您现在的位置是:Nhận định >>正文
Soi kèo phạt góc Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2
Nhận định34341人已围观
简介 Chiểu Sương - 23/02/2025 06:11 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
Người từng bỏ 10.000 Bitcoin để mua 2 chiếc pizza
Nhận định10.000 Bitcoin để mua 2 chiếc pizza năm 2010 đã lên giá khoảng 350 triệu USD. Ảnh: Bloomberg.
Vào ngày 18/05/2010, Laszlo đăng một bài viết trên diễn đàn BitcoinTalk với nội dung: “Tôi sẽ trả 10.000 Bitcoin cho 2 chiếc pizza”. Anh muốn 2 chiếc cỡ lớn để dùng cho cả hôm sau, kèm theo đó là một vài yêu cầu khác về nhân của chiếc pizza. “Nếu bạn cảm thấy hấp dẫn, hãy cho tôi biết và chúng ta sẽ có một cuộc giao dịch”, anh viết.
Một người đàn ông Anh đã nhận lời đề nghị của Hanyecz và mua hai chiếc pizza cho anh ta để đổi lấy 10.000 Bitcoin. Sau đó, người nhận Bitcoin đã lãi lớn vì 2 chiếc pizza chỉ có giá 25 USD, trong khi 10.000 Bitcoin trị giá khoảng 41 USD vào thời điểm đó.
Kể từ đó, ngày 22/5 được xem là ngày“Bitcoin Pizza Day” đối với cộng đồng người dùng Bitcoin.
“Thật không thể tưởng tượng Bitcoin sẽ có giá trị đến vậy. Do đó, ý tưởng đổi chúng lấy một chiếc pizza khi đó khá hấp dẫn”, Laszlo nói với New York Times vào năm 2013.
(Theo Zingnews)
Nhà chiêm tinh xinh đẹp dự báo giá Bitcoin thời gian tới
Mọi người bắt đầu để ý đến Maren Altman, khi nhà chiêm tinh trẻ này cảnh báo về một đợt giảm giá Bitcoin vào ngày 11/1. Và quả thực, Bitcoin đã giảm tới 21% hôm đó, chặn đà tăng liên tục từ đầu tháng 12.
">...
阅读更多'Đừng chờ hết 'năm Covid
Nhận địnhHãy sống như cha mẹ chúng ta trong chiến tranh: Hiên ngang chiến đấu, hăng hái lao động và bình thản yêu thương. Chỉ còn một tuần nữa là năm học mới bắt đầu, mà tôi nhận ra là một số cơ quan chính quyền, nhà trường, các thầy cô và các cha mẹ học sinh hầu hết đều chưa thực sự sẵn sàng tâm thế để học sinh học trực tuyến như là một hình thức học nghiêm túc và dài hạn.
Trong lúc này, học online gần như là lựa chọn duy nhất với nhiều tỉnh, thành phố. Các thầy cô giáo than phiền rằng dạy online vất vả. Còn phụ huynh thì lo con mình học trực tuyến không hiệu quả và sẽ bị cận thị. Một số người còn sợ rằng, các học sinh nghèo sẽ không có thiết bị công nghệ để có thể tiếp cận các lớp học trực tuyến. Phần lớn đều không tha thiết với việc học online và mong rằng, học online chỉ là giải pháp tạm thời trước khi dịch bệnh qua đi.
Nhưng có ai có thể trả lời tôi, bao giờ thì dịch Covid-19 sẽ hết?
Tháng 2 năm ngoái, khi Covid-19 bắt đầu bùng lên ở Vũ Hán (Trung Quốc) và lan ra các quốc gia khác, có những ý kiến chuyên gia cho rằng dịch sẽ kết thúc vào mùa hè, khi nhiệt độ ấm lên, hoặc khi các nhà khoa học tìm ra vắc xin ngừa Covid-19. Chúng ta đã chờ đến mùa hè, qua mùa đông, rồi mùa xuân đến và một mùa hè nữa chuẩn bị qua đi, vắc xin cũng đã có, nhiều nước đã phủ vắc xin đến 80% dân số, nhưng Covid-19 vẫn còn đây, không ngừng thách thức nhân loại bằng những biến chủng mới, khiến cả những quốc gia có độ phủ vắc xin cao nhất thế giới như Israel cũng không tự tin nói rằng họ đã đạt được miễn dịch cộng đồng.
Vậy thì bao giờ Covid-19 sẽ biến mất?
Câu trả lời có thể là rất lâu nữa, hoặc không bao giờ. Khi lãnh đạo của các quốc gia đang dẫn đầu về tiêm chủng cũng đã bắt đầu nói về một tương lai mà loài người sẽ phải sống chung với Covid-19 nhiều tháng qua, thì ở Việt Nam, câu cửa miệng mà tôi thấy nhiều người nói nhất là "chờ hết năm Covid-19" đã nhé. Chúng ta có thể chờ hết Covid-19 để cùng ăn một bữa cơm với bạn bè, nhưng bệnh nhân không thể chờ nó biến mất mới đi khám bệnh, người nông dân không thể chờ hết Covid-19 mới trồng lúa, học sinh không thể chờ hết Covid-19 mới trở lại với việc học, nhân viên nhà nước không thể chờ hết Covid-19 mới phục vụ dân. Chúng ta phải học cách để thích nghi, để sinh tồn, kể cả trong một hiện thực rằng Covid-19 vẫn còn ở nguyên đây, trên đất nước chúng ta, hiện diện xung quanh cuộc sống chúng ta...
Những ngày này, mỗi khi báo chí, bạn bè hay đồng nghiệp trao đổi về hy vọng tháng 10 hay tháng 11 năm tới thì Việt Nam sẽ chấm dứt tình trạng phong tỏa, tôi thường chia sẻ với họ về nghịch lý Stockdale. Tướng James Stockdale, nguyên đô đốc của hải quân Mỹ, từng bị cầm tù suốt 8 năm ròng. Sau khi tự do, đô đốc Stockdale đã chia sẻ với Jim Collins (tác giả cuốn sách nổi tiếng "Từ tốt đến vĩ đại -From Good to Great") rằng, ở trong tù, những người chết trước là những người lạc quan nhất, vì họ luôn tin rằng họ sẽ rất nhanh được tự do.
Cuối cùng, những người đó đã chết trong đau khổ với trái tim tan nát vì tuyệt vọng khi sự thật không như những gì họ hình dung. Nghịch lý Stockdale nhắc nhở bạn rằng, bạn không bao giờ được lẫn lộn giữa niềm tin rằng mình sẽ chiến thắng, cái mà anh không bao giờ được để mất, với việc bạn phải có bản lĩnh đối diện với sự thật bất kể nó phũ phàng đến thế nào đi nữa. Đó là sự cân bằng để có thể tồn tại trong khủng hoảng.
Trong cuộc khủng hoảng này, tôi không ngừng nhắc nhở mình về bài học từ câu chuyện của đô đốc Stockdale và nghịch lý mang tên ông. Tôi hoàn toàn tin rằng một ngày nào đó Covid-19 sẽ biến mất và chúng ta sẽ sống sót qua thảm họa này, nhưng tôi cũng chấp nhận thực tế rằng nhân loại sẽ phải sống chung rất lâu với nó. Và để sống sót, tổ chức chúng tôi và cá nhân tôi chuẩn bị tất cả về tinh thần lẫn các kỹ năng và tìm kiếm các giải pháp để tiếp tục sống bình thường.
Từ một năm trước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi đó giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ đã kêu gọi, nhắc nhở người dân phải học cách sống với "bình thường mới". Nhưng sự thực là đã một năm qua đi, không ít người chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu thế nào là sống "bình thường mới" và chưa sẵn sàng cho một cuộc sống "bình thường mới" với đúng nghĩa của từ này. Nhiều người chúng ta vẫn sống theo kiểu "ăn đong" và ngồi đếm từng ngày chờ Covid-19 qua đi rồi mới bắt đầu "sống" thực sự. Mà giáo dục chính là một điển hình của tâm lý ấy.
Nếu dịch Covid-19 sẽ kết thúc vào tháng 10 thì thật tốt, việc trẻ nhỏ không đến trường cũng sẽ không ảnh hưởng quá lớn, các trường chỉ cần dạy bù là xong. Nhưng chúng ta sẽ làm gì, nếu dịch Covid-19 phải 2-3 năm nữa mới kết thúc? Hoặc nếu các biến chủng không ngừng xuất hiện và vắc xin không thể được nghiên cứu kịp để giúp nhân loại miễn dịch cộng đồng trong 10-20 năm tới, thì chả lẽ chúng ta cũng để con em mình học "đại khái" suốt thời gian đó? Hãy chấp nhận Covid-19 như chấp nhận những thảm họa thiên nhiên vẫn đến với con người hàng năm. Thi thoảng chúng ta sẽ phải lockdown, rồi lại mở cửa, rồi lại lockdown. Nhưng chúng ta phải xoay sở được cách sống "bình thường mới" kể cả khi ấy.
Không như một số bố mẹ hay chuyên gia lo lắng về khả năng học online của trẻ, tôi hoàn toàn tin vào khả năng tiếp nhận cái mới và khả năng thích nghi của các bạn nhỏ. Đứa trẻ ngày đầu đến trường sẽ luôn khóc rồi mới học được cách quen với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Một học sinh học trực tuyến một hai tuần đầu có thể sẽ bỡ ngỡ nhưng rồi sẽ sớm quen với phương pháp dạy mới. Não bộ của trẻ con luôn có khả năng tiếp thu cái mới và thích nghi với cái mới nhanh gấp nhiều lần người lớn. Bởi vì các bạn nhỏ ấy không có thiên kiến như người lớn là học qua máy tính sẽ mất thời gian hoặc không hiệu quả. Nên thay vì ngồi lo con cái mình sẽ không tập trung khi học trực tuyến, tôi lại nghĩ rằng đây sẽ là một cơ hội tuyệt vời để rèn cho con cái chúng ta làm quen với công nghệ, hình thành kỹ năng tự học.
Alvin Toffler từng nói: "Những người mù chữ trong thế kỷ 21 sẽ không phải là những người không biết đọc, biết viết, mà là những người không có khả năng học, rồi quên đi chính những thứ mình đã học và tiếp tục học cái mới".
Hiện giờ chúng ta hoàn toàn có thể ngồi nhà và tự khám phá cả kho tàng kiến thức của nhân loại. Rèn luyện thói quen học trực tuyến, tra cứu tài liệu trên internet, học nhóm chính là một trong những kỹ năng quan trọng để có thể luôn sẵn sàng học những cái mới. Covid-19 có thể đem đến cho chúng ta nhiều thách thức, nhưng một người làm giáo dục như tôi nhìn ra một cơ hội vô cùng lớn - cơ hội để Việt Nam nói chung và nền giáo dục Việt Nam nói riêng, đứng trước một cuộc đại nhảy vọt trong việc học bằng cách ứng dụng công nghệ và tự học.
Vài năm trở lại đây, chi phí để mua một cái điện thoại thông minh hoặc một cái máy tính cũ sẽ chỉ dao động từ 1,5 - 2 triệu đồng - mức tiền mà có lẽ hơn 70% các hộ gia đình ở Việt Nam hiện giờ có thể lo được để cho con cái mình tham gia học trực tuyến. Chúng ta sẽ vẫn phải chấp nhận thực tế là có thể có những gia đình không đủ điều kiện để mua sắm thiết bị để cho con cái học trực tuyến. Nhưng không thể lấy đó làm lý do tước đi cơ hội học tập của những đứa trẻ khác. Giống như chúng ta chưa có đủ vắc xin tiêm cho tất mọi người nhưng không thể vì thế mà nhân danh bình đẳng chúng tước đi quyền tiêm chủng của hàng triệu người khác.
Với nhóm học sinh không có điều kiện học trực tuyến hay với nhóm người chưa thể tiêm chủng, chúng ta sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm giải pháp từng bước một. Ví dụ như ở hệ thống trường học của tập đoàn chúng tôi, chúng tôi đã xây dựng phương án dạy trực tuyến lâu dài từ một năm trước và sẵn sàng với việc đó. Với những học sinh mà vì lý do bố mẹ có hoàn cảnh khó khăn không đóng được học phí, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ học phí. Chúng tôi cũng triển khai triệt để các nền tảng học trực tuyến với sự tiện dụng tốt nhất có thể cho học sinh học tại nhà. Có ý kiến cho rằng để trẻ tiếp cận với máy tính hay điện thoại quá nhiều sẽ làm các bạn trẻ bị cận thị. Thực tế là hiện giờ trẻ đã tiếp cận với máy tính, điện thoại không qua cách này thì cách khác rồi. Có gì bảo đảm rằng con bạn sẽ không dùng điện thoại hay máy tính, nếu chúng không học online?
Các giống loài trên trái đất và con người đã trải qua rất nhiều thảm họa trong lịch sử, và những sinh vật sống sót luôn là những sinh vật biết thích nghi tốt nhất, luôn tìm kiếm được con đường mới để sinh tồn. Tôi nhìn thấy có những người đã học cách để thích nghi. Ví dụ như những doanh nghiệp kinh doanh F&B vì không có tiền thuê mặt bằng với chi phí quá cao trong lúc dịch bệnh khó khăn đã nghĩ ra ý tưởng về những cloud kitchen (bếp trên mây) - chỉ phục vụ những ai mua mang đi. Ngày xưa, để gặp đối tác, tôi sẽ phải bay ra Hà Nội, bay đi nước ngoài cả tuần. Nhưng Covid-19 đã giúp tôi nhận ra những buổi họp meeting online cũng hiệu quả không kém. Tôi có thể tiết kiệm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian và kết nối với nhiều người cùng một lúc. Nếu ngày xưa muốn tổ chức một buổi nói chuyện với toàn tập đoàn hơn 2.000 nhân viên, chúng tôi phải tìm một hội trường lớn. Bây giờ, chỉ cần một cái máy tính hoặc điện thoại có kết nối wifi, hàng nghìn nhân viên của chúng tôi có thể "gặp nhau", nói chuyện với nhau ngay tại chính ngôi nhà của họ.
Có thể không phải ai, không phải lĩnh vực gì cũng có thể có giải pháp để duy trì hoạt động trong đại dịch, nhưng bất cứ ai, bất cứ ngành nghề nào, nếu còn cách nào để xoay sở, nếu còn cách nào để tiếp tục duy trì cuộc sống, duy trì hoạt động kinh doanh, thì chúng ta không thể chấp nhận làm gấu "ngủ đông", ăn đến số thức ăn dự trữ cuối cùng và dùng phép thắng lợi tinh thần để hy vọng Covid-19 sẽ hết trong vài tuần nữa.
Trong ca khúc "Nhớ về Hà Nội", nhạc sĩ Hoàng Hiệp viết
"Nhớ lúc bom rơi thời chiến tranh
Đất rung ngói tan gạch nát
Em vẫn đạp xe trên phố
Anh vẫn tìm âm thanh mới…".
Thế hệ cha mẹ chúng ta đã sống với tinh thần như thế, vì nếu như họ không tiếp tục sống, không vừa đánh giặc, vừa lao động, sáng tác nghệ thuật thì làm sao cả đất nước có thể đi qua mấy chục năm chiến tranh dài đằng đẵng? Họ chắc chắn hiểu hơn ai hết về khái niệm "bình thường mới" kiểu thời chiến. Vậy hãy nghĩ là chúng ta vẫn đang thời chiến (với Covid-19 đi) và chúng ta nhất định phải sống cho ra sống, như cha mẹ chúng ta đã từng!
TS Nguyễn Quốc Toàn - Chủ tịch EQuest Group
Theo Dân Trí
'Chấp nhận và kiên trì sống tích cực, đại dịch rồi sẽ qua'
Kỳ thực, vấn đề không nằm ở cuộc sống mà là thái độ chấp nhận hoặc không chấp nhận của chúng ta với mọi hoàn cảnh, dù là tồi tệ nhất trong cuộc đời.
">...
阅读更多Chung cư dẫn đầu thanh khoản thị trường dù hạ nhiệt
Nhận địnhMột dự án căn hộ gồm 5 tòa được chủ đầu tư ra bảng hàng đợt một hồi cuối tháng 5 tại khu vực phía Tây Hà Nội. Sau 4 giờ ra mắt, khoảng 95% bảng hàng được khớp cọc. Giá rumor (dự kiến) khoảng 60 triệu đồng một m2, cao hơn 65% giai đoạn dự án ra mắt trước đó 4 năm. Tính ra căn hộ có hai phòng ngủ, hai nhà vệ sinh, diện tích 54 m2 được bán hơn 3 tỷ đồng. Trường hợp khách hàng không vay ngân hàng, đơn giá có thể giảm 1-2 triệu đồng mỗi m2.
Chị Hoàng Vân, môi giới khu vực này, cho biết phân khu ra mắt thời điểm thị trường chung cư hạ nhiệt nhưng vẫn có khoảng 2.000 lượt booking (đặt mua), chủ yếu là căn diện tích nhỏ 32-54 m2. Môi giới này cho hay giá dự án trên thấp hơn mặt bằng 70-100 triệu đồng mỗi m2 của những khu mở bán gần đó, nên "nhiều khách muốn mua mà không còn căn nhỏ để khớp cọc".
Đầu tháng 7, một tòa mới tại dự án này tiếp tục ra mắt nhưng quỹ căn studio, hai phòng ngủ đã thừa booking, chỉ còn các căn ba phòng ngủ, giá từ 4,4 tỷ đồng cho diện tích 75 m2.
"Căn to giá cao thường bán chậm hơn nhưng vẫn có giao dịch, bởi khách hàng được thanh toán linh hoạt, miễn lãi và gốc trong 24 tháng", chị Vân nói.
Anh Đức Thuận, trưởng phòng kinh doanh tại một sàn giao dịch có trụ sở ở Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, cho biết từ tháng 5, lượng giao dịch chung cư bắt đầu chậm hơn khoảng 20-30% so với tháng 3.
So với dự án đất nền, bất động sản nghỉ dưỡng hay nhà phố, anh Thuận đánh giá thanh khoản chung cư vẫn khả quan hơn. Bởi lượng booking cho các tòa ra mắt gần đây đều vượt quỹ căn chủ đầu tư tung ra. Tỷ lệ khớp cọc thành công đạt 80-90% trong thời gian ngắn.
">...
阅读更多
热门文章
最新文章
-
Cách bài trí không gian thờ cúng đón Tết để cả năm phát tài, phát lộc
-
Thanh niên gây sốc với lưỡi chẻ đôi có thể thò qua má!
-
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển bị ung thư vòm họng cách đây mấy năm. Bệnh ông đã trở nặng, khó thở và đau thắt ngực, nên gia đình đã đưa ông vào cấp cứu ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM). Hiện tại, tình trạng khó thở và đau thắt ngực của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã được các bác sĩ tạm thời giải quyết, tuy nhiên, phổi ông đã xuất hiện khối u. Từ ngày bị bệnh mất giọng nói, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển dành hết thời gian, tình yêu cho con chữ. Và những cuốn sách cứ thế ra đời để ông có thêm niềm vui, động lực sống. Ngày 15/10 vừa qua, ông đã cho ra mắt cuốn sách "Phượng ca".
Bệnh ung thư vòm họng đã khiến nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển mệt mỏi, phải nhập viện cấp cứu Nhắc về tuổi trẻ, mà nhất là thời trung học, ông bảo đó là khoảng thời gian vui vẻ, tươi đẹp nhất của đời người. "Phượng ca" (NXB Văn hóa - Văn nghệ phát hành) ghi lại những hồi ức vui vẻ trong giai đoạn 1959 - 1966, khi nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển học bậc trung học tại 2 trường THPT Trần Quý Cáp (Quảng Nam) và Phan Châu Trinh (Đà Nẵng). Những nhân vật, bạn bè được ông nhắc đến trong sách với cả tình cảm thương yêu, quý trọng.
“Thời trung học trong mỗi đời người là thời tươi đẹp nhất. Người ta sống say mê, không cần lo nghĩ đến bất cứ việc gì. Tâm hồn người ta trong sáng, vô ưu. Đó là bước đệm để ngày mai người ta tiến vào con đường trưởng thành”, ông bộc bạch khi nhắc về "Phượng ca". Đây là cuốn sách mà ông góp nhặt cảm xúc trong rất nhiều năm, nhiều tháng trời mỗi khi nhớ về thời tuổi trẻ.
“Nhưng ngày trước, tôi chỉ đưa ra "tiếp thị" trên hai báo Khăn Quàng Đỏ và Quảng Nam. Tập sách gần như là chỉ viết cho mình đọc. Gần đây sức khỏe sa sút, tôi không nói được tiếng nào càng làm cho lòng cảm khái. Chính vì vậy, tôi đưa "Phượng ca" cho NXB in để có thêm một đầu sách, một tiếng nói với đời”, nhạc sĩ thổ lộ.
“Tôi đã đi qua những trời mây trắng, những rẻ rúng phụ bạc của cuộc đời, tôi nhận ra một điều: Cái học và kiến thức đắc thủ từ cái học làm nên nhân cách, giá trị của con người. Tôi tiếc những năm ra đi làm việc, không còn có cơ hội đi học nữa, tôi đành học trong sách vở. Mấy chục năm đều thế. Ngày nào tôi cũng đọc trên 100 trang sách và càng đọc, càng thấy những điều mới lạ, dù là một cuốn sách rất cũ”, nhạc sĩ viết trong cuốn sách.
Nhạc sĩ, nhà báo Vũ Đức Sao Biển sinh năm 1948 quê gốc tại Quảng Nam. Nhạc sĩ xuất thân là một nhà giáo khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm và có khoảng thời gian giảng dạy môn văn và triết học cấp trung học tại Bạc Liêu. Đến năm 1975, ông trở về Sài Gòn tiếp tục sự nghiệp trồng người và làm báo.
Ngoài tài viết lách, Vũ Đức Sao Biển còn có khả năng sáng tác nhạc, cho đến nay ông để lại một kho tàng lớn trong nền âm nhạc nước nhà với những ca khúc nổi tiếng như: Thu hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Điệu buồn phương Nam,...
Tình Lê
NSND Thái Bảo kể về người mẹ 3 lần chạy trốn khỏi trạm xá để giữ lại con gái
Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam – NSND Thải Bảo đã dành cho người mẹ hiền đã quá cố của mình nhiều lời yêu thương và biết ơn.
" alt="Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển nhập viện cấp cứu">Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển nhập viện cấp cứu
-
- Bên chén trà nóng, Thượng tọa kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về bứctượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng nặng 138 tấn
" alt="Chuyện chưa kể về bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông">Chuyện chưa kể về bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
-
10.000 Bitcoin để mua 2 chiếc pizza năm 2010 đã lên giá khoảng 350 triệu USD. Ảnh: Bloomberg.
Vào ngày 18/05/2010, Laszlo đăng một bài viết trên diễn đàn BitcoinTalk với nội dung: “Tôi sẽ trả 10.000 Bitcoin cho 2 chiếc pizza”. Anh muốn 2 chiếc cỡ lớn để dùng cho cả hôm sau, kèm theo đó là một vài yêu cầu khác về nhân của chiếc pizza. “Nếu bạn cảm thấy hấp dẫn, hãy cho tôi biết và chúng ta sẽ có một cuộc giao dịch”, anh viết.
Một người đàn ông Anh đã nhận lời đề nghị của Hanyecz và mua hai chiếc pizza cho anh ta để đổi lấy 10.000 Bitcoin. Sau đó, người nhận Bitcoin đã lãi lớn vì 2 chiếc pizza chỉ có giá 25 USD, trong khi 10.000 Bitcoin trị giá khoảng 41 USD vào thời điểm đó.
Kể từ đó, ngày 22/5 được xem là ngày“Bitcoin Pizza Day” đối với cộng đồng người dùng Bitcoin.
“Thật không thể tưởng tượng Bitcoin sẽ có giá trị đến vậy. Do đó, ý tưởng đổi chúng lấy một chiếc pizza khi đó khá hấp dẫn”, Laszlo nói với New York Times vào năm 2013.
(Theo Zingnews)
Nhà chiêm tinh xinh đẹp dự báo giá Bitcoin thời gian tới
Mọi người bắt đầu để ý đến Maren Altman, khi nhà chiêm tinh trẻ này cảnh báo về một đợt giảm giá Bitcoin vào ngày 11/1. Và quả thực, Bitcoin đã giảm tới 21% hôm đó, chặn đà tăng liên tục từ đầu tháng 12.
" alt="Người từng bỏ 10.000 Bitcoin để mua 2 chiếc pizza">Người từng bỏ 10.000 Bitcoin để mua 2 chiếc pizza
-
Tranh của Đặng Dương Bằng từng được Bill Gates sưu tập.
Nhiều bức trong số đó nằm trong bộ sưu tập của những người nổi tiếng như Bill Gates, Elton John, hoặc được trưng bày tại những không gian công cộng nổi tiếng như Gates Foundation (New York) , Trường đại học Copengagen (Đan mạch), Đại học Odense (Đan Mạch), Ngân hàng Den Dansk (Đan Mạch), Quỹ Nghệ Thuật BRK Lyngby (Đan Mạch)…
Tà áo dài của phụ nữ Việt Nam là nguồn cảm hứng cho những bức tranh của Đặng Dương Bằng. Họa sĩ Đặng Dương Bằng cho biết: “Dẫu sống hơn nửa đời người ở phương Tây nhưng bất cứ lúc nào, nỗi nhớ quê hương vẫn thường trực trong Bằng và tranh của Bằng. Bến đỗ của bất cứ giấc mơ nào của Bằng cũng là Việt Nam. Những tà áo dài, những góc phố cổ và những đoá sen rực rỡ đã cùng tôi đi triển lãm khắp nơi trên thế giới, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được trở lại quê hương để mang những giấc mơ của mình về nơi sinh ra chúng”.
Triển lãm sẽ diễn ra với sự hiện diện của hoạ sĩ trong 2 ngày 26-27/9/2019 và các tác phẩm sẽ tiếp tục được trưng bày tại 215 G6 Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, Quận 2, TP HCM tới hết tháng 10/2019.
Mời xem clip tự tạo của bài viết:
Anh Linh
Công diễn hai tác phẩm kinh điển 'Người tạc tượng' và 'Hồ thiên nga'
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam sẽ tổ chức công diễn hai tác phẩm lớn của Việt Nam và thế giới là vở nhạc kịch “Người tạc tượng” của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận cùng vở vũ kịch “Hồ Thiên Nga”.
" alt="Họa sĩ Việt có tranh được Bill Gates sưu tập làm triển lãm tại TP.HCM">Họa sĩ Việt có tranh được Bill Gates sưu tập làm triển lãm tại TP.HCM