Vụ tai nạn giao thông liên hoàn này xảy ra vào ngày 7/9, trên một con đường ở thành phố Chiang Mai, Thái Lan.
Chiếc xe bồn chở 10,5 tấn bê tông đang trên đường đến công trường thì bất ngờ gây tai nạn. 9 chiếc xe ô tô đang dừng chờ đèn đỏ đã bị chiếc xe bồn trộn bê tông đâm từ phía sau.
Woraphong Ganfaak (36 tuổi, tài xế chiếc xe bồn) cho biết, anh đã cố gắng dừng chiếc xe nhưng dường như hệ thống phanh gặp trục trặc và trọng lượng bê tông trộn trên xe quá lớn nên tai nạn đã xảy ra.
"Tôi đã cố gắng dừng xe nhưng phanh không hoạt động. Tôi nghĩ là do chiếc xe chở khối lượng bê tông quá nặng", anh Woraphong Ganfaak tâm sự.
Vụ tai nạn khiến nhiều xe ô tô bị thiệt hại nặng nề. Trong số 9 xe ô tô gặp nạn có cả 1 xe cảnh sát đang trên đường tuần tra. Rất may, vụ tai nạn không gây thiệt hại về người.
Phương Linh(Theo Newsflare)
Bạn có góc nhìn nào về tình huống va chạm trên? Hãy gửi bình luận dưới bài viết này, gửi tin bài cộng tác và video từ camera hành trình về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Người đàn ông cố bám vào nắp capo chiếc xe ô tô đang chạy với tốc độ cao trên suốt quãng đường dài 20km, giữa trời mưa nặng hạt.
" alt=""/>Xe bồn trộn bê tông gây tai nạn liên hoànMức tăng trưởng doanh thu ấn tượng 45%
Ngày 26/10 vừa qua, tại Hà Nội, VINASA công bố danh sách 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2016 (Vietnam’s Leading IT Companies). Theo đánh giá của Tiến sỹ Mai Liêm Trực, “50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam đều là những doanh nghiệp xuất sắc, thoả mãn cao nhất các tiêu chí đánh giá của chương trình về: công nghệ, chất lượng và quản lý, thị trường và khách hàng, doanh thu và nguồn nhân lực”…
Và một trong những con số ấn tượng đã giúp BRAVO xuất sắc vượt qua những tiêu chí của Hội đồng đó là năm 2015, doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng đạt 45% so với năm trước.
![]() |
Ông Đào Mạnh Hùng - giám đốc công ty nhận chứng nhận Top 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu VN 2016 |
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) cho biết, “50 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam 2016” sẽ tiếp tục là một chương trình xúc tiến hợp tác, lựa chọn giới thiệu và quảng bá các doanh nghiệp công nghệ thông tin tiêu biểu của Việt Nam đến các đối tác, khách hàng tiềm năng trong nước và trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Lần thứ 2 trong hai năm liên tiếp vinh dự được đón nhận danh hiệu doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam (lần đầu vào tháng 11/2015). Giải thưởng năm nay, thêm một lần nữa khẳng định cho quy mô nhân sự, khách hàng, năng lực quản lý, sản phẩm và dịch vụ của BRAVO trong ngành CNTT nói chung, lĩnh vực phần mềm, giải pháp và dịch vụ CNTT nói riêng.
Xây thương hiệu trên chất lượng
BRAVO chủ trương xây dựng thương hiệu dựa trên “Chất lượng sản phẩm” và “Chất lượng dịch vụ”. Trên cơ sở đó BRAVO đã đưa ra chiến lược phát triển cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 là “Phấn đấu trở thành nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm phần mềm chất lượng cao cho các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam”, mục tiêu trở thành 1 trong 3 nhà cung cấp giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP) hàng đầu cho thị trường Việt Nam. Và việc đạt danh hiệu Top 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam góp phần làm cho BRAVO tiến gần hơn tới mục tiêu đó.
Con người là yếu tố trọng tâm của sự phát triển, vì vậy ở BRAVO luôn định hướng phát triển nguồn nhân lực bền vững, mong muốn tập hợp những cá nhân có trình độ chuyên môn tốt, sức sáng tạo cao và có trách nhiệm với công việc. Để phát triển nên một sản phẩm phần mềm được giới chuyên môn đánh giá cao trên nhiều tiêu chí như BRAVO 7 ERP-VN, thì việc phát triển nguồn nhân lực lại càng thêm quan trọng. Với danh hiệu trên, BRAVO sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu về nhân sự, để đảm bảo thế mạnh của công ty về kinh nghiệm triển khai và hiểu biết về đặc thù quản lý của các doanh nghiệp.
Với định hướng đúng đắn từ buổi ban đầu, 17 năm phát triển BRAVO đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm 2015, BRAVO được VINASA bình chọn vào Top 40 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam. Danh hiệu Top 10 Sao Khuê 2016 cho phần mềm BRAVO 7 ERP-VN.
Và mới đây, BRAVO tiếp tục thắng lớn với bình chọn Top 50 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam. Giải thưởng trên là sự công nhận xứng đáng từ giới chuyên môn đối với phần mềm BRAVO 7 ERP-VN và tập thể công ty BRAVO, mở ra nhiều cơ hội mới cho những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
Anh Vũ
" alt=""/>Hành trình đến với Top 50 DN CNTT hàng đầu của BRAVOMỗi năm, các smartphone mới ra mắt đều được trang bị thêm các tính năng mới, pin lớn hơn cùng thiết kế cải tiến, thường mỏng hơn. Tuy nhiên, bất kỳ ai chơi chơi game đua xe Asphalt 8 cũng nhận thấy, dế cưng của họ nóng lên khi bị đẩy tới các giới hạn công suất.
Song, dù smartphone của bạn thuộc thương hiệu nào và bạn hâm mộ mẫu máy nào, một điều quan trọng cần ghi nhớ là, mọi thiết bị chạy bằng pin lithium-ion, không chỉ mình điện thoại, có thể phát nổ trong những điều kiện nhất định. Dĩ nhiên, hiện tượng đó hiếm khi xảy ra, ngay cả với các sản phẩm của Samsung.
Với sự cố của Galaxy Note 7, dư luận đưa ra nhiều phỏng đoán về nguyên nhân, từ lỗi pin tới lỗ hổng trong hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm và nguy cơ xảy ra sự cố không thể tránh khỏi bắt nguồn từ yêu cầu ngày càng cao của người dùng đối với smartphone ngày nay (mạnh hơn, chống nước và mỏng nhẹ hơn, ...).
Thiết kế smartphone là công việc phức tạp và khó khăn. Đa số người dùng đều không nắm rõ các thách thức trong việc chế tạo một chiếc điện thoại đáp ứng những đòi hỏi cao ngày càng cao của chính họ.
Nếu ngắm nhìn các thiết bị di động ngày nay, bạn có thể thấy chúng đã tiến hóa nhiều đến mức nào. Từ những điện thoại cục gạch dày, nặng với lớp vỏ nhựa và bộ pin bé trước kia, các nhà sản xuất đã không ngừng nâng cấp sản phẩm, khiến hầu hết các smartphone đời mới hiện nay đều sở hữu lớp vỏ kim loại sang trọng, siêu mỏng, cấu hình mạnh cùng bộ pin lớn, có dung lượng "khủng" hơn và tính năng chống nước thời thượng. Các kỹ sư đã mất rất nhiều công sức để tìm ra cách gói gọn mọi tính năng ưu việt đó trong thân máy mỏng chưa từng có.
Các thiết kế thanh mảnh, ép nén chặt như trên chừa lại rất ít không gian cho quá trình thoát nhiệt cần thiết đối với smartphone, khi người dùng thực hiện các tác vụ đòi hỏi ngày càng cao như chơi game 3D, phát video trực tiếp, đa nhiệm, quay video 4K, ...
Bên cạnh đó, tính năng chống nước, dù vô cùng thuận tiện với người dùng, cũng có thể làm phức tạp thêm vấn đề. Các smartphone càng có chỉ số IP cao, càng có khả năng chống bụi và chống nước tốt hơn. Song, chúng cũng dễ bị hư tổn trước áp lực hơn so với những điện thoại không chống nước.
Tính gộp cả lượng nhiệt nóng phát tỏa quá lớn từ các bộ pin tích điện "khủng" hơn với độ nhạy cảm áp lực tăng lên của smartphone, những thiết bị này đang bị đẩy vào một tình trạng nguy hiểm (ít nhất nguy hiểm hơn cách đây vài năm), khiến chúng dễ bị cháy, nổ.
Với riêng trường hợp Galaxy Note 7, mẫu phablet này được trang bị bộ pin dung lượng lớn nhất trong các dòng máy Note, điều mà Samsung từng vô cùng tự hào. Như chúng ta thấy ở bảng trên, dung lượng pin của Galaxy Note 7 được tăng nhiều nhất trong nhiều năm qua, trong khi không gian vật lý dành cho các thành phần khác của máy lại bị cắt giảm.
So với mẫu Galaxy Note 5 năm ngoái, Samsung đã bổ sung thêm cho pin 500mAh, nhưng lại không tăng kích thước máy lên nhiều để hỗ trợ điều đó. Sự bó nén ở chiếc điện thoại vốn đã vô cùng thèm khát không gian, càng khiến môi trường bên trong lớp vỏ bất ổn hơn nhiều khi xảy ra trục trặc. Mức độ hư hại khi đó sẽ nghiêm trọng hơn nhiều.
Theo Bloomberg, một cơ quan an toàn sản phẩm tiêu dùng cho biết, những thiết bị Galaxy Note 7 bị thu hồi đợt đầu, được trang bị bộ pin do công ty Samsung SDI chế tạo, "hơi lớn hơn một chút đối với điện thoại". Các máy phablet đã thay pin do công ty Amperex Technology Limited (ATL) cung cấp cũng có thể gặp phải vấn đề này, dù hiện người ta vẫn chưa rõ chúng có bị dày hơn mức cần thiết hay không.
Một bài báo khác trên New York Times,trích dẫn các tài liệu rò rỉ tới tay đài SBS của Hàn Quốc nhận định, lỗi nguy hiểm chết người ở Galaxy Note 7 có thể bắt nguồn từ các bộ pin SDI bị lỗi, chứa các miếng cách ly gắn quá gần các rìa cong của thiết bị. Áp lực tăng thêm đối với các viên pin ép nén có thể dẫn tới hiện tượng "thermal runaway" (tạm dịch là "thoát nhiệt"), khiến pin lithium-ion rất dễ bốc cháy.
Các cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục, hứa hẹn sẽ cung cấp nhiều chi tiết chính xác về thủ phạm khiến Galaxy Note 7 trở thành "bom nổ chậm". Tuy nhiên, với mẫu phablet này, dù Samsung không phải là hạng tay mơ trong việc tạo ra các smartphone tân tiến nhất, nhưng cuộc đua về thiết kế siêu mỏng, gói gọn nhiều tính năng "khủng" đã khiến công ty vướng vào thảm họa với mẫu flagship màn hình lớn trình làng năm nay.
Tuấn Anh
" alt=""/>Thiết kế siêu mỏng biến Glaxy Note 7 thành bom nổ chậm?Tháng 12/1968, một nhà khoa học ít tiếng tăm đến từ Viện nghiên cứu Stanford khiến những người tham gia hội thảo ở San Francisco (Mỹ) phải ngỡ ngàng khi ông thuyết trình về đàm thoại hình và thứ gì đó gọi là "con chuột". Nhà nghiên cứu đó chính là Doug Engelbart, cha đẻ của chuột máy tính. Những năm 1960, Engelbart phát triển công cụ với vỏ bằng gỗ bao quanh hai bánh xe kim loại. Đây được xem là tiền thân của con chuột máy tính được sử dụng rộng rãi hiện nay. Các phiên bản đầu tiên của chuột có vỏ gỗ với 3 nút bấm vì nó chỉ đủ chỗ cho 3 nút, nhưng Engelbart tin rằng phải có 10 nút mới thực hiện đủ hết các chức năng. Roger Bates, một nhà thiết kế phần cứng thuộc Viện SRI, cho hay tên "con chuột" được đưa ra để tương xứng với tên của con trỏ. Khi đó, con trỏ được gọi là CAT (mèo) nhưng ông Bates không thể nhớ CAT viết tắt của cụm từ gì.
1968: Máy chơi game console hoàn chỉnh đầu tiên được giới thiệu
![]() |
Hệ máy chơi game đầu tiên trên thế giới có tên gọi Magnavox Odyssey được công bố lần đầu tiên vào tháng 4/1972 và phát hành chính thức ra thị trường vào tháng 8 năm đó. Đây là hệ máy chơi game thương mại đầu tiên trên thế giới do nhà thiết kế lừng danh Ralph Baer sáng chế. Ông đã bắt đầu công việc nghiên cứu của mình vào năm 1966. Và chỉ sau 2 năm, vào năm 1968, nhà thiết kế này đã cho thế giới chiêm ngưỡng hệ máy chơi game mô hình đầu tiên của mình có tên gọi Box Brown, nhưng về tính năng thì Box Brown còn quá thô sơ và chưa đủ tiêu chuẩn để đưa ra thị trường lưu hành. Hiện tại sản phẩm này đang được trưng bày tại viện Smithsonian tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Mỹ.
1980: Game Pacman lần đầu tiên xuất hiện
![]() |
Ngày 22/5/1980, Pac-Man, một biểu tượng video game đã ra mắt trong thế giới trò chơi arcade (máy chơi điện tử "xèng") của Nhật Bản. Pac-Man do hãng Namco Limited, một nhà phát triền và sản xuất video game hàng đầu Nhật Bản phát hành. Nhân vật Pac-Man được lấy cảm hứng từ bánh pizza. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Time, "cha đẻ" của Pac-Man, Toru Iwatani cho biết,ông đã lấy một lát bánh pizza và nhận thấy chiếc bánh còn lại trông giống như một nhân vật. Pac-Man là trò chơi thành công nhất của hệ máy arcade. Theo tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness, hơn 293.000 máy chơi Pac-Man được xây dựng và lắp đặt trên toàn thế giới từ năm 1981 đến năm 1987. Kể từ khi ra mắt, trò chơi này đã ước tính được chơi khoảng 10 tỷ lần. Điểm số cao nhất của trò chơi này là 3.333.360 do người chơi Billy Mitchell ở Hollywood, Florida (Mỹ) ghi được vào ngày 3/7/1999 ở bàn chơi 255.
2004: Oracle hoàn tất thương vụ mua lại PeopleSoft
" alt=""/>Những sự kiện công nghệ nổi bật trong các năm khỉ