Nhật nỗ lực giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn
Trong cuộc họp báo giữa kỳ tài khóa 2021,ậtnỗlựcgiúpViệtNamvượtquagiaiđoạnkhókhăkq giải ngoại hạng anh Trưởng đại diện Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam – ông Shimizu Akira cho biết về các thông tin trên.
Đối phó dịch bệnh
Đề cập lại về những dự án hợp tác của JICA tập trung cho “Đối phó với dịch bệnh Covid-19” và “Phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch”, đồng thời giới thiệu về chính sách hợp tác thời gian tới, ông Shimizu Akira nhấn mạnh, trong lĩnh vực y tế, JICA tập trung vào 2 ưu tiên trọng điểm. Đầu tiên là "tăng cường hệ thống y tế nòng cốt cho các bệnh viện tuyến trên” và thứ hai là “tăng cường các biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm”.
![]() |
JICA sẽ nỗ lực hơn nữa đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam thông qua hợp tác kỹ thuật và tài chính, đồng thời thúc đẩy hơn nữa việc kết nối giữa con người với nhau. |
Theo đó, JICA đã viện trợ cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hệ thống xét nghiệm PCR, Bệnh viện Bạch Mai hệ thống điều hòa không khí nhằm phòng ngừa lây nhiễm, Bệnh viện Trung ương Huế hệ thống ECMO, trang thiết bị cần thiết trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy với tổng trị giá các lần viện trợ là hơn 450 triệu Yên (khoảng 91 tỷ đồng) nhằm đáp ứng yêu cầu khẩn cấp trong phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Ngoài ra, JICA đã tiến hành mua sắm thông qua UNICEF hộp lạnh bảo quản vắc xin kèm thiết bị theo dõi nhiệt độ phục vụ cho việc vận chuyển vắc xin. JICA thực hiện hỗ trợ tại một số tỉnh biên giới thông qua Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) nhằm tăng cường năng lực cho các cán bộ, công chức Nhà nước trong điều tra và giám sát các bệnh truyền nhiễm, cung cấp thiết bị phòng ngừa dịch bệnh. JICA sẽ cung cấp các trang thiết bị y tế dùng cho điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tổng cộng số tiền viện trợ của các dự án này là 800 triệu Yên (khoảng 163 tỷ đồng).
Phục hồi kinh tế
Theo Trưởng đại diện JICA Việt Nam, hiện Việt Nam đã bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, vừa phòng chống dịch, trong đó, cân bằng giữa phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng. Bên cạnh các dự án công trình cửa ngõ quốc tế như Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng quốc tế Lạch Huyện, JICA cũng triển các dự án tăng cường kết nối giao thông giữa các địa phương, như cải tạo, xây dựng lại nhiều cây cầu yếu trên nhiều tuyến quốc lộ thuộc nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, như cầu trên tuyến đường sắt Bắc Nam, cầu Kẻ Nậm ở tỉnh Nghệ An gần biên giới Việt Nam – Lào...
Khoảng 70% các tuyến đường quốc lộ của Việt Nam được đầu tư cải tạo thông qua hợp tác vốn vay ODA Nhật Bản. Các dự án hoàn thành giúp tăng cường kết nối ASEAN, chuỗi cung ứng hàng hóa và giúp người dân đi lại thuận tiện, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các nhà máy nước ngoài đầu tư vào các địa phương.
Ngoài ra, để đáp ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số, JICA đã và đang triển khai các dự án góp phần cải thiện đời sống của người dân Việt Nam như dự án xây dựng nhà máy điện, đường cao tốc lớn ở các đô thị vệ tinh, nhà máy xử lý nước...
Tháng 10/2020, cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 đã được thông xe. Tháng 8 vừa qua, dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim đã được hoàn thành và bắt đầu được đưa vào vận hành thương mại. Đây là dự án được Nhật Bản hỗ trợ xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1964. Tháng 5/2021, JICA ký kết thỏa thuận cho vay Dự án điện gió trên đất liền tại tỉnh Quảng Trị, thúc đẩy cung cấp năng lượng sạch nhằm trung hòa carbon.
Dự án Xây dựng đường sắt đô thị TP. HCM bị đình trệ một thời gian do ảnh hưởng của dịch bệnh nay đã được thi công trở lại. JICA cũng tổ chức nhều dự án phát triển nguồn nhân lực, góp phần vào việc thúc đẩy công nghiệp hóa tiên tiến tại Việt Nam và cách mạng xã hội sử dụng công nghệ mới.
Ông Shimizu Akira nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử. Sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau là cơ sở gắn bó và phát triển thêm mối quan hệ này. JICA sẽ nỗ lực hơn nữa đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam thông qua hợp tác kỹ thuật và hợp tác tài chính, đồng thời thúc đẩy hơn nữa việc kết nối giữa con người với nhau, góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Bảo Đức

Nhật hỗ trợ Bệnh viện Trung ương Huế gần 42 tỷ đồng
Dự án hợp tác kỹ thuật “Tăng cường năng lực cho Bệnh viện Trung ương (TƯ) Huế trong ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19)” vừa chính thức được triển khai.
相关推荐
-
Thay đổi để linh hoạt hơn
Phiên bản Ford EcoSport 2020 mới gây nhiều bất ngờ khi ra mắt thị trường Việt Nam.Ngoại thất của EcoSport mới được tinh chỉnh và thể hiện rõ ngôn ngữ thiết kế SUV thời đại mới.
Thế hệ xe SUV mới có chiều dài,rộng, cao 4.096 x 1,765 x 1,665 (mm), chiều dài ngắn hơn phiên bản cũ gần 230 mm. Ford cho biết cũng cải thiện khoảng sáng gầm xe so với đời trước.
Trên phiên bản mới, đèn Halogen được thay thế bằng hệ thống đèn pha HID không chỉ cho khả năng chiếu sáng tốt hơn mà còn giúp ngoại hình của EcoSport thêm phần cao cấp, sang trọng. Riêng ở phiên bản Titanium, khi được kích hoạt, đèn pha phía trước và gương chiếu hậu chống chói sẽ tự động điều chỉnh, giúp người lái giảm thiểu khả năng loá mắt và tập trung vào phần đường phía trước.
Mẫu SUV cỡ B bỏ lốp dự phòng phía sau, đồng thời được thay đổi kích thước so với phiên bản tiền nhiệm. Việc gỡ bỏ lốp dự phòng không chỉ giúp EcoSport mới linh hoạt hơn mà còn giảm mức tiêu hao nhiên liệu và khí thải do trọng lượng xe đã được cải thiện đáng kể.
“ Đây là xu thế toàn cầu và kết quả tất yếu từ những nghiên cứu kỹ lưỡng của đội ngũ chúng tôi dựa trên trải nghiệm thực tế sử dụng của khách hàng. Do không phải đa số khách hàng có thể tự thay lốp, đặc biệt là phái nữ và ngay cả nếu thay được cũng sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức”, Tổng Giám đốc Ford Việt Nam chia sẻ. Vì bỏ lốp dự phòng, EcoSport được trang bị thêm một bộ dụng cụ hỗ trợ vá xe và bơm điện gọn nhẹ.
Ngoài những thay đổi đáng kể ở ngoại thất, EcoSport 2020 trang bị bấm khởi động điện và khoá thông minh với chức năng cảm ứng. Chiếc xe sẽ tự động mở khoá chỉ qua một thao tác chạm vào tay nắm cửa.
Với thế mạnh công nghệ, Ford trang bị những tiện ích cho người dùng thường xuyên di chuyển trong tình trạng xe cộ đô thị tấp nập. Tài xế có thể yên tâm quan sát từ phía sau nhờ camera lùi và cảm biến có khả năng cảnh báo vật cản bằng âm thanh và hình ảnh trên màn hình LCD cảm ứng 8 inch, rất an toàn khi lùi đỗ xe ở những vị trí chật hẹp.
Một chi tiết cải tiến đáng kể nữa là trên EcoSport mới, 4 bánh xe đã được cải tiến với bộ lốp mới Bridgestone dày và bền hơn, đồng thời áp dụng công nghệ chống phồng, va chạm mềm tiên tiến, giúp giảm thiểu tối đa hư tổn và biến dạng khi tương tác trực tiếp với vỉa hè, lề đường hay với các phương tiện khác trong quá trình di chuyển.
Trợ thủ đắc lực trên mọi hành trình
Nhờ hàng loạt những cải tiến công nghệ nổi bật, “Chuyên gia đường phố” đã vượt ra khỏi khuôn khổ đô thị và thỏa mãn đam mê của người dùng trên mọi hành trình.
Một trong những trang bị đáng giá có thể kể tới trên Ford EcoSport 2020 tính năng Ga tự động. Với khả năng duy trì tốc độ của xe theo thiết lập của tài xế mà không cần phải nhấn chân ga, hệ thống này không chỉ giúp giảm sự mệt mỏi, tăng sự tập trung của tài xế khi đi đường dài, mà còn giúp xe vận hành ổn định, từ đó tối ưu khả năng tiết kiệm nhiên liệu của xe tới mức đáng kể.
Trên thế hệ SUV mới được trang bị Hệ thống kiểm soát áp suất lốp, cung cấp thông tin áp suất của từng bánh xe và kịp thời cảnh báo khi áp suất của lốp xuống thấp. Hệ thống này giúp người lái tiết kiệm thời gian kiểm tra tình trạng các lốp xe trước khi khởi hành, đồng thời chủ động kiểm soát phương tiện và giảm thiểu nguy cơ tai nạn trong việc di chuyển thường xuyên hàng ngày cũng như trong những hành trình phiêu lưu khám phá.
Ford EcoSport 2020 sử dụng động cơ EcoBoost với công nghệ Turbo tăng áp và công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp. Hệ thống động cơ trứ danh kết hợp với hộp số tự động 6 cấp cho phép người lái trải nghiệm khả năng vận hành đầy mạnh mẽ của xe mà vẫn đạt mức tiết kiệm nhiên liệu tối ưu nhất. Để tăng thêm lựa chọn cho khách hàng, Ford cũng có thêm trang bị động cơ mới Dragon 1.5L Ti-VCT trên phiên bản 1.5L AT Trend và Titanium.
Mẫu SUV đô thị trang bị hàng loạt tính năng an toàn cao cấp. Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và Cân bằng điện tử (ESC) cho phép tăng cường kiểm soát bằng cách chủ động phân phối lực phanh lên từng bánh xe và điều chỉnh công suất động cơ để giảm nguy cơ bị trượt và mất kiểm soát, kết hợp với tính năng Hỗ trợ Khởi hành ngang dốc, xe sẽ không bị trôi, ngay cả khi tài xế đổi từ chân phanh sang chân ga để khởi hành khi đang dừng giữa lưng chừng dốc.
Với những nâng cấp đáng kể trong công nghệ và thiết kế, Ford EcoSport ngày càng linh hoạt, đa năng, tiện nghi và ngày càng thể hiện rõ bản lĩnh của “Chuyên gia đường phố”.
3 phiên bản Ford EcoSport 2020 sở hữu mức giá cạnh tranh từ 603 – 686 triệu đồng.Thế hệ mới tiếp tục đem đến nhiều giá trị thực tiễn cho người dùng khi đã bứt phá khỏi giới hạn đô thị thông thường và hướng tới những hành trình dài cho gia đình.
Thanh Hà
Ford EcoSport 2020: Linh hoạt và hấp dẫn hơn
-
Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia được thành lập tháng 6/2021.
Tháng 6/2021, Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia ra đời, quy tụ các chuyên gia đầu ngành của 2 lĩnh vực: Y tế, TT&TT, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam. Trung tâm có 2 nhóm nhiệm vụ chính: Tổng hợp dữ liệu, áp dụng các công nghệ phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, phục vụ phân tích, xử lý và dự báo tình hình dịch bệnh; Hợp nhất sức mạnh của các lực lượng công nghệ, chuyên gia trong lĩnh vực y tế để hoàn thiện các giải pháp phòng chống Covid-19.
“Trung tâm có vai trò như là cái nôi để phát triển thêm nhiều giải pháp công nghệ phòng chống dịch và cũng là nơi kết nối những tri thức, kinh nghiệm quý báu của 2 lĩnh vực Y tế và Công nghệ”, đại diện Bộ TT&TT cho hay. Sau gần 4 tháng thành lập, đến tháng 10/2021, Trung tâm đã có sự tham gia chuyên trách của gần 60 công chức, viên chức nhà nước và sự cộng tác của gần 1.000 chuyên gia, lập trình viên, kỹ thuật viên đến từ các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Tại lễ ra mắt Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia hồi tháng 8/2021, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết: “Với tinh thần mang công nghệ hỗ trợ ngành y, Trung tâm đã phát triển và cung cấp các nền tảng công nghệ dùng chung, áp dụng thống nhất trên toàn quốc, đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ y tế trong phòng, chống dịch. Đây là các nền tảng dùng chung nên có thể triển khai nhanh trên toàn quốc. Dịch bệnh là toàn quốc, và chỉ có sử dụng nền tảng dùng chung, dữ liệu dùng chung mới giúp lực lượng y tế phản ứng nhanh, chính xác với các diễn biến của dịch”.
Với sự trợ lực của 16 doanh nghiệp, tổ chức, Trung tâm đã phát triển 14 nhóm nền tảng, công cụ công nghệ phòng, chống dịch với trên 20 ứng dụng khác nhau. Đặc biệt, Trung tâm đã xác định được 3 nền tảng bắt buộc áp dụng thống nhất toàn quốc gồm: Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý vào ra địa điểm công cộng sử dụng mã QR, Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm, Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19. Dữ liệu từ các nền tảng được Bộ Y tế chủ trì, cung cấp quyền khai thác cho các đơn vị y tế ngành, y tế địa phương và các đơn vị có liên quan sử dụng theo quy định của Bộ Y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Công nghệ đang giúp toàn dân tham gia chống dịch
Phân tích vai trò của công nghệ chống dịch tập trung, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ TT&TT đã nhấn mạnh: “Trong giai đoạn dịch Covid-19, Bộ TT&TT đã tập hợp được đông đảo các doanh nghiệp và các chuyên gia, đã lập nhiều nhóm công tác, tổ làm việc để giải những bài toán cụ thể cho từng nơi, từ đó thực hiện nhân rộng”.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của sự phối hợp triển khai của địa phương trong việc phát huy hiệu quả các nền tảng công nghệ, Trung tâm Công nghệ đã đề nghị các tỉnh, thành phố thành lập các Tổ công nghệ hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 là bộ phận giúp việc trực tiếp cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 địa phương. Đến nay, hầu hết các địa phương đã có Tổ công nghệ Covid-19, với nòng cốt là lực lượng của 2 Sở: TT&TT, Y tế. Các Tổ công nghệ của 63 tỉnh, thành cùng với Trung tâm Công nghệ ở Trung ương đã hình thành nên mạng lưới triển khai công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 xuyên suốt từ Trung ương xuống địa phương.
Trong đợt dịch thứ tư, các nền tảng công nghệ chống dịch đã dần đi vào cuộc sống (Ảnh minh họa). Để có sự phối hợp nhịp nhàng, Trung tâm đã được tổ chức, vận hành theo mô hình tổ chức của quân đội. Cụ thể, Trung tâm được phân thành 9 quân khu, ứng với các quân khu hành chính. Theo đó, với mỗi quân khu, lực lượng nhân sự của Trung tâm kết hợp với nguồn lực ở các địa phương, triển khai thành công mô hình Tổ công nghệ ở tất cả các tỉnh, thành.
“Với cách thức tổ chức này, các lực lượng đã phối hợp với nhau nhịp nhàng hơn và có thể bám sát được từng địa phương. Mô hình đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua. Nhờ vậy, việc triển khai các ứng dụng, nền tảng công nghệ phòng chống dịch, nhất là các nền tảng công nghệ dùng chung toàn quốc đã thuận lợi, nhanh chóng hơn”, đại diện Trung tâm cho hay.
Bên cạnh sự vận hành hiệu quả của Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia, các nền tảng công nghệ chống dịch đã dần đi vào cuộc sống, trong đó PC-Covid đang là ứng dụng được sử dụng thống nhất toàn quốc. Được đưa lên các kho ứng dụng Apple và Google từ ngày 30/9/2021, tính đến ngày 31/12/2021, PC-Covid đã có hơn 32,7 triệu người dùng, chiếm 34,16% dân số và 49,14% số smartphone cài đặt. PC-Covid đi vào hoạt động, liên tục được hoàn thiện và bổ sung các tính năng đã tạo thuận tiện cho người dân chủ động tham gia phòng chống dịch Covid-19.
Tháng 6/2021, Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia đã được Bộ TT&TT thành lập, với sự tham gia của các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT và Bộ Y tế cùng các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn." alt="Khi công nghệ tiếp sức ngành y">Khi công nghệ tiếp sức ngành y
-
Nếu ông Jobs nổi tiếng với khả năng tạo ra những thiết bị đột phá, định nghĩa lại trải nghiệm người dùng, ông Cook lại được biết đến với năng lực mở rộng hệ sinh thái Apple: xây dựng bộ dịch vụ trả tiền và các phần cứng khác, bổ trợ cho iPhone.
Dưới bàn tay của Tim Cook, Apple từ một nhà sản xuất thiết bị cao cấp thành một công ty “đa diện” khổng lồ với các ngành nghề trải rộng từ dịch vụ thanh toán đến sản xuất phim chất lượng. Ông giám sát các thương vụ thâu tóm hơn 100 công ty, bao gồm mua lại hãng tai nghe Beats năm 2014 và bộ phận modem smartphone Intel năm 2019.
Bên trong Apple, ông Cook thừa hưởng nền văn hóa nỗ lực không ngừng nghỉ và cũng đang trong thời điểm nhạy cảm, khi nhân viên ngày càng lên tiếng nhiều hơn về các vấn đề xã hội. Bản thân ông là một trong các CEO đầu tiên công khai là người đồng tính vào năm 2014.
Một thập kỷ của Tim Cook cũng trải qua không ít sai lầm, chẳng hạn sự cố Batterygate hay cáo buộc điều kiện lao động tồi tệ tại nhà máy đối tác. Thông báo gần đây về sáng kiến bảo vệ trẻ em cũng trở thành cơn ác mộng truyền thông ngoài dự tính. Ông đối mặt với hàng loạt nguy cơ bên ngoài đối với việc kinh doanh, từ chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đến thương chiến Mỹ - Trung và Covid-19.
Điều ông Cook chưa làm được là ra mắt một sản phẩm thành công và đột phá như iPhone, tuy nhiên, ông luôn tìm ra những con đường để Apple tăng trưởng mà không cần đến nó.
Nói về cuộc chuyển giao từ Steve Jobs sang Tim Cook, Mike Bailey, Giám đốc Nghiên cứu của FBB Capital Parnters, nhận xét: “Đây có thể là cuộc trao quyền thành công nhất trong lịch sử doanh nghiệp. Thành thật mà nói, Apple cần một người cổ vũ và một chính trị gia hơn là một nhà sáng lập quản lý vi mô”.
Dịch vụ tăng trưởng
Một tháng sau khi tiếp quản Apple, ông Cook công bố iPhone 4S. Từ thời điểm ấy, Apple đã tung ra gần 20 mẫu iPhone với nhiều tầm giá, cùng các thế hệ iPad, Mac và MacBook. Ông cũng phụ trách một số phần cứng mới, thành công nhất là Apple Watch năm 2015 và AirPods năm 2016.
Song, quan trọng hơn cả chính là sự tăng trưởng của bộ phận dịch vụ. Nhà phân tích Tom Forte nhận xét: “Từ góc độ phần cứng, bạn có thể lập luận chúng mang tính lặp lại hơn là cách mạng, song như thế sẽ làm giảm đóng góp của Tim Cook với công ty. Apple có thể trở thành cái gì? Apple có thể là một dịch vụ nghe nhạc trả tiền, một dịch vụ tập luyện trả tiền, một cái gì đó lớn hơn nhiều App Store”.
Trong 5 năm đầu tiên Tim Cook làm CEO, Apple gặt hái doanh thu tích cực từ bộ phận dịch vụ, bao gồm các sản phẩm như iCloud (ra mắt tháng 10/2011), Apple Podcasts (ra mắt năm 2012), Apple Musich (ra mắt năm 2015). Tháng 1/2016, lần đầu tiên Apple tiết lộ kiếm được 20 tỷ USD nhờ dịch vụ trong năm 2015.
Tính tới thời điểm hiện tại, Apple còn giới thiệu nhiều dịch vụ hơn nữa, như Apple Arcade, Apple TV+, Apple Fitness+. Năm tài khóa 2020, doanh thu từ dịch vụ là 53,8 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng doanh thu.
Tập trung vào dịch vụ giúp Apple giảm lệ thuộc vào iPhone, một biến số luôn thay đổi theo từng quý và có lúc sa sút. Mục tiêu quan trọng của ông Cook là bù đắp vào sự sụt giảm tăng trưởng của iPhone. Ông đã giải quyết được vấn đề thông qua khai phá mảng dịch vụ.
Apple vẫn kiếm được cả núi tiền như iPhone mỗi năm, song, bây giờ, họ có lợi nhuận biên ổn định và cao hơn từ các dịch vụ thuê bao. Nó như một bộ đệm khi khách hàng sử dụng thiết bị trong thời gian lâu hơn trước và lười nâng cấp hơn. Dịch vụ cũng là một lý do để người dùng chọn phần cứng Apple thay vì của hãng khác, giúp Apple kiếm thêm được nhiều đô-la hơn từ mỗi người mua thiết bị.
Phía trước của Apple
Ông Cook từng nói không có kế hoạch ở lại Apple trong 10 năm nữa. Dù vậy, hầu hết những người dõi theo công ty hi vọng ông sẽ gắn bó với “táo khuyết” nhiều hơn.
Ông còn nhiều “món ăn” có khả năng định hình tương lai của Apple, trong đó có xe hơi Apple hay kính thực tế tăng cường, cũng như các con chip riêng trên thiết bị. Nhiều thách thức cũng đang chờ đợi ông ở phía trước, chẳng hạn cuộc chiến pháp lý với các nhà phát triển ứng dụng và nhà quản lý toàn cầu.
Apple có thể duy trì vị trí dẫn đầu trong thời đại Vạn vật kết nối hay không cũng là một câu hỏi lớn, do khách hàng giảm phụ thuộc vào smartphone hơn. Apple vẫn chưa đạt thành công lớn trên thị trường nhà thông minh như Amazon. Đầu năm nay, hãng khai tử loa HomePod thế hệ đầu để nhường chỗ cho bản mini giá rẻ.
Theo nhà phân tích Forte, mọi người có thể tranh luận Apple vẫn dựa dẫm vào iPhone. Còn với ông, ông đang cố mường tượng ra tương lai và điều gì sẽ xảy ra khi smartphone không còn là trung tâm của vũ trụ nữa.
Dưới thời Tim Cook, Apple đang nỗ lực xử lý tác động đến môi trường, bao gồm kế hoạch đạt carbon trung tính vào năm 2030. Song, xét tới sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp và các kim loại đất hiếm không thể tái tạo để sản xuất, ông chắc chắn còn phải nỗ lực hơn nữa trong các năm tới, khi mà biến đổi khí hậu trở thành nguy cơ diệt vong.
Du Lam
Chỉ bằng vài chữ ngắn ngủi, Steve Jobs giải thích quyết định quan trọng nhất của Apple
Không phải lãnh đạo thế giới nào cũng có thể hiểu được quyết định này của Steve Jobs, cố nhà sáng lập kiêm CEO Apple.
" alt="Tim Cook và hành trình 10 năm xây dựng ‘đế chế’ Apple">Tim Cook và hành trình 10 năm xây dựng ‘đế chế’ Apple
-
Nguyên văn bức thư bằng tiếng Anh. (Nguồn: telegraph.co.uk)
Thực tế, bức thư này đã từng xuất hiện trên Facebook năm ngoái ở Mỹ với tên trường tiểu học, tên hiệu trưởng, học sinh và tên của bang được giấu đi.
Cô hiệu trưởng Tomlinson cho biết mình đã tìm thấy bức thư này cách đây 6 tháng, và mặc dù đã mất đường link tới bức thư gốc, nhưng cô cảm thấy những tình cảm của bức thư là cần thiết với những học sinh cuối cấp nên đã quyết định gửi chúng cho các em.
Dưới đây là toàn bộ nội dung bức thư:
“Gửi kèm theo đây là kết quả bài kiểm tra KS2 của các em. Chúng tôi rất tự hào về các em vì đã chứng tỏ được khả năng cũng như đã cố gắng hết mình trong tuần vừa qua.
Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng, những bài kiểm tra thế này không phải lúc nào cũng đánh giá được chính xác tất cả những gì khiến các em trở nên đặc biệt và là duy nhất. Những người đã tạo ra những bài kiểm tra này không biết rõ về từng em như các thầy cô giáo của các em, cũng như những gì tôi hy vọng về các em, và chắc chắn càng không thể biết rõ bằng gia đình của các em.
Họ không biết trong số các em có nhiều em nói được hai ngôn ngữ. Họ không biết em nào chơi được nhạc cụ, hoặc biết nhảy múa, hoặc biết vẽ tranh. Họ không biết bạn bè của các em luôn trông cậy vào các em, cũng không biết tiếng cười của các em có thể khiến một ngày tồi tệ trở nên tươi sáng hơn.
Họ không biết các em có thể làm thơ hay sáng tác bài hát, chơi thể thao, suy nghĩ về tương lai, hay chăm sóc cho em trai hoặc em gái của mình sau giờ học. Họ không biết các em đã từng tới những nơi tuyệt vời, hay các em kể chuyện rất hay, hoặc các em rất thích được giành thời gian cho gia đình và bạn bè.
Họ không biết các em rất đáng tin cậy, tốt bụng và chu đáo, và các em luôn cố gắng từng ngày để đạt kết quả tốt nhất... Điểm số của các em có thể nói lên điều gì đó, nhưng không thể nói lên mọi điều về các em.
Vậy nên, các em hãy cảm thấy tự hào với kết quả của mình, và hãy nhớ rằng có rất nhiều cách khác để chứng tỏ các em là những người thông minh.”
TheoMai Nguyễn(Vietnam+)
" alt="Bức thư 'tân Bộ trưởng Giáo dục nên đọc'">Bức thư 'tân Bộ trưởng Giáo dục nên đọc'
-
Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Ảnh: T.A.
Mỗi bệnh viện phải có ít nhất 1 xe cứu thương thường trực để kịp thời chuyển người bệnh về các bệnh viện được phân công điều trị Covid-19. Trường hợp cần xét nghiệm RT-PCR, lấy mẫu tại chỗ và gửi mẫu bệnh phẩm về các phòng xét nghiệm khẳng định.
Sở sẽ đảm bảo các dụng cụ, trang thiết bị thiết yếu cho công tác sơ cấp cứu như: bình oxy và các thiết bị thở oxy, máy đo SpO2, nhiệt kế, máy đo huyết áp, các trang thiết bị và thuốc cấp cứu cơ bản.
Đảm bảo đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên công tác tại các bệnh viện. Huy động các trang thiết bị sẵn có tại các bệnh viện thành phố (khi cần) đảm bảo đủ điều kiện hoạt động cho các cơ sở thu dung điều trị Covid-19, trong đó tối thiểu cần có xe lưu động thực hiện được xét nghiệm máu cơ bản, X-quang phổi tại chỗ.
Sở Y tế cho biết, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM chịu trách nhiệm tập huấn về các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cho nhân viên y tế của các bệnh viện dã chiến trên.
Áp dụng mô hình "tháp ba tầng" điều trị bệnh nhân Covid-19
Theo Sở Y tế, từ khi tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, thành phố đã lên kế hoạch sẽ có 5.000 bênh nhân, vì vậy, một số bệnh viện quận, huyện và bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của Thành phố trở thành các bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị Covid-19 với quy mô tổng cộng 5.000 giường và đã phát huy hiệu quả.
Hệ thống các cơ sở điều trị Covid-19 theo mô hình “tháp 3 tầng” tại TP.HCM Tuy nhiên, hiện nay, số ca dương tính với nCoV tại thành phố lên đến 2.985 trường hợp và dự báo, số ca mắc trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng nhanh. Trước tình hình đó, thành phố đã xây dựng kịch bản sẽ có 10.000 bệnh nhân Covid-19. Vì vậy, hai bệnh viện dã chiến trên là nơi điều trị các bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng, giảm tải cho các bệnh viện chuyên điều trị Covd-19 tại thành phồ.
Trước đó, Bộ Y tế đã triển khai mô hình hệ thống các cơ sở điều trị Covid-19 theo hình tháp 3 tầng tại tỉnh Bắc Giang và rất hiệu quả. Qua nghiên cứu, Sở Y tế TP.HCM nhận thấy mô hình này là giải pháp phù hợp cho tình hình hiện nay trên địa bàn thành phố.
Theo đó, thành phố đã có các bệnh viện chuyên trách hồi sức cấp cứu chuyên sâu đối với các trường hợp Covid-19 nặng và nguy kịch (thuộc tầng ba của hình tháp) và các bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 (thuộc tầng hai của hình tháp) với tổng công suất là 5.000 giường.
Tương ứng với tầng một của hình tháp, các bệnh viện dã chiến sẽ tiếp nhận điều trị trường hợp mới mắc hoặc đang cách ly (F1, F2) chuyển sang F0 nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, dự kiến cần 5.000-10.000 giường.
Trong giai đoạn hiện nay, Sở Y tế xây dựng kế hoạch bổ sung các bệnh viện dã chiến chuyên thu dung điều trị Covid-19 không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ với quy mô 5.000 giường. Cụ thể cho hai bước sau:
Kịp thời thu dung điều trị toàn bộ số ca mắc mới phát hiện qua xét nghiệm tầm soát tại các khu nguy cơ cao trong cộng đồng và các trường hợp đang được cách ly theo dõi tại các khu cách ly tập trung (F1 chuyển sang F0).
Chủ động phân loại độ nặng của bệnh nhân để kịp thời chuyển tuyến phù hợp góp phần giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị Covid-19, tập trung điều trị cho các trường hợp bệnh nặng, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong.
Theo đó, Sở Y tế sẽ huy động nguồn lực sẵn có, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng có khả năng tiếp nhận một số lượng lớn các trường hợp dương tính, giữ lại điều trị các trường hợp không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, phát hiện kịp thời các trường hợp có dấu hiệu diễn tiến nặng để chuyển lên tuyến trên điều trị (tương ứng các bệnh viện tầng 2 hoặc tầng 3).
Tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có trên địa bàn thành phố như: các ký túc xá đại học, doanh trại quân đội, khu nhà ở xã hội, nhà thi đấu thể thao, khu triển lãm… để làm các cơ sở thu dung điều trị Covid-19.
Tú Anh
TP.HCM tăng tốc lấy mẫu xét nghiệm 5 quận, huyện nhiều ca Covid-19
Từ ngày 26/6 đến 30/6, TP.HCM sẽ tăng tốc độ và số lượng xét nghiệm giám sát cộng đồng với chỉ tiêu 500.000 mẫu/ngày.
" alt="TP.HCM thêm 2 bệnh viện dã chiến, chuẩn bị kịch bản có 10.000 ca Covid">TP.HCM thêm 2 bệnh viện dã chiến, chuẩn bị kịch bản có 10.000 ca Covid
-
Lê Giang mới đây đăng tải dòng trạng thái chia sẻ với khán giả về việc chuẩn bị ghi hình cho gameshow mới. Tuy nhiên, nữ nghệ sĩ lại khiến mọi người chú ý với những tấm ảnh cô đăng tải. Trong ảnh, Lê Giang trông khác lạ với đôi môi mọng, sống mũi cao và cằm nhọn. Một số người còn tinh ý nhận ra gương mặt cô đang sưng.
Hình ảnh Lê Giang với gương mặt khác lạ được cô đăng tải mới đây. Diễn viên Duy Phước – con trai lớn của Lê Giang đã bình luận trêu chọc mẹ: “Một ngày nào đó nếu lỡ con không nhận ra mẹ, mẹ đừng la và đòi nhét con vô lại nha mẹ. Giờ sống mà cảm giác có lỗi với mẹ quá".
Trả lời con trai, nữ nghệ sĩ hài thẳng thắn thừa nhận việc mình vừa phẫu thuật thẩm mỹ: "Mẹ của con kiếp này phải đẹp, phải ấn tượng. Không sửa không phải mẹ của con".
Nhiều nghệ sĩ như: Đại Nghĩa, Long Nhật, Thúy Nga, Phương Trinh Jolie,... cũng để lại bình luận bên dưới với nội dung hài hước về ngoại hình khác lạ của đàn chị.
Liên hệ với Lê Giang, nữ nghệ sĩ cho hay cô vừa trải qua đợt “trùng tu” nhan sắc không lâu. Tuy nhiên, Lê Giang từ chối chia sẻ thông tin cụ thể vì “không muốn bị nói mượn chuyện thẩm mỹ để PR”.
Nữ nghệ sĩ hài về nước hoạt động năm 2016 và bất ngờ được khán giả đón nhận. Đây không phải lần đầu tiên Lê Giang gây xôn xao với ngoại hình khác lạ. Ở tuổi U50, nữ nghệ sĩ không ít lần công khai cô phải cậy nhờ dao kéo để gìn giữ được sắc vóc tươi trẻ.
“Tôi không nhớ nổi mình thẩm mỹ bao nhiêu lần vì số lần sửa quá nhiều. Chỉ tính riêng chiếc mũi tôi đã làm đi làm lại hết 6-7 lần mới hài lòng. Với những vùng còn lại trên khuôn mặt hay cơ thể, tôi thỉnh thoảng cũng phải 'dặm vá' để duy trì sự ổn định”, Lê Giang từng chia sẻ với VietNamNet.
Dù đụng chạm dao kéo nhiều lần nhưng nữ nghệ sĩ khẳng định mình không phải “con nghiện” thẩm mỹ. “Tôi sửa rất nhiều lần nhưng mỗi lần lên bàn mổ, nghe tiếng dao kéo, dụng cụ là toát mồ hôi hột, cảm giác như muốn ngất lịm đi”, cô nói.
Lê Giang là một trong những nghệ sĩ hài xuất hiện với tần suất dày đặc trên sóng truyền hình thời gian qua. Sau những lùm xùm gây ồn ào giữa nghệ sĩ hài Duy Phương, cô trở nên kín tiếng trong chuyện đời tư.
Tuấn Chiêu
Lê Giang kịch liệt phản đối con gái quen đàn ông đã có vợ
- Lê Lộc bất ngờ kể chuyện bị mẹ Lê Giang phản đối chuyện tình cảm vì muốn tiến đến hôn nhân với người đàn ông lớn hơn 20 tuổi, từng có gia đình và đang ly thân.
" alt="U50, Lê Giang khiến con trai sợ không nhận ra mẹ vì dao kéo quá nhiều">U50, Lê Giang khiến con trai sợ không nhận ra mẹ vì dao kéo quá nhiều
- 最近发表
-
- Video bé 8 ngày tuổi cùng 5 người trong gia đình đi cách ly điều trị Covid
- Cát Tường: '24 năm, tôi mới mua được căn nhà nhỏ ở Sài Gòn'
- Thí sinh gặp tai nạn mất hết giấy tờ buổi thi đầu
- Apple lập doanh thu kỷ lục bất chấp gián đoạn chuỗi cung ứng và Covid
- Đôi nam nữ chết bất thường trong tiệm hớt tóc ở miền Tây
- Xe nhập khẩu ồ ạt về trong nước đặt áp lực lên xe lắp ráp
- 'Xin cô giúp bé nhà tôi được học ở lớp vắng nhất và nghèo nhất'
- H'Hen Niê đáp trả khi bị chê 'quê mùa' vì đi dép tổ ong
- Shophouse biển
- Nhà 20 tỷ ngập cây xanh Hương Tràm dành cho bố mẹ trước khi đi Mỹ
- 随机阅读
-
- Hành động hàng chục người cố giải cứu bé gái kẹt thang cuốn gây tranh cãi
- Clip chàng trai dân tộc khoe giọng giống Tuấn Hưng
- '300 triệu không mua được suất giáo viên'
- Công nghệ 6G, trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế số
- Hẹn bạn gái đến gần nghĩa trang tâm sự, nam sinh viên bị cướp
- Tại sao 'tiến sĩ' thi trượt giáo viên trường Ams?
- Thủ tướng đi khai giảng ở Học viện Quốc phòng
- Ngày càng nhiều người rời bỏ Facebook
- TP.HCM có 119 ca Covid
- Thí sinh bất ngờ với đề thi tiếng Anh
- Tin sao Việt 15/6: Hari Won ôm bụng cười lúc 4 giờ sáng vì Trấn Thành
- Đã tìm ra gương mặt hoạch định tài chính xuất sắc trong sinh viên
- Bắt khẩn cấp người đàn ông mang 3 tiền án vẫn đi trộm bò
- NXB Giáo dục VN nói về hợp đồng kí với AIC
- MG5 chính thức ra mắt tại Việt Nam với giá bán 585 triệu đồng, tham vọng cạnh ranh Kia K3, Mazda3
- Trấn Thành, Trường Giang bày trò tai quái trong đám cưới bạc tỷ của đạo diễn 'Cua lại vợ bầu'
- BlackBerry bắt tay Amazon phát triển nền tảng phần mềm ôtô thông minh
- Không khuyến khích may đồng phục mới cho HS
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm của VOV
- Bị đồn cưới chạy bầu, vợ rapper Tiến Đạt lên tiếng
- 搜索
-
- 友情链接
-