Theo Thạc sỹ y học Cao Việt Hưng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Sản nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, qua khám xét và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng, xét nghiệm máu, chụp X-quang, trẻ được chẩn đoán mắc suy hô hấp độ III – viêm phổi nặng do ngộ độc thuốc nam. Bên cạnh đó, bệnh nhi cũng bị tổn thương phổi, tổn thương gan nặng, men gan tăng cao gấp 5 lần bình thường, tình trạng ứ mật bilirubin tăng gấp 10 lần bình thường.
Sau 6 giờ hồi sức tích cực, tình trạng trẻ vẫn rất nguy kịch và có xu hướng nặng dần lên, không đáp ứng với thuốc vận mạch. Bệnh nhi đi vào tình trạng sốc nhiểm khuẩn –ARSD – suy đa tạng, vô niệu do nhiễm khuẩn nặng kết hợp với ngộ độc thuốc nam.
Các bác sĩ đã tiến hành siêu lọc máu liên tục để loại bỏ các độc tố, chất trung gian gây viêm, điều chỉnh rối loạn toan kiềm, cân bằng nước và điện giải, duy trì các biện hồi sức tuần hoàn và hô hấp.
![]() |
Các bác sĩ nỗ lực dùng các biện pháp hồi sức tích cực cứu bệnh nhân - Ảnh: Bệnh viện cung cấp |
May mắn, sau 12 giờ hồi sức tích cực và siêu lọc máu, bệnh nhi bắt đầu đáp ứng với các biện pháp điều trị. Sau 24 giờ lọc máu, thận đã hoạt động trở lại
6 ngày sau điều trị bằng các biện pháp hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện, bệnh nhi dần ổn định, có thể tự thở. Các chức năng sống cũng dần hồi phục và ổn định hoàn toàn. Bệnh nhi hiện đã được ra viện sau 24 ngày điều trị.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ Trung tâm Sản nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ khuyến cáo: phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan, tự ý mua và dùng thuốc, đặc biệt là những loại thuốc nam không rõ thành phần, nguồn gốc, những mẹo dân gian được truyền miệng vì có thể gây suy gan, suy thận và những hậu quả khôn lường khác. Khi trẻ có dấu hiệu bất thường, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và những bác sĩ giàu kinh nghiệm để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Nguyễn Liên
- Dù không ngã hay va đập nhưng từ lớp 6, chân của bé Chinh đã khó vận động, thường xuyên đau âm ỉ và sau này liệt hẳn.
" alt=""/>Bé 3 tháng tuổi ở Phú Thọ nguy kịch vì chữa tiêu chảy sai cáchCậu bé Mai Tùng Anh (11 tuổi, quê Sơn La) mắc bệnh ung thư phần mềm. Đúng thời điểm căn bệnh trở nặng, Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội) bị phong toả do có ca nhiễm virus SARS-CoV-2, việc điều trị cho các bệnh nhân ung thư trở nên hết sức hạn chế vì ưu tiên đảm bảo cách ly và phòng chống dịch.
Sau khi Bệnh viện K Tân Triều dỡ bỏ lệnh phong toả, con phải chuyển về bệnh viện tuyến tỉnh nhằm đảm bảo giãn cách. Trong khi đó, điều kiện chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh còn chưa đầy đủ. Gia đình Tùng Anh phải vay mượn khắp nơi số tiền 50 triệu đồng để mua hoá chất gửi từ Hà Nội lên Sơn La.
Dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến quá trình chữa ung thư của Đào Thị Thanh Hà (12 tuổi, quê Quảng Ninh). Cô bé mắc bệnh tan máu bẩm sinh và u nguyên bào thần kinh. Được nghỉ truyền hoá chất, Hà về quê nghỉ ngơi, không ngờ đúng thời điểm Bệnh viện K phong toả, cả gia đình phải cách ly tại địa phương.
![]() |
Thanh Hà mắc bệnh hiểm nghèo nhưng chỉ có thể điều trị bằng thuốc tại nhà |
Điều này dẫn đến nguồn thu nhập trong nhà mất đi hoàn toàn khi cha mẹ con không thể đi làm. Nghiêm trọng hơn, hai căn bệnh hiểm nghèo đang tàn phá cơ thể, sức khoẻ của đứa trẻ non nớt. Đến lúc Thanh Hà có thể đi bệnh viện thì TP Hà Nội giãn cách xã hội, hạn chế nhận bệnh nhân, tính mạng cô bé có nguy cơ bị đe doạ.
Nhưng trường hợp của Tùng Anh hay Thanh Hà vẫn chưa bi thảm bằng bé Vũ Đình Dương (2 tuổi, quê Bắc Giang). Trải qua 4 lần phẫu thuật chỉ trong 3 tháng, nguyên nhân bởi u não, tình trạng của Dương trở nên nghiêm trọng đúng thời điểm Hà Nội đang giãn cách xã hội. Do không được kịp thời điều trị, con đã không thể giữ được mạng sống mong manh. Ngày bệnh viện trả về, bố mẹ con vét sạch túi cũng không đủ tiền thuê nổi một chiếc xe cấp cứu về quê.
"Xe khách không chạy nữa. Chủ trọ cũng ái ngại vì thấy con sắp không qua khỏi, sợ con chết trong nhà trọ. Đến khi con về bệnh viện tỉnh được khoảng hơn 1 ngày thì qua đời", bố của Dương nói trong nước mắt.
Cần thêm những sự chung tay từ cả cộng đồng
Tình hình dịch bệnh Covid-19 còn rất phức tạp, điều kiện đi lại hạn chế. Chưa kể hầu hết các bệnh viện phải nâng cao công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo giãn cách xã hội, các bệnh nhân sẽ khó lòng được theo dõi, điều trị dài hạn trong khi đặc thù bệnh hiểm nghèo cần theo dõi kịp thời, chính xác.
Việc đẩy mạnh điều trị ngoại trú còn khiến gia đình các bệnh nhân hết sức chật vật do chi phí sinh hoạt, thuê nhà trọ trong đợt dịch này. Trung bình mỗi ngày, họ phải trả 120.000 đồng tiền thuê nhà, chưa kể ăn uống. Hiện các quán cơm, cửa hàng đều đã đóng, cuộc sống mỗi ngày đều cần đến sự trợ giúp của cộng đồng.
![]() |
Rất nhiều các bệnh nhân đang gặp khó khăn cần giúp đỡ trong mùa dịch bệnh |
Đa số các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đều có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu làm ruộng, lao động tự do, lao động thu nhập thấp. Tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm đắt đỏ tạo ra gánh nặng rất lớn cho gia đình. Dịch Covid-19 vẫn kéo dài, không làm ra tiền, cũng không thể vay mượn, nhiều người đã chấp nhận từ bỏ cuộc sống của mình. Họ mất vì bệnh tật, nhưng cũng một phần do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Mong muốn được chung tay cùng cả nước chiến đấu với đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình “Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet”.
Chương trình nhằm mục tiêu hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết cho người nghèo, lao động tự do, người thất nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm tình thương…, những nơi chưa tiếp cận được gói cứu trợ.
Bên cạnh đó, chương trình cũng hướng tới hỗ trợ trang thiết bị y tế đến các bệnh viện, các trung tâm cách ly, trung tâm y tế, lực lượng y, bác sĩ. Đồng thời cũng chung tay góp phần đảm bảo lương thực thực phẩm để người dân nghèo an tâm thực hiện giãn cách xã hội, đảm bảo trang thiết bị y tế cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch, đồng lòng cùng chống dịch Covid-19.
Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương, các tổ chức từ thiện uy tín để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:
Gọi đến tổng đài 19001081 (8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: banbandoc@vietnamnet.vn để đăng ký.
Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương xác nhận và tìm phương án hỗ trợ phù hợp nhất.
Với vai trò là cầu nối, Báo VietNamNet rất mong Quý bạn đọc hảo tâm, các Doanh nghiệp, Tổ chức sẽ cùng đồng hành với chương trình và san sẻ tình thương với đồng bào.
Phạm Bắc
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của BáoBất hạnh đến với cô gái khốn khổ ấy đến từ năm 4 tuổi. Thời điểm đó, trên cơ thể Trang xuất hiện những triệu chứng như vàng da, vàng mắt, sốt nhẹ. Gia đình đưa em đến Bệnh viện Nhi trung ương thăm khám. Các bác sĩ kết luận Trang mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là một loại bệnh máu ác tính hàng đầu ở trẻ em, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mặc dù gia đình rất nghèo song bố mẹ vẫn cố gắng lo chữa trị cho Trang. Tuổi thơ của cô gái khốn khổ gắn liền với giường bệnh khi tháng nào cũng phải vào bệnh viện truyền máu, sử dụng nhiều loại thuốc nhằm bảo vệ sự sống trước căn bệnh hiểm nghèo.
Cũng bởi thế, Trang sống thu mình hơn so với những bạn bè đồng trang lứa. Em chỉ chơi với một số bạn trong xóm. Sức khoẻ không ổn định, em học đến lớp 9 rồi nghỉ học trong sự bất lực do thời gian nằm viện nhiều hơn thời gian ở nhà, không có thời gian để tiếp tục việc học.
![]() |
Để duy trì sự sống, Trang nằm viện điều trị nhiều hơn ở nhà |
Cứ như vậy, cho đến năm 2015, bệnh tan máu bẩm sinh biến chứng nặng hơn khiến Trang bị suy thận, suy tim, bong võng mạc, xuất huyết mắt. Cũng đúng vào thời điểm bệnh kéo đến dồn dập, bố em đột ngột qua đời sau cơn tai biến mạch máu não.
Ở bệnh viện chịu tang bố, Trang khóc hết nước mắt trước sự dày vò của số phận. Em thương bố cả đời vất vả vì mình, nay ra đi không một lời trăn trối. Sức khoẻ em suy kiệt sau cú sốc tâm lý ấy.
Muốn bỏ điều trị vì nhà hết tiền
Sau khi bố qua đời, khó khăn lại càng bủa vây lấy gia đình Trang. Em có hai em trai đang độ tuổi ăn học. Trong khi đó, suốt hơn 20 năm qua, bố mẹ em không dành dụm được đồng nào vì làm ra bao nhiêu đều đổ vào tiền thuốc thang cho Trang. Thế nhưng làm bao nhiêu cũng chẳng đủ vì trung bình mỗi tháng, tiền thuốc hết đến 15 triệu đồng, buộc phải vay mượn thêm. Đến nay, gia đình em đang gánh khoản nợ hơn 300 triệu đồng.
Do bệnh tan máu bẩm sinh ngày càng biến chứng nặng nề, gan và lách của Trang hiện đã bị to. Năm 2016, em phải trải qua ca phẫu thuật do mắt bị xuất huyết nặng. Tuy nhiên, ca phẫu thuật không mấy thành công.
Đến nay, nếu không được truyền máu, hai mắt của Trang gần như bị mù, không nhìn được gì nữa. Ngay cả khi được truyền máu thì em vẫn chỉ thấy lờ mờ.
![]() |
Con gái mắc nhiều thứ bệnh, cô Thanh hằng ngày phải lam lũ vất vả kiếm tiền cho con chữa bệnh |
“Bị bệnh tật hành hạ suốt hơn 20 năm qua, có lúc không chịu nổi nữa, quá tuyệt vọng, em nó từng bảo hay mẹ cho con về đi, con không điều trị nữa đâu, nhà hết tiền rồi, con thà chết còn hơn. Tôi nghe mà thương con, giận mình kém cỏi không chữa nổi cho con nữa", cô Phạm Thị Thanh, mẹ của Trang bật khóc.
Bệnh tật, nghèo đói bủa vây khiến Trang gần như đã mất đi hy vọng vào cuộc sống. Nước mắt lã chã rơi, cô Thanh khẩn cầu một phép màu từ những tấm lòng thơm thảo thương lấy đứa con tội nghiệp của mình.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Hằng ngày, nhóm sinh viên sẽ có mặt tại HCDC lúc 7h30 sáng để bắt tay vào việc. Các sinh viên được chia thành nhiều nhóm nhỏ từ 4-5 người/nhóm với công việc chính là điều tra, truy vết người tiếp xúc với ca bệnh, ca nghi ngờ; Theo dõi chuỗi ca bệnh; Thống kê báo cáo số liệu người tiếp xúc theo chuỗi; Theo dõi kết quả xét nghiệm; Theo dõi số liệu các chuyến bay.
![]() |
Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Y Dược TP.HCM thăm sinh viên tình nguyện ở lại chống dịch Covd-19 |
Công việc của nhóm phần lớn đều liên quan đến thống kê và truy xuất thông tin, đòi hỏi sự tập trung cao độ. Những số liệu và thông tin này sẽ giúp các cơ quan quản lý, kiểm soát dịch bệnh, đồng thời cũng là cơ sở để đưa đến người dân những thông tin về dịch bệnh đầy đủ và nhanh chóng.
Thanh Sơn, Khoa Y tế Công cộng 17, cho biết khi đang sắp xếp đồ đạc để về quê đón Tết thì nhận được tin HCDC cần lực lượng hỗ trợ công tác phòng, chống Covid-19.
Đợt dịch Covid-19 ở TP.HCM lần trước, Sơn từng tham gia hỗ trợ HCDC, vì vậy lần này Sơn quyết định quay lại đây để hỗ trợ chống dịch cùng các y, bác sĩ tại Khoa Phòng chống bệnh Truyền nhiễm.
“Nhận được quyết định chính thức tham gia hỗ trợ HCDC, em vừa hào hứng nhưng cũng rất lo lắng. Em lo không biết mình có thể làm tốt công việc hay không. Được tập huấn đầy đủ và chi tiết về quy trình công việc, cách bảo vệ bản thân cũng như giải đáp các thắc mắc, tâm tư em cũng đỡ lo hơn”- Sơn kể.
Không về quê ăn Tết Nguyên đán để chống dịch Covid-19, nhưng Sơn cho hay cảm thấy hạnh phúc và nhận được sự động viên của các thầy cô, các y bác sĩ.
“Nguồn động lực lớn nhất cho em thực hiện công việc này chính là gia đình. Nghe tin em ở lại TP.HCM chống dịch, ba mẹ ủng hộ và tin tưởng nên em có thêm niềm tin và sức lực để làm việc”- Sơn nói.
Lần đầu tiên trong đời không ăn Tết cùng gia đình
Cũng như mọi năm, năm nay Minh Nguyệt – Y tế Công cộng 17 cũng dự định về quê ăn Tết rất sớm. Dù vậy, khi nhận được tin HCDC, nơi Nguyệt đang thực tập cần lực lượng hỗ trợ chống dịch Covid-19, Nguyệt quyết định lần đầu tiên trong đời sẽ không về nhà ăn Tết.
“Với sinh viên ngành Y, em coi đây là sứ mạng”- Nguyệt quyết tâm.
![]() |
Những sinh viên "quên" Tết ở lại TP.HCM chống dịch Covid-19 |
Nữ sinh viên càng thêm đồng cảm khi biết có nhiều y, bác sĩ ở khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm có quê ở rất xa, cả năm chỉ có thể về được 1 lần vào dịp Tết nhưng năm nay đã không thể về.
“Thú thực khi nhìn bạn bè xung quanh đã về quê đón Tết cùng gia đình, em cũng có chút chạnh lòng nhưng em tin quyết định ở lại hỗ trợ chống dịch của mình và các bạn trong nhóm mang tinh thần tình nguyện hết mình vì cộng đồng và em tin gia đình sẽ luôn bên cạnh ủng hộ quyết định của em”- Minh Nguyệt tâm sự.
PGS. TS Nguyễn Hoàng Bắc, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Y Dược TP. HCM đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà Tết cho các bạn sinh viên của trường tham gia chống dịch Covid-19 tại HCDC. Theo đó, mỗi sinh viên nhận được quà trị giá 1 triệu đồng.
“Hy vọng rằng với tuổi trẻ và sự nhiệt huyết, các em sẽ giúp cho HCDC hoàn thành nhiệm vụ, góp phần phòng, chống dịch và tích lũy được kinh nghiệm, vốn sống của mình, có được những trải nghiệm quý khi mà thành phố, đất nước và nhân dân cần trong điều kiện diễn biến dịch phức tạp như hiện tại.
Thầy rất tự hào về các em đã xung phong xin gia đình tham gia hỗ trợ với quyết tâm “Khi nào hết dịch mới về” trong những ngày sát Tết như hiện tại. Hy vọng rằng những ngày sắp tới các em sẽ đoàn kết cùng với nhau như một gia đình nhỏ, chia sẻ với nhau trong những ngày Tết. Và thầy tin rằng các em sẽ có một ngày Tết rất đặc biệt của tuổi trẻ khi tham gia nhiệm vụ rất quan trọng phòng chống dịch”- PGS Nguyễn Hoàng Bắc nhắn nhủ.
Lê Huyền
Lấy mẫu xét nghiệm, thu quần áo bẩn, rác thải của bệnh nhân Covid-19... những sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, đang căng mình cùng đội ngũ y bác sĩ chống dịch.
" alt=""/>Những sinh viên quên Tết ở lại TP.HCM chống dịch Covid