Thế giới

Cháu trai kiến trúc sư thiết kế Nhà hát Lớn bất ngờ khi trở về Hà Nội

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-25 18:19:45 我要评论(0)

Ông Maurice Nguyễn (chắt của kiến trúc sư François Charles Lagisquet - một trong những kiến trúc sư ch playch play、、

Thiet ke Nha hat Lon anh 1

Ông Maurice Nguyễn (chắt của kiến trúc sư François Charles Lagisquet - một trong những kiến trúc sư thiết kế Nhà hát Lớn Hà Nội) chia sẻ tại sự kiện. Ảnh: AA C.

Sau những lần được nghe kể về Thủ đô của Việt Nam, ông Maurice Nguyễn (chắt của kiến trúc sư François Charles Lagisquet - một trong những kiến trúc sư thiết kế Nhà hát Lớn Hà Nội) đã lên đường trở về quê hương Hà Nội. Khi đặt chân đến nơi, ông bất ngờ trước những công trình lớn được xây dựng từ thời Pháp thuộc trong câu chuyện của cha mẹ mình, nay là trụ sở những cơ quan trọng yếu.

Từ đó, ông Maurice Nguyễn đặt ra một câu hỏi rằng điều gì đã làm nên nghệ thuật kiến trúc của Hà Nội? Nhiều năm sau, với lời mời của ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch AA Corporation - người cháu trai của kiến trúc sư Francois Lagisquet đã đi tìm đáp án cho mình.

Hà Nội là nơi quy tụ nhiều phong cách kiến trúc trên thế giới

Tại buổi ra mắt cuốn sách Kiến trúc Hà Nội: Giao thoa văn hóa Việt - Phápngày 6/12, ông Maurice Nguyễn đã chia sẻ câu chuyện đặc biệt về hành trình khám phá nguồn cội của mình thông qua nghệ thuật kiến trúc Hà Nội. "Cách đây hơn 50 năm, khi tôi đang trưởng thành ở Paris, tôi được mẹ kể rằng ông cố tôi - một kiến trúc sư người Pháp - đã tham gia thiết kế Nhà hát lớn Hà Nội”, ông Maurice hồi tưởng. Câu chuyện này đã thôi thúc ông tìm về Việt Nam để hiểu thêm về di sản kiến trúc của gia đình và thành phố mà tổ tiên ông từng góp phần xây dựng.

Thiet ke Nha hat Lon anh 2

Cuốn sách Kiến trúc Hà Nội: Giao thoa văn hóa Việt - Pháp. Ảnh: AA C.

Trên hành trình đó, ông Maurice nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của KTS Trần Quốc Bảo - giảng viên chuyên ngành Lịch sử Kiến trúc tại Đại học Xây dựng. Với tình yêu và kiến thức sâu rộng về kiến trúc Đông Dương, ông Trần Quốc Bảo đã trở thành người đồng hành lý tưởng. "Là người Hà Nội, tôi luôn ấp ủ niềm đam mê với kiến trúc Pháp tại Thủ đô. Những năm đầu nghiên cứu, tôi nhận thấy có nhiều công trình kiến trúc thuộc địa bị lãng quên hoặc ít được tiếp cận sâu sắc," KTS Trần Quốc Bảo cho biết.

Đến khi càng đào sâu, ông nhận ra rằng lịch sử kiến trúc Hà Nội có thể chia làm những giai đoạn khác nhau được đặt tên theo các trường phái. Những năm đầu khi thực dân Pháp đặt chân đến Việt Nam, họ xây dựng các căn nhà tạm bợ, họa tiết chưa có nhiều ý nghĩa. Nhưng khi đã đặt ách đô hộ tại Việt Nam, người Pháp đem đến phong cách Beaux-Arts, sau đó là Art Deco. Cuối cùng, với có sự tham gia của các trí thức trẻ Việt Nam, phong cách kiến trúc Đông Dương được ra đời. Đây cũng là đỉnh cao của giao thoa văn hóa Việt - Pháp.

Trên hành trình kể lại câu chuyện lịch sử, ông Trần Quốc Bảo nhấn mạnh tới nhân vật kiến trúc sư Ernest Hébrard, cha đẻ của phong cách Đông Dương. Với tầm nhìn của mình, ông Hébrard cùng các kiến trúc sư Việt Nam đã tạo nên những công trình mang phong cách Đông Dương tại Hà Nội. Chúng không sao chép nguyên bản kiến trúc truyền thống ở Pháp hay Tây Âu mà từng chi tiết được cách điệu tinh tế để tạo dấu ấn riêng. Những đặc điểm như mái ngói lấy cảm hứng từ mái đình Việt, các họa tiết Phật giáo cách điệu. Đồng thời, việc sử dụng vật liệu địa phương như ngói ống, gạch Giếng Đáy đã làm nên bản sắc độc đáo của những công trình này.

Đối với KTS Trần Quốc Bảo, hành trình khám phá kiến trúc Đông Dương không chỉ là công việc, đó còn là sự kết nối với chính di sản văn hóa và lịch sử của Hà Nội. Ông dành nhiều năm đi thực địa, chụp ảnh, và nghiên cứu tỉ mỉ hàng trăm công trình, từ Phủ Toàn quyền Đông Dương, Tòa án, đến các biệt thự Pháp nằm sâu trong những con phố nhỏ.

"Kiến trúc Hà Nội giống như một cuốn sử ký mà mỗi công trình là một trang viết đặc sắc", ông nhận định.

Giới trẻ đang âm thầm bảo tồn và phát huy di sản

Theo KTS Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam - trong nhiều thập kỷ, nước ta tập trung vào công nghiệp hóa hiện đại hóa, việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa chưa nhận được đủ nhiều quan tâm. Đặc biệt tại các đô thị có bề dày văn hóa như Hà Nội, TP.HCM, một số công trình đã bị bỏ hoang hoặc thiếu nguồn kinh phí tu bổ.

Tuy nhiên, những người trẻ với sức sáng tạo vượt trội đang làm mới những di sản này tại Hà Nội. “Trong bối cảnh chúng ta hướng tới xây dựng ngành công nghiệp sáng tạo, di sản cần được nhìn nhận từ một góc độ mới. Không chỉ bảo tồn, chúng ta phải phát huy nó. Những năm gần đây, tôi thấy người trẻ đang làm việc này rất tốt”, KTS Phan Đăng Sơn chia sẻ tại sự kiện ra mắt sách.

Thiet ke Nha hat Lon anh 3

Từ phải qua trái: KTS Vũ Hoàng Sơn, KTS Phan Đăng Sơn (Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam), KTS Trần Quốc Bảo (giảng viên chuyên ngành Lịch sử Kiến trúc tại Đại học Xây dựng) và KTS Vũ Hiệp.

Đặc biệt, tại Hà Nội và TP.HCM, thế hệ trẻ đã không ngừng sáng tạo, sử dụng công nghệ và ý tưởng mới để thổi hồn vào các di sản tưởng chừng đã bị lãng quên. Tiêu biểu là lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024, người dân Hà Nội đã có cơ hội tham quan những công trình đậm chất kiến trúc Đông Dương như Nhà hát Lớn, Bắc Bộ phủ…

Việc phát triển di sản không chỉ là trách nhiệm văn hóa, mà còn mang lại giá trị kinh tế và xã hội bền vững. Khi các di sản được bảo tồn và chuyển hóa thành các sản phẩm văn hóa - du lịch, chúng tạo ra nguồn thu nhập mới, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị lịch sử. Điều này góp phần hình thành nền kinh tế tuần hoàn, mà trong đó di sản là nguồn lực quan trọng.

Thế hệ trẻ, với tư duy đổi mới và lòng nhiệt huyết, đang từng bước đưa di sản trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Họ không chỉ tái hiện giá trị truyền thống mà còn tạo nền tảng để xây dựng ngành công nghiệp văn hóa. Đây là một lĩnh vực được kỳ vọng sẽ là động lực phát triển kinh tế bền vững trong tương lai.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Giải đấu GTV Dota 2 Championship đã diễn ra vô cùng thành công sau 4 ngày thi đấu

Ở ngày 16 và 17 tháng 11, giải đấu chính thức được khởi tranh với những loạt trận của vòng bảng. 16 team tham dự đã được chia thành 4 bảng đấu, sau đó chọn ra 2 đội xuất sắc nhất để tiến vào vòng chung kết, và top 8 của GDC 2019 đã được lộ diện sau khi loạt trận ở bảng D kết thúc. Đó là: Doge, Thua sủa gâu gâu, KiKo, No Pugna Gaming, Impunity, Nevermore, GoodBoys và OldManClub.

Top 8 đội xuất sắc của giải đấu GDC 2019

Sau 1 tuần nghỉ ngơi, giải đấu đã trở lại vào ngày 23 và 24 tháng 11. Với thể thức Double Elimination, đã có rất nhiều trận đấu kịch tính và hấp dẫn đã diễn ra đòi hỏi các đội phải hết sức tập trung cũng như có thể lực sung mãn. Bất ngờ đã đến với á quân của bảng A - thua sủa gâu gâu khi họ lần lượt đánh bại nhiều đối thủ mạnh yếu khác nhau, trong đó có cả No Pugna Gaming của SuperHieu, OldManClub của DuyQuang. Phong độ ấn tượng của họ đã giúp thua sủa gâu gâu lọt vào top 3 của GDC 2019, nơi có sự góp mặt của Doge và Impunity.

Thua sủa gâu gâu gây bất ngờ lớn tại vòng chung kết của giải đấu

Ở ngày thi đấu cuối cùng, trận chung kết nhánh thua giữa Doge và thua sủa gâu gâu đã diễn ra cực kì hấp dẫn và kịch tính. Dù đã đánh bại đối phương trong 2 lần gặp mặt gần nhất, nhưng Doge của Lis và đồng bọn lại thất bại đầy đáng tiếc ở một trận đấu một mất một còn và chấp nhận dừng bước ở vị trí thứ 3. Hành trình diệu kì của thua sủa gâu gâu đã chính thức bị chặn đứng bởi Team Impunity ở Chung kết tổng của giải đấu. TenGu và những người đồng đội đã cho đối thủ thấy sự khác biệt giữa một đội game chuyên nghiệp và một stack của những Pubstar khi "bón hành" cho á quân của bảng A ở cả 3 game đấu, qua đó nâng cao chiếc cúp vô địch GTV Dota 2 Championship.

 

Vô địch: Impunity - 30 triệu đồng

Á quân: Thua sủa gâu gâu - 15 triệu đồng

Hạng ba: Doge - 10 triệu đồng

" alt="Tổng kết giải đấu GTV Dota 2 Championship 2019: Đẳng cấp của Impunity" width="90" height="59"/>

Tổng kết giải đấu GTV Dota 2 Championship 2019: Đẳng cấp của Impunity

 - Ẩm thực Việt Nam ba miền đều có những món nộm riêng nổi tiếng theo từng vùng. Nếu như bạn yêu thích cách nấu món ngon từ những món nộm thì bài viết này sẽ bật mí cho các bạn thêm một cái tên mới. Đó là món nộm su hào tôm giòn ngon ăn không biết chán. 

Giải ngán đầu năm với cá sốt củ cải
Cách làm mực chiên xù giòn ngon đơn giản tại nhà
Cà tím nhồi thịt sốt cà chua - món ngon không thể bỏ qua

Nộm su hào tôm tươi cà rốt giòn sần sật thấm đẫm gia vị cộng thêm chút bùi bùi beo béo của lạc rang hòa quện với chút thơm của rau ăn kèm sẽ cho bạn cảm giác ngon miệng ăn mãi không ngán.

{keywords} 

Nguyên liệu làm món ngon nộm su hào tôm

Trước khi bắt tay vào thực hiện cách nấu món ngon này, các bạn cần phải tìm hiểu xem nguyên liệu cần những gì. Hãy mua những nguyên liệu ngon, tươi và đủ số lượng, như vậy món ăn ngon này mới đúng vị đúng chất của nó.

Su hào - 1 củ

Lạc rang - 1 nắm

Tôm tươi - 6 - 8 con

Cà rốt - 1/2 củ

Rau mùi, rau húng - 1 mớ

Đường, bột canh, tương ớt, nước mắm

Tỏi, ớt, chanh - một ít mỗi loại

Hướng dẫn cách làm món ngon nộm su hào tôm

Đầu tiên bạn cần phải tiến hành sơ chế các nguyên liệu trước khi bắt tay vào làm món ngon. Tôm thì các bạn đem rửa với rượu trắng để khử mùi tanh. Tiếp đến các bạn rửa lại với nước cho sạch. Để món nộm được ngon thì các bạn cần phải đem tôm khứa trên lưng rồi lấy chỉ đen của tôm ra, rửa sạch để ráo nước.

Tiếp đến bắc nồi nước lên bếp và đun sôi sau đó đem luộc cho tôm chín vớt ra. Khi tôm nguội các bạn bóc sạch vỏ và thái tôm làm đôi theo chiều dọc, sau đó tiếp tục cắt tôm thành những khúc hơi ngắn.

{keywords}

- Su hào, cà rốt sau khi gọt vỏ thì rửa sạch sau đó nạo thành sợi.

- Lạc các bạn đem rang chín rồi xát sạch vỏ đập sơ qua cho hạt lạc vỡ dập làm ba.

- Tiếp theo, các bạn cho một thìa muối vào su hào, cà rốt bóp thật kỹ cho mềm, đừng quên để khoảng 20 phút sau đó mới tiến hành vắt sạch nước món ngon khi nộm khô và lúc trộn nộm sẽ không bị ra nước.

- Ớt sừng các bạn rửa sạch sau đó băm nhỏ. Tỏi các bạn bóc vỏ băm nhỏ. Rau thơm nhặt lấy ngọn non rửa sạch để ráo nước rồi thái khúc ngắn.

- Thực hiện tiếp các bước tiếp theo để làm món ngon này. Các bạn pha nước nộm, với thành phần là nước lọc, nước cốt chanh, tương ớt, nước mắm, đường khuấy đều rồi cho ớt băm, tỏi băm vào sau cùng. Nêm nếm lại cho hợp khẩu vị.

- Cuối cùng các bạn cho su hào cà rốt vào âu sởi cho tơi ra rồi thêm tôm vào cùng với rau thơm cùng  nước trộn nộm và trộn thật đều nguyên liệu. Để khoảng 10 phút cho nộm ngấm đều gia vị cho nộm ra đĩa, rắc lạc rang chín giã dập lên trên là có thể thưởng thức món ăn ngon này.

An nhiên thưởng thức ẩm thực chay giữa Hà Nội

An nhiên thưởng thức ẩm thực chay giữa Hà Nội

Ăn chay là một cách gieo những mầm hạt an nhiên cho cơ thể khỏe mạnh. Nhà hàng Chay Vị Lai mới khai trương hứa hẹn là một nơi giúp bạn thưởng thức ẩm thực chay theo cách an nhiên giữa lòng Hà Nội.

" alt="Nộm su hào tôm thơm ngon, giòn sần sật" width="90" height="59"/>

Nộm su hào tôm thơm ngon, giòn sần sật

- "Phong tục thờ cúng Táo Quân của dân tộc ta là một tín ngưỡng văn hóa dân gian, chứa đựng những truyền thống tốt đẹp. Nhưng ngày nay, truyền thống này đang bị hiểu sai hay nói đúng hơn là bị biến tướng", GS Trần Lâm Biền chia sẻ.

Vào ngày này, mọi người sẽ chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, ban thờ sao cho gọn gàng, sạch sẽ. Đồng thời sẽ làm một mâm cỗ mặn, ba bộ quần áo bằng vàng mã, ba con cá chép sống, cùng xôi, chè mật và hương hoa tiễn ông Táo về chầu trời.Theo tục lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi nhà đều tất bật sửa soạn cúng Táo Quân (hay còn gọi là ông Công ông Táo) lên chầu trời. 

Theo GS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. 

Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

{keywords}
GS Trần Lâm Biền 

GS Trần Lâm Biền chia sẻ: “Tín ngưỡng này thờ cúng các vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình, theo dõi những việc làm tốt của gia chủ.

Theo đó, cứ đến ngày 23, 24 tháng Chạp, Táo quân lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm. Nên khi cúng người ta hay cúng bánh mật để Táo quân ăn, khi lên báo cáo thiên đình sẽ nói những lời ngọt ngào, có lợi cho gia chủ…

Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lương thiện. Tuy nhiên, ngày nay, tục lệ này đang bị hiểu sai cả trong hình thức thể hiện lẫn trong tâm thức người dân".

Cụ thể, nếu theo truyền thống thì lễ cúng Táo quân chỉ cần mâm cơm, chè ngọt, trầu cau, hoa quả đơn giản nhưng ngày nay nhiều gia đình bày biện lễ lạt quá tốn kém. Họ bỏ tiền triệu mua nhiều vàng mã về đốt với niềm tin rằng, nếu họ dâng mâm cao cỗ đầy thì sẽ được Táo quân xí xóa những việc làm xấu, ban cho nhiều phước lộc.

"Tư tưởng đó hoàn toàn sai lầm, có thời gian tôi thấy, cứ 23 tháng Chạp, một số tuyến phố, người dân đốt vàng mã đống lớn đống bé, có cả điện thoại Iphone giấy, xe ô tô giấy… cho Táo quân. Như thế việc làm này không chỉ tốn kém tiền của, còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống.

Bên cạnh đó, hình thức phóng sinh cá chép ra sông, hồ, ao, suối sau khi cúng là hành động nhân văn, thể hiện lòng nhân ái của người Việt Nam.

Nhưng nhiều người họ mang cá đi thả theo kiểu thiếu ý thức. Họ bọc cá vào túi nilon rồi mang ra hồ ném cả bọc xuống nước. Cá vừa không sống được, lại vô hình chung xả rác ra nguồn nước", GS Trần Lâm Biền cho biết. 

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị gì?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị gì?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.

" alt="23 Tháng Chạp: Hiểu đúng về cúng ông Công ông Táo" width="90" height="59"/>

23 Tháng Chạp: Hiểu đúng về cúng ông Công ông Táo