Trong video ghi lại cảnh va chạm giữa binh sĩ và người dân bên ngoài tòa nhà Quốc hội, một người phụ nữ gây chú ý vì giằng súng, lớn tiếng mắng binh sĩ thiết quân luật. “Các anh không cảm thấy xấu hổ sao?”, "Buông tay ra!", người phụ nữ hét lớn.
Sau đó, một binh sĩ khác tiến vào và tách hai người ra, ngăn đồng đội chĩa súng về phía người phụ nữ.
Người phụ nữ này được xác định là Ahn Gwi Ryeong, Chủ tịch khu vực quận Dobong, Seoul, thuộc Đảng Dân chủ Hàn Quốc. Trước khi bước vào chính trường năm 2022 với việc tham gia một ủy ban hỗ trợ ứng cử viên tổng thống Lee Jae Myung, bà từng làm phát thanh viên tại đài YTN và đảm nhiệm nhiều vai trò trong lĩnh vực truyền thông.
Video: Bà Ahn Gwi Ryeong giằng súng, mắng binh sĩ bên ngoài tòa nhà Quốc hội Seoul. (Video: Ohmynews)
Video đã thu hút hàng triệu lượt xem trên nhiều nền tảng, và nhiều cư dân mạng khen ngợi lòng dũng cảm của bà.
Theo AFP, các nghị sĩ thuộc đảng đối lập chính của Hàn Quốc đã xô xát với lực lượng an ninh và leo qua hàng rào để có thể vào bỏ phiếu bác bỏ thiết quân luật.
Đêm 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol gây bất ngờ khi ban bố thiết quân luật với lý do đảng Dân chủ đối lập, bên đang kiểm soát Quốc hội có những hành động "chống phá nhà nước".
Bà Ahn Gwi-ryeong.
Quốc hội Hàn Quốc rạng sáng 4/12 họp khẩn với sự tham gia của 190 nghị sĩ và bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu ông Yoon Suk-yeol gỡ bỏ thiết quân luật. Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo phe đối lập nói rằng họ phải trèo tường để vào được bên trong tòa nhà Quốc hội.
Tổng thống Hàn Quốc sau đó chấp thuận dỡ lệnh thiết quân luật vào rạng sáng 4/12.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun đệ đơn từ chức lên Tổng thống Yoon Suk-yeol sau khi nhận được nhiều chỉ trích về lệnh thiết quân luật gây ra tình trạng hỗn loạn chính trị ở quốc gia này. Trợ lý cấp cao của Tổng thống Yoon Suk-yeol bao gồm Chánh Văn phòng Chung Jin-suk, Cố vấn An ninh Quốc gia Shin Won-sik, Chánh Văn phòng phụ trách Chính sách Sung Tae-yoon cũng như 7 trợ lý cấp cao khác đệ đơn từ chức.
Tổng thống Yoon Suk-yeol đang phải đối mặt với nguy cơ bị luận tội sau khi 6 đảng đối lập của Hàn Quốc đệ trình dự luật lên quốc hội kêu gọi luận tội nhà lãnh đạo Hàn Quốc.
Quốc hội Hàn Quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu biểu quyết về dự luật luận tội ông Yoon Suk-yeol trong ngày 5/12 hoặc 6/12.
下一篇:Giám đốc Khối Kinh doanh chia sẻ lý do Masterise Homes ‘Bắc tiến’
Vắc xin ngừa Covid-19 của Johnson & Johnson chỉ cần tiêm 1 mũi
Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có trách nhiệm lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vắc xin trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế trong quá trình sử dụng.
Công ty TNHH Johnson & Johnson Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở sản xuất vắc xin, kịp thời phản hồi các yêu cầu từ Bộ Y tế Việt Nam để bổ sung thêm dữ liệu hoặc các yêu cầu khác cũng như đảm bảo chất lượng các lô vắc xin nhập vào Việt Nam.
Đồng thời công ty phải chủ động cung cấp, cập nhật các thông tin mới có liên quan đến vắc xin Covid-19 Vaccine Janssen cho Bộ Y tế Việt Nam trong suốt quá trình phát triển sản phẩm.
Trước Johnson & Johnson, Việt Nam đã phê duyệt 5 vắc xin, theo thứ tự: AstraZeneca, Spunik V, Pfizer, Sinopharm và Moderna.
Vắc xin Johnson & Johnson đạt hiệu quả 66,3% trong các thử nghiệm lâm sàng (tính hiệu lực) phòng ngừa bệnh Covid-19. Mọi người có bảo vệ tốt nhất 2 tuần sau khi tiêm chủng.
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
Thúy Hạnh
Hơn 900.000 liều vắc xin AstraZeneca về sân bay Tân Sơn Nhất
Sáng 15/7, hơn 900.000 liều vắc xin AstraZeneca tiếp tục về sân bay Tân Sơn Nhất, nâng tổng số vắc xin Việt Nam hiện có lên gần 9 triệu liều.
" alt="Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vắc xin Covid" />Học phí đào tạo lái xe được niêm yết tại một trung tâm (Ảnh: Hoàng Hiệp) Trên các diễn đàn và mạng xã hội, không ít giáo viên còn chủ động chạy quảng cáo để tiếp cận những người có nhu cầu. Mức giá mà họ đưa ra thường khá linh hoạt và luôn ở mức khá thấp so với mặt bằng chung, dao động chỉ từ 10-12 triệu. Tuy nhiên theo một số học viên vừa trải qua kỳ sát hạch, chi phí thực tế sẽ cao hơn nhiều, nhất là khi phải chạy 810 km đường trường dưới sự giám sát của thiết bị DAT.
Chia sẻ về thời gian học lái xe vừa qua, anh Trần Trung Hiếu (quận Hà Đông, Hà Nội) kể, anh đã đăng ký học lái xe từ hồi đầu năm tại một trung tâm có tiếng gần nhà, đồng thời đóng trọn gói là 12,5 triệu đồng. Tuy vậy, quá trình học của anh lại "vắt" qua thời điểm Thông tư 04/2022 có hiệu lực, đồng nghĩa với việc phải thực hành đủ 810 km đường trường. Nhóm của anh được thầy "gợi ý" nộp thêm mỗi người 3 triệu để bù đắp chi phí xăng xe nếu muốn đủ điều kiện thi.
"Chúng tôi phản ứng vì cho rằng đã đóng 'một cục' rồi, sao bây giờ lại phải nộp thêm thì thầy giáo và phía trung tâm đưa Thông tư mới ra và thuyết phục rằng đây là trường hợp bất khả kháng. Sau đó, tôi và các anh em trong nhóm cũng đồng ý vì thực ra được lái nhiều cũng tốt cho mình mà thôi", anh Hiếu nói.
Anh Nguyễn Tuấn Anh - một giáo viên dạy lái xe lâu năm tại Hà Nội cho biết, nếu như trước đây (thời điểm trước 15/6), học viên chỉ cần chi khoảng trên dưới 15 triệu là có GPLX hạng B2 thì nay, số tiền này đã tăng đáng kể.
Theo cách tính của vị giáo viên này, học phí đầu vào mà các thầy nộp lại cho các trung tâm phục vụ cho quản lý và tổ chức thi dao động từ khoảng 3-4 triệu tuỳ nơi; phí học sa hình mất khoảng 250 nghìn/giờ và với xe chip là 400 nghìn/giờ, tổng cộng sẽ tốn khoảng 6-8 triệu để học thuần thục; cộng với việc đi đủ 810 km đường trường mất thêm khoảng 6-8 triệu mỗi người nữa,...
“Trước đây mất tiền nhiều hay ít tiền còn phụ thuộc vào khả năng của từng học viên. Nhưng bây giờ muốn có được GPLX hạng B2 thì học viên ngoài đi tốt trong sa hình còn buộc phải hoàn thành đủ quãng đường là 810 km đường trường, số tiền bỏ ra thêm là không nhỏ. Tôi nghĩ tổng 'thiệt hại' không dưới 20 triệu cho mỗi người”, giáo viên này nhận định.
Thiết bị DAT giúp quản lý chặt chẽ thời gian và quãng đường thực hành của thầy và trò. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Khó chấp nhận việc tăng học phí vô tội vạ
Qua tìm hiểu, mức thu học phí đào tạo lái xe ô tô hiện nay đều do các cơ sở đào tạo tự xây dựng mức thu cụ thể đối với từng hạng giấy phép, dựa trên quy định tại Thông tư liên tịch số 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT của Bộ Tài Chính và Bộ GTVT. Chính điều này khiến tình trạng mỗi đơn vị đào tạo lại có một mức học phí khác nhau.
Theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, tuy các đơn vị đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn thành phố được phép tự xây dựng và điều chỉnh mức thu học phí, nhưng vẫn phải báo cáo lại cho Sở để theo dõi, kiểm tra.
Vị này cho biết, vào giữa năm 2022 vừa qua, vin vào cớ phải đầu tư thêm thiết bị DAT để lắp đặt cho các xe tập lái và quy định tăng thời gian chạy đường trường lên 810 km khiến chi phí tăng cao, nhiều cơ sở đào tạo đã báo cáo lên Sở về việc tăng học phí.
"Ngay thời điểm đó, Sở đã có văn bản yêu cầu các cơ sở đào tạo lái ô tô trên địa bàn thành phố tập trung nguồn lực để bổ sung cơ sở vật chất, hoàn thiện các hạng mục lắp đặt, trang thiết bị phục vụ đào tạo lái xe đáp ứng lộ trình đã được Bộ GTVT quy định. Đồng thời, Sở GTVT Hà Nội nghiêm cấm cơ sở đào tạo tuỳ tiện tăng giá mà không có lý do chính đáng", đại diện Sở GTVT Hà Nội chia sẻ với VietNamNet.
Các đơn vị đào tạo lấy cớ phải lắp đặt thiết bị DAT và thực hành nhiều để tăng học phí đào tạo lái xe. (Ảnh minh hoạ: Hoàng Hiệp) Liên quan đến việc nhiều đơn vị điều chỉnh học phí lái xe theo hướng tăng trong thời gian vừa qua, ông Lương Duyên Thống - Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái (Cục Đường bộ Việt Nam) cho rằng, việc các cơ sở lấy cớ phải thực hành đường trường nhiều hơn để tăng học phí là không chính đáng.
"Trước đây vẫn quy định mỗi học viên phải thực hành tổng cộng 1.100 km gồm cả ở sân tập và đường trường. Hiện nay, quy định tại Thông tư 04 chỉ tăng thời gian đường trường từ 36 lên 40 giờ với 810 km nhưng lại giảm thời gian học trong sa hình, tổng quãng đường thực hành vẫn giữ nguyên. Như vậy không thể lấy đây là cớ để tăng học phí được", ông Thống nói với VietNamNet.
Hoàng Hiệp
LTS: Kể từ ngày 15/6/2022, khi Thông tư 04/2022 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch cấp GPLX có hiệu lực, việc học và dạy lái xe được siết chặt lại. Các trung tâm đào tạo, sát hạch phải ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo, sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe, tăng thời gian thực hành trên đường,...
Xe ô tô tập lái đều phải lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường (DAT). Học viên bắt buộc phải hoàn thành 24 giờ lái xe thực tế với quãng đường 710 km với giấy phép hạng B1 số tự động; còn hạng B2 và B1 số sàn phải chạy đủ tối thiếu 40 giờ với quãng đường 810 km.
Sự thay đổi mạnh mẽ này là chủ trương đúng đắn để tránh tình trạng học hình thức, học sơ sài, đối phó, nâng cao chất lượng học và dạy lái xe. Tuy nhiên, thực tiễn học lái xe hiện nay đang nảy sinh không ít tình huống 'dở khóc dở cười'. Đồng thời, vẫn còn nhiều ý kiến về vấn đề học phí cũng như đảm bảo an toàn giao thông khi học lái trên đường cao tốc, đường trường,...
Ban Ô tô xe máy mở Diễn đàn "Học lái xe: Làm sao để tránh bệnh hình thức?". Mời bạn đọc gửi bài viết về trải nghiệm học lái của mình hoặc bài góp ý kiến đến email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Dân học lái xe 'méo mặt' khi phải hoàn thành 810 km đường trường với thiết bị giám sátQuy định về việc học viên muốn được cấp giấy phép lái xe phải hoàn thành tối thiểu 810 km đường trường với thiết bị giám sát quãng đường đang khiến cả người dạy và người học “méo mặt"." alt="Tăng quãng đường thực hành lái xe lên 810 km: Chi phí cao vẫn 'cắn răng' đi học" />
17h, khi trời dần tắt nắng, vợ chồng ông Dũng, bà Cúc bắt đầu lên "khu vườn trên mây", cùng thu hoạch rau xanh, rau thơm, thăm vườn, nhổ cỏ, kiểm tra hệ thống điện, nước… Những luống cải mọc sum sê, xanh mướt, ai nhìn cũng thích mắt.
"Mấy ngày nay, rau cải mọc dày, tươi tốt, sáng nào vợ tôi cũng lên thu hoạch vài rổ lớn rồi cắt gốc gọn gàng, gói ghém vào túi mang cho con, tặng bạn bè. Món quà sạch này còn quý hơn nhiều thịt, cá, hải sản", ông Dũng kể.
Khu vườn của ông Dũng nằm trên mái căn biệt thự 4 tầng. Nhìn từ trên cao, khu vườn như thửa ruộng bậc thang xanh mướt.
Vợ chồng ông Phạm Quang Dũng (70 tuổi) và bà Trần Thị Cúc (67 tuổi) chuyển về căn biệt thự tại Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) từ năm 2018. Ông Dũng cho biết, từ những năm 1992-1993, khi gia đình sinh sống ở huyện, ông Dũng đã vác đất lên sân thượng trồng rau sạch, cây cảnh. Sau này, khi về Hà Nội, ông cũng mượn mảnh đất cạnh nhà, nơi hàng xóm chưa xây dựng để trồng thêm rau xanh.
"Với tôi, làm vườn là khoảng thời gian thư giãn, thể dục, giải tỏa áp lực cuộc sống. Vườn cũng cung cấp nguồn rau xanh tươi, ngon, an toàn cho gia đình", ông nói.
Cũng theo ông Dũng, gia đình có trang trại rau sạch nằm cách trung tâm thành phố 40km. Tuy nhiên, mỗi tuần, ông bà chỉ có thể lấy rau từ trang trại về 1-2 lần và vẫn phải bảo quản tủ lạnh. "Rau đó sạch đấy nhưng khi bảo quản tủ lạnh vài ngày, rau không còn giữ được độ ngon và chất dinh dưỡng", ông Dũng cho hay.
Năm 2023, khi chính thức về hưu, ông Dũng có nhiều thời gian hơn để dành cho đam mê trồng cây, làm vườn. Ông cho biết, khu đất mượn hàng xóm sớm muộn họ cũng tiến hành xây dựng. Để không "hụt hẫng vì mất nơi trồng rau", ông tính tới phương án làm vườn trên mái.
"Khác với căn nhà phố trước đây tôi sống, căn biệt thự này thiết kế mái chéo, không có sân thượng. Khi tôi đề nghị kiến trúc sư thiết kế nhà thêm khu vực trồng rau xanh, anh ấy từ chối, sợ mất mỹ quan. Nhưng tôi không nghĩ vậy, thêm mảng xanh cho không gian sống là điều tất yếu, không thể xấu được", ông Dũng nói.
Không muốn đập bỏ phần mái vì lãng phí, bụi bẩn, ông Dũng tính toán xây dựng khung sắt, thép, tạo thành hệ thống vườn cao - thấp phù hợp với kết cấu mái. Ông cẩn trọng gửi bản thiết kế, tính toán nguyên vật liệu để các kĩ sư xây dựng kiểm tra tính chịu lực, an toàn.
"Tháng 5/2023, tôi bắt đầu thuê thợ lắp đặt hệ thống khung thép. Thực hiện vào đúng thời gian cao điểm nắng nóng, vợ con tôi phản đối kịch liệt, thương bố vất vả, suốt ngày đầy nắng, bụi bẩn", ông Dũng kể lại.
Khu vườn thiết kế dựa theo kết cấu mái nên tạo thành các tầng cao, thấp khác nhau, kết nối bằng cầu thang thép. Theo ông Dũng tính toán, lượng thép và các nguyên vật liệu làm vườn nặng hơn 10 tấn. Khu vườn có tổng diện tích 300m2, trong đó diện tích trồng cây là 170m2.
Vì gia đình chỉ có hai vợ chồng sinh sống, ông Dũng tham khảo mô hình "vườn lười" từ kĩ sư Hà Giang (Hà Đông, Hà Nội). Anh Giang từng gây sốt trên mạng xã hội với khu vườn 50m2 trên tầng thượng sum sê rau xanh, đa dạng trái cây, bể cá trăm con đủ loại, hơn trăm con lươn và một đàn gà đẻ trứng. Điểm đặc biệt của mô hình này là hệ thống tự động tưới nước, tự động làm phân hữu cơ, do đó tốn rất ít thời gian chăm sóc.
Tại khu vườn nhà ông Dũng, mỗi bồn trồng cây được thiết kế như một bồn kín nước, có lớp chống nóng và lớp nhựa ốp vân đá bên ngoài để tăng tính thẩm mỹ. Cấu tạo của bồn bao gồm: Một khoang chứa nước ở dưới cùng giúp giữ ẩm cho đất, sau đó đến lớp kết nối giữa khoang chứa nước và đất trồng.
Phần nước này sẽ ngấm dần từ dưới đáy bồn vào đất. Cách "tưới tự động" này cho phép mặt trên của bồn đất không quá ẩm ướt, úng nước mà luôn khô ráo, nhờ đó hạn chế nấm mốc, sâu bệnh. Đất trồng cây có nhiều thành phần hữu cơ như: Đất sạch, phân bò, phân gà, bã đậu, phân chim…, trộn theo tỷ lệ 4:1:1:1 (4 đất, 1 phân, 1 trấu, 1 xơ dừa).
Mô hình này giúp tiết kiệm nước, đồng thời với thiết kế đáy bồn chứa nước ngầm, các chất hữu cơ được giữ lại và thấm ngược vào đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây. Một hệ thống tưới phun sương tự động được lắp đặt trên mặt bồn rau để sử dụng trong những ngày nắng nóng cao điểm.
Khu vườn cũng thực hiện "làm đất tự động". Tại mỗi bồn được đặt một chiếc thùng nhựa đã đục lỗ nhỏ xung quanh thân và đáy thùng, đồng thời thả giun trùn quế. Hàng ngày, gia đình sử dụng rác thải nhà bếp như vỏ củ quả để thả vào thùng. Sau khi ủ, rác phân hủy, ngấm ra ngoài, tạo thành thức ăn cho trùn quế. Loại phân này "tự động" làm đất thêm dinh dưỡng, tơi xốp.
"Từ vài chục năm trước tôi đã áp dụng việc sử dụng rác thải nhà bếp làm phân hữu cơ. Thế nhưng dù tìm hiểu nhiều cách, cho thêm các loại men vi sinh, phân vẫn có mùi hôi khó chịu. Khi áp dụng phương pháp của anh Giang thì hoàn toàn không còn mùi hôi", ông Dũng cho hay.
Kĩ sư Hà Giang cho biết: "Điều đặc biệt của mô hình tuần hoàn này là đất trong hệ thống giàu dinh dưỡng, vi nấm, vi sinh nên cây khỏe mạnh và có khả năng kháng sâu bệnh tốt. Hiện nay, nhiều gia đình đang áp dụng để có khu vườn tại nhà sạch, không tốn quá nhiều công chăm sóc".
Hiện tại, ông Dũng đang thử nghiệm tại vườn các loại rau xanh ăn lá, rau thơm, vài giống hoa, cây dây leo. Sắp tới, ông sẽ trồng đa dạng hơn các loại dưa, củ quả, rau xanh và trồng nối vụ.
"Hai vợ chồng ăn lượng rau không đáng là bao nhưng làm vườn là thời gian để rèn luyện sức khỏe, tính kiên nhẫn và thư giãn đầu óc, tận hưởng niềm vui tuổi già", ông Dũng cho biết.
Theo Dân Trí
Lạc lối trong khu vườn cổ tích giữa miền Đông Nam Bộ
Nhắc tới Bình Phước, nhiều người hẳn sẽ nghĩ tới khu rừng cao su bạt ngàn hay những vườn tiêu xanh mướt. Thế nhưng, có một khu vườn cổ tích mang đậm nét làng quê của một 8X thích hoài cổ chắc chắn sẽ để lại ấn tượng sâu sắc nếu một lần bạn ghé thăm." alt="'Ruộng bậc thang' 300m2 trên mái căn biệt thự của vợ chồng U70 ở Hà Nội" />Một lần tình cờ, Hoài gặp Phong "lãng tử" - một anh sinh viên Nhạc viện bảnh bao làm cô say nắng. Quyết tâm thay đổi con người trước kia, Hoài đi nhẹ nói khẽ và trở nên nữ tính dịu dàng. Nhưng quá khứ không thể giấu mãi được, vô tình tại tiệc sinh nhật chị của Phong, con người cũ của Hoài lộ ra làm kết thúc mối tình như thơ này.
Lệ Hằng
Đảm nhiệm vai Hoài "Thát-chơ" là Lệ Hằng. Nhân vật này cá tính đến mức cô bị "chết vai", thậm chí khán giả chỉ nhớ đến vai diễn thay vì tên thật của Lệ Hằng.
Dù tham gia một vài phim sau đó nhưng Lệ Hằng không thể vượt qua cái bóng quá lớn của Hoài "Thát-chơ". Nhiều năm qua, cô gần như không đóng phim và biến mất khỏi làng giải trí cũng như im ắng trên truyền thông. Mới đây Lệ Hằng khiến nhiều người ngỡ ngàng khi bị bắt vì mua bán ma tuý.
Lệ Hằng và Lê Vũ Long trong một cảnh phim. Lê Vũ Long
Vai nam chính Phong được đạo diễn Đỗ Thanh Hải giao cho Lê Vũ Long. Xuất thân là biên đạo múa nhưng Lê Vũ Long được khán giả nhớ đến qua rất nhiều vai diễn ấn tượng ở cả truyền hình và điện ảnh mà nổi bật nhất làXin hãy tin emvà Người đàn bà mộng du -phim mang về cho Lê Vũ Long giải Nam diễn viên phụ xuất sắctại LHP lần thứ 14.
Hai phía chân trời, Tình khúc bạchdương là những bộ phim truyền hình gây tiếng vang gần đây trên VTV của Lê Vũ Long. Năm 2019, bộ phim Vợ bado Lê Vũ Long thủ vai nam chính bị dừng chiếu ở rạp khiến dư luận ồn ào liên quan đến cảnh nóng với nữ diễn viên chính chưa đủ 13 tuổi. Về đời tư, Lê Vũ Long hoàn toàn kín tiếng.
Lê Vũ Long trong phim 'Vợ ba'. Hoa Thuý
Đảm nhiệm vai Thắm, bạn ở cùng ký túc xá với Hoài "Thát-chơ" là diễn viên Hoa Thuý. So với dàn diễn viên trong phim, Hoa Thuý không bị gián đoạn trong quá trình làm nghề với những vai diễn liên tục trong cả lĩnh vực điện ảnh và truyền hình. Không quá nổi tiếng với Xin hãy tin emnhưng Hoa Thuý lại ghi dấu ấn với series phim Cảnh sát hình sự.
Hoa Thuý trong 'Trở về giữa yêu thương'. Hoa Thuý từng gây sốc với cảnh nóng trong phimBi, đừng sợ! nhưng chủ yếu ghi dấu ấn với các phim truyền hình trên sóng giờ vàng VTV. Năm 2018, Hoa Thuý tái ngộ Lê Vũ Long trong phimTình khúc bạch dương. Sau đó chị liên tục góp mặt trong các phim: Chạy trốn thanh xuân, Sinh tử, Lựa chọn số phậnvà phim gần nhất là Trở về giữa yêu thương(2020) đóng cùng cố NSND Hoàng Dũng.
Về đời tư, Hoa Thuý từng kết hôn với diễn viên Tùng Dương và chia tay 7 năm sau đó. Cuộc hôn nhân thứ 2 của cô cũng đổ vỡ vì Hoa Thuý và các con sống ở Hà Nội còn chồng thì sống ở Quảng Ninh. Khoảng cách đẩy họ xa nhau lúc nào không hay.
Nguyệt Hằng
Đảm nhiệm vai Thủy trong phim là diễn viên Nguyệt Hằng. Đây là gương mặt quen thuộc của Nhà hát Tuổi trẻ và cũng là diễn viên được yêu mến trên truyền hình qua loạt phim: Những người sống bên tôi, Vệt nắng cuối trời, Hãy nói lời yêu, Đấu trí và gần nhất là vai mẹ chồng được yêu mến trong Đừng làm mẹ cáu.
Nguyệt Hằng và Anh Tuấn Nguyệt Hằng kết hôn với diễn viên Anh Tuấn 1 năm trước khi phim Xin hãy tin emlên sóng. Sau 27 năm, họ có cuộc hôn nhân hạnh phúc với 4 người con. Con gái lớn đã kết hôn còn bé út mới 4 tuổi. Hiện Nguyệt Hằng đang tham gia phim sitcom Gia đình đại chiếncòn Anh Tuấn đảm nhiệm 1 vai trong Cuộc đời vẫn đẹp sao phát trên VTV.
Clip: VTV Giải trí
Vụ Lệ Hằng bị bắt: Có nghệ sĩ không đủ bản lĩnh trước hào quang bất ngờ
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ không khỏi xót xa khi biết nữ diễn viên Lệ Hằng trong phim "Xin hãy tin em" bị bắt vì ma tuý." alt="Dàn diễn viên Xin hãy tin em sau 26 năm: Kẻ bị bắt, người lận đận hôn nhân" />Toàn cảnh sự kiện "ESCO, mô hình kinh doanh trong tương lai của Việt Nam - Bài học rút ra từ hoạt động, mô hình ESCO quốc tế và quốc gia". Ảnh: EVN
Sự kiện nằm trong khuôn khổ hoạt động của Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG). Sự kiện nhằm chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình Công ty Dịch vụ Năng lượng (ESCO) tại Việt Nam và nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc điều chỉnh khung chính sách phù hợp cho mô hình này trong tương lai.
Tại đây, nhiều chủ đề đã được đưa ra thảo luận như khung pháp lý hiện tại cho ESCO tại Việt Nam, đánh giá từ các chuyên gia pháp lý, và cơ chế tài chính trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng. Các diễn giả cũng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển mô hình ESCO tại Việt Nam và trên thế giới, những bài học đúc rút từ các dự án ESCO thành công, cũng như kinh nghiệm vượt qua rào cản khi triển khai mô hình kinh doanh ESCO.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Kĩ thuật công ty cổ phần đầu tư công nghiệp xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) cho rằng, hoạt động ESCO có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam do kinh tế phát triển có nhu cầu hơi - nhiệt - điện tăng. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam đã và đang quen với hoạt động ESCO, đảm bảo an toàn vận hành, không ô nhiễm môi trường.
Những lĩnh vực đầu tư ESCO tiềm năng hiện nay có thể kể đến là cơ sở hạ tầng (chiếu sáng), trung tâm thương mại, khu công nghiệp/nhà máy, dịch vụ mua bán điện, năng lượng tái tạo...
Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG) được chính thức thành lập vào tháng 6 năm 2017 bởi Chính phủ Việt Nam cùng các Đối tác phát triển quốc tế, với mục tiêu tăng cường hợp tác, đối thoại và trao đổi kinh nghiệm cũng như kiến thức cho Ngành Năng lượng của đất nước. Mục tiêu chung của VEPG là sử dụng hiệu quả hỗ trợ quốc tế cho phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc gia và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
“Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng Việt Nam – EU” đồng tài trợ bởi Liên minh châu Âu (EU) và Bộ Phát triển và Hợp tác Kinh tế CHLB Đức (BMZ), do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) triển khai dưới sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương.
Hải Lam
Lâm Đồng thống kê việc phát triển điện mặt trời mái nhà
Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng vừa đề nghị Công ty Điện lực Lâm Đồng thống kê về hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh (số lượng, công suất lắp đặt, sản lượng phát lên lưới) theo các nhóm công suất.
" alt="Việt Nam nhiều tiềm năng phát triển mô hình kinh doanh ESCO" />Một ngày cuối tháng 9, chị Ánh nhận được cuộc gọi từ một cô bạn học cùng lớp đại học hiện đang sinh sống ở một tỉnh giáp ranh Hà Nội. Người bạn vui mừng thông báo hôn lễ của mình sẽ được tổ chức vào đầu tháng 10.
Vì khá quý mến người bạn này, chị Ánh nói sẽ cố gắng sắp xếp thời gian về chung vui cùng bạn trong ngày trọng đại. Dẫu sao, chị và người bạn này đã không gặp nhau một thời gian dài nên chị khá háo hức.
Nhiều ý kiến tranh cãi quanh việc công khai số tài khoản khi thông báo hỷ sự. (Ảnh chụp màn hình). Tuy nhiên, để đề phòng tình huống không thể về dự đám cưới như đã hẹn, chị Ánh vẫn "rào trước" với bạn rằng, nếu bản thân có việc đột xuất thì mong nhận được sự thông cảm từ bạn.
Buổi tối cùng ngày, lướt Facebook, chị thấy người bạn đăng tải bài viết với nội dung mời cưới. Ngoài thông báo rõ thời gian tổ chức lễ ăn hỏi, lễ cưới, tiệc trà bánh… người bạn còn ghi thêm số tài khoản của bản thân.
"Tôi ngầm hiểu bạn ấy đăng tải số tài khoản là để tiện cho ai không về được thì gửi tiền mừng. Lúc đó, tôi băn khoăn không biết có phải bài viết của bạn "nhắm" tới những vị khách ở xa như tôi? Tự dưng tôi thấy bớt háo hức hẳn", chị Ánh chia sẻ.
Trên mạng xã hội thời gian qua, nhiều cô dâu, chú rể khi đăng tải các thông tin về lễ cưới của bản thân, ngày giờ ăn hỏi, đón dâu… cũng ghi công khai số tài khoản ngân hàng. Có cô dâu thậm chí còn ghi luôn hai, ba số tài khoản.
Có người chia sẻ rằng, ngày cưới họ rất bận rộn trong khi những người bạn ở xa không tới dự được liên tục nhắn tin hỏi số tài khoản. Để tiết kiệm thời gian, họ đăng bài viết ghi rõ số tài khoản, ngân hàng thụ hưởng để bạn bè gửi tiền mừng.
Việc các cô dâu, chú rể công khai số tài khoản khi mời cưới lập tức gây ra không ít tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng, đây là biểu hiện của lối sống công nghiệp, thực dụng.
Theo chị Lương Thị Hiên (34 tuổi, Long Biên, Hà Nội), cô dâu, chú rể không nên công khai số tài khoản như vậy. Bởi nếu khách mời có tâm, thật lòng muốn chúc mừng thì họ sẽ tìm cách để gửi quà hoặc nhắn tin riêng, hỏi qua bạn bè thân thiết để biết số tài khoản.
Mời cưới như vậy sẽ dễ bị hiểu nhầm là đang mong chờ tiền mừng nhiều hơn là tình cảm từ anh em, bạn bè. Nếu khách là những người đã kết hôn đọc được những dòng thông báo ấy, họ lại thấy bản thân như đang bị "đòi nợ".
"Nếu không tới dự đám cưới được, tôi thường chủ động nhắn tin riêng, hỏi người mời từ mấy hôm trước. Cũng có khi tôi nhờ bạn bè đến dự ghi phong bì sau đó chuyển trả người đó", chị Lương Thị Hiên nói.
Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, anh Dương Tuấn Minh (khu đô thị Kim Văn Kim Lũ, Hoàng Mai, Hà Nội) lại cho rằng, nên thông cảm cho cô dâu, chú rể vì hôn sự là chuyện trọng đại nhất của đời người.
Ngày này, cả hai đều bận rộn chuẩn bị, tiếp đón khách khứa, hoàn thành các lễ nghi… nên không thể có thời gian trả lời riêng tin nhắn từng người. Họ còn trẻ nên nghĩ công khai số tài khoản nhận tiền mừng là tiện lợi mà không mất thời gian của cả hai.
Cũng liên quan đến việc mừng cưới thời 4.0, cách đây ít lâu, vào tháng 7/2022, một đám cưới ở Giao Thủy, Nam Định cũng gây xôn xao dư luận khi chú rể và cô dâu có những ý tưởng đặc biệt.
Chú rể M. Q thay vì để khách mừng tiền qua hình thức truyền thống như trước kia thì đã thêm phương án hiện đại khác là quét mã QR. Như vậy, khi đến dự, khách chỉ mất vài chục giây là đã hoàn thành xong việc mừng cưới.
Gần đây nhất tại Bắc Giang, một cặp đôi cũng đã in và đặt mã QR tài khoản ngân hàng của chú rể tại cổng và bàn mừng cưới. Khách hàng đến chỉ cần quét mã QR, chuyển tiền mừng cho cô dâu, chú rể thay vì dùng tiền mặt theo phương thức truyền thống.
Một số ý kiến cho rằng, thời đại công nghệ mới, việc mừng tiền qua chuyển khoản, quét mã QR rất tiện lợi. Mừng theo cách này sẽ tiện cho cả cô dâu và chú rể trong khâu kiểm soát ai mừng và số tiền bao nhiêu.
Một đám cưới in sẵn mã QR để khách chuyển khoản tiền mừng. (Ảnh: Đoàn Phường Dĩnh Kế). Trao đổi với PV, nhà nghiên cứu văn hóa - TS Nguyễn Ánh Hồng cho hay, xưa nay việc mừng cưới luôn được người Việt thực hiện một cách ý nhị và tinh tế, gửi gắm qua những chiếc phong bì và lời chúc phúc bên ngoài.
Theo thời gian, đám cưới có nhiều thay đổi trong các nghi lễ tổ chức, hình thức mời khách, mừng cưới… Có nhiều người không chỉ ghi số tài khoản trên trang cá nhân mà còn in thẳng vào thiệp mời.
TS Nguyễn Ánh Hồng cho rằng, việc công khai số tài khoản cá nhân khi mời cưới là không nên. Làm như vậy là mất đi sự tinh tế trong giao tiếp, ứng xử.
"Khách mời đọc được những thông tin ấy sẽ cảm nhận việc mừng cưới như một sự bắt buộc. Họ ngầm hiểu rằng, cô dâu chú rể có ý rằng "đây là số tài khoản, nếu anh/chị không đi được thì có thể gửi tiền mừng". Như vậy, đám cưới tổ chức là vì vật chất chứ không phải vì tinh thần.
Một số ý kiến sẽ bao biện rằng đó là sự tiện lợi của công nghệ thông tin, của xã hội hiện đại, là xu hướng của giới trẻ. Tôi nghĩ rằng, cuộc sống có thể tiếp thu sự tiên tiến để đổi mới, nhưng đổi mới thế nào để không làm thay đổi bản chất của nét văn hóa, đổi mới thế nào để không bị đứt gãy với quá khứ thì mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ cần phải lưu tâm", TS Nguyễn Ánh Hồng nhấn mạnh.
Theo Dân trí
" alt="Mời bạn dự đám cưới, cô dâu chú rể ghi luôn số tài khoản chuyển tiền mừng" />Tuy nhiên, không ít ý kiến đồng tình bởi họ thấy nhiều diễn viên quá vất vả, thậm chí gặp tai nạn trên phim trường bất cứ lúc nào.
Tai nạn bất ngờ luôn rình rập diễn viên trên phim. Không chỉ diễn viên mà người đóng thế cũng chịu nhiều thương tích
Liên quan đến vấn đề này, VietNamNet đã ghi nhận các ý kiến trong giới làm phim, hầu hết ủng hộ việc xếp ngành nghề diễn viên vào mục độc hại, nguy hiểm.
Diễn viên Trương Ngọc Ánh chia sẻ bức ảnh chị bị sưng một bên mắt trong quá trình quay phim và khẳng định bị tai nạn thật chứ không phải do hóa trang.
Vào vai một công an chìm, Trương Ngọc Ánh đóng cảnh bị kẻ thù tra tấn dã man. Cảnh quay đông người với nhiều góc máy khác nhau và thực hiện rất lâu vì phức tạp. Từ một pha phối hợp không ăn ý, nữ diễn viênHương Ga nhận ngay cú đấm giữa mắt.
Trương Ngọc Ánh bị đấm suýt mù mắt. "Tôi có cảm giác bị nổ mắt khi đó. Đoàn phim lập tức phải ngừng quay. Dù được cấp cứu và dùng thuốc ngay nhưng mấy ngày sau nước mắt tôi vẫn chảy giàn giụa, mắt sưng húp tưởng như mù đến nơi. Còn khi đóng phimÁo lụa Hà Đông,tôi phải đi chân đất leo núi thể hiện những cảnh tả thực và kết quả là bị đá mắt mèo đâm nát chân. Những tai nạn như vậy là chuyện thường. Không chỉ diễn viên mà người đóng thế cũng bị thương tích rất nhiều".
Đóng phim đã 30 năm, Trương Ngọc Ánh bày tỏ sự vui mừng khi cuối cùng diễn viên cũng được nhìn nhận như một nghề nguy hiểm. Dù rằng chị băn khoăn không biết sau sự công nhận này, họ sẽ được hưởng chế độ gì?
Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và hình ảnh 3 diễn viên trong phim 'Con Nhót mót chồng'. Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng rất vui vì diễn viên điện ảnh được xếp vào nghề nặng nhọc và độc hại.
"Ra trường quay, mọi người mới biết nghề diễn viên cực khổ như thế nào. Không chỉ phim hành động mà đóng phim tình cảm hay tâm lý cũng chẳng hề sung sướng.
Ví dụ trong phimCon Nhót mót chồng do tôi đạo diễn mới đây, khi diễn cảnh con Nhót dầm mưa, diễn viên Thu Trang phải tắm mưa từ 8h tối đến gần 4h giờ sáng hôm sau dù đang bệnh. Có cảnh trên phim khán giả chỉ thấy 15-20s nhưng thực tế diễn viên phải đóng rất lâu mới hoàn thành nên tổn hại đến sức khỏe.
Cảnh lửa thiêu rụi chiếc ba gác tưởng đơn giản nhưng cực kỳ nguy hiểm. Chúng tôi phải thuê cascadeur bảo vệ diễn viên Thu Trang không bị thương. Song trên phim trường không phải lúc nào cũng an toàn 100%. Chuyện diễn viên bị tai nạn không hiếm và nhiều cảnh nếu thiếu can đảm thì không dám đóng".
Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng dẫn chứng thêm việc diễn viên Thúy Loan trong phim Chim phóng sinh phải mặc đồ bảo hộ khi diễn cảnh bắt trùn chỉ dưới mương nước bẩn thỉu bởi nếu không rất dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh phụ khoa.
"Tất cả những gì diễn ra trên phim, từ thể loại tình cảm đến hành động, diễn viên đều rất vất vả. Họ thực sự phải có sức khỏe phi thường và chấp nhận mạo hiểm. Bởi dù có chuẩn bị tốt cỡ nào vẫn có xác suất tai nạn, không thể an toàn 100%", Vũ Ngọc Đãng nói.
Anh hy vọng cùng với sự nhìn nhận này, từ nay nghề diễn viên sẽ được chăm lo nhiều hơn.
Một quay phim Điện ảnh Quân đội rơi khỏi tàu khi đang tác nghiệp
Diễn viên Hoàng Hải kéo xe hàng thật trong phim 'Cuộc đời vẫn đẹp sao'. Gần đây, diễn viên Hoàng Hải được chú ý với vai cửu vạn ở xóm trọ gầm cầu Long Biên trong Cuộc đời vẫn đẹp sao. Để cho cảnh phim chân thực, nam diễn viên sinh năm 1968 phải bốc vác, kéo xe hàng thật đến cả nghìn lần. Khi đang diễn, anh bị trật chân dẫn tới bong gân, đi lại khó khăn nhưng vẫn phải quay tiếp vào hôm sau mà không có thời gian nghỉ ngơi.
Chưa kể, việc quay phim trong bối cảnh ở gần mương cống hôi thối khiến ngày đầu anh và đoàn phim gần như không nuốt nổi cơm. Hoàng Hải nhất trí cao khi diễn viên được gọi là một nghề nặng nhọc, nguy hiểm.
Diễn viên Thanh Quý nói vui khi đóng Cuộc đời vẫn đẹp sao,bà từng hỏi có tiền bồi dưỡng cho diễn viên không vì quay phim trong bối cảnh quá độc hại, ô nhiễm. Có lần giữa một cảnh quay, NSƯT Thanh Quý bị đẩy ngã và suýt nhận chiếc đinh dài xuyên vào đầu.
Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng trên bối cảnh một phim chiến tranh do anh đạo diễn. Dòng phim chiến tranh với những cảnh cháy nổ còn nguy hiểm cho diễn viên hơn nhiều. Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, người đứng sau một số tác phẩm điện ảnh đề tài chiến tranh và hậu chiến như: Những người viết huyền thoại, Đường thư, Hà Nội Hà Nội, Thầu Chín ở Xiêm, Khúc mưa.... hoàn toàn ủng hộ quyết định đưa diễn viên vào ngành nghề nguy hiểm.
"Họ - những nghệ sĩ trình diễn hay sáng tạo đều phải luyện tập, làm việc bất kể ngày đêm, bất kể giờ giấc. Làm nghệ thuật thực sự là công việc vất vả, nặng nhọc và chỉ đam mê với nghề mới khiến người ta vượt qua được thôi. Ngoài ra, đây còn là một nghề nguy hiểm trong đó chủ yếu là nghệ sĩ trình diễn, một phần nghệ sĩ sáng tạo và khối kỹ thuật phục vụ nghệ thuật.
Dễ dàng nhận thấy trong các nghề biểu diễn như xiếc, đóng thế, quay phim mạo hiểm… đã có rất vụ tai nạn tồi tệ, thậm chí tử vong. Một quay phim Điện ảnh Quân đội từng rơi khỏi tàu khi đang tác nghiệp ở thượng nguồn sông Đà và không qua khỏi…", đạo diễn Bùi Tuấn Dũng nói.
Nhiều nguy cơ rình rập những người làm phim ở các bối cảnh nguy hiểm. Thế nhưng, anh băn khoăn vì thông tư mới này chỉ xếp nhóm lao động nghệ thuật trình diễn chứ không có các nghệ sĩ sáng tạo. "Tức là nhóm diễn viên sẽ được hưởng thêm các chế độ kiểu như công nhân lao động nặng nhọc, độc hại trước đây. Song thông tư mới này có lẽ chỉ thực thi với khối diễn viên công chức làm việc trong môi trường nhà nước. Những diễn viên tự do rất khó áp dụng vì họ làm việc theo thỏa thuận, không có bảo hiểm xã hội và chế độ khác đi kèm", đạo diễn Bùi Tuấn Dũng nêu ý kiến.
Bài sau: NSƯT Thanh Quý ớn lạnh vì suýt bị đinh đâm xuyên đầu lúc quay phim
Nguy hiểm quá Ngô Thanh Vân
" alt="Diễn viên có phải là nghề nguy hiểm, độc hại?" />Vừa là nhà sản xuất, vừa đóng vai chính, Ngô Thanh Vân tự thực hiện 90% các cảnh hành động nguy hiểm trong phim hành động "Hai Phượng" và trải qua vô số tai nạn trên phim trường.
Dây chuyền sản xuất xe hơi Tata nội địa của Ấn Độ. Ảnh: Tata. Nội địa hóa là một vấn đề không hề dễ dàng, nhất là ở những nước chịu có ngành công nghiệp ô tô chịu ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài. Đơn giản là các hãng ô tô nước ngoài không muốn tốn kém để đầu tư các dây chuyền sản xuất linh kiện tại địa phương mà thay vào đó là nhập khẩu để lắp ráp, vừa rẻ, tiện lợi và đôi khi còn có chất lượng đảm bảo hơn.
Việc bị phụ thuộc vào nhập khẩu có thể thấy rõ như ở nước Nga, khi bị cấm vận, các hãng xe hơi nước ngoài bỏ đi, ngành công nghiệp ô tô Nga đã lập tức đối mặt với khủng hoảng trầm trọng do thiếu hụt linh kiện sản xuất, xuất phát trực tiếp từ việc thiếu tính nội địa hóa.
Thậm chí tại Mỹ, chính phủ ban hành chính sách ưu đãi tín dụng tới 7.500 USD cho các cá nhân mua xe điện được sản xuất nội địa cũng với mục đích là bảo vệ ngành ô tô trong nước và tăng tính cạnh tranh đối với các mẫu xe nhập khẩu tới từ nước ngoài.
Riêng đối với Ấn Độ, bên cạnh các chính sách trợ giá đối với ô tô có tỷ lệ nội địa hóa cao, sử dụng nhiều linh kiện do trong nước sản xuất, thì chính phủ cũng tăng cường áp thuế đối với linh kiện ô tô nhập khẩu từ nước ngoài. Nhờ đó các mẫu ô tô “Make in India” có giá ngày càng cạnh tranh hơn so với xe nhập khẩu hoặc xe có tỷ lệ nội địa hoá thấp.
Kể từ tháng 8/021, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Ấn Độ (SIAM) và Hiệp hội các nhà sản xuất linh kiện ô tô (ACMA) đã công bố nghiên cứu xác định 12 thành phần chính trên ô tô có tiềm năng nội địa hóa cao để tiến hành công cuộc sản xuất trong nước, giảm giá thành linh kiện và tránh bị phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
Các mẫu xe hơi đang chuẩn bị được tung ra thị trường Ấn Độ. Ảnh: indiatvnews
Bên cạnh đó, theo ông Nitin Gadkari – Bộ trưởng Bộ Giao thông, Ấn Độ đã áp dụng Chính sách phế liệu phương tiện là một biện pháp nhằm góp phần loại bỏ các phương tiện cũ kỹ, không đảm bảo, đồng thời thúc đẩy mua sắm phương tiện mới của người tiêu dùng.
Sự kết hợp trên đều hướng tới một mục tiêu là phát triển ngành công nghiệp ô tô Ấn Độ nhanh chóng nhưng bền vững và mang tầm giá trị cốt lỗi.
Mới đây nhất, mẫu xe Kushaq SUV của hãng Skoda – một tập đoàn xe hơi đến từ Czech đã gây bất ngờ lớn với tỉ lệ nội địa hóa tới 90%. Hay Citroen, một tân binh mới gia nhập thị trường ô tô Ấn Độ cũng cam kết sẽ đồng hành với sáng kiến “Make in India” của chính phủ và các sản phẩm chào bán sẽ mang hàm lượng công nghệ Ấn Độ cao, sử dụng nhiều linh kiện nội địa.Hùng Dũng
Ô tô Ấn Độ Tata Nano: Giá rẻ vẫn lụi tànTừ một mẫu xe được cho là sẽ thay đổi vĩnh viễn ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, Tata Nano rốt cuộc chỉ là ánh sao băng ngắn ngủi và không thể để lại dấu ấn lâu dài..." alt="Vì sao Ấn Độ nhất quyết nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô?" />