Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của VinaPhone chiều 15/7, Bộ trưởng nhấn mạnh tất cả các hoạt động kinh doanh của VNPT sau khi tái cơ cấu đều sẽ tập trung gộp vào VNPT-VinaPhone, do đó, mô hình tổ chức của tổng công ty này cần phải "rõ ràng, không chồng chéo, không tạo sự cạnh tranh nội bộ" nhưng vẫn phải đảm bảo được chiến lược chuyên biệt, chuyên nghiệp và hiệu quả. Đồng thời, VinaPhone cần hoàn thiện bộ máy tổ chức chân rết, phân cấp mạnh cho các cơ sở, địa phương, trực tiếp chăm sóc khách hàng.
![]() |
"Đây là thách thức nhưng cũng là thời cơ cho VinaPhone để trở thành nguồn thu chủ lực cho Tập đoàn", Bộ trưởng chia sẻ.
Trước đó, ông Lâm Hoàng Vinh, Phó Tổng Giám đốc VNPT, Giám đốc công ty VinaPhone đã thông báo tóm tắt về tình hình kinh doanh nửa đầu năm của nhà mạng này. Cụ thể, VinaPhone đạt doanh thu xấp xỉ 12,1 nghìn tỷ đồng, đạt 48% kế hoạch được giao; Chênh lệch thu chi đạt gần 933 tỷ đồng, đạt 77% kế hoạch; doanh thu trả trước (toàn mạng) đạt xấp xỉ 5,4 nghìn tỷ đồng, bằng 47% kế hoạch; Có gần 21,7 triệu thuê bao đang hoạt động.
Liên quan đến vấn đề tái cơ cấu, ông Vinh cho biết mô hình tổ chức của tổng công ty VNPT - VinaPhone có những nét đặc thù, khác biệt so với mô hình kinh doanh, hoạt động hiện tại của VinaPhone, bởi từ nay VinaPhone sẽ phải khai thác dịch vụ cùng với các ban kinh doanh khác của Tập đoàn. Để vượt qua những thách thức trước mắt, trong 6 tháng cuối năm, ông Vinh cho biết VinaPhone sẽ tiếp tục điều chỉnh cơ chế quản lý điều hành, theo hướng tăng sự chủ động trong SXKD cho các đơn vị cơ sở, giảm thiểu chi phí quản lý...
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã nhất trí với kiến nghị của VinaPhone về việc được tiếp tục kinh doanh dịch vụ di động sau khi thành lập VNPT - VinaPhone nhưng nhấn mạnh rằng, khi kinh doanh dịch vụ, VinaPhone phải "liên thông, thống nhất, tập trung một mối, phù hợp đúng mục đích, giữ thương hiệu, để VinaPhone ngày càng phát triển, hoàn thiện tất cả các loại hình kinh doanh".
Vị Tổng tư lệnh ngành cũng đề nghị VinaPhone hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch SXKD được giao trong năm 2014, đảm bảo rằng trong quá trình triển khai đề án Tái cơ cấu không được làm ảnh hưởng, gián đoạn hoạt động SXKD. Sau khi MobiFone tách ra khỏi VNPT, Tập đoàn sẽ có điều kiện để tập trung đầu tư cả về hạ tầng lẫn con người cho VinaPhone để mạng này phát triển mạnh lên. Sở hữu một hạ tầng tốt, vốn là thế mạnh truyền thống của VNPT, VinaPhone cần quyết tâm trở thành "trụ cột doanh thu của Tập đoàn VNPT, đáp ứng những kỳ vọng to lớn của Chính phủ, của cơ quan quản lý và xã hội dành cho doanh nghiệp này.
Bộ trưởng cũng hiểu rằng, dù Đề án tái cơ cấu VNPT phù hợp với nguyện vọng của bản thân Tập đoàn cũng như với tình tình thực tế, nhưng không thể tránh khỏi những tâm tư nhất định từ phía cán bộ, nhân viên, lãnh đạo VNPT, nhất là khi việc tổ chức lại sẽ có những thay đổi cả về bộ máy, tổ chức, con người. Do đó, Đảng ủy Tập đoàn và công ty cần động viên đội ngũ cán bộ vì sự phát triển của VNPT nói chung và vì một VinaPhone phát triển bền vững trong thời gian tới, triển khai thành công Đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trọng Cầm
" alt=""/>'VinaPhone phải là 'trụ cột' doanh thu của VNPT'Khi gần 3 tuổi, bé H.Y bước vào cuộc phẫu thuật đầu tiên. Các bác sĩ sử dụng phương pháp giãn da cấp tính cùng vạt trượt vùng cổ và sau tai để che phủ tổn khuyết sau cắt bỏ u sắc tố vùng má và mi dưới của bé. Lần thứ 2, bé được ghép da tại trán và mi trên.
Trong lần phẫu thuật thứ 3 diễn ra gần đây, bé H.Y được tạo hình góc mắt ngoài, sửa sẹo, tái tạo cung mày bằng vạt da đầu mang tóc.
Sau 3 lần phẫu thuật, toàn bộ phần u hắc tố trên mặt bé H.Y đã được cắt bỏ, vùng mắt và cung mày 2 bên cân đối, không trễ mi, quá trình phẫu thuật đã gần hoàn thiện, trẻ tự tin hơn với diện mạo mới. Dự kiến, tới đây, bé H.Y sẽ được ghép mỡ Coleman ở vùng da trán để tạo sự mềm mại và sửa chữa sẹo thẩm mỹ.
“Hành trình cuộc sống” năm nay tuyên truyền về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường…
Đặc biệt, ban tổ chức chương trình đã phối hợp trường THCS Nghĩa Chánh phát động và tổ chức giải bóng đá U12 tranh cúp AIA Việt Nam. Điều này mang đến cho các em nhỏ thêm một sân chơi bổ ích, góp phần tăng cường thói quen vận động và rèn luyện thể thao học đường.
Chính thức phát động từ năm 2014, “Hành trình cuộc sống” là chuỗi sự kiện trao tặng xe đạp, trao tặng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước. Chương trình được AIA Việt Nam phối hợp Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, chính quyền địa phương và Quỹ Bảo trợ Trẻ em các tỉnh thành duy trì trong suốt 1 thập kỷ qua.
Đây là năm thứ 11 liên tiếp AIA Việt Nam tổ chức chương trình “Hành trình cuộc sống”. Năm 2024, AIA Việt Nam dự kiến trao tặng hơn 2.000 xe đạp, trang thiết bị thể thao và hàng ngàn suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên toàn quốc.
Đại diện AIA cho biết, tính đến thời điểm này, AIA Việt Nam đã trao tặng hơn 25.000 chiếc xe đạp; hơn 700 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trị giá 20 triệu đồng (các hợp đồng này sẽ được đáo hạn khi các em đủ 18 tuổi và số tiền bảo hiểm sẽ giúp các em trang trải chi phí để bước tiếp trên con đường học vấn, viết tiếp giấc mơ tri thức và theo đuổi những nghề nghiệp mơ ước); hàng chục ngàn suất học bổng, dụng cụ học tập, cặp phao cứu sinh, bồn chứa nước sạch, trang thiết bị thư viện và trường học… tới các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở hơn 55 tỉnh, thành trên toàn quốc.
Ngoài chuỗi chương trình “Hành trình cuộc sống”, các hoạt động xã hội khác của đơn vị này cũng tạo được dấu ấn mạnh mẽ như: chương trình trồng cây vì một hành tinh xanh với hơn 23 nghìn cây xanh được trồng trong 3 năm qua; chương trình trường học lành mạnh; cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, tặng gạo và bộ dụng cụ học tập cho trẻ em vùng dịch, trao học bổng, phần thưởng khuyến học, cặp phao và tổ chức khám sức khỏe miễn phí, ngày hội chân sút nhí, các chương trình hiến máu nhân đạo…
Đậu Linh
" alt=""/>AIA Việt Nam tặng xe đạp cho trẻ em nghèo Quảng Ngãi