Tân An - Thành phố chiến lượcTốc độ phát triển của TP Tân An diễn ra nhanh chóng chỉ trong vòng hơn 10 năm qua, từ thị xã nâng cấp lên thành phố (đô thị loại III) vào năm 2009, đến đô thị loại II năm 2019 và phấn đấu lên đô thị loại I năm 2030.
TP Tân An không chỉ là thủ phủ của tỉnh Long An mà còn là một trong những đô thị vệ tinh có vai trò chiến lược của TP.HCM. Dự báo đến năm 2030, dân số đô thị nơi đây từ 250.000 - 280.000 người, tỷ lệ đô thị hóa 80 - 90%.
Ông Văn Ba ngụ tại TP Tân An cho biết: “Tân An giờ khác xưa nhiều lắm đó, những con đường không còn chật hẹp, mà giờ rộng rãi bằng phẳng đi an toàn nhiều. Có thể không bằng những thành phố lớn khác, nhưng TP Tân An có nét đẹp riêng của nó, có dòng sông Vàm Cỏ Tây chạy qua mang lại cảm giác êm đềm và đặc biệt con người đậm chất miền Tây ôn hòa dễ mến”.
 |
TP Tân An với nét đẹp riêng vốn có |
Được biết, TP Tân An sẽ tập trung toàn lực để sớm hoàn thành 3 công trình trọng điểm gồm: xây dựng kè sông Bảo Định, đoạn từ cống Bảo Định đến cống Vành đai; thực hiện hoàn thành Công viên phường 2 giai đoạn 2; hệ thống thoát nước chống ngập trong khu vực nội thành.
TP Tân An nằm giữa lưu vực hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với một phần lớn Đồng Tháp Mười, cũng là lộ đường về miền Tây và ngược lại. Do đó, nơi đây có vai trò lớn trong việc kết nối giao thương giữa các vùng miền. Trước mục tiêu trở thành đô thị loại I trong giai đoạn 5 năm, đây là điểm thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực BĐS tại thị trường này.
Cơ hội có hạn cho các nhà đầu tư
TP Tân An hiện đang có mật độ dân cư khá đông, với quy mô 8.173,37ha, mật độ 2.470 người/km2. Đây là nơi có vị trí chiến lược liên kết chặt chẽ với đô thị hạt nhân vùng TP.HCM, sở hữu đầu mối giao thông đường thủy - bộ của vùng với tuyến đường QL1, tuyến tránh QL1 và cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ đi qua, là cửa ngõ miền Tây của vùng Đông Nam bộ.
Do đó, BĐS của TP Tân An sôi động từng ngày nhờ hệ thống ngân hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ và hệ thống trường học các cấp được xây dựng bài bản và đồng bộ. Ước tính, toàn thành phố có hơn 40 doanh nghiệp đang hoạt động với các ngành nghề sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Tuy nhiên, nơi đây đang thiếu vắng nhiều những khu đô thị hiện đại đáp ứng nhu cầu sống mới của người dân thành thị. Dạo quanh thành phố, chỉ có khoảng 4-5 dự án khu dân cư được triển khai và chỉ một vài trong số đó đáp ứng được một không gian sống tiêu chuẩn. Trong đó, khu đô thị La Villa Geen City nằm đối diện trung tâm hành chính tỉnh Long An được đánh giá là một trong những dự án đáng sở hữu hiện nay.
 |
Khu đô thị La Villa Green City - nơi đáp ứng nhu cầu sống hiện đại tại TP Tân An |
Theo thông tin từ chủ đầu tư, dự án đã được xây dựng hoàn chỉnh với gần 800 căn biệt thự, nhà phố cùng tổ hợp tiện ích đã đi vào sử dụng như hồ bơi, sân thể thao, phòng gym, quảng trường nhạc nước, sân chơi trẻ em… Đặc biệt, KĐT cũng đã chào đón những cư dân về sinh sống.
La Villa Green City do Trần Anh Group phát triển từ đầu năm 2019. Với vị thế đặc biệt, nơi đây không chỉ phù hợp để an cư mà còn thuận lợi cho cả việc kinh doanh.
Trong dịp cuối năm này, Trần Anh Group đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn cho người mua như: tặng sổ tiết kiệm trị giá 30 triệu đồng, chiết khấu đến 12% khi thanh toán nhanh và cơ hội nhận 01 xe ô tô Honda City trị giá 700 triệu đồng…
Thu Hằng
" alt="BĐS Tân An ‘tăng nhiệt’ trước kế hoạch lên đô thị loại I"/>
BĐS Tân An ‘tăng nhiệt’ trước kế hoạch lên đô thị loại I
Sống ngày nào lo lắng ngày đóNgay trung tâm sầm uất TP.HCM, chung cư Nguyễn Công Trứ , P.Cầu Ông Lãnh, Q.1 được xây dựng từ trước năm 1975. Xây dựng trên khu đất có diện tích đất chỉ 268m2, đây là nơi sinh sống của 28 hộ gia đình.
Có tuổi thọ hơn 40 năm, hệ thống kỹ thuật của chung cư Nguyễn Công Trứ hiện đã quá xuống cấp, nhiều hạng mục hư hỏng nặng, môi trường vệ sinh ẩm thấp khiến cho chất lượng cuộc sống của những cư dân tại đây không được đảm bảo, tâm trạng bất an.
 |
Hàng lang chung cư Nguyễn Công Trứ, Q.1. |
Sống tại căn hộ 25, tầng 2 chung cư Nguyễn Công Trứ mấy chục năm qua, bà Trần Thị Mỹ Lệ cho hay, cơ sở vật chất của toà nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt mảng tường ngoài ban công có nhiều vết nứt hiện rõ.
“Thỉnh thoảng, nằm trong nhà nghe cái rầm chạy ra thì thấy trần nhà rơi xuống, nhất là những khi trời mưa, không ai dám ra ban công vì sợ sập lúc nào không hay. Còn bình thường chỉ dám ra phơi đồ rồi chạy vội vào, sống ngày nào lo lắng ngày đó”, bà Lệ nói.
 |
Bê tông bị bong tróc, lộ lõi thép tại chung cư Nguyễn Công Trứ. |
Men theo dãy hành lang tối với đồ đạc để lộn xộn hai bên, PV VietNamNetgặp ông Nguyễn Hoàng Hùng, cư dân tại tầng 4 chung cư. Ông Hùng chia sẻ, hiện tại trong chung cư có nhiều trường hợp 1 căn hộ 30-40 m2 có tới 2-3 gia đình sống chung. Đáng nói, có những gia đình sống trong phòng trước đây là nhà vệ sinh, sau đó cải tạo lại thành phòng để ở, chật chội, bí bách vô cùng.
 |
Đây là căn phòng của một hộ gia đình được cải tạo từ nhà vệ sinh. |
“Mỗi khi trời mưa, mùi hôi thối bốc lên rất kinh khủng. Mặc dù sống ngay trung tâm thành phố hiện đại thế nhưng điều kiện sống của các cư dân nơi đây rất tệ”,bà Tài Thị Hiệp, cư dân tại tầng 1 chung cư Nguyễn Công Trứ cho biết thêm về trình trạng xuống cấp của chung cư.
 |
Căn hộ chưa đầy 40m2 này tại chung cư Nguyễn Công Trứ, Q.1 là nơi sinh sống của 2 gia đình. |
 |
Lối đi chung cư Nguyễn Công Trứ, Q.1 được ngăn ra, là nơi sinh sống của hai người vô gia cư. |
Tương tự, cũng nằm ngay trung tâm Q.1, chung cư Lê Thị Riêng hiện đang trong tình trạng xuống cấp khiến các cư dân tại đây bất an.
Chỉ vào các bức tường đầy rong rêu và loang lổ các vết thấm nước, cư dân ở đây cho hay tình trạng này đã xảy ra nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục, lối lên xuống cầu thang lúc nào cũng có nước dột, phải lau liên tục.
 |
Bức tường chi chít vết thấm và nứt tại chung cư Lê Thị Riêng, Q.1. |
Ông Vũ Đức Minh Phú, cư dân ở tầng 2 chung cư Lê Thị Riêng cho hay, hệ thống điện của chung cư không đảm bảo ở mức cơ bản. Lối đi ở tầng trệt luôn trong tình trạng tối om, có căn hộ không có ánh sáng tự nhiên, phải bật đèn 24/24. Tường bị thấm nước lâu ngày, gõ tay vào nghe tiếng lộp cộp không biết đổ sập lúc nào?
Di dời chậm trễ, không đồng nhất
Là chung cư được xác định cấp D, tức nguy hiểm cần di dời khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho cư dân, tuy nhiên chung cư Trúc Giang nằm trên đường Lê Văn Linh, Q.4 mới chỉ di dời được khoảng 10/100 hộ dân.
Cầm quyết định phê duyệt bố trí tạm cư tại địa chỉ mới, bà Thành mừng rỡ cho biết, cuối cùng gia đình bà cũng được chuyển đến chỗ ở mới. Nhiều năm qua, gia đình bà Thành phải sống trong nơm nớp, lo sợ toà nhà sập. Ngoài ra, tình trạng rỉ nước, bốc mùi hôi thối do rò rỉ đường ống thoát nước ảnh hướng đến sức khoẻ.
Theo một số hộ dân khác ở chung cư Trúc Giang, trong thời gian chờ cải tạo chung cư, họ đã đăng ký tạm cư nhưng vẫn chưa được giải quyết. Vì không có điều kiện thuê nhà nên những hộ dân vẫn phải tiếp tục cuộc sống trong chung cư xuống cấp này.
 |
Dù đã xuống cấp nghiêm trọng, tại chung cư Trúc Giang vẫn còn nhiều hộ dân chưa được bố trí tạm cư. |
Tính đến năm 2016, trên địa bàn TP.HCM có 474 chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975. Phần lớn những chung cư này đã xuống cấp, hư hỏng. Không được bảo trì, sửa chữa nên ảnh hướng đến kết cấu chịu lực công trình, không đảm bảo an toàn.
Theo UBND TP.HCM, tình trạng pháp lý sở hữu căn hộ tại những chung cư này phức tạp, vừa có sở hữu riêng của tư nhân, sở hữu nhà nước cho thuê, lấn chiếm, chuyển nhượng sang tay bất hợp pháp. Hầu hết các hộ dân trong chung cư đều là người có thu nhập thấp.
Giai đoạn 2016 – 2019, TP.HCM đã tháo dỡ 9 chung cư cũ (3 chung cư cấp D) và sửa chữa, cải tạo 116 chung cư. Tổng cộng đã cải tạo, sửa chữa hoặc đã tháo dỡ chuẩn bị khởi công 125/237 chung cư, đạt tỷ lệ 52,74% so với mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020.
Năm nay, TP.HCM phấn đấu hoàn tất cải tạo hoặc tháo dỡ đầu tư xây mới 114 chung cư. Trong đó, hoàn tất di dời tại 9 chung cư cấp D để tháo dỡ đầu tư xây mới, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra.
Mặc dù UBND TP.HCM đã có cơ chế, giải pháp như ban hành tiêu chí điều chỉnh tăng chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại chung cư cũ và phân cấp cho UBND quận thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn.
Những chung cư có kết quả kiểm định không phải cấp D nhưng đã xuống cấp cần tháo dỡ để xây mới, theo quy định có 2 phương án giải quyết, đó là phải có 100% chủ sở hữu đồng ý tháo dỡ, xây dựng mới hoặc triển khai như một dự án đầu tư xây dựng thông thường theo phương thức chỉnh trang đô thị.
Trong khi phương án 1 rất khó đạt được thì phương án 2 lại mất nhiều thời gian để nhận được sự đồng thuận của người dân trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ngoài bất cập trong việc bố trí quỹ nhà tạm cư tại khu vực có chung cư cũ, vướng mắc khác là UBND TP.HCM không kêu gọi được nhà đầu tư xây mới chung cư cũ. Bởi phần lớn chung cư cấp D có diện tích đất nhỏ (dưới 1.000m2), nếu xây mới thì quy mô công trình mới không đủ để bố trí tái định cư tại chỗ và thu hồi vốn.
Giải pháp là cần phải mở rộng ranh, trong đó nếu kế cận các khu đất công sản thì có thể thực hiện. Tuy nhiên, theo UBND TP.HCM, trình tự thủ tục để sử dụng, giải phóng mặt bằng các khu đất công là rất lâu.

Mưa lớn, dân chung cư cũng tát nước như ở nhà phố
Sống trên các tầng cao nhà chung cư nhưng nhiều hộ dân vẫn phải vất vả tát nước ra khỏi căn hộ khi trời mưa lớn. Chuyện lạ này xảy ra tại chung cư Tecco Town Bình Tân, quận Bình Tân, TP.HCM.
" alt="Sống trong nhà vệ sinh, lối đi ở chung cư ‘chờ sập’ ngay trung tâm TP.HCM"/>
Sống trong nhà vệ sinh, lối đi ở chung cư ‘chờ sập’ ngay trung tâm TP.HCM