Kỳ vọng vào một diện mạo mới của Hội Xuất bản Việt Nam
![]() |
Ngành xuất bản bước vào kỳ Đại hội mới với nhiều kỳ vọng. Hôm nay, 12/7, ban chấp hành mới của Hội Xuất bản Việt Nam sẽ được bầu ra. Trả lời phỏng vấn của Tri thức trực tuyến, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam khóa IV, chia sẻ góc nhìn và những kỳ vọng dành cho Hội Xuất bản ở nhiệm kỳ tới.
Chú trọng phát triển văn hóa đọc
- Thưa ông, sau hơn 5 năm gắn bó với Hội Xuất bản Việt Nam vừa qua, ông nhận thấy Hội có vị trí thế nào trong ngành xuất bản?
- Thứ nhất, trong nhiệm kỳ thứ IV vừa qua (2017-2023), Hội Xuất bản Việt Nam đã có những bước đổi mới căn bản cả về phương thức, nội dung và hoạt động Hội theo hướng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có liên quan để đẩy mạnh xây dựng nền xuất bản phát triển lành mạnh.
Hội cũng đã và đang chú trọng các nội dung phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, nâng cao nhân lực ngành xuất bản, tăng cường hội nhập quốc tế, xây dựng Hội vững mạnh.
Ngoài ra, trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội Xuất bản có một số đặc trưng đáng chú ý. Thứ nhất, trong một nhiệm kỳ, những quan điểm nêu trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, XIII đều được cụ thể hóa trong nghị quyết nhiệm kỳ Đại hội Hội Xuất bản và đồng thời trong nghị quyết của Ban chấp hành Hội Xuất bản thời gian qua.
Thứ hai, trong những năm cuối của nhiệm kỳ, đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nhiều đến kinh tế chung, trong đó có kinh tế xuất bản. Nhưng trong những nguy cơ đó, cũng có những cơ hội mở ra cho ngành xuất bản. Xuất bản và phát hành điện tử được quan tâm và đẩy mạnh.
Thời gian qua, các doanh nghiệp nội dung số, doanh nghiệp công nghệ cũng hăng hái, quan tâm đến xuất bản.
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam khóa IV
Trong giai đoạn đại dịch Covid-19, nhiều đơn vị xuất bản tự thấy rằng mình phải tham gia xuất bản, phát hành online để tiếp cận độc giả dễ dàng hơn. Công tác quảng bá, giới thiệu sách trên môi trường số được đẩy mạnh.
Chúng ta còn phát triển cả một sàn thương mại điện tử Book365 - sàn thương mại không chỉ bán sách mà còn để trao đổi về nghiệp vụ, giới thiệu những cuốn sách, trao đổi bản quyền...
Cũng bởi thế, có lẽ chưa có nhiệm kỳ nào các doanh nghiệp nội dung số, doanh nghiệp công nghệ cũng hăng hái, quan tâm đến xuất bản như thời gian vừa qua. Tôi nhận thấy các doanh nghiệp công nghệ tham gia vào lĩnh vực xuất bản, phát hành sách càng ngày càng nhiều. Đây là một dấu hiệu rất tốt.
- Chăm lo phát triển văn hóa đọc là một trong những mục tiêu quan trọng mà Hội Xuất bản Việt Nam đề ra. Hội đã có những hành động gì để hiện thực hóa mục tiêu ấy?
- Tôi cho rằng trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội Xuất bản Việt Nam để lại một số dấu ấn như sau: Thứ nhất, những mô hình văn hóa đọc được Hội phát huy từ những gì đã làm được ở nhiệm kỳ III và đạt được nhiều thành tựu mới. Từ kinh nghiệm tổ chức mô hình Đường sách TP.HCM, Hội giúp các địa phương xây dựng một số mô hình tương tự. Có nơi gọi đường sách, có nơi gọi vườn sách, có nơi gọi phố sách.
Tất nhiên, độ thành công ở mỗi nơi một khác, tôi đề nghị Hội Xuất bản nhiệm kỳ tới chủ động tổng kết lại những gì đã làm được để đưa ra các mô hình phát triển văn hóa đọc phù hợp với từng địa bàn: ở thành phố, trung tâm lớn hay vùng nông thôn, mỗi nơi đều cần có cách tiếp cận riêng.
Tôi nhận thấy công tác phát triển văn hóa đọc còn có một điểm mới mà trước đây chưa có: Nhiều nhà xuất bản, công ty phát hành sách đã mạnh dạn chọn địa điểm đặt nhà sách ở những trung tâm mua sắm, những siêu thị lớn. Người vào nhà sách tại đây không chỉ để mua sách, mà còn trải nghiệm văn hóa đọc, không khí trong nhà sách. Một vài đơn vị nổi bật là Phương Nam, Nhã Nam, Fahasa… Đi vào siêu thị, người ta không chỉ thấy hàng hóa, thực phẩm, mà còn thấy sách. Tôi tin người dân vẫn quan tâm đến sách, vẫn thích nhìn thấy sách và trải nghiệm không gian sách vở.
Ngoài ra, còn có những mô hình hoạt động như ngày hội khuyến đọc, ATM sách của Thái Hà Books; hoạt động phát triển không gian đọc sách ở nhà văn hóa nông thôn của Tân Việt.
Rồi những hoạt động phát triển tủ sách trong nhà trường, khuyến khích mở thư viện, mở tiết đọc trong nhà trường. Hội Xuất bản Việt Nam hướng đến phát triển văn hóa đọc ở các đối tượng, các vùng miền bằng đa dạng cách thức khác nhau.
![]() |
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi với ông Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất Bản Việt Nam, tại lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai tổ chức ở Huế. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
Một dấu ấn đáng chú ý nữa là Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để tổ chức Hội sách nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4. Trước đây, Bộ và Hội thống nhất đề xuất Thủ tướng quyết định chọn ngày này làm Ngày Sách Việt Nam. Quốc hội tổng kết lại ý kiến và thấy đề xuất rất ý nghĩa nên quyết định đưa vào luật với tên gọi mở rộng ra là Ngày Sách và Văn hóa Đọc Việt Nam. Hội phối hợp rất chặt chẽ với Bộ để chọn từng thời điểm, từng khu vực để tổ chức.
Ví dụ, Hội sách nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc năm nay chúng ta tổ chức ở Huế - một không gian văn hóa rất đặc thù. Trước đây, địa điểm được chọn chủ yếu là TP.HCM hoặc Hà Nội, nhưng giờ đây, chúng ta hướng tới phát triển văn hóa đọc đồng đều hơn, do vậy ngày hội sách gắn với kỷ niệm Ngày sách và Văn hóa Đọc Việt Nam tới đây sẽ diễn ra ở những điểm khác nhau. Tôi cho đây là hình thức để lan tỏa văn hóa đọc hiệu quả.
- Nhiệm kỳ vừa qua, Hội Xuất bản Việt Nam cũng tổ chức Giải thưởng Sách Quốc gia, tạo dấu ấn trong lòng công chúng. Ông có thể chia sẻ thêm về những thay đổi trong công tác tổ chức giúp giải có được những thành công đó?
- Đây là nhiệm kỳ đầu tiên Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Giải thưởng Sách Quốc gia. Giải này có tiền thân là Giải Sách Việt Nam, sau đó Hội Xuất bản Việt Nam đã báo cáo, trình thủ tướng, đề nghị nâng cấp lên thành Giải thưởng Sách Quốc gia. Đến nay, chúng tôi đã tổ chức được 5 mùa giải rồi.
Giải thưởng Sách Quốc gia đã tạo được sức hút lớn. Cứ đến mùa giải là người làm sách và người đọc sách đều theo dõi, chờ đợi. Sự thành công của Giải đã phần nào khẳng định vị trí Hội Xuất bản Việt Nam trong xã hội. Qua từng lần tổ chức, chúng ta cũng ngày càng nâng vị thế Hội Xuất bản lên.
Giải thưởng Sách Quốc gia không đặt nặng về số lượng giải, hội đồng chọn trao giải ít mà chất lượng. Các sách/bộ sách được chọn đều là những tác phẩm hay, có ý nghĩa, giá trị lớn.
Ngoài ra, uy tín của Giải thưởng Sách Quốc gia cũng đã thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư. Giải do Hội Xuất bản Việt Nam đứng ra tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, nên kinh phí cho tổ chức giải lần I chỉ khoảng độ hơn 800 triệu từ ngân sách Bộ Tài chính.
Nhằm mở rộng quy mô giải và nâng cơ cấu giải thưởng, lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Hội phối hợp với nhau đặt vấn đề xã hội hóa; một doanh nghiệp tài trợ đến nay cũng được 4 mùa giải rồi, vì thế giá trị giải thưởng cũng tăng lên.
![]() |
Giải thưởng Sách Quốc gia không đi vào số lượng, hội đồng chọn trao giải ít mà chất lượng. Ảnh: Việt Linh. |
Kiên trì thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra
- Thời gian này, Hội đã đổi mới hoạt động như thế nào, thưa ông?
- Hoạt động Hội Xuất bản Việt Nam thời gian qua có một số thay đổi phù hợp với xu thế của xã hội. Đầu tiên là hình thức trao đổi, cung cấp thông tin cho các hội viên, các ủy viên trong ban chấp hành Hội. Chúng tôi sử dụng công nghệ thường xuyên hơn. Điều này xảy ra nhiều vào thời điểm dịch Covid-19, chúng tôi gần như không họp trực tiếp được và phải sử dụng công nghệ để cung cấp thông tin cho hội viên.
Các hội viên tổ chức, cá nhân trong Hội Xuất bản Việt Nam sống và gắn bó với nhau rất tình nghĩa. Vì thế, khi Trung ương Hội cần huy động gì, dù không được cấp kinh phí nhưng tinh thần của hội viên Hội luôn rất tích cực, nhiệt tình giúp đỡ, hoạt động vì ngành xuất bản. Tôi cho rằng việc khi cần đều sẵn sàng là điểm rất đáng ghi nhận của các hội viên, tổ chức, cá nhân của Hội Xuất bản Việt Nam.
Một việc nữa mà trong nhiệm kỳ vừa qua Hội rất coi trọng là tham gia vào góp ý, xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến xuất bản và ngành sách. Thời gian đầu của nhiệm kỳ khi chưa có đại dịch Covid-19, Hội đã cùng các đơn vị làm xuất bản tổ chức các hội thảo góp ý về chính sách thuế, mô hình các nhà xuất bản, công tác biên tập, phát hành online. Gần đây, chúng tôi có những đề xuất sửa đổi luật xuất bản.
Trong đại dịch Covid-19, hoạt động của các đơn vị làm sách hầu như đóng băng. Hội Xuất bản đã phối hợp với UBND TP.HCM để có những văn bản đề nghị tạo điều kiện cho một số nhà xuất bản hoạt động, tìm cách để vừa đảm bảo an toàn y tế, vừa đảm bảo cung cấp sách cho đời sống tinh thần của người dân. Tôi cho là Hội đã rất nhanh nhạy và tham mưu kịp thời.
- Ông có điều gì gửi gắm đến lãnh đạo Hội trong nhiệm kỳ tiếp theo?
- Có 5 mục tiêu Hội Xuất bản Việt Nam vẫn cần kiên trì thực hiện ở nhiệm kỳ tới: Xây dựng nền xuất bản lành mạnh, phát triển văn hóa đọc, nâng cao chất lượng nền nhân lực, hội nhập quốc tế và xây dựng hội vững mạnh. Tất nhiên, tên gọi và nội hàm của từng mục, ban chấp hành Hội nhiệm kỳ V sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp.
Tôi hy vọng rằng ban chấp hành mới, với sức trẻ của mình, sẽ có những đổi mới táo bạo, quyết liệt hơn.
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam khóa IV
Ví dụ, trước đây ta đưa ra các mục tiêu đầu nhiệm kỳ IV, xu thế công nghệ chuyển đổi số chưa nổi trội, chưa cấp bách như bây giờ; ở nhiệm kỳ này, chúng ta cần đặt vấn đề xem trong bối cảnh 4.0, xây dựng nền xuất bản lành mạnh cần thêm gì, phát triển văn hóa đọc cần thêm gì…
Tôi hy vọng rằng ban chấp hành mới, với sức trẻ của mình, sẽ có những đổi mới táo bạo, quyết liệt hơn.
Một điều quan trọng nữa là đại diện Hội cần góp ý, kiến nghị với cơ quan có chức năng, cơ quan nhà nước, để sớm thể chế hóa việc Hội Xuất bản Việt Nam được xếp vào 1 trong 30 hội được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ. Quan điểm của Đảng có rồi, Ban Bí thư đã ra thông báo rồi, nhưng các cơ quan Nhà nước chưa thể chế hóa thì Hội chưa thực hiện được.
Với tinh thần là một tổ chức được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, Hội Xuất bản Việt Nam vẫn cần được cấp một nguồn kinh phí nhất định để đảm bảo công tác, có số nhân sự tối thiểu giúp vận hành hoạt động Hội. Khi Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ bằng hình thức đặt hàng, cấp một phần kinh phí cho bộ máy hoạt động, Hội sẽ được tạo điều kiện xây dựng chương trình công tác, cơ chế hoạt động chặt chẽ hơn.
Mong rằng khi thực hiện được những điều trên, Hội Xuất bản Việt Nam sẽ chuyển biến, có diện mạo mới, nâng cao được vị thế và góp phần đưa ngành xuất bản phát triển.
Đọc được sách hay, hãy gửi review choZing News
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Zing Newsmở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Động lực nào đưa Bình Thuận thành điểm đến du lịch nghỉ dưỡng và thể thao biển?
Thêm 2 ca Covid-19 tử vong, tổng 69 trường hợp
Chiều tối 21/6, Bộ Y tế công bố thêm 2 ca mắc Covid-19 tử vong là trường hợp thứ 68 và 69 tại nước ta.
" alt="Bộ Y tế thông báo ca tử vong thứ 71 và 72 liên quan đến Covid" />Một người tại TP.HCM đang được tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Thanh Tùng.
Theo đó, sẽ có 650 điểm tiêm trong cộng đồng mỗi ngày, được tổ chức tại trung tâm y tế, trạm y tế, trường học và khu công nghiệp… Để đảm bảo giãn cách, mỗi ngày một điểm sẽ tiêm cho 200 người. Ông Hưng nhấn mạnh: “Mặc dù triển khai thần tốc, quyết liệt nhưng mục tiêu hàng đầu vẫn là đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng, chống Covid-19, thành phố sẽ thực hiện theo phương châm tiêm tới đâu đảm bảo an toàn tới đó".
Tuy nhiên, theo bản tin 6h sáng 24/6 của Bộ Y tế, tính đến 16h ngày 23/6, Việt Nam đã tiêm tổng cộng 2.626.337 liều vắc xin Covid-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 137.682 người.
Trong đó, TP.HCM có số lượng được tiêm cao nhất là 40.667 người. Trong ngày 22/6, thành phố tiêm hơn 64.800 người. Như vậy, tổng cộng đến hết ngày 23/6, chỉ mới hơn 100.000 người thuộc diện ưu tiên của thành phố được tiêm vắc xin, đạt 20% yêu cầu đặt ra. Số vắc xin được cấp còn lại hiện tại là hơn 700.000 liều, nếu theo đúng kế hoạch, TP.HCM sẽ phải tiêm hết trong 3 ngày tới.
Trước tình hình đó, ngày 23/6, Bộ Y tế gửi công văn đề nghị lãnh đạo TP.HCM khẩn trương triển khai tiêm chủng ngay số vắc xin được cấp.
Để đảm bảo đúng tiến độ đặt ra, ngày 24/6, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh gửi công văn khẩn cấp, yêu cầu 17 bệnh viện cử 240 đội, hỗ trợ tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân từ chiều nay.
Sở Y tế cũng giao Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM chịu trách nhiệm điều phối toàn bộ hoạt động cấp cứu cho chiến dịch, đảm bảo có các kíp cấp cứu tại chỗ xử trí ban đầu nếu xảy ra sự cố, huy động báo động đỏ xe cấp cứu tại các bệnh viện được phân công, hỗ trợ chuyển bệnh an toàn nếu có chỉ định. Quy trình báo động đỏ của các bệnh viện đảm bảo sẵn sàng khi nhận được tín hiệu.
Theo đó, mỗi đội tiêm tối thiểu 5 người, gồm một bác sĩ khám sàng lọc, hai nhân sự tiêm vắc xin, một bác sĩ và một điều dưỡng phụ trách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm. Các bệnh viện cử thêm lực lượng hỗ trợ công tác hành chính như tiếp nhận, cấp giấy xác nhận, hướng dẫn người dân trước và sau tiêm...
Ngày 23/6, Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM phát thông báo kêu gọi tình nguyện viên hỗ trợ tham gia vận chuyển phòng, chống dịch Covid-19. Một phần nội dung thông báo nêu rõ, TP.HCM đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 với quy mô lớn, tổ chức rất nhiều điểm tiêm cộng đồng không thuộc các cơ sở y tế.
Công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng, kịp thời xử lý các tình huống phản vệ sau tiêm và đưa về bệnh viện an toàn cực kỳ quan trọng nên rất cần nguồn lực đảm bảo vận chuyển.
Tú Anh
Một người làm việc ở sân bay Tân Sơn Nhất tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19 trong 30 phút
Chỉ trong vòng 30 phút, ông Minh được tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19. Hiện sức khỏe của người này bình thường.
" alt="TP.HCM còn hơn 700.000 liều vắc xin Covid" />
- ·Cần tiền tiêu xài, nam thanh niên đi cướp giật tài sản
- ·Lựa chọn của trái tim: 'Hotgirl thị phi' Mon 2K giấu mặt đi tìm bạn trai trên truyền hình
- ·Nhận định, soi kèo Persib Bandung vs Semen Padang, 19h00 ngày 01/11: Tiếp tục gieo sầu
- ·VFF gấp rút tìm giám đốc kỹ thuật bóng đá Việt Nam
- ·Mỹ phát triển công cụ trực tuyến đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID
- ·Hẹn hò chốn công sở: Ahn Hyo Seop và Kim Se Jeong hôn nhau nồng say
- ·Soi kèo phạt góc Arsenal vs Brighton, 21h00 ngày 17/12
- ·‘Anh có phải đàn ông không’ tập 20, Duy Anh bị vợ dẫn về trả cho bố mẹ
- ·Tổng hợp mẫu tin nhắn xếp hình chào ngày mới
- ·Bão ngầm tập 23: ông trùm A Chư khai sự thật với công an
Nhà vật lý học William Shockley
Các nhà máy sản xuất bóng bán dẫn không thể thành hiện thực nếu thiếu đi đóng góp của ông Shockley. Sau khi hỗ trợ phát minh ra bóng bán dẫn, ông có đủ can đảm để rời Bell Labs và thành lập công ty riêng. Ông liên hệ với Arnold Beckman, thầy giáo cũ kiêm CEO Beckman Coulter. Trên một chuyến đi thuyền tại Newport Beach, California, ông đề nghị ông Beckman đầu tư 1 triệu USD cho phòng thí nghiệm riêng. Silicon Valley lẽ ra bắt đầu từ Nam California, nhưng mẹ của ông Shockley đang sống ở Palo Alto. Vì vậy, ông thuyết phục ông Beckman mở Phòng thí nghiệm bán dẫn Shockley tại Mountain View, California năm 1956.
Mọi thứ dường như đi đúng kế hoạch. Không lâu sau khi mở phòng thí nghiệm và tuyển dụng những kỹ sư tài năng nhất cả nước, ông Shockley và hai đồng nghiệp cũ tại Bell Labs - Walter Brattain và John Bardeen – nhận thông báo họ thắng giải Nobel Vật lý học.
Tuy nhiên, ăn mừng giải Nobel xong cũng là lúc mọi thứ đi xuống. Ông Shockley dù là kỹ sư xuất sắc nhưng lại là quản lý đáng sợ. Ông yêu cầu nhân viên tham gia mọi bài kiểm tra, từ tâm lý học, trí tuệ đến phát hiện nói dối. Ông cũng công khai lương của nhân viên và ghi âm các cuộc điện thoại. Ông luôn hoang tưởng nhân viên sẽ đánh cắp bí mật thương mại và phá hoại dự án nên không bao giờ chia sẻ các phát hiện với nhân viên nghiên cứu. Không chỉ có vậy, ông còn là một kẻ phân biệt chủng tộc, tin rằng người da màu thua kém về mặt di truyền, IQ thấp, không nên sinh con.
“8 kẻ phản bội”
Năm 1957, một năm sau khi Phòng Thí nghiệm Bán dẫn Shockley thành lập, họ có tổng cộng 30 nhân viên. 8 trong số đó, Sheldon Roberts, Eugene Kleiner, Victor Grinich, Jay Last, Julius Blank, Jean Hoerni, Robert Noyce và Gordon Moore, cuối cùng không thể chịu nổi và quyết định “binh biến”.
Nhóm này liên lạc với Arthur Rock, một cử nhân MBA Harvard 30 tuổi (người khai sinh ra cụm từ “nhà đầu tư mạo hiểm”). Ông tin nhóm 8 kỹ sư (6 người là Tiến sỹ) xứng đáng được chú ý nhờ kinh nghiệm làm việc cùng người đã thắng giải Nobel. “8 kẻ phản bội” (Traitorous 8) đơn giản chỉ muốn tìm một ông chủ có thể thuê cả nhóm, song ông Rock khuyên họ khởi nghiệp – một ý tưởng chỉ có trong tiểu thuyết vào thập niên 50.
Sau khi lên một danh sách và gọi cho khoảng 40 công ty blue chip để gọi vốn, ông Rock gần như từ bỏ, cho tới liên lạc với Sherman Fairchild. Ông Fairchild là một doanh nhân giầu có, CEO của hãng sản xuất máy ảnh và trang thiết bị Fairchild Camera & Instrument. Ông Fairchild đã rót 1,5 triệu USD vào startup của Traitorous 8.
Phần còn lại thuộc về lịch sử. Traitorous 8 thành lập Fairchild Semiconductors (FCS) tại Moutain View, cách phòng thí nghiệm của ông chủ cũ Shockley khoảng 2 tòa nhà. FCS nhanh chóng dẫn đầu ngành công nghiệp bán dẫn. Năm 1960, họ giống như vườn ươm của Silicon Valley, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự xuất hiện của hàng tá doanh nghiệp như Intel, AMD.
Trong số “8 kẻ phản bội”, hai người đi vào lịch sử công nghệ - Robert “Bob” Noyce và Gordon Moore. Bức xúc trước cách quản trị bộ phận bán dẫn của Fairchild và không được làm CEO, ông Noyce rủ rê ông Moore rời đi năm 1968. Cả hai một lần nữa liên hệ với ông Rock để xin trợ giúp. Ông giúp họ huy động 2,5 triệu USD và Intel ra đời. Ba năm sau, năm 1971, Intel phát hành cổ phiếu và không ngừng phát triển, trở thành một trong các tập đoàn công nghệ lớn nhất hành tinh.
Mọi người thường gọi ông Noyce là “Thomas Edison của Silicon Valley”. Ông học Tiến sỹ tại MIT và nổi tiếng nhất với phát minh vi mạch (IC). Cuối những năm 1950, các kỹ sư khác cũng nghiên cứu IC nhưng ông Noyce là người nhận bằng sáng chế đầu tiên vào năm 1961.
Ông Moore cũng có tầm ảnh hưởng ngang ngửa đồng nghiệp nhưng do phong cách lãnh đạo lặng lẽ, ông thường không được chú ý bằng. Ông nhỏ hơn ông Noyce 1 tuổi, học Tiến sỹ tại Caltech. Đóng góp lớn nhất của ông Moore là “Định luật Moore”: “Số lượng bóng bán dẫn sẽ tăng gấp đôi mỗi 1-2 năm”. Nửa thế kỷ sau, định luật Moore vẫn còn nguyên giá trị dù tốc độ tăng trưởng bóng bán dẫn đã chậm lại.
Chính trị, kinh tế, khủng bố và các vấn đề xã hội luôn thống trị báo chí hàng ngày, song có nhiều điều kỳ diệu nhỏ bé đang diễn ra ở hậu trường nhờ các tiến bộ công nghệ. Dẫn dắt những tiến bộ đó là vi chip. Nếu không có “8 kẻ phản bội”, Silicon Valley không được khai sinh và thế giới hẳn sẽ rất khác so với những gì chúng ta đang sống ngày nay.
Du Lam
Cựu CEO Google lý giải nguyên nhân 5G Mỹ đi sau Trung Quốc
Cựu CEO Google Eric Schmidt cho rằng sự chần chừ của chính phủ Mỹ đã khiến nước này đi sau Trung Quốc khá xa trong cuộc đua 5G.
" alt="‘8 kẻ phản bội’ và sự ra đời của Silicon Valley" />Từ đánh thức tiềm năng “đảo Ngọc” Phú Quốc…
10 năm trước, Phú Quốc còn là huyện đảo hoang sơ, dân thưa đường vắng, đi lại không mấy thuận tiện, mỗi ngày chỉ có đôi ba chuyến bay nội địa. Các cơ sở lưu trú tại đây cũng thưa thớt với chất lượng phục vụ không cao, do đó lượng khách du lịch cũng bị hạn chế. Thời điểm ấy, quần đảo nằm ở phía Nam của tỉnh Kiên Giang chỉ đón chưa đến 300 nghìn lượt khách du lịch/năm, phần lớn là khách nội địa.
Sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hiếm có, cơ hội khai thác du lịch biển quanh năm nhờ bốn mùa nắng ấm, nhưng Phú Quốc lúc ấy vẫn chỉ là “viên ngọc thô” chưa được mài dũa.
Vì thế, nếu nhìn vào con số thống kê của năm 2019 với hơn 4 triệu lượt khách, trong đó có hơn 600 nghìn lượt khách quốc tế, hay quan sát sân bay quốc tế lúc nào cũng nườm nượp người đi - đến, cảng quốc tế có thể đón tàu lớn 5.000 - 6.000 du khách…, khó ai có thể hình dung Phú Quốc đã từng “ẩn mình” như thế nào.
Phú Quốc hiện là điểm đến yêu thích của đông đảo du khách trong và ngoài nước Góp phần không nhỏ tạo nên cú “lội ngược dòng” cho “đảo Ngọc” là tâm huyết, công sức của những nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng uy tín, trong đó không thể không nhắc tới Tập đoàn CEO.
Tiên phong khai phá những tiềm năng, cơ hội phát triển bất động sản và du lịch tại Phú Quốc, từ năm 2010 Tập đoàn CEO đã bắt tay kiến tạo Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Villas & Resort đầy ấn tượng tại Bãi Trường - một trong những khu vực biển đẹp nhất “đảo Ngọc”.
Để rồi ba tổ hợp khách sạn và resort trong quần thể dần thành hình, gồm: Novotel Phu Quoc Resort, Novotel Villas và Best Western Premier Sonasea Phu Quoc. Bộ ba này hiện cung cấp gần 1.500 phòng 5 sao cho thị trường Phú Quốc và đã trở thành những địa chỉ lưu trú được yêu thích hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế khi đến với “đảo Ngọc”.
Không những thế, tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng này cũng “ẵm trọn” hàng hoạt giải thưởng danh giá như: Novotel Phu Quoc Resort giành giải “Khách sạn tốt nhất năm” tại lễ trao giải The Guide Awards 2016 - 2017; “Khách sạn có thiết kế kiến trúc đẹp nhất” tại Vietnam Property Awards 2016; “Dự án bất động sản nghỉ dưỡng tốt nhất” - Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam 2018; “Khu nghỉ dưỡng tốt nhất dành cho gia đình” tại Best Hotels - Resort Award 2019; Best Western Premier Sonasea Phu Quoc cũng vừa được bình chọn “Khu nghỉ dưỡng được yêu thích nhất năm 2020” tại lễ trao giải “Dự án đáng sống 2020”.
Sau 10 năm, nhờ sự hiện hữu của những tổ hợp lưu trú đẳng cấp với thiết kế hoàn mỹ như Sonasea Villas & Resort và sự nâng cấp của hạ tầng giao thông, đô thị, diện mạo Phú Quốc hiện tại đã hoàn toàn đổi khác, xứng tầm với danh xưng “Hòn ngọc châu Á” mà truyền thông quốc tế từng ca tụng và cũng tạo thành nền tảng vững chắc để Phú Quốc mạnh mẽ tiến lên thành phố thời gian tới.
…đến khai mở “tâm điểm” Vân Đồn
Tiếp nối những thành công tại Phú Quốc, nhìn thấy rõ tiềm năng của “miền đất hứa” Vân Đồn giàu giá trị văn hóa lịch sử khi là thương cảng cổ gần 800 năm tuổi, cùng với tâm nguyện đưa mảnh đất gắn liền vùng Vịnh Bái Tử Long trở thành điểm đến nổi bật tại Việt Nam và khu vực, Tập đoàn CEO tiếp tục tiên phong ghi dấu ấn tại Vân Đồn (Quảng Ninh) với Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng 5 sao Sonasea Vân Đồn Harbor City. Đây là một trong tổ hợp nghỉ dưỡng đẳng cấp tại Vân Đồn, kỳ vọng sẽ góp phần đưa huyện đảo còn khá hoang sơ trở thành điểm đến “trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí” hàng đầu khu vực trong tương lai.
Với quy mô 358,3 ha trải dài trên 2,2km đường bờ biển Bãi Dài Vân Đồn, tầm nhìn trực diện ra Vịnh Bái Tử Long kỳ vĩ, Sonasea Vân Đồn Harbor City được phát triển theo mô hình “all - in - one” với đa dạng dịch vụ, tiện ích đẳng cấp 5 sao.
Sự xuất hiện của những tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí lớn sẽ tạo động lực bứt phá cho Vân Đồn Trong đó, khu tổ hợp khách sạn 1.000 phòng Sonasea Vân Đồn Complex sẽ do Tập đoàn danh tiếng thế giới Accor quản lý với 3 thương hiệu: Novotel, Pullman và Ibis Style.
Cùng với đó là hàng loạt các dịch vụ, tiện ích, “bồi đắp” nên một hệ sinh thái trọn vẹn cho du khách. Trong đó, khu nhà phố thương mại Singapore Shoptel được định hướng trở thành “thành phố không ngủ” suốt bốn mùa trong năm, là không gian mua sắm, vui chơi, giải trí mới lạ cho du khách.
Khu công viên chủ đề mang đến vô số trò chơi mạo hiểm, thử thách cho du khách thỏa sức khám phá. Đảo nghỉ dưỡng riêng tư Sonasea Island Retreat, bến du thuyền… là những tiện ích vượt trội đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng xa xỉ của tầng lớp du khách thượng lưu có mức chi tiêu cao.
Đến nay, phân khu Singapore Shoptel đã hoàn thiện cơ bản giai đoạn 1. Chỉ một thời gian nữa, khi tổ hợp khách sạn 5 sao Sonasea Vân Đồn Complex, khu bãi tắm 2km và các tiện ích khác chính thức đi vào hoạt động, du lịch nghỉ dưỡng Vân Đồn được dự đoán sẽ cất cánh.
CEO Group và sứ mệnh đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn của “vùng đất Rồng” Vân Đồn Những công trình tổ hợp đẳng cấp, làm thay đổi bộ mặt du lịch của Phú Quốc hay Vân Đồn, mang lại giá trị tốt đẹp cho địa phương đã thay lời cam kết của Tập đoàn CEO về sự đầu tư lâu dài, bài bản và tâm huyết biến những vùng đất này thành những trung tâm nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực và thế giới.
Không chỉ thay đổi diện mạo những vùng đất nơi đặt chân đến, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương; đồng hành cùng địa phương trong các hoạt động an sinh xã hội, CEO Group còn góp phần đưa Việt Nam vào danh sách các điểm nghỉ dưỡng sang trọng trong khu vực và thế giới.
Tham gia kiến tạo những điều kỳ diệu cho ngành công nghiệp không khói tăng trưởng hai con số, CEO Group sẽ còn viết tiếp giấc mơ đưa du lịch Việt Nam tiến xa hơn, trở thành cường quốc du lịch của thế giới.
Doãn Phong
" alt="Dấu ấn của tập đoàn CEO ở những ‘thiên đường du lịch’ mới" />
- ·Bộ Xây dựng có đề xuất mới về kinh phí 2% bảo trì nhà chung cư
- ·Lựa chọn của trái tim tập 22: Cặp đôi U40 tháo chạy khỏi cuộc hẹn cuối
- ·AFC đặt kỳ vọng cực lớn vào hình mẫu V
- ·Hẹn hò chốn công sở tập 9: Ông nội bắt gặp cháu trai tình cảm với Ha Ri
- ·Có nên bọc trần 3D cho xe cũ?
- ·Soi kèo phạt góc Arsenal vs Brighton, 21h00 ngày 17/12
- ·Người ấy là ai: Lê Lộc từ chối tình cảm Tuấn Dũng để chọn người khác
- ·Bão ngầm tập 22: Hải Triều nhảy cầu cứu phụ nữ tự tử
- ·Ứng dụng AI để giải bài toán y tế bền vững
- ·Điều ít biết về 'nửa kia' của BTV Lại Văn Sâm, Vân Anh, Long Vũ