Với chiều dài 1.7 km bờ biển và lợi thế về thời tiết nắng, khô ráo quanh năm, Bình Thuận đang là sân chơi lý tưởng cho thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng và thể thao. Đặc biệt, khu vực Mũi Kê Gà được mệnh danh là "vùng đất hứa" với vẻ đẹp hoang sơ, được thiên nhiên ưu ái nhưng vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của mình.
Nhìn thấy cơ hội “vàng” đó, Nam Group đã tiên phong xây dựng dự án Thanh Long Bay - Tổ hợp Đô thị Nghỉ dưỡng và Thể thao biển tại Kê Gà, Bình Thuận với quy mô lên đến 90,3 ha.
Ngày 24/10, chủ đầu tư Nam Group đã tổ chức ra mắt dự án Thanh Long Bay kết hợp với sự kiện Watersport Festival (Lễ hội Thể thao biển) độc đáo. Với nhiều hoạt động thể thao thú vị như: Mô tô nước, Circle Board Side Flying Fish, Flying - Boarding... Thanh Long Bay nhìn từ trên cao như một bữa tiệc náo nhiệt đầy màu sắc.
Với lợi thế đường bờ biển dài 1.7km phủ cát trắng, nước biển xanh rì, Thanh Long Bay là “thiên đường” của những hoạt động thể thao hoành tráng kết hợp nghỉ dưỡng sang trọng. Cùng sự kiện Watersport Festival độc đáo, Thanh Long Bay đã trở thành cái tên hấp dẫn của những ông lớn BĐS.
![]() |
Những màn biểu diễn thể thao biển trong Watersport Festival |
Theo chủ đầu tư, Watersport Festival đã thu hút hàng trăm nhà đầu tư và thuyết phục được nhiều nhà đầu tư đặt giữ chỗ ngay tại sự kiện. Khách hàng đặt mua dự án ngay tại sự kiện được tặng voucher nghỉ dưỡng và được rút thăm trúng thưởng với phần quà trị giá 2 chỉ vàng.
![]() |
Không gian náo nhiệt của sự kiện với sự tham gia của hàng trăm nhà đầu tư |
Các dãy nhà phố của dự án Thanh Long Bay đều được xây dựng bao quanh công viên rộng 2.000m2, có thiết kế mở không gian tầng trệt. Nhờ vậy mỗi shophouse đều có hai mặt tiền gồm mặt tiền đường và mặt tiền công viên phía trong.
Thanh Long Bay là đại đô thị nghỉ dưỡng gồm đa dạng các loại hình BĐS ở, nghỉ dưỡng và các loại hình giải trí, thể thao biển sôi động. Cùng với đó là tổ hợp tiện ích giải trí, du lịch đa dạng, phong phú, cung cấp cho giới đầu tư cùng du khách nhiều dòng sản phẩm mới.
![]() |
Tổ hợp Đô thị Nghỉ dưỡng và Thể thao biển Thanh Long Bay được ví như một phiên bản Hawaii sống động giữa lòng Bình Thuận, “thiên đường không ngủ” hấp dẫn du khách.
![]() |
Thanh Long Bay - “thanh âm mới” nổi bật giữa vùng đất hoang sơ Kê Gà - Bình Thuận |
Đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch từ khám phá thể thao biển đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, Tổ hợp Đô thị Nghỉ dưỡng và Thể thao biển Thanh Long Bay hứa hẹn sẽ là “con gà đẻ trứng vàng” của nhà đầu tư trong tương lai, đáp ứng nhu cầu sở hữu của các nhà đầu tư sành sỏi.
Thông tin tham khảo dự án Thanh Long Bay: Website: https://thanhlongbay.vn/thesound Facebook: https://www.facebook.com/thanhlongbayvietnam |
(Nguồn: Nam Group)
" alt=""/>Giải mã sức hút của nhà phố biển Thanh Long BayChuyên gia Lê Hữu Quang Linh cũng đã nhiều lần được Microsoft vinh danh và có tên trong danh sách 100 nhà nghiên cứu bảo mật tiêu biểu có sức ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường an ninh mạng năm 2020 của thế giới.
Trước đó, vào tháng 4, 6 và 9/2020, chuyên gia Lê Hữu Quang Linh cũng đã được Microsoft vinh danh khi phát hiện ra những lỗ hổng nguy hiểm trên các sản phẩm của hãng công nghệ này.
Cụ thể, hồi tháng 4 và tháng 6/2020, Lê Hữu Quang Linh đã phát hiện ra các lỗ hổng nguy hiểm CVE-2020-0687, CVE-2020-1299 cho phép kẻ tấn công tạo ra các tài khoản người dùng với đầy đủ quyền quản trị máy tính.
Đặc biệt, tháng 9/2020, chuyên gia bảo mật này đã phát hiện lỗ hổng bảo mật nguy hiểm trên hệ điều hành Windows. Lỗ hổng có thể gây ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng toàn thế giới, cho phép kẻ tấn công chiếm quyền kiểm soát hệ thống, cài đặt chương trình, xem, thay đổi, xóa dữ liệu người dùng hoặc có thể tạo tài khoản mới với đầy đủ quyền của người dùng.
Microsoft đã ghi nhận lổ hổng “CVE-2020-1319” do Lê Hữu Quang Linh phát hiện ở mức “Critical” (Nghiêm trọng) và đưa ra danh sách 29 phiên bản Windows có chứa lỗi, triển khai bản vá đến người dùng.
![]() |
Tính từ đầu năm 2021 đến nay, các chuyên gia của Trung tâm NCSC đã phát hiện được hơn 30 lỗ hổng 0-Day, CVE trên nhiều nền tảng lớn khác nhau (Ảnh minh họa: Internet) |
Đội ngũ nhân sự gồm các chuyên gia trẻ, với khoảng 85% là nhân sự 9x, của Trung tâm NCSC trong thời gian gần đây đã đạt nhiều thành tích đáng khích lệ, tìm ra nhiều lỗ hổng bảo mật Zero-Day (0-Day) trên các sản phẩm lớn, tác động đến hàng trăm ngàn thiết bị và hàng chục triệu người dùng toàn cầu.
Theo thống kê sơ bộ, chỉ tính từ đầu năm 2021 đến nay, các chuyên gia của Trung tâm NCSC đã phát hiện được hơn 30 lỗ hổng 0-Day, CVE trên nhiều nền tảng lớn khác nhau.
Việc các chuyên gia của NCSC và các doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam như VNPT, BKAV, VinCSS, VNCS… có những kết quả nghiên cứu về lỗ hổng bảo mật được các tổ chức quốc tế ghi nhận, vinh danh đã một lần nữa khẳng định người Việt Nam rất có năng lực về an toàn, an ninh mạng.
![]() |
Sẵn sàng nhận việc khó và dám giao trọng trách cho những người trẻ là 2 nét văn hóa của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. |
Chia sẻ với ICTnews, đại diện lãnh đạo Trung tâm NCSC từng cho biết, 2 nét văn hóa lớn của đơn vị mới chỉ là sẵn sàng nhận việc khó và dám giao trọng trách cho những người trẻ. “Trưởng phòng ở Trung tâm chúng tôi rất trẻ, có năm sinh khoảng 1994, 1995. So về tuổi đời là trẻ, nhưng kinh nghiệm trong nghề thì không hề ít, nhiều bạn đã bắt đầu nghiên cứu lĩnh vực an toàn thông tin từ khi còn học phổ thông, những năm đầu đại học”, đại diện NCSC thông tin.
Vào giữa tháng 4/2021, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC đã thay đổi logo, thể hiện sự chuyển mình cùng xã hội số, với sứ mệnh bảo vệ cá nhân, tổ chức trước các nguy cơ, rủi ro mất an toàn trên không gian mạng.
Tầm nhìn và sứ mệnh của NCSC trong chặng đường mới cũng đã được công bố. Theo đó, NCSC xác định tầm nhìn là đối tác đáng tin cậy, có năng lực kỹ thuật cao, phấn đấu trở thành trung tâm an toàn thông tin hàng đầu ASEAN vào năm 2022 để góp phần hiện thực hoá giấc mơ đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng.
Sứ mệnh của Trung tâm là nỗ lực không ngừng để không gian mạng Việt Nam trở nên an toàn và lành mạnh, góp phần chuyển đổi số quốc gia nhanh, bền vững; giám sát, bảo vệ và hỗ trợ người dân, các cơ quan của Đảng, Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các hệ thống thông tin quan trọng trước các nguy cơ và rủi ro mất an toàn thông tin trên không gian mạng.
Công cuộc chuyển đổi số quốc gia đặt ra nhiều thách thức hơn cho công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Trong chương trình chuyển đổi số quốc gia được phê duyệt ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ quan điểm: “Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số”. Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI) do Liên minh Viễn thông thế giới đánh giá và có tên trong nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số này vào 2030.![]() |
Lã Thanh Huyền và chồng đại gia. |
Khẳng định những điểm mới của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông đã được dư luận xã hội ghi nhận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, hiện vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn, thậm chí trái chiều về một số nội dung của dự thảo.
Tuy nhiên, ông Nhạ cho rằng, đổi mới chương trình sách giáo khoa là nhiệm vụ lớn và phức tạp, do vậy, những ý kiến phản biện trái chiều là bình thường và cần thiết.
![]() |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu Ban soạn thảo tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý cho dự thảo chương trình giáo dục phổ thông. Ảnh: Lê Văn. |
Từ đó, ông Nhạ đề nghị Ban soạn thảo nghiêm túc tiếp thu tất cả các ý kiến nhận được. Những ý kiến đúng, phù hợp phải được bổ sung, hoàn thiện trong dự thảo. Những nội dung xét thấy chưa phù hợp thì giải trình để xã hội hiểu đúng và đồng thuận.
Ngoài ra, theo ông Nhạ, hiện đã có nhiều ý kiến đóng góp song ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tại cơ sở, đội ngũ giáo viên - những người quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới chương trình giáo dục phổ thông vẫn còn thiếu và chưa đi sâu vào các nội dung cụ thể.
“Dự thảo dù mới, dù tốt đến đâu cũng phải phù hợp với địa phương, vì vậy, ý kiến từ địa phương, từ cơ sở, từ những người trực tiếp triển khai thực hiện là vô cùng quan trọng” – ông Nhạ nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Nhạ cũng yêu cầu Ban soạn thảo cũng cần có kênh tiếp thu ý kiến của học sinh, phụ huynh học sinh và các đối tượng có liên quan.
“Với tính chất quan trọng của chương trình, tôi đề nghị Ban soạn thảo lùi thời gian xin ý kiến để giáo viên, học sinh và người dân có thêm thời gian tham gia góp ý cho dự thảo”.
Ông Nhạ cũng yêu cầu Ban soạn thảo xây dựng đề cương góp ý, trong đó tập trung vào những nội dung cần xin ý kiến sâu như mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông; phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh; tính kế thừa từ chương trình hiện hành; định hướng hội nhập; thời lượng các môn học; việc lựa chọn các môn học; điều kiện thực hiện chương trình, đặc biệt là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất.
Cũng tại cuộc họp, ông Nhạ đã yêu cầu Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phối hợp với các trường sư phạm đẩy nhanh quá trình đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên, phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại từng cơ sở giáo dục.
Ông Nhạ cũng yêu cầu Cục Cơ sở vật chất phối hợp với các địa phương rà soát, quy hoạch lại để phát huy tối đa cơ sở vật chất hiện có, đồng thời đẩy nhanh các dự án đầu tư cơ sở vật chất đã được phê duyệt.
“Quan điểm chung của Ban chỉ đạo là tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương bảo đảm đồng bộ, đồng tốc, hiệu quả trên cả 3 mặt: xây dựng chương trình, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trong lộ trình áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới” - ông Nhạ khẳng định.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của Ban soạn thảo trong quá trình xây dựng dự thảo. Kết quả của sự nỗ lực đó đã được thể hiện qua những đánh giá tích cực từ dư luận xã hội về những điểm mới, điểm ưu việt của dự thảo chương trình tổng thể như: Tính kế thừa và tính hội nhập; Chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực người học và xây dựng nền giáo dục theo hướng mở; Đưa ra được “chân dung” người học sinh mới; Phân biệt rõ giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp; Tăng cường tính tự chủ cho các địa phương, các cơ sở giáo dục, cho người dạy và người học… |
Hà Phương
" alt=""/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu tiếp thu ý kiến đóng góp cho chương trình GDPT