
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là lực lượng chủ lực phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số.Chuyển đổi số đang len lỏi vào cuộc sống của mọi người
Với chủ đề Chuyển đổi số quốc gia: Chia sẻ và Kết nối”, Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam năm 2020 là sự kiện do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) và Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT.
Diễn đàn là hoạt động thiết thực đồng hành cùng Chính phủ đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam, thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030.
Theo một khảo sát từ Singapore, nếu các nước ASEAN chuyển đổi số mạnh mẽ, năm 2030 GDP ASEAN có thêm 1.000 tỷ USD; đối với Việt Nam, GDP năm 2030 sẽ tăng 100 tỷ USD.
Khảo sát nhanh của VINASA với trên 500 doanh nghiệp, tổ chức tham gia Diễn đàn cho thấy, 3 yếu tố thách thức nhất trong chuyển đổi số gồm: quyết tâm của lãnh đạo tổ chức; chi phí, thời gian, nguồn lực; và cách thức chuyển đổi số như thế nào phù hợp với tổ chức. Ngoài ra, yếu tố bảo mật an toàn thông tin là yếu tố thách thức có lựa chọn cao thứ 4 trong khảo sát.
Trong phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, năm 2020 là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia. Nếu như hồi tháng 3/2020 trên toàn bộ không gian mạng số lượt đề cập có chứa từ khóa “chuyển đổi số” chỉ khoảng 3.000 lượt thì đến tháng 11/2020 đã có 30.000 lượt. Có thể thấy, từ khóa “chuyển đổi số” đã và đang len lỏi vào cuộc sống của chúng ta. Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2020 cũng nằm trong xu hướng này.
Ông Dũng nhấn mạnh, chuyển đổi số là sự dịch chuyển của chúng ta từ không gian thực lên không gian số. Sự dịch chuyển này là mới, chưa có tiền lệ. Vì vậy, nhận thức là quan trọng và vì thế, chúng ta phải chia sẻ với nhau. Sự dịch chuyển này cũng là một chặng đường dài, vì thế chúng ta phải đi cùng nhau, phải kết nối với nhau.
 |
Diễn ra trong 2 ngày 14-15/12/2020, Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2020 có sự tham gia của 2.000 đại biểu trực tiếp và 10.000 khán giả theo dõi trực tuyến. |
Chia sẻ tại diễn đàn, Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình cũng cho rằng, hiện nay đang là thời điểm rất đặc biệt, thời điểm của hành động để chuyển đổi số. “Chuyển đổi số chính là hy vọng để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, bước vào thế giới của các quốc gia phát triển”, ông Bình nêu quan điểm.
Công bố kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của bộ, tỉnh vào đầu 2021
Cũng tại diễn đàn, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đã nhấn mạnh một số nội dung về tiến trình chuyển đổi số quốc gia thời gian tới.
Cụ thể, Thứ trưởng đề nghị, mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hãy nhanh chóng hoạch định cho mình một chiến lược và một kế hoạch hành động để thực hiện chuyển đổi số. Mỗi cơ quan, tổ chức là khác nhau, vì vậy chiến lược và kế hoạch hành động cũng khác nhau. Người đứng đầu mỗi cơ quan, tổ chức hãy là người tư duy, lựa chọn định hướng, xác định mục tiêu và ra đề bài về chuyển đổi số.
Đối với các bộ, cơ quan ngang Bộ, chuyển đổi số không chỉ là trong hoạt động của nội bộ của bộ mình, mà là chuyển đổi số của ngành mình.
Còn với các địa phương, chuyển đổi số không chỉ là hoạt động của các cơ quan nhà nước, không chỉ là phát triển chính quyền số mà còn là phát triển kinh tế số, xã hội số của địa phương mình. Tỉnh ủy thảo luận, ra nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số. UBND tỉnh ban hành chiến lược và kế hoạch hành động để cụ thể hóa nghị quyết của Tỉnh ủy.
Bộ TT&TT đã xuất bản Cẩm nang chuyển đổi số làm tài liệu tham khảo với khoảng hơn 100 câu hỏi-đáp đơn giản, dễ hiểu về chuyển đổi số và phân công Cục Tin học hóa là đầu mối đồng hành, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
 |
Đại biểu đăng ký tham dự Diễn đàn CNTT-TT Việt Nam 2020 tại quầy check-in tự động. |
Thứ trưởng chỉ rõ, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là lực lượng chủ lực phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số; đi từ ứng dụng, đến sản phẩm, dịch vụ, đến làm chủ một số công nghệ lõi, từ đó vươn ra thị trường toàn cầu.
“Bộ TT&TT kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ lớn hãy tập trung vào việc phát triển hạ tầng và các nền tảng, tạo không gian để trên đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động, kết nối kinh doanh và đổi mới sáng tạo. Có như vậy, chúng ta mới tạo ra được một hệ sinh thái ứng dụng và dịch vụ đa dạng, bền vững với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Các địa phương hãy tập trung phát triển các doanh nghiệp tư vấn ứng dụng công nghệ số, mang công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống tại địa phương mình”, Thứ trưởng kêu gọi.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã xác định phát triển các nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả. Hàng tuần, Bộ TT&TT tổ chức Ngày thứ Sáu công nghệ, mỗi tuần ra mắt một nền tảng số Make in Việt Nam. “Bộ TT&TT kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số có nền tảng tốt hãy cùng tham gia”, đại diện Bộ TT&TT đề nghị.
Với các bộ, ngành, địa phương, Bộ TT&TT đề nghị khẩn trương ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0, trong đó chú ý kết hợp hài hòa giữa tập trung và phân tán. Các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ hãy sử dụng công nghệ số như là một dịch vụ, thông qua việc sử dụng các nền tảng.
“Chuyển đổi số chỉ thành công nếu toàn dân tham gia. Nghĩa là, công nghệ số, dịch vụ số phải được phổ cập, kèm theo đó là dịch vụ an toàn, an ninh mạng cũng phổ cập, nghĩa là giá thành rẻ, dễ sử dụng và mang lại tiện ích cho mọi người”, đại diện Bộ TT&TT lưu ý.
Nhấn mạnh chuyển đổi số là một hành trình, đại diện Bộ TT&TT cho hay, để đo xem mỗi cơ quan, tổ chức đã đi bao xa và có đi đúng hướng không, Bộ TT&TT đã ban hành bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Bộ TT&TT sẽ tiếp tục ban hành bộ chỉ số tương tự cho các doanh nghiệp.
“Các bộ, ngành, địa phương hãy dùng bộ chỉ số đó để tự đánh giá mức độ chuyển đổi số năm 2020 này. Bộ TT&TT sẽ xác nhận, kiểm tra và công bố vào đầu năm 2021”, đại diện Bộ TT&TT thông tin.
Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2020, tối 14/12, lễ công bố và trao chứng nhận “TOP 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2020” sẽ được tổ chức. Trong cả ngày 15/12, Diễn đàn tiếp tục với 6 hội thảo chuyên đề xoay quanh chuyển đổi số trong 6 ngành và lĩnh vực trọng điểm." alt="Bộ TT&TT: Chuyển đổi số chỉ thành công khi toàn dân tham gia"/>
Bộ TT&TT: Chuyển đổi số chỉ thành công khi toàn dân tham gia
 và các chất khoáng vi lượng (trace minerals) để ngừa bệnh và chữa bệnh. </strong></p><table class=)

TS Joel D. Wallach khuyên mỗi người cần bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết
Qua 17.500 ca mổ, ông đi đến kết luận: “Cái chết của những người và các con vật suy cho cùng đều do thiếu dinh dưỡng mà ra”.
Con người cần tới 90 thành phần dinh dưỡng. Ngoài chất đạm (protid), chất béo (lipid), chất đường (glucose) và 16 loại sinh tố, còn cần các khoáng chất vi lượng.
Dưới đây là những dưỡng chất cần thiết đó:
Vitamin E
Vitamin E giúp duy trì cấu trúc và chức năng của xương, tim và cơ trơn. Giúp hình thành các tế bào máu đỏ. Duy trì hàm lượng vitamin A và K. Đồng thời tăng cường miễn dịch, phòng ngừa ung thư, bảo vệ mắt, ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
 |
Cải cầu vồng |
Nguồn giàu vitamin E: Cải cầu vồng, bơ, đậu phộng, ớt chuông, măng tây, củ cải, rau cải, ớt, cải xoăn, cà chua, ô liu, quả nam việt quất, mâm xôi, kiwi, cà rốt, tỏi tây.
Carotene Beta
Được coi là một chất chống oxy hóa mạnh giúp duy trì làn da khỏe mạnh, cải thiện thị lực, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, bệnh thoái hóa điểm vàng, và các bệnh liên quan đến tuổi khác.
Nguồn giàu carotene: Khoai lang nướng, cà rốt, rau lá xanh đậm, rau diếp, bí, dưa đỏ, ớt chuông, đậu Hà Lan, quả mơ, bông cải xanh.
Magiê
Magie là khoáng chất hữu ích giúp giảm đau đầu, co thắt cơ, chuột rút cơ bắp, lo âu, trầm cảm, tự kỷ, ADD, mất ngủ, bệnh vảy nến, mụn trứng cá, eczema, hen suyễn, huyết áp...
Nguồn giàu magie: Rau lá xanh đậm, các loại hạt, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, bơ, chuối, trái cây sấy khô, và sôcôla đen.
Boron
Đây là một khoáng chất giúp điều chỉnh đường trong máu; hỗ trợ trao đổi chất; làm giảm cảm giác thèm ăn thực phẩm; điều chỉnh chất béo và cholesterol; ngăn ngừa cao huyết áp.
Nguồn; Hạnh nhân, quả óc chó, quả bơ, bông cải xanh, khoai tây, lê, mận khô, mật ong, cam, hành tây, cà rốt, đậu lăng, chuối, nho đỏ, táo đỏ, nho khô.
Selen
Selen (Se) là chất khoáng giúp đào thải các kim loại nặng độc hại ra khỏi cơ thể. Người ta cũng chứng minh được Se đóng vai trò then chốt trong quá trình ôxy hóa, chống lão hóa cơ thể, điều hòa lượng đường trong máu.
Nguồn giàu Selen: Các loại hạt Brazil, bánh mì nguyên hạt, nấm crimini, ngũ cốc nguyên hạt.
Vanadi
Vanadi là nguyên tố vi lượng giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường.
Nguồn chứa Vanadi: Đậu xanh, cà chua, bắp (không chứa GMO), rau mùi tây.
Kẽm
Kẽm giúp hệ thống miễn dịch và tiêu hóa hoạt động hiệu quả; kiểm soát bệnh tiểu đường; giảm căng thẳng; tăng cường chuyển hoá năng lượng; giảm mụn trứng cá và vết thương; rất cần thiết cho phụ nữ thời kỳ mang thai, chăm sóc tóc, tăng cảm giác ngon miệng.
Nguồn giàu kẽm: Mầm lúa mì, rau bina, bí ngô và hạt bí ngô nướng, các loại hạt, sôcôla đen, đậu lăng, nấm.
Axit amin
Axit amin giúp tăng cường phát triển cơ bắp và tăng cường khả năng miễn dịch; xây dựng và củng cố hệ thống thần kinh trung ương.
Nguồn giàu axit amin: Quinoa (hạt diêm mạch), đậu nành (không chứa GMO).
Axit béo Ome3, 6
Giúp hình thành các màng tế bào khỏe mạnh; củng cố chức năng của não và hệ thần kinh; tăng cường chức năng gan, bảo vệ tim mạch, làm đẹp da.
Nguồn giàu axit béo: Cây gai dầu, hạt lanh, quả óc chó, các loại rau lá xanh đậm, bông cải xanh, rau bina, hạnh nhân, các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, dầu ô liu.
Canxi
Duy trì sức khỏe của xương, tăng cường sức khỏe răng miệng, phòng ngừa ung thư ruột kết và giảm béo phì.
Nguồn giàu canxi: Tất cả các loại hạt, dừa và bơ, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, atisô, măng tây, đậu xanh, củ cải đường, cải thìa, bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, súp lơ, cần tây, bắp (không chứa GMO), bồ công anh, cà tím, cải xoăn, tỏi tây,… và nhiều loại trái cây như ổi, nho, cam, xoài…
Đồng
Một khoáng chất quan trọng giúp tập trung vào việc xây dựng mô mạnh mẽ, duy trì lượng máu, và sản xuất năng lượng cho các tế bào, bảo vệ xương, cân bằng cholesterol, chống oxy hoá.
Thiếu đồng sẽ gây thiếu máu, cholesterol cao, mệt mỏi, chức năng miễn dịch thấp, loãng xương, chữa lành vết thương, loạn nhịp tim, viêm khớp.
Nguồn chứa đồng: Các loại hạt, rau củ cải, đậu nành (không chứa GMO), rau bina, măng tây, củ cải, cải xoăn, mù tạt xanh, bí, đậu lăng, khoai lang, ô liu, các loại rau gia vị như húng, rau mùi…

Ăn tươi sống chống ung thư
Bệnh chuyển hoá do conngười tạo ra, là nguồn gốc gây ung thư. Muốn chữa bệnh, hãy "ăn sống, nhai kĩ, nuốt chậm".
" alt="Tăng cường sức khỏe, chống mọi bệnh và sống thọ nhờ dưỡng chất"/>
Tăng cường sức khỏe, chống mọi bệnh và sống thọ nhờ dưỡng chất
Hiện ở nước ta có khoảng 10% dân số mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh tim mạch rất cần thiết, nhất là làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ mà điều quan trọng là phải có một chế dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ngày nay bệnh tim mạch tăng lên một cách đáng lo ngại và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Hiện ở nước ta có khoảng 10% dân số mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh tim mạch rất cần thiết, nhất là làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ mà điều quan trọng là phải có một chế dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh.
Hiện ở nước ta có khoảng 10% dân số mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh tim mạch rất cần thiết, nhất là làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ mà điều quan trọng là phải có một chế dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh.
Khi nào được gọi là tăng mỡ máu?
Mỡ máu còn gọi lipid máu bao gồm các chất cholesterol và triglycerid.
Cholesterol là một chất béo có tên là steroid có ở màng tế bào trong tất cả các mô tổ chức của cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương.
Nguồn cung cấp cholesterol cho cơ thể bao gồm cholesterol từ thức ăn và cholesterol được tổng hợp trong cơ thể.
Cholesterol có 2 loại: HDL-C là loại cholesterol tốt (cholesterol có tỷ trọng cao), có tác dụng bảo vệ thành mạch máu và LDL-C là loại cholesterol xấu (có tỷ trọng thấp) vì chúng có khả năng làm xơ vữa thành động mạch mà hậu quả sẽ làm hẹp lòng động mạch gây tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não, thiểu năng động mạch vành.
 |
Những người mỡ máu cao phải hạn chế ăn phủ tạng động vật. |
Riglycerid là khi chất axit béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng axit béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerid. Khi có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ.
Giới hạn chuẩn và giới hạn được cho là tốt của các thành phần lipid huyết tương như sau: cholesterol toàn phần < 5,2mmol/l; LDL-cholesterol <4,0mmol/l; HDL-cholesterol > 1,15 mmol/l; Triglycerid 0,7-1,7 mmol/l là giới hạn tốt. Cholesterol (3,5-7,8 mmol); LDL-cholesterol (2,3-6,1 mmol/l); HDL-cholesterol (0,8-1,7); triglycerid ( 0,7-1,8 mmol/l) là giới hạn chuẩn.
Chế độ ăn trong rối loạn mỡ máu
Duy trì cân nặng lý tưởng, cần giảm cân nếu béo phì. Ví dụ 1 người có chiều cao 160cm thì cân nặng nên có tối đa là 60kg, còn nặng hơn là thừa cân (cân nặng = chiều cao (cm) – 100cm);
Đảm bảo thành phần dinh dưỡng hợp lý: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì bữa ăn đủ dinh dưỡng hợp lý là khẩu phần năng lượng từ chất bột (đường) chiếm 50-60%; chất đạm (protid) chiếm10-20%; chất béo (lipid) do lipid đạt từ 20% tổng số năng lượng khẩu phần.
Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà (tuy nhiên lòng trắng trứng gà chứa lecithin có tác dụng điều hòa chuyển hóa cholesterol, vì vậy, người có cholesterol máu cao vẫn có thể dùng trứng nhưng nên hạn chế và cần ăn cả lòng trắng), giảm bia, rượu. Nên ăn nhiều rau quả tươi, chất xơ và tăng cường hoạt động thể lực.
Nếu tăng cholesterol toàn phần và tăng LDL-C (cholesterol xấu): giảm ăn acid béo bão hòa. Thay thế một phần axit béo bão hòa bằng acid béo không bão hòa ở mức phù hợp với năng lượng cơ thể. Khuyến khích dùng thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan như hoa quả, rau, yến mạch. Hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol.
Nếu tăng triglycerid (cholesterol bình thường). Nếu béo phì cần ưu tiên giảm cân nặng cơ thể, tăng hoạt động thể lực. Thay thế các loại carbonhydrat tinh luyện bằng carbonhydat phức tạp; khuyến khích ăn dầu cá; giảm hoặc tránh đồ uống có cồn.
Theo SKĐS
" alt="Ăn gì để mỡ máu không tăng?"/>
Ăn gì để mỡ máu không tăng?