Theo đó, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tăng cường chỉ đọa đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chuẩn bị điều kiện để thí điểm xây dựng các ngân hàng câu hỏi theo hướng chuẩn hóa phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học ở cấp THPT.
Việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2022-2025, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông. Cụ thể:
- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2022-2025; triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thi của Bộ GD-ĐT; tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát; gắn kết trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và sở GD-ĐT trong chỉ đạo tổ chức thi tại địa phương;
- Làm tốt công tác lựa chọn nhân sự cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; tăng cường quán triệt Quy chế thi tốt nghiệp THPT; nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi; đặc biệt chú trọng tập huấn kỹ nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát;
![]() |
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để bảo đảm kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi;
- Chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 (nếu có).
Lê Huyền
Trước sự “bùng nổ” điểm chuẩn của các trường đại học trong năm nay, nhiều thí sinh đành phải ngậm ngùi tiếc nuối vì không thể đỗ vào ngành học mình yêu thích, dù mức điểm đạt được cao hơn nhiều so với điểm chuẩn của năm ngoái.
" alt=""/>Năm 2022 tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT linh hoạtLãnh đạo Điện Kremlin cho biết, ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đang chứng tỏ tốc độ và chất lượng tốt. Doanh thu từ xuất khẩu thiết bị quân sự ra thị trường thế giới của nước này năm ngoái đã lên tới hàng tỷ đô la Mỹ.
Ông Putin tiết lộ thêm, các hệ thống tên lửa Pantsir của Nga đặc biệt được bạn hàng nước ngoài ưa chuộng. Đây là là tổ hợp pháo tên lửa phòng không tầm ngắn cơ động thế hệ mới, do Tập đoàn Kỹ thuật năng lượng Nga phát triển vào năm 2019.
Hệ thống Pantsir được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quan trọng trước các loại vũ khí tấn công đường không hiện đại, bao gồm máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay không người lái (UAV), tên lửa hành trình và bom thông minh. Dựa trên kinh nghiệm thực chiến, tổ hợp vũ khí phòng không này đã liên tục được nâng cấp, đặc biệt là từ cuộc xung đột tại Ukraine.
Ở phiên bản nâng cấp Pantsir-SM, ưu điểm chính của hệ thống vũ khí này là phạm vi phát hiện, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu bay mở rộng hơn, trong đó đáng kể nhất chính là tối ưu hóa khả năng đánh chặn UAV cỡ nhỏ, đạn pháo dẫn đường và đạn đạo siêu thanh.
Radar cảnh báo mới cho phép Pantsir-SM phát hiện các mục tiêu cỡ nhỏ ở cự ly lên tới 75km. Cùng với pháo phòng không 30mm, đạn tên lửa siêu thanh mới giúp tổ hợp đánh chặn các mục tiêu bay ở cự ly 40km, gần gấp đôi so với phiên bản tiêu chuẩn.
Ý nghĩa văn hóa của con rồng
Tại các nước phương Đông thời cổ và trung đại, loài rồng về mặt chính trị là sự tượng trưng cho quyền lực và địa vị. Rồng thường được coi là biểu tượng dành cho các vị hoàng đế, nhằm nhấn mạnh quyền lực tối cao của “thiên tử”, tức con của trời.
Rồng cũng được coi là sự tượng trưng của tôn quý và vinh quang. Dưới thời phong kiến, chỉ các thành viên trong hoàng gia hoặc quý tộc mới được sử dụng các vật phẩm có hình rồng. Chẳng hạn, áo thêu hình rồng (long bào) là trang phục chỉ riêng hoàng đế được sử dụng. Hay như ghế ngồi của các bậc vua chúa tại Trung Quốc và Việt Nam thường được chạm khắc hình rồng.
Quan niệm tôn giáo về con rồng
Trong tôn giáo một số quốc gia phương Đông, rồng cũng là một trong những hình tượng quan trọng mang tính thần bí nhất. Rồng được coi là hiện thân của thần mưa, thần sông hoặc thần biển, có khả năng điều khiển nước. Do vậy, các hoạt động tôn giáo có liên quan tới rồng thường được cử hành ở những khu vực sông nước.
Sự khác biệt về hình tượng con rồng ở các nước phương Đông
Dù con rồng của Trung Quốc trong thời cổ và trung đại tạo ra sức ảnh hưởng không nhỏ tới văn hóa tại một số quốc gia lân cận như Nhật Bản hay Việt Nam, nhưng hình tượng của rồng tại những nước này vẫn có một số khác biệt.
Ví dụ, điểm khác biệt lớn nhất của rồng Nhật Bản với hình tượng loài vật này ở Trung Quốc là chân rồng Nhật Bản chỉ có 3 móng thay vì 4-5 móng.
Theo quan niệm của người Nhật, rồng vốn ban đầu là loài rắn, sau đó biến thành ‘cá’. Trong vài thế kỷ tiếp theo, con ‘cá’ trên dần dần mọc ra các bộ phận khác như chân có móng vuốt. Để quá trình biến thành rồng hoàn tất, con ‘cá’ trên cần phải mọc sừng và mào.