhắc kỹ khả năng tài chính... có thể khiến bạn phải hối hận lâu dài.
" alt=""/>Những loại cây chống muỗi trong mùa nồm ẩmMột số phụ huynh cho rằng, thời gian công bố muộn, học sinh không có nhiều thời gian ôn thi, tâm lý chờ đợi căng thẳng... là những lý do khiến việc thi 4 môn không phù hợp với tình hình hiện nay.
Nhất là khi môn thi được công bố muộn không những gây áp lực cho phụ huynh và học sinh, mà còn nở rộ thị trường luyện thi cấp tốc khiến học sinh cũng bị cuốn theo, vô cùng mệt mỏi. Điều này dẫn đến tình trạng thí sinh tranh thủ nhồi nhét kiến thức để làm bài thi và đương nhiên lúc này điểm thi không phản ánh đúng kết quả 9 năm học tập.
Em Nguyễn Phương Chi - hiện đang theo học tại một trường THCS tại quận Hà Đông - cho biết bản thân cũng rất áp lực, lo lắng khi phải chờ đợi Sở GD-ĐT công bố môn thi lớp 10, nếu phải thi môn thứ 4 thì hi vọng là môn “tủ” để đỡ áp lực luyện thi.
"Em chỉ mong năm nay chúng em cũng chỉ thi 3 môn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Em học không tốt các môn khoa học tự nhiên, nếu thi thêm một môn học nữa em lại phải dành nhiều thời gian hơn để ôn thi môn thứ 4, sợ sẽ khó hoàn thành tốt được 3 môn bắt buộc kia.
Còn nếu không ôn thi, không học thêm thì chắc chắn điểm sẽ rất thấp vì môn khoa học tự nhiên không phải thế mạnh của em", Phương Chi chia sẻ.
Chị Nguyễn Hải Hà - có con đang học tại Cầu Giấy (Hà Nội) - cho rằng việc chỉ thi tốt nghiệp THCS với 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ sẽ phù hợp với định hướng của chương trình GDPT khi sắp tới đó là 3 môn bắt buộc trong cấp THPT.
“Thi môn thứ 4 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tôi cho rằng không còn phù hợp khi tới đây, vào lớp 10 các con sẽ được hướng dẫn chọn môn học tự chọn.
Giả sử năm nay thi vào lớp 10 với môn thứ 4 là môn Lý thì đương nhiên con tôi “vắt chân lên cổ” mà học môn này nhưng sau đó vào lớp 10 con tôi lại chọn môn học tự chọn không có môn Lý thì quả là điều vô cùng lãng phí. Chưa kể thi thêm môn thứ 4 học sinh và phụ huynh cũng rất áp lực”, chị Hải Hà nói.
Chị Hà mong muốn Hà Nội cân nhắc việc bỏ môn thi thứ 4 để giám bớt gánh nặng cho cả học sinh, phụ huynh và giáo viên.
Nhiều địa phương chỉ thi 3 môn
Mới đây, Sở GD-ĐT Hải Phòng đề xuất phương án tổ chức 3 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT nhằm giảm tải áp lực cho các cơ sở giáo dục, phụ huynh, học sinh. Bài thi môn Toán và Ngữ văn sẽ nhân điểm hệ số 2, điểm bài thi Ngoại ngữ hệ số 1.
Năm 2022, nhiều địa phương chỉ thi 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT như: An Giang, Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Điện Biên, Bình Dương... Hay TP. Hồ Chí Minh từ trước đến nay chỉ thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ nhưng chất lượng dạy và học ở THCS và THPT vẫn được đánh giá rất tốt.
Theo quyết định hiện hành của UBND thành phố Hà Nội, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT sẽ có 4 môn thi, gồm 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn thứ 4 công bố vào tháng 3 hàng năm. Việc thi 4 môn được triển khai từ năm 2019, sau hàng chục năm chỉ thi 2 môn Toán và Ngữ văn. Năm 2022, TP. Hà Nội đã bỏ môn thứ 4 do dịch bệnh bùng phát. Theo đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội, thời điểm này đơn vị vẫn chưa đề xuất phương án thi môn thứ 4. Tuy nhiên, năm ngoái do ảnh hưởng của dịch COVID-19, phút chót thành phố quyết định chỉ tổ chức 3 bài thi tuyển học sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập. Nói về lý do vì sao những năm trước công bố môn thi thứ 4 vào tháng 3, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết nếu công bố sớm, học sinh sẽ không học các môn không thi, dẫn đến không đảm bảo chất lượng dạy và học. |
Không có một quy chế chung nào quy định về thời gian đào tạo tối đa cho sinh viên đại học. Thay vào đó, các trường sẽ chủ động xây dựng các quy định riêng.
Nhìn chung, sinh viên đều được tạo điều kiện có thêm thời gian để hoàn thành chương trình học, ít nhất là thêm 1 năm.
Đại học ở Mỹ:
Đại học Utah Valley: Sinh viên có tối đa 7 năm để hoàn thành bằng cử nhân, 5 năm để hoàn thành bằng cao đẳng và 6 năm cho các ngành học thạc sỹ.
Đại học Arizona State: Thời gian tối đa để hoàn thành chương trình cử nhân không được vượt quá 8 năm học.
Đại học Cornellquy định khắt khe hơn. Sinh viên sẽ chỉ được thêm 2 kỳ (1 năm) để hoàn thành chương trình học và hoàn thiện điều kiện tốt nghiệp nếu không đáp ứng trong 8 kỳ tiêu chuẩn.
Tuy vậy, nhà trường chỉ xem xét và phê duyệt cho những sinh viên "bị đặt trong những tình huống khẩn cấp ngoài tầm kiểm soát của bản thân khiến họ không thể hoàn thành bằng cấp trong 8 học kỳ".
Đại học Melbourne (Australia): Thời gian tối đa để hoàn thành một khóa học được tính toán dựa trên công thức sau:
a) Đối với các khóa học toàn thời gian: n + 2 năm, trong đó n = thời lượng dự kiến của khóa học. b) Đối với các khóa học bán thời gian: 2n + 2 năm, trong đó n = thời lượng toàn thời gian dự kiến của khóa học. |
Trưởng khoa có quyền kéo dài thời gian tối đa để hoàn thành khóa học lên đến 1 năm trong những trường hợp đặc biệt.
Đại học RMIT (Australia):
Cử nhân (hệ 3 năm) | 4,5 năm |
Cử nhân (hệ 4 năm) | 6 năm |
Song bằng (hệ 5 năm) | 7,5 năm |
Cử nhân danh dự (hệ 1 năm) | 1,5 năm |
Chứng chỉ sau đại học (Graduate Certificate) | 1 năm |
Bằng tốt nghiệp sau đại học (Graduate Diploma) | 1,5 năm |
Thạc sỹ (hệ 4 năm) | 3 năm |
Tiến sỹ (hệ 3 năm) | 4,5 năm |
Đại học Oxford Brookes (Anh):
Cử nhân-Thạc sỹ (toàn thời gian) | 3 năm |
Cử nhân-Thạc sỹ (bán thời gian) | 4 năm |
Tiến sỹ (toàn thời gian) | 5 năm |
Tiến sỹ (bán thời gian) | 6 năm |
Đại học Vrije Universiteit Amsterdam (Hà Lan): Số năm thêm được tính bằng công thức:
Thời gian tối đa hoàn thành chương trình tối đa bậc cử nhân = Thời lượng toàn thời gian thông thường (gọi là A) + với 50% A. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình sau đại học = Thời lượng tiêu chuẩn x 2 |
Đại học Stuttgart (Đức): Theo quy định, đối với các chương trình cấp bằng cử nhân, thời gian học tối đa không được vượt quá 10 học kỳ và đối với các chương trình thạc sỹ thường là 8 học kỳ.
Đại học Thành phố Hồng Kông (Trung Quốc): Thời gian học tối đa cho các đối tượng sinh viên như sau:
- Bằng cấp đại học 4 năm tiêu chuẩn: 8 năm
- Văn bằng kép/đào tạo sau đại học dài hơn 4 năm: Do đơn vị tự quy định riêng.
Đại học Massey (New Zealand): Mức độ kéo dài dựa trên số lượng tín chỉ và chương trình học như sau:
Chứng chỉ sau đại học (Postgraduate certificate) - 60 tín chỉ | 2 năm |
Bằng tốt nghiệp sau đại học (Postgraduate diploma) - 120 tín chỉ | 4 năm |
Bằng cử nhân danh dự (Bachelor's honours degree) - 120 tín chỉ | 1 năm |
Bằng thạc sỹ (Master's degree) - 120 tín chỉ | 4 năm |
Bằng thạc sỹ (Master's degree) - 180 tín chỉ | 5 năm |
Bằng thạc sỹ (Master's degree) - 240 tín chỉ | 6 năm |
Đại học Quản lý và Công nghệ (Pakistan): Sinh viên được gia hạn tối đa là 2 năm đối với tất cả các chương trình cấp bằng cử nhân và 1 năm cho các chương trình thạc sỹ.
Bảo Huy(Tổng hợp)
“Ban đầu, em chỉ định thi tốt nghiệp THPT rồi đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương nhưng khi biết đợt tới, trường này sẽ sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, em đã tìm một trung tâm để ôn luyện. Em mới học được 2 buổi nhưng thấy giáo viên hướng dẫn kiến thức khá đa dạng, từ kiến thức xã hội đến văn hóa...”, Quang Hùng nói.
Khi được hỏi kiến thức kỳ thi đánh giá năng lực rộng thế, luyện thi liệu có hiệu quả hay không thì Quang Hùng cho rằng “học nhầm còn hơn bỏ sót”.
Thậm chí, nhiều học sinh cho rằng đến thời điểm này mới tìm nơi luyện thi đánh giá năng lực là hơi muộn vì nhiều bạn khác đã bắt đầu luyện thi từ 1-2 tháng trước.
Giống như Hùng, em Nguyễn Hương Hà - học sinh lớp 12 ở quận Hà Đông cũng muốn tham gia kỳ thi đánh giá năng lực để tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường top đầu như ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Ngoại thương…
“Em đã nghiên cứu đề thi, kiến thức tổng hợp ở nhiều lĩnh vực và có độ bao phủ rất lớn.
Ngoài ra, đề thi cũng rất dài, yêu cầu thí sinh phải có kỹ năng làm bài tốt và nắm chắc kiến thức mới có thể làm được. Vì thế, em rất lăn tăn việc đi luyện thi đánh giá năng lực vì sợ rằng luyện thi không những không trúng mà còn mất thời gian”, Hương Hà cho hay.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho rằng thí sinh không nên tham gia các lớp luyện thi đánh giá năng lực.
“Tôi cho rằng nếu thí sinh nắm chắc kiến thức trên lớp và hiểu bản chất vấn đề thì đã đủ để vượt qua kỳ thi đánh giá năng lực với kết quả tốt.
Quan trọng là thí sinh phải cẩn thận, kỹ lưỡng trong quá trình ôn luyện cũng như làm bài thi. Những câu hỏi trong bài thi thường là những kiến thức các em đã được học hoặc trải nghiệm. Câu hỏi có thể không quá khó nhưng hơi dài nên thí sinh có tâm lý cho rằng đó là câu hỏi khó.
Trong đề thi đánh giá năng lực, có vài câu hỏi phân loại thí sinh, đòi hỏi các em phải tư duy. Nếu các em chăm chỉ học tập thì cũng không cần quá lo lắng", Thạc sĩ Phạm Thái Sơn nói.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn cũng cho biết đề thi đánh giá năng lực sẽ có cả những câu hỏi về kiến thức về xã hội, công nghệ, kỹ thuật, Anh văn...
“Các kiến thức trong bài thi khá rộng và mở, các em không cần phải tham gia các lớp luyện thi cho vất vả, chỉ cần học tập nghiêm túc, quan tâm tới những điều đang diễn ra trong xã hội. Ngoài ra, các em nên rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng phản biện, kỹ năng thích ứng, năng động và sáng tạo hơn nữa thì chẳng có gì phải ngại khi làm bài thi đánh giá năng lực hay đánh giá tư duy”, thạc sĩ Phạm Thái Sơn đưa ra lời khuyên.