Chai sạn cảm xúc
Khi xem phim "đen", hàm lượng dopamine (chất truyền dẫn thần kinh tạo nên cảm giác khoái cảm) tăng lên, tạo ra khoái cảm cho người xem. Tuy nhiên, nếu xem thường xuyên khiến lượng dopamine liên tục tăng lên dẫn đến hệ quả là não bộ sẽ bị "chai lỳ" với những kích thích từ các loại phim này.
Một nghiên cứu năm 2011 của trang Psychology Today chỉ ra rằng để lượng dopamine tăng vọt, người xem phim buộc phải có những trải nghiệm mạnh hơn để cảm thấy được kích thích. Sau khi bị kích thích bởi những hình ảnh khủng khiếp trên phim, người xem sẽ trở nên mất nhạy cảm và không thể bị kích thích bởi bạn tình thông thường.
Có thể dẫn đến teo não
Theo cuộc khảo sát ở các tình nguyện viên nam từ 21 - 45 tuổi của các nhà khoa học thuộc Học viện Phát triển con người Max Planck ở Berlin (Đức), những người thường xuyên xem phim khiêu dâm, hoạt động vùng não sẽ bị thu hẹp, từ đó làm giảm năng lực đưa ra quyết định xử lý các thông tin được truyền đến não.
Ngoài ra, những người xem quá nhiều hình ảnh đen nhưng lại không được "thỏa mãn" trên thực tế dễ dẫn tới bị ức chế, dễ cáu gắt, đầu óc mụ mị, lâu ngày dẫn tới suy nhược thần kinh.
Có nguy cơ mắc các chứng rối loạn chức năng sinh dục
Trong khuôn khổ Hội nghị khoa học của Hiệp hội Niệu khoa Hoa Kỳ tại Boston (Mỹ), giới chuyên gia cũng cho rằng, những người thích xem phim "đen" có thể phải đối mặt với căn bệnh rối loạn chức năng sinh dục.
Tiến sỹ Andrew Smiler cho biết việc dễ dàng tiếp cận với phim khiêu dâm trên mạng đang gây hậu quả về mặt tình dục cho nhiều thanh niên trẻ khỏe mạnh và có thể khiến 10% nam giới trẻ gặp vấn đề về cương dương.
Có khả năng phạm tội vì nghiện phim "đen"
Cách đây không lâu, các thành viên trong Quốc hội Anh cũng đã đưa ra đề xuất khá bất ngờ về câu chuyện phim khiêu dâm. Theo đó, loại phim này có thể gây hại ngang ngửa với thuốc lá, và cần phải được xét như một vấn đề xã hội thực sự.
Trong báo cáo của Ủy ban có đề cập đến trường hợp của Nathan Matthews. Tên này đã giết chết con gái riêng của mẹ kế một cách hết sức rùng rợn như trong phim kinh dị. Theo điều tra, Matthews là một kẻ nghiện các bộ phim sex vô cùng bạo lực.
Matthews đã lĩnh án tù chung thân, với ít nhất 33 năm thụ án. Cảnh sát cho rằng động cơ gây án của tên sát nhân này một phần là do đã quá ám ảnh bởi các bộ phim đen có nội dung bạo lực.
Nếu quá khó khăn để từ bỏ hoàn toàn việc xem phim đen, hãy cố gắng thoát ra khỏi nó một cách tự nhiên bằng cách chuyển sự tập trung sang các hướng lành mạnh khác như làm việc, chơi game, chơi thể thao, gặp gỡ bạn bè, tìm người yêu…
Theo GameK
" alt=""/>Có thể bạn chưa biết: Xem phim 'đen' gây tác hại khủng khiếp cho sức khỏeCác chuyên gia về chính sách cạnh tranh đã gặp nhau tại hội thảo Dữ liệu, Công nghệ và Phân tích 2022 tuần trước do Cục Thị trường và Cạnh tranh Anh (CMA) tổ chức.
Trước đó vài tuần, CMA công bố báo cáo về hệ sinh thái di động của Apple và Google, chỉ ra hai “ông lớn” này tạo thế “lưỡng quyền” trên hệ sinh thái di động, cho phép họ kiểm soát thị trường đối với hệ điều hành, chợ ứng dụng, trình duyệt web.
Theo CMA, nếu không có sự can thiệp, cả hai có khả năng duy trì và thậm chí củng cố gọng kìm của họ với lĩnh vực công nghệ, từ đó cản trở cạnh tranh và hạn chế động lực của các nhà đổi mới. CMA đang muốn thông qua các quy trình pháp lý để “khắc phục” các giới hạn của Apple về trình duyệt di động trên iOS và game đám mây trên App Store.
Đại diện cho Apple tham gia hội thảo là Giám đốc Quyền riêng tư Jane Harvath. Bà thảo luận về tầm quan trọng của quyền riêng tư trong bối cảnh cạnh tranh, dẫn các ví dụ cho thấy quyền riêng tư được ưu tiên như thế nào khi công ty phát triển ứng dụng Health và Apple Watch, cũng như hành trình ra đời của tính năng minh bạch theo dõi quảng cáo (App Tracking Transparency).
Giáo sư Luật cạnh tranh Damien Geradin đến từ Đại học Tilburg trao đổi về sự cân bằng và hiểu biết cần có khi thi hành luật cạnh tranh. Liên hệ đến nghiên cứu gần đây của CMA, ông cho rằng Apple thường dùng quyền riêng tư và bảo mật làm cái cớ biện minh cho tình trạng hiện nay và chống lại sự can thiệp của quy định, ngay cả khi cần thiết.
Ông giải thích các công ty có quyền bảo vệ chất lượng nền tảng của mình, song có thể “vượt lằn ranh” khi có xung đột lợi ích. Ông kết luận, nhà chức trách cần phải “phân biệt giữa các tuyên bố bảo mật và quyền riêng tư hợp pháp với các tuyên bố khoa trương”.
Ông còn đưa ra các dự đoán về tranh chấp giữa doanh nghiệp và nhà chức trách trong các năm tiếp theo khi cơ quan quản lý khắp thế giới chuẩn bị thực thi các quy định chưa từng có đối với các hãng công nghệ lớn. Ông nghi ngờ việc có sự hợp tác hòa thuận giữa nhà chức trách và công ty. Ông gọi đây là “cuộc chiến khốc liệt”.
Chính phủ toàn cầu, bao gồm Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, ngày một để ý đến hệ sinh thái của Apple hơn. Họ muốn khám phá các yêu cầu xoay quanh những vấn đề cạnh trạnh như chính sách chợ ứng dụng, tải ứng dụng, tính liên thông…
Du Lam (Theo Macrumors)
Cố nhà sáng lập Steve Jobs và CEO Tim Cook đã làm thế nào để khiến mọi sản phẩm của Apple đều bán chạy nhất thế giới?
" alt=""/>Trận chiến giữa Apple và nhà chức trách toàn cầu được dự đoán khốc liệtLà con gái duy nhất trong nhà, tôi được mẹ chiều, cưng nựng như viên ngọc. Mẹ sợ tôi phải làm việc nặng nên từ bé không cho tôi động tay chân vào việc gì. Mẹ mong tôi đi học, thành tài, có công việc thu nhập tốt.
Ngày tôi lấy chồng, mẹ dặn tôi kĩ lắm, rằng có việc gì phải chạy ngay sang nhà mách mẹ, để mẹ xử lý con rể.
Từ ngày về làm dâu, mọi chuyện trong nhà, tôi đều phải nói nhỏ vì sợ mẹ đẻ nghe thấy. Mỗi lần bố tôi uống rượu rồi cất giọng mắng chửi mẹ tôi, cả nhà chồng đều nghe được khiến tôi ái ngại.
Cái Tết đầu tiên ở nhà chồng năm vừa rồi thực sự quá bi hài với tôi. Hôm 29 Tết, tôi đi chợ mua sắm đủ thứ cho nhà chồng. Vì năm đầu làm dâu, nên tôi phải cố gắng thể hiện sao cho tốt. Thấy tôi nổ xe máy, mẹ vội chạy ra ngõ chặn hỏi: “Con đi đâu đấy, sắm Tết à?”. Tôi chưa kịp gật đầu thì mẹ đã ngồi lên xe tôi và đòi đi cùng, trong khi mẹ chồng cũng định bảo tôi chở ra chợ sắm đồ.
Hai bà thông gia nhìn nhau khiến tôi ái ngại. Cuối cùng, mẹ đẻ không thắng nổi mẹ chồng, bà tiu nghỉu nhìn con gái chở “mẹ người ta” đi, trong lòng chắc đầy ghen tị.
Tôi biết tính mẹ nên mua một ít cho nhà chồng cũng phải nghĩ đến nhà mình. Chỉ là mẹ chồng tôi không ưng cho lắm, vì bà phải vác cả đống đồ.
Về đến nhà, tôi mang hoa sang đưa mẹ đẻ nhưng mẹ đứng ở bờ tường này nhìn sang nhà chồng tôi bĩu môi bảo: “Hoa của nhà con đẹp hơn, nở to hơn nhà mẹ nhỉ? Hoa nhà mẹ là hoa loại 2 à? Đúng là nuôi con gái…”.
Câu nói đó vô tình lọt vào tai mẹ chồng khiến bà không hài lòng, còn tôi chỉ biết nháy mắt, xua tay. Tối 30, gần lúc giao thừa, tôi đang ở bên nhà chồng chuẩn bị lễ cúng thì nghe tiếng bố tôi mắng mẹ ầm ĩ. Tôi biết ngay ông vừa uống rượu, nên vội gọi cho mẹ đưa ông vào trong nhà kẻo đúng lúc giao thừa bố nói linh tinh, nhà chồng tôi nghe được không hay.
Vừa dứt giao thừa, sang năm mới, cả nhà chồng ngồi uống rượu vang, lì xì, chúc nhau năm mới thì mẹ tôi gọi điện liên tục, bắt tôi sang xông nhà. Chả là năm nay bà đi xem bói bảo tôi được tuổi xông nhà. Tôi dặn mẹ phải xong thủ tục nhà chồng thì tôi mới sang, nhưng mẹ nhấp nhổm không yên.
Đến 1h sáng, tôi với chồng sang nhà mẹ đẻ chúc năm mới rồi về ngủ. Sáng mùng 1 Tết, tôi dậy từ 5h để chuẩn bị cơm cúng và đón tiếp khách. Mẹ tôi từ bên sân ngó sang, gọi với: “Con ra đây mẹ bảo”. Ngày đầu năm mới, mẹ tôi lại gọi với sang như thế đúng là mất lịch sự. Tôi bực quá xua tay rồi vội vào trong nhà nhắn tin cho mẹ.
Cả buổi sáng hôm đó, tôi biết mẹ cứ ngó ra, ngó vào xem con gái phải làm những gì. Khổ chỗ rửa bát của nhà chồng ở ngay sân, sát vách nhà mẹ đẻ nên bà chỉ cần nhón chân là có thể nhìn sang.
Hôm đó nhà chồng làm 5 mâm cỗ. Một mình tôi rửa cả 5 mâm bát. Thấy con gái làm lụng vất vả lại không được ăn mặc đẹp, mẹ tôi tức lắm. Bà cứ lấy điện thoại gọi vào máy tôi liên tục, kêu mẹ ốm để tôi phải sang chăm sóc, không phải rửa bát. Tôi tưởng mẹ ốm thật vội chạy về thì thấy mẹ vừa ngồi vừa cười, kêu tôi không phải rửa bát, cứ để đó cho chồng rửa.
Mẹ không hiểu, mới làm dâu lại đang là ngày mùng 1 Tết, sao tôi có thể để 5 mâm bát cho chồng rửa được?
Như thông lệ, con gái thường về ngoại ăn Tết vào ngày mùng 2 nhưng mẹ chồng nói nhà tôi gần nên không cần về, ngày nào thích thì chạy sang cũng được. Dù vậy, mẹ đẻ tôi không chịu, bà yêu cầu tôi phải sang nhà ngủ đúng ngày mùng 2 Tết. Chồng tôi bảo nhà gần nên anh không cần sang ngủ cùng vợ, nhưng mẹ tôi không cho. Đầu năm mới, vợ chồng xa nhau là không may mắn.
Mấy hôm đó, nhà chồng đều có khách. Mẹ chồng liên tục gọi tôi chạy sang làm cỗ nhưng mẹ đẻ nhất định không cho. Bà kiếm cớ đưa tôi đến nhà họ hàng để tránh chuyện nấu nướng, rửa bát. Cứ lúc nào thấy khách đến nhà chồng tôi, là mẹ lập tức đưa tôi đi trốn. Dù trong lòng rất ngại nhưng tôi không biết phải làm sao để chiều lòng đôi bên.
Mẹ bảo: “Con cứ coi như lấy chồng xa đi. Đã về nhà ngoại ăn Tết thì chuyên tâm đi, đừng bận tâm chuyện nhà chồng. Không có con thì mọi năm nhà chồng con vẫn lo được mọi chuyện, con sao phải khổ thế?”. Thực ra mẹ nói cũng đúng. Nếu cứ ngồi bên này mà hóng bên kia rồi có khách lại chạy về dọn dẹp, thì còn gì là về ngoại ăn Tết?
Nhưng tình hình cứ thế này mãi thì thực sự bất ổn. Không chỉ ngày Tết mà ngày thường tôi cũng chẳng thể nào sống yên. Có khi sang năm tôi với chồng phải phấn đấu mua nhà ra ngoài ở riêng mới được. Đúng là một cái Tết bi hài.
Kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã đi qua. Người Việt lại trở về với bồn bề công việc, học hành. Tuy nhiên, những dư âm của ngày Tết hẳn vẫn còn trong mỗi người. Hãy chia sẻ với chúng tôi về cái Tết vừa qua của bạn. Bài viết xin gửi về địa chỉ email: bandoisong@vietnamnet.vnhoặc bình luận phía cuối bài. Trân trọng! |
Độc giả Thanh Mai (Hà Nội)
Anh ấy đã luôn cảm thông và độ lượng bỏ qua cho tôi ở những thời điểm mà tôi biết mình không có nét gì thương được. Chúng ta ai cũng có những thời điểm như vậy, biết bản thân đang trở nên xấu xí, xấu tính nhưng không thể sớm thoát ra được, vì những lý do và hoàn cảnh khác nhau.
Ở những thời điểm u ám nhất, chúng ta có thể trở nên lạnh lùng, khó giao tiếp, dễ cáu bẳn, dễ gây tổn thương cho chính người thân của mình. Có những thời điểm, tôi biết anh ấy đã không thể hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra với vợ mình. Nhưng sau cùng, chúng tôi vẫn luôn có thể nói ra rõ ràng, rành mạch những gì chúng tôi đang suy nghĩ, cảm nhận về nhau và về cuộc sống chung.
Người ta vẫn thường hỏi bí quyết giữ lửa hạnh phúc từ các cặp vợ chồng đã duy trì hôn nhân bền bỉ qua vài thập kỷ. Tôi thấy câu hỏi đó khá... "hài", bởi hôn nhân không phải là lĩnh vực mà chúng ta có thể dễ dàng đem áp dụng những kỹ năng học hỏi từ người khác vào cuộc hôn nhân của mình.
Kỹ năng duy trì hôn nhân ổn thỏa không phải một thứ công nghệ có thể chuyển giao được, càng không thể áp dụng như một công thức chung trong các cuộc hôn nhân khác nhau.
Tôi thấy các bí quyết giữ lửa hôn nhân nếu được nói ra đều có vẻ na ná giống nhau và lặp đi lặp lại. Chẳng hạn, hãy đối xử dịu dàng, nhân hậu, cảm thông cho nhau, hãy rộng lòng với nhau, duy trì một chút bí ẩn để tạo sức hấp dẫn, không ngừng nỗ lực đối thoại khi xảy ra bất đồng, không bao giờ đi ngủ trong cơn tức giận vì vừa cãi vã với bạn đời...
Thực tế, có lần tôi còn lựa chọn ngủ trong phòng tắm vì quá giận chồng sau một cuộc cãi vã. Ngay cả các chuyên gia nhiều khi cũng đưa ra những lời khuyên mà tôi thấy không thực sự hữu ích. Đi qua cuộc hôn nhân 30 năm, liệu tôi có xứng đáng được chia sẻ "bí quyết giữ lửa" trong cuộc hôn nhân của mình không?
Sau cùng, vợ chồng tôi đã đi được với nhau một chặng đường dài, cùng nuôi nấng con cái trưởng thành. Có một điều mà tôi khá tâm đắc khi nghe một chuyên gia tâm lý chia sẻ về cách thức vun đắp hôn nhân, đó là "chúng ta không ai giống ai, mỗi chúng ta là một cá thể khác biệt".
Vì vậy, câu chuyện riêng của mỗi nhà không thể dễ dàng đem áp dụng cho nhau. Về cuộc hôn nhân của mình, tôi không có gì nhiều để nói, bởi chính tôi cũng không hiểu tại sao vợ chồng mình lại có thể sống bên nhau lâu như vậy.
Hành trình bền bỉ ấy có thực sự là vì chúng tôi đã không ngừng nỗ lực để trở nên hòa hợp với nhau hay không? Thực sự vợ chồng tôi cũng có những lúc rất sóng gió.
Mọi thứ sẽ luôn thay đổi qua thời gian, bạn đời cũng thay đổi, ai rồi cũng khác đi. Chắc chắn trong quá trình chung sống sẽ có những lúc bất hòa và hai người làm tổn thương nhau. Tôi cho rằng, bí quyết để tôi có một cuộc hôn nhân bền bỉ, đó là... sự may mắn.
Chồng tôi là người có tính cách hào phóng, xét cả về tiền bạc, trí tuệ và xúc cảm. Anh ấy không quá đề cao bản thân, không thích nghiêm trọng hóa mọi chuyện, luôn muốn vui vẻ với mọi người. Anh ấy cũng có những lúc khá ngoan cố và bảo thủ.
Về phần mình, tôi không biết mình thực sự đem lại giá trị gì lớn lao cho anh ấy, ngoài tình yêu thương không thay đổi, ngoài sự hài hước đôi khi có thể khiến anh ấy bật cười trong cơn giận.
Tôi bắt đầu dành thiện cảm cho anh ấy khi anh sang sửa giúp tivi cho nhà tôi. Tới giờ, anh ấy vẫn vậy, vẫn sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh bất cứ việc gì trong khả năng. Đi qua 30 năm, chồng tôi vẫn khiến cuộc sống chung của chúng tôi trở nên tốt đẹp hơn thông qua những hành động nhỏ, vừa giản dị, vừa giàu ý nghĩa.
Đối với tôi, những hành động nhỏ ấy mang lại cảm nhận về ý nghĩa lớn lao. Đó có lẽ là món quà duy nhất mà tôi thực sự cần khi ở trong một cuộc hôn nhân.
Theo Dân trí